Cập nhật nội dung chi tiết về Lỗi Ngớ Ngẩn Khi Cho Trẻ Uống Sữa mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Pha sữa quá đặcNhiều bà mẹ quan niệm rằng, cho trẻ uống sữa càng đặc càng tốt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu cho trẻ thường xuyên uống sữa quá đặc sẽ gây đau bụng, táo bón, ăn uống không ngon hoặc thậm chí cự tuyệt thức ăn… Đặc biệt, một số trẻ còn bị viêm ruột non xuất huyết cấp tính.
Thông thường, mỗi nhãn hiệu sữa đều đã được nhà sản xuất hướng dẫn cách pha sao cho đảm bảo thành phần dinh dưỡng để trẻ hấp thụ tốt nhất. Do đó, mẹ đừng sáng tạo thêm, bớt kẻo lại ‘tiền mất tật mang’.
2. Thêm nước hoa quả vào sữa
Thật sai lầm khi một số mẹ cho rằng, thêm nước cam hoặc chanh vào trong sữa giúp tăng hương vị khiến trẻ hứng thú với việc uống sữa hơn. Thực tế, nước cam và nước chanh đều thuộc sản phẩm hoa quả acid AHA cao, acid AHA gặp protein trong sữa sẽ làm cho protein biến chất, từ đó giảm thấp giá trị dinh dưỡng của protein.
3. Pha sữa bột với nước quá nóng hoặc quá nguội
Khi pha sữa cho bé, mẹ nên sử dụng nước ấm 40-60 độ C (2/3 nước nguội + 1/3 nước sôi là sẽ có nước pha sữa hoàn hảo).
Dùng nước quá nóng hoặc quá nguội để pha sữa cho bé là lỗi không thể thứ tha. Bởi, một số chất dinh dưỡng như lysin, acid folic, các vitamin nhóm B… dễ bị hư hỏng, mất tác dụng ở nhiệt độ cao. Còn nếu mẹ pha sữa với nước nguội thì sữa sẽ không tan hết kéo theo chất dinh dưỡng trong sữa cũng không được trẻ hấp thụ một cách tối đa.
4. Pha sẵn sữa để trẻ uống ban đêm
Pha sẵn sữa để ban đêm trẻ tỉnh dậy uống ngay vừa tiết kiệm thời gian vừa tiện lợi? Nếu có chị em nào nghĩ thế thì hãy xem xét lại ngay. Sự thật, bình sữa sau khi pha chỉ để tối đa 1-2 giờ với điều kiện luộc sôi bình kĩ, kĩ thuật pha sữa đúng và trẻ chưa mút vú. Nếu trẻ đã ngậm vú thì phải bú hết trong vòng 15-30 phút.
Tuyệt đối không pha sẵn sữa và lưu trữ quá lâu bởi đây là điều kiện tốt cho vi trùng sinh sôi, phát triển. Bú sữa này bé dễ nhiễm bệnh.
5. Dùng sữa uống thuốc
Nhiều trẻ nhỏ khi bị bệnh thì sợ uống thuốc. Để dụ dỗ con, cha mẹ nghĩ ra chiêu dùng sữa (thay vì nước trắng) để cho con uống thuốc, vì cho rằng, sữa có vị ngọt tự nhiên sẽ làm giảm vị đắng của thuốc, giúp trẻ uống thuốc dễ dàng hơn.
Sự thật, uống thuốc cùng với sữa còn dễ làm thuốc hình thành màng bao phủ trên bề mặt, khiến cho can-xi trong sữa và ion khoáng chất như kẽm… gây phản ứng hóa học với thuốc, hình thành chất hòa tan không phải nước, điều này không chỉ làm giảm thấp hiệu quả thuốc, còn có thể gây nguy hại cho cơ thể.
Bởi thế, dùng sữa cho trẻ uống thuốc là vô tình mẹ đã hại đến sức khỏe của con. Và lưu ý, trong 1-2 giờ trước và sau khi uống thuốc tốt nhất không nên uống sữa.
