Đề Xuất 6/2023 # Mang Thai Những Tháng Cuối Bị Cảm Cúm Có Nguy Hiểm? # Top 14 Like | Europeday2013.com

Đề Xuất 6/2023 # Mang Thai Những Tháng Cuối Bị Cảm Cúm Có Nguy Hiểm? # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mang Thai Những Tháng Cuối Bị Cảm Cúm Có Nguy Hiểm? mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thời tiết thay đổi, không khí lây nhiễm là nguyên nhân thường làm ba bau thang thu 9 bi ho hay bị cảm trong thời gian mang thai. Nhưng cũng có khi tình trạng này xảy ra là do thay đổi nội tiết trong lúc mang thai, virut làm giảm hệ miễn dịch.

Thông thường, nếu bị các hiện tượng như ho, viêm họng, sổ mũi nhưng nhẹ thì không ảnh hưởng gì, khoảng vài ngày sau là hết. Còn nếu bị kéo dài kèm theo sốt thì mới ảnh hưởng đến thai nhi nhiều.

Một số nguy hiểm khi ba bau thang thu 9 bi ho, viêm họng, cảm cúm, sổ mũi lúc mang bầu như: Nếu bà bầu bị vào những tháng đầu rất dễ khiến thai nhi bị hở hàm ếch, lưu thai, sảy thai… Còn vào những tháng cuối rất dễ vỡ nước ối sớm, sinh non.

Tuy nhiên, nếu bà bầu tháng 9  không sốt và trước đây có tiền sử viêm mũi dị ứng thì khả năng dẫn đến dị tật thai nhi là rất thấp. Ngoài ra, bị viêm họng khi mang thai nếu nhẹ thì cũng không sao. Chỉ khi bạn bị sốt cao kèm theo thì mới nguy hiểm.

Nên làm gì khi mẹ bầu bị cảm cúm?

Trong trường hợp ba bau thang thu 9 bi dau hong, ho hay chảy mũi thì tuyệt đối không nên tự tiện uống thuốc. Vì khi đang mang thai, nhất là trong khoảng 3 tháng đầu, nếu bị ho viêm họng, sổ mũi… mà tự tiện uống thuốc sẽ rất dễ gây dị tật thai nhi, nhiễm độc thai, sảy thai… do tác dụng phụ của thuốc.

Bà bầu tháng 9 bị ho tuyệt đối không sử dụng thuốc

Nhiều chị em dùng thuốc ngậm để giảm ho, viêm họng và nghĩ rằng thuốc này chỉ ngậm ở trong miệng thôi sẽ không sao nhưng thực sự thuốc cũng đã đi vào cơ thể, sẽ có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Không chỉ cần kiêng cữ sau sinh mà lúc còn mang bầu các mẹ cũng cần kiêng những gì có hại cho thai nhi.

Tham khảo một số bài thuốc dân gian trị ho, viêm họng, sổ mũi cho bà bầu:

+ Bột nghệ và muối

Các mẹ lấy ½ cố nước nóng, rồi cho ½ thìa bột nghệ vào, sau đó cho thêm một ít muối sạch. Khuấy đều lên và uống khi còn ấm ngày 1 lần, uống trong khoảng 3 ngày.

Bài thuốc này giúp bảo vệ họng khỏi bị viêm nhiễm rất hiệu quả. Nếu mẹ bầu nào bị viêm họng kèm theo ho, có thể pha một thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Nhấp một ít sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và viêm họng rất hiệu quả đấy.

Nghệ kết hợp cùng muối sẽ là bài thuốc tự nhiên giúp chữa bệnh ho ở phụ nữ mang thai.

+ Mật ong hấp lá hẹ

Mật ong hấp lá hẹ là bài thuốc dân gian giúp bà bầu trị ho an toàn, giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng hiệu quả. Bà bầu lấy 3-5 nhánh lá hẹ, đem rửa sạch, để ráo nước, rồi thái nhỏ, cho vào bát. Cho vài thìa mật ong vào cho ngập lá hẹ, trộn đều, đem hấp cách thủy hoặc đun đến khi lá hẹ nhừ là dùng được.

Hỗn hợp mật ong hấp lá hẹ này các mẹ uống lúc còn ấm ngày 2-3 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê. Bà bầu cũng có thể thêm một vài hạt muối khi uống. Lưu ý khi uống không nuốt ngay mà nên ngậm 5 giây trong miệng, để hỗn hợp trôi từ từ qua cổ họng.

Nguồn: ST

 

 

Cảm Cúm Trong Thai Kì Có Nguy Hiểm Như Bạn Nghĩ?

Cảm cúm trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối sẽ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Do đó, mẹ cần chú ý đề phòng cũng như chủ động tìm hiểu các phương pháp trị cúm an toàn.

Cảm cúm trong thai kì nguy hiểm như thế nào?

Cảm cúm là một bệnh lý rất thường gặp vào thời điểm giao mùa, và có thể mắc phải từ trẻ em đến người già. Tuy nhiên trong thời gian mang thai, cơ thể người phụ nữ thường có sức đề kháng yếu hơn so với người trưởng thành khỏe mạnh bình thường khác nên nguy cơ mắc cúm cũng cao hơn.

Mẹ mắc cúm trong thai kì, bé sẽ có nguy cơ bị dị tật cũng như sinh non cao hơn

Mẹ măc cúm trong 3 tháng đầu, con sẽ có nguy cơ dị tật thai nhi. Nếu mẹ mắc cúm trong 3 tháng cuối thai kì có khả năng cao bị sinh non.

Những triệu chứng mẹ bầu cần lưu ý

Ở những ngày đầu khi mới bị cảm cúm, mẹ có thể thấy hiện tượng sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, sau đó có thể xuất hiện sổ mũi, chảy nước mũi. Lúc này mẹ có thể dùng một số biện pháp đơn giản như uống nước, ăn nhiều rau xanh trái cây để tăng sức đề kháng, dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt, mũi, dùng thảo dược giúp giảm triệu chứng.

Nếu triệu chứng có xu hướng nặng lên, kèm theo khó thở, chóng mặt, nôn dai dẳng, sốt cao không hạ, cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị.

Các bước xử trí khi bị cảm cúm trong thai kì

Khi mới xuất hiện triệu chứng, thay vì việc để triệu chứng tự khỏi, mẹ bầu nên sử dụng những biện pháp giúp giảm triệu chứng. Điều này sẽ giúp triệu chứng cảm cúm giảm nhẹ và bệnh sẽ khỏi nhanh hơn.

Thảo dược thiên nhiên là biện pháp an toàn cho mẹ bầu bị cảm cúm

Những biện pháp mẹ bầu có thể sử dụng để giảm triệu chứng bao gồm:

– Dùng nước muối sinh lý khi có triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi.

– Dùng khăn lạnh chườm lên trán, lau người bằng nước ấm, mặc đồ thấm hút mồ hôi tốt, uống nhiều nước sẽ giúp hạ sốt.

– Dùng thảo dược thiên nhiên như cát căn (bột sắn dây) hạ sốt, Bạch chỉ giúp giảm đau kháng virus, Địa liền giúp hạ sốt, giảm đau,… hoặc có thể dùng viên uống Bạch Địa Căn với công thức 3 thành phần giúp hạ sốt, giảm đau, giảm mệt mỏi do cảm cúm gây ra, an toàn cho bà bầu.

Mọi thông tin cần tư vấn thêm xin vui lòng liên hệ số 1900 63 64 16 hoặc 02473 044 999 để được hỗ trợ. 

 

Bị Sốt Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Nguy Hiểm Không?

Phụ nữ mang thai là đối tượng có sức đề kháng cực kỳ yếu nên rất dễ mắc nhiều bệnh, đặc biệt là các triệu chứng cảm cúm, nhiễm trùng. Bà bầu nếu bị sốt khi mang thai 3 tháng đầu nếu không thể kiểm soát và xử lý tốt tình trạng này có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Bé sinh ra có thể chậm phát triển, dị tật ống thần kinh nếu không được điều trị kịp thời.