6. Cho trẻ uống sữa quá gần bữa ăn
Trước bữa ăn khoảng 20-30 phút, mẹ uống một cốc sữa đầy thì đến bữa ăn chính, cảm giác của mẹ thế nào? Chắc hẳn sẽ là chán ăn, ăn kém…?! Trẻ con cũng thế, nếu mẹ cho con uống sữa quá gần bữa ăn thì việc con ngắc ngứ, mặt mũi buồn thiu… khi nhìn thấy đồ ăn là điều dễ hiểu bởi hệ tiêu hóa của con vừa phải ‘ì ạch’ hấp thu và tiêu hóa lượng lớn protein trong sữa.
Mẹ thông minh nên cho trẻ uống sữa cách bữa ăn 1-2 giờ đồng hồ để dạ dày có thể hấp thu protein và tiêu hóa thức ăn tốt nhất.
Những Nguy Cơ Khi Cho Trẻ Uống Quá Nhiều Sữa
Một vấn đề phổ biến khi trẻ uống quá nhiều sữa là táo bón. Ngoài việc không có bất kỳ chất xơ nào, trẻ em uống quá nhiều sữa thường có dạ dày bị lấp đầy sữa và có thể ăn ít hơn thực phẩm có nhiều chất xơ.
Điều này đặc biệt có thể là một vấn đề đối với trẻ mới biết đi và trẻ mầm non uống nhiều hơn 500-700ml sữa mỗi ngày.
Ngoài táo bón, một vấn đề lớn khác của việc uống quá nhiều sữa là tất cả lượng calo dư thừa mà trẻ đang nạp vào hàng ngày. Những lượng calo dư thừa này thường khiến một đứa trẻ nhanh no và không muốn ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng khác hoặc nếu chúng vẫn ăn uống ngon miệng, thì tất cả lượng calo dư thừa có thể dẫn đến sự thừa cân của trẻ.
Một ví dụ là, nếu một bé trai uống 1 lít đến 1,4 lít sữa mỗi ngày, với hơn 600 calo mỗi lít sữa, có nghĩa là bé trai đang nạp vào khoảng 600 đến 900 calo chỉ từ sữa. Lượng calo này đã chiếm 1/2 đến 2/3 lượng năng lượng đề xuất – 1300 calo mà một đứa trẻ cần mỗi ngày.
Thêm vào đó, nếu con bạn uống nhiều nước trái cây, bé có thể nhận được hầu như tất cả lượng calo cần thiết từ sữa và nước trái cây mà mình đang uống, mặc dù nó không cung cấp cho bé một chế độ dinh dưỡng tổng hợp bao gồm chất béo, protein, carbohydrate, vitamin và các khoáng chất.
Một vấn đề lớn nữa là trẻ mới biết đi uống nhiều sữa thường có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt. Một lần nữa, điều này thường xảy ra vì sữa không có chất sắt trong đó, và bởi vì nếu trẻ uống no sữa, thì chúng cũng không ăn nhiều thực phẩm giàu sắt khác.
Việc thiếu máu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và nếu thiếu máu trầm trọng, có thể cần truyền máu.
Những điều khác cần biết về uống quá nhiều sữa
Nếu bạn quyết định rằng điều này là cần thiết, một cách dễ dàng để cắt giảm lượng sữa của trẻ là chỉ đơn giản là không đổ đầy sữa vào ly mỗi khi trẻ uống. Thay vì 200ml sữa mỗi ly, chỉ cần rót 150ml sữa cho trẻ. Và sau đó có thể giảm số lần uống mỗi ngày.
Chuyển sang sữa ít béo khi bé lên hai tuổi: nói chuyện với bác sĩ nhi khoa của bạn để được giúp đỡ thêm nếu con của bạn dường như không thích ăn các thực phẩm khác sau giai đoạn ăn dặm và chỉ thích uống sữa. Và khi đó, bạn có thể cân nhắc cho trẻ sử dụng sữa ít béo kèm theo các thực phẩm sau giai đoạn ăn dặm.
Cho Trẻ Uống Sữa Tươi Khi Nào Để Giúp Trẻ Tăng Chiều Cao?