Bị sốt khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Bên cạnh đó, trong 3 tháng đầu là thời điểm bé đang bắt đầu hình thành cơ thể và hệ thần kinh. Chính vì thế sự bất ổn từ mẹ có thể khiến thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật ống thần kinh. Đồng thời khi mẹ sử dụng các loại thuốc điều trị sốt, nhất là thuốc kháng sinh thì càng làm ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí não của con nhiều hơn nữa.

Cụ thể hơn, nhưng nguy hiểm tiềm ẩn từ những cơn sốt của mẹ đến thai nhi bao gồm

Dị tật bẩm sinh

Các nghiên cứu cho thấy, trong 3 tháng đầu nếu mẹ bị sốt cao thì con khi sinh ra có nguy cơ cao mắc các dị tật bẩm sinh như ị sứt môi, dị tật tim bẩm sinh và dị tật ống thần kinh. Trong đó, với các trường hợp mẹ bị sốt siêu vi hoặc sốt do virus xâm nhập thì thai nhi có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh cao gấp hai lần bình thường.

Do trong 3 tháng đầu, bé mới chỉ bắt đầu hình thành cơ thể, chưa có khả năng kháng cự lại một số tác nhân nên có nguy cơ bị các mầm bệnh trú ngụ rất lớn. Bên cạnh đó, khi bị sốt nếu mẹ tự ý dùng một số loại thuốc mà không theo chỉ định của bác sĩ cũng dẫn đến tình trạng trẻ bị mắc các dị tật bẩm sinh rất nguy hiểm.

Tự kỷ

Não bộ của trẻ trong 3 tháng đầu thai kỳ rất dễ bị ảnh hưởng bởi cơn sốt của mẹ, đặc biệt nếu mẹ sốt hơn 39 độ thì não bộ sẽ càng tổn thương trầm trọng hơn. Khi mẹ bị sốt có thể kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, thở khó dẫn đến việc lượng oxy đưa đến não không đủ, đồng thời việc dùng một số loại thuốc hạ sốt cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ.

Một nguyên nhân khác làm tăng khả năng tự kỷ ở thai nhi nếu mẹ bị sốt trong 3 tháng đầu là do các virus gây sốt sẽ làm rối loạn sự sắp xếp của cấu trúc cơ thể khiến rối loạn nhiễm sắc thể gây tự kỷ ở trẻ sơ sinh.

Sinh non hoặc sẩy thai

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ diễn ra quá trình chuyển hóa protein để đưa các dưỡng chất từ mẹ sang nuôi dưỡng con. Hoạt động chuyển hóa protein này cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ, vì vậy nếu cơ thể mẹ có sự thay đổi nhiệt độ bất thường, có thể làm đường đi của protein bị sai lộ trình là tăng nguy cơ sảy thai hơn.

Ngoài ra, sốt cao và một số độc tố trong cơ thể có thể kích thích việc co bóp tử cung quá mức làm tăng nguy cơ thai nhi bị chết lưu hoặc sảy thai.

Như vậy có thể thấy rằng, bị sốt khi mang thai 3 tháng đầu tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé, vì vậy bà bầu phải thật sự cẩn trọng trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân trong 3 tháng đầu cũng như suốt thai kỳ.

Nguyên nhân bà bầu bị sốt trong 3 tháng đầu

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị sốt trong 3 tháng đầu, chủ yếu là do nhiễm trùng. Các nguyên nhân chủ yếu bao gồm

Cảm lạnh, cúm: Do các loại virus xâm nhập khi sức đề kháng của mẹ đang bị yếu kém, thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi bất thường, trời lạnh quá mức. Mẹ cũng có thể bị cảm cúm do lây nhiễm từ những người xung quanh.

Nhiễm trùng tai: Cảm lạnh hay dị ứng có thể làm kích ứng ống eustachian ( được thống từ tai đến cổ họng) khiến ông này hoặc các khu vực xung quanh nó sưng lên. Bệnh có thể gây chảy dịch, ngứa ngáy ở tai thậm chí có thể làm thủy màng nhĩ, viêm màng não nếu không điều trị kịp thời.

Nhiễm trùng đường hô hấp: Do các virus rhinovirus và coronavirus xâm nhập gây bệnh. Mẹ có thể mắc bệnh do lây nhiễm từ những người xung quanh, chạm vào đồ vật bị nhiễm virus gây ra tình trạng mệt mỏi, sốt cao kéo dài.

Nhiễm trùng đường tiểu: Phụ nữ mang thai thường có xu hướng đi tiểu nhiều lần đồng thời khối lượng tử cưng tăng lên có thể làm chèn ép đường tiểu gây nhiễm trùng. Uống ít nước hay nhiễm khuẩn chúng tôi cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiểu.

Nhiễm trùng hệ sinh dục: do nội tiết tố tăng cao, chức năng thận suy giảm hoặc nhiễm nấm, nhiễm khuẩn đều dẫn đến nhiễm trùng hệ sinh dục ở phụ nữ mang thai.

Điều trị tình trạng sốt khi mang thai 3 tháng đầu

Một bất lợi của phụ nữ có thai là việc dùng thuốc cần phải hạn chế bởi một số chất trong các loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy nếu bà bầu bị sốt cao trên 38, 39 độ kèm theo khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn, ớn lạnh hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý, tránh các biến chứng nguy hiểm khác.

Xử lý tại nhà

Đôi khi các cơn sốt chỉ là vấn đề cảm lạnh, cảm cúm thông thường do thay đổi thời tiết, mẹ bầu có thể không cần quá lo lắng và tự điều trị tại nhà bằng một số phương pháp đơn giản sau

Hạ sốt bằng khăn ấm: Mẹ nên dùng một chiếc khăn mềm được ngâm nước ấm để lau khắp cơ thể để hạ nhiệt cho cơ thể. Hơi nước bốc hơi khỏi da cũng giúp đem nhiệt độ giảm đi nhanh chóng và an toàn. Lưu ý là không dùng nước lạnh hay nước quá nóng, dùng nước ở độ ấm vừa đủ để không gây hại cho mẹ và bé. Mẹ cũng nên chườm một chiếc khăn ấm lên trán để hạ và phân tán nhiệt độ trên cơ thể.

Uống nhiều nước: Khi bị sốt, nhiệt độ tăng cao khiến cơ thể có xu hướng bị mất nước. Vì vậy mẹ bầu cần bổ sung nước cho cơ thể, có thể dùng nước lọc hay các loại nước trái cây để bổ sung vitamin và tăng cường sức đề kháng khỏe mạnh hơn.

Ăn cháo loãng: Bà bầu nên ưu tiên ăn các món ăn loãng, nhạt như cháo, súp hoặc canh rau củ để bổ sung nước và muối cho cơ thể. Có thể kết hợp nấu cùng lá tía tô hay lá bạc hà cũng giúp làm ấm cơ thể, hạ sốt rất tốt.

Nghỉ ngơi nhiều hơn: Cơn sốt khiến mẹ bầu mệt mỏi mất sức, vì thế hãy dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Hãy nằm trong một căn phòng thoáng mát sạch sẽ, tuyệt đối không mở cửa sổ làm gió mùa mạnh khiến cơn sốt có thể trầm trọng hơn.

Mặc đồ thoải mái: Bà bầu nên mặc các trang phục rộng rãi thoáng mát, không mặc quá dày làm thân nhiệt tăng trong khi mặc quá mỏng lại khiến cơ thể ớn lạnh. Tốt nhất nên mặc trang phục có độ dày vừa phải, đảm bỏ thoáng mát, thấm hút tốt là được.

Bổ sung vitamin: Mẹ có thể uống một số vitamin, đặc biệt là vitamin A hoặc vitamin C đều đem đến tác dụng hạ sốt và tăng sức đề kháng hiệu quả.

Điều trị bằng thuốc

Tùy vào từng tình trạng sốt và nguyên nhân gây bệnh mà bà bầu sẽ được chỉ định một số loại thuốc để làm giảm cơn sốt nhanh chóng. Tuy nhiên hầu hết cơn sốt là do một số vấn đề nhiễm trùng nên các loại thuốc được chỉ định cơ bản hầu như giống nhau.

Một số loại thuốc thường dùng để hạ sốt cho bà bầu bao gồm

Thuốc kháng sinh: Bà bầu vẫn có thể dùng một số loại thuốc kháng sinh nhóm A như Amoxicillin, Ampicillin, Penicillin, Cephalexin… Tuy nhiên cần chú ý dùng với một liều lượng vừa đủ theo đúng chỉ định của bác sĩ

Thuốc kháng virus: Nếu nguyên nhân gây sốt là do virus xâm nhập, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng virus để giảm nhanh cơn sốt, tiêu diệt virus và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác.

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và thai nhi, bà bầu chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ mà thôi vì một số lại thuốc nếu dùng không đúng cách có thể gay ảnh hưởng đến não bộ cũng như sự phát triển về thể chất ở trẻ sơ sinh. Mẹ bầu cũng chú ý dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không dùng quá liều hay kết thúc liều sớm đều có thể ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Phòng tránh tình trạng bị sốt khi mang thai 3 tháng đầu

Các biện pháp phòng tránh hiệu quả mà mẹ bầu có thể áp dụng bao gồm

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là vitamin C để tăng cường sức đề kháng.

Giữ ấm cơ thể mỗi khi ra ngoài, đặc biệt vào thời điểm giao mùa để tránh bị nhiễm lạnh.

Đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn hay các bệnh lây lan qua đường hô hấp.

Bổ sung vitamin và các dưỡng chất qua các loại vitamin tổng hợp cho bà bầu.

Uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt các loại nước ép hay sinh tố trái cây.

Tiêm phòng đầy đủ, thường xuyên khám bệnh định kỳ.

Giữ gìn vệ sinh thân thể, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.

Nghỉ ngơi nhiều hơn.

Tập các bài thể dục nhẹ nhàng hoặc tham gia các lớp yoga cho bà bầu.

Bị sốt khi mang thai 3 tháng đầu có thể chỉ là triệu chứng bình thường do cảm cúm nhưng cũng có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm mà bà bầu cần phải lưu ý. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu thấy bên cạnh sốt còn xuất hiện thêm nhiều triệu chứng bất thường khác.

Bà Bầu Mất Ngủ 3 Tháng Cuối Thai Kì Có Nguy Hiểm

Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối thai kì là hiện tượng phổ biến do sự phát triển nhanh chóng của thai nhi. Khó ngủ, thức giấc nhiều lần, giấc ngủ chập chờn, trằn trọc… khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Nguyên nhân gây khó ngủ khi mang thai 3 tháng cuối

Phần lớn phụ nữ mang thai đều gặp vấn đề về giấc ngủ trong những tháng cuối thai kì. Hiện tượng này do sự phát triển của thai nhi, đòi hỏi cung cấp nhiều năng lượng.

Tiểu đêm nhiều lần do thận phải hoạt động nhiều cùng sức chứa của bàng quang giảm sút khiến mẹ khó chịu, đi tiểu liên tục. Việc thức giấc giữa đêm nhiều lần để đi vệ sinh làm mẹ khó ngủ trở lại.

Trong quá trình mang thai khiến mẹ thường xuyên gặp các vấn đề về tiêu hóa như ợ nóng, táo bón, khó tiêu… gây khó ngủ, mất ngủ vào ban đêm.

Thai nhi ngày càng lớn trong bụng mẹ, khiến bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối. Bởi lúc này, việc tìm một tư thế ngủ dễ chịu hay xoay người khi ngủ đều trở thành nỗi ám ảnh của thai phụ.

Sự phát triển của thai nhi khiến cơ hoành bị chén ép, cử động khó khăn hơn. Do đó, thai phụ thường cảm thấy khó thở, thiếu oxy, gây khó ngủ khi mang thai 3 tháng cuối.

Những cơn co thắt đột ngột diễn ra ở bắp chân và đùi trong những tháng cuối khiến mẹ bị đau, thậm chí giật mình tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ trở lại.

Liệu quá trình đẻ có suôn sẻ? khi nào mới có dấu hiệu đi đẻ?… là câu hỏi chung của nhiều chị em trong tam cá nguyệt thứ ba. Càng gần ngày dự sinh, bà bầu càng lo lắng và căng thẳng, dẫn đến trằn trọc, khó ngủ.

Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối thai kỳ có nguy hiểm? Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng, giúp tái tạo sức lao động và đảm bảo sức khỏe. Nhìn chung, tình trạng mất ngủ khi mang thai 3 tháng cuối không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bà bầu bị khó ngủ kéo dài có thể gây ảnh hưởng không tốt cho cơ thể và thai nhi.

Những ảnh hưởng đến mẹ

Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối thường rơi vào tình trạng mệt mỏi, uể oải, thiếu tỉnh táo. Đặc biệt, nếu tình trạng này nghiêm trọng có thể gây kiệt sức, hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu…

Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai bị mất ngủ (thời gian ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi ngày) có nguy cơ trầm cảm, rối loạn huyết áp và khó đẻ.

Những ảnh hưởng đến thai nhi

Từ 23h đến 3h sáng là thời điểm cơ thể tăng cường sản sinh hồng cầu. Vì vậy, mẹ không ngủ sâu giấc trong khoảng thời gian này khiến bé sinh ra dễ bị thiếu máu.

Tâm trạng mệt mỏi, căng thẳng của mẹ do thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Con sinh ra cũng thường hay cáu giận, gắt ngủ và khó dỗ.

Mẹ mất ngủ, khó ngủ hay thường xuyên thức khuya trong khi mang thai khiến con bị ảnh hưởng. Trẻ dễ nhẹ cân, chậm phát triển trí não, chậm nói, khó nuôi…

Mặc dù hiện tượng mất ngủ khi mang thai 3 tháng cuối xảy ra khá phổ biến và thường không gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, bà bầu nên chủ động đi khám và xin ý kiến tư vấn của bác sĩ, tránh bệnh phát triển nặng khi có các biểu hiện sau:

Mất ngủ liên tục trong thời gian dài

Cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, hay hoa mắt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu

Các biện pháp điều trị ở nhà không phát huy được tác dụng

Khắc phục chứng mất ngủ khi mang thai tháng cuối

Hiện tượng khó ngủ khi mang thai tháng cuối thường được điều trị theo nhiều cách khác nhau, chủ yếu là dùng các bài thuốc lành tính và mẹo dân gian để đảm bảo an toàn.

Điều trị bằng thuốc Tây – cẩn thận hiểm họa khôn lường

Để điều trị mất ngủ, các bác sĩ thường chỉ định nhóm thuốc an thần benzodiazepin như: Clorazepate, Flurazepam, Temazepam, Alprazolam, Estazolam… Các thuốc này thường được sử dụng trong thời gian ngắn, kích thích cơn buồn ngủ nhanh chóng.

Tuy nhiên, đa số các loại thuốc này đều để lại những tác dụng phụ không mong muốn như: hoa mắt, lờ đờ, thiếu tập trung… Dùng thuốc quá liều, trong thời gian dài có thể gây lệ thuộc, co giật, ảo giác, suy giảm trí nhớ. Đặc biệt, phần lớn các loại thuốc này đều chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Vì vậy, bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối không được tự ý dùng thuốc, cần được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa.

Mẹo dân gian cải thiện giấc ngủ, an toàn, hiệu quả

Theo kinh nghiệm dân gian, nhiều loại lá cây trong vườn nhà đều có tác dụng trị mất ngủ hiệu quả và lành tính.

Sử dụng hạt sen, tâm sen

Hạt sen, tâm sen là một trong những vị thuốc ngủ ngon được dân gian sử dụng phổ biến. Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối có thể tăng cường ăn các món từ hạt sen như: cháo sen, chè sen, trà tâm sen, chim câu hầm sen… để cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Cây xấu hổ giúp ngủ ngon hơn

Cây xấu hổ hay cây trinh nữ là thảo dược có tác dụng an thần, gây ngủ. Từ lâu loại thảo dược thường mọc ven đường này được sử dụng trong cải thiện giấc ngủ. Cách áp dụng như sau:

Chặt lấy cành cây xấu hổ, cắt thành từng khúc nhỏ, phơi khô.

Dùng 1 lượng vừa đủ (15 – 20gr) xấu hổ khô đun sôi cùng với nước

Lọc bỏ bã và lấy nước uống ngày 2 lần.

Lá vông hỗ trợ cải thiện giấc ngủ

Lá vông cũng rất phổ biến tại Việt Nam. Các hoạt chất có trong lá vông có thể giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, dưỡng tâm, an thần. Cách sử dụng lá vông như sau:

Dùng 1 nắm lá vông (khoảng 30gr) sao vàng ở lửa nhỏ,

Sau đó đun sôi cùng nước rồi lọc bã, dùng để uống thay trà mỗi ngày.

Cây đinh lăng chữa mất ngủ

Những người bị khó ngủ khi mang thai 3 tháng cuối có thể sử dụng đinh lăng là giải pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Đây là loại lá lành tính có thể dùng với phụ nữ mang thai.

Chặt cây đinh lăng thành những đoạn nhỏ, phơi khô

Mỗi lần lấy khoảng 1 nắm nhỏ, rửa sạch và đun sôi với nước

Đun sôi trong 5 phút thì lọc lấy nước để uống giúp giải nhiệt, cải thiện giấc ngủ.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu mất ngủ ở 3 tháng cuối

Phụ nữ khi mang thai thường rất mẫn cảm và hạn chế sử dụng các loại thuốc nếu không cần thiết. Do đó việc cải thiện chế độ dinh dưỡng rất quan trọng, khắc phục phần nào hiện tượng khó ngủ khi mang thai tháng cuối.

Nên ăn tối từ sớm, không nên ăn quá no trước khi đi ngủ

Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B để cải thiện giấc ngủ, như: ngũ cốc nguyên cám, chuối, cải bó xôi…

Hạn chế các thực phẩm chiên rán và đồ ngọt để tránh khó tiêu

Không uống rươu, bia hay các chất kích thích, chất chứa nhiều caffein

Tránh uống nhiều nước ngay trước khi đi ngủ để hạn chế hiện tượng buồn vệ sinh

Tăng cường ăn các thực phẩm giàu canxi và sắt để ngăn ngừa chuột rút, đau mỏi cơ thể dẫn đến khó ngủ khi mang thai 3 tháng cuối.

Mách mẹ những thói quen tốt cải thiện giấc ngủ

Cố định giờ đi ngủ và thức giấc, không nên ngủ quá khuya vào buổi tối.

Nên có những giấc ngủ ngắn trong ngày vào buổi trưa. Thời gian ngủ trưa thường kéo dài từ 30 đến 60 phút.

Tăng cường luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga, ngồi thiền, dưỡng sinh… Việc này không chỉ giúp cơ thể giữ được sự linh hoạt, đảm bảo độ dẻo dai khi sinh nở mà còn lưu thông khí huyết, cải thiện giấc ngủ.

Uống một ly sữa ấm nhỏ hoặc tắm nước ấm vào buổi tối để cơ thể được thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ.

Massage bằng tinh dầu hoặc ngâm chân nước gừng ấm giúp lưu thông khí huyết, trị mất ngủ ở bà bầu tháng cuối.

Ưu tiên tư thế nằm nghiêng sang trái, gác chân lên cao để giảm phù nề chân và cung cấp đủ máu cho tim.

Nhìn chung, bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối xuất phát chủ yếu từ sự thay đổi cơ thể và yếu tố tâm lý. Vì vậy, các mẹ bầu không cần quá lo lắng mà nên thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mang Thai Những Tháng Cuối Bị Cảm Cúm Có Nguy Hiểm? trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!