Cho trẻ uống sữa tươi khi nào để giúp trẻ tăng chiều cao bạn biết không? Sữa tươi và các sản phẩm của nó như yaourt, váng sữa, pho mai có mùi vị hấp dẫn, tiện lợi, chứa nhiều dưỡng chất giúp trẻ tăng chiều cao, cân nặng hiệu quả. Sữa tươi dùng đúng giúp trẻ cao lớn. Trái lại nếu dùng sữa tươi không đúng cách, sẽ ảnh hưởng không tốt sự phát triển của trẻ.
Cho trẻ uống sữa tươi khi nào để giúp trẻ tăng chiều cao?
1. Cho trẻ uống sữa tươi khi trẻ đã trên 1 tuổi
Chỉ nên cho trẻ trên 1 tuổi uống sữa tươi vì sữa tươi có hàm lượng chất đạm canxi và phốt pho cao, trẻ trên 1 tuổi mới hấp thu tốt được.
Trái lại nếu cho trẻ dưới 1 tuổi uống, chúng chưa có khả năng hấp thu hết các chất này, hậu quả là trẻ sẽ bị bệnh thận. Trong tương lai, trẻ có nguy cơ bị tăng huyết áp, béo phì ở tuổi trưởng thành. Ngoài ra lượng đạm cao còn gây đầy bụng, khó tiêu, làm trẻ chán ăn.
Trong sữa tươi có ít sắt, nghèo vi lượng nên trẻ dưới 1 tuổi có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, thiếu vi lượng, nếu sử dụng sữa tươi là chủ yếu, trẻ không còn ăn được các thức ăn khác bổ sung các chất còn thiếu.
2. Nên cho trẻ uống sữa tươi lúc nào?
Hàng ngày việc chọn thời điểm cho trẻ uống sữa tươi cũng rất quan trọng Trước các bữa ăn chính 2 giờ thì không nên cho trẻ uống sữa tươi cũng như các thức ăn vặt khác, vì có thể làm trẻ no và lười ăn khi vào bữa chính. Cách tốt nhất là cho trẻ uống sữa tươi sau bữa ăn chính từ 1-2 giờ.
3. Cho trẻ uống bao nhiêu sữa một ngày?
Trẻ dưới 1 tuổi thì không cho uống sữa tươi. Chỉ nên cho trẻ trên 1 tuổi uống sữa tươi ít, khoảng 100ml- 150ml/ ngày. Tốt nhất là cho trẻ trên 2 tuổi trở đi uống sữa tươi với liều lượng từ 200-300ml/ngày. Nên cho trẻ uống xen kẽ những loại sữa công thức để trẻ được bổ sung sắt kẽm, vi chất… cần thiết cho nhu cầu phát triển của trẻ theo các lứa tuổi.
Trẻ 2-3 tuổi trở lên, có thể cho trẻ uống lượng sữa tươi nhiều hơn, khoảng 300ml-500ml/ngày, vì lúc này trẻ có khả năng tiêu hóa hấp thu các thức ăn tốt hơn, kết hợp chế độ ăn đa dạng sẽ giúp trẻ hấp thu đủ các dưỡng chất. Ở tuổi thiếu niên, có thể sử dụng sữa tươi thay sữa bột đảm bảo tổng lượng sữa từ 500-700ml/ngày, kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Ở đây cần nhấn mạnh rằng: số lượng sữa uống rất quan trọng, bạn chỉ nên cho con uống với số lượng nêu trên. Nếu cha mẹ cứ nghĩ sữa tốt cho sức khỏe tốt cho sự phát triển chiều cao mà cứ cố “ép” con uống càng nhiều càng tốt, sẽ dấn đến hậu quả: trẻ sẽ béo phì trẻ không được rèn luyện thói quen nhai, sẽ kén ăn các thức ăn đặc dẫn đến suy dinh dưỡng thiếu chất xơ gây táo bón phát triển không cân đối.
Một Số Điều Cần Tránh Khi Cho Trẻ Uống Sữa Công Thức
Khi cho bé yêu sử dụng sữa công thức, nhiều gia đình thường chọn cho bé một sản phẩm sữa thích hợp với độ tuổi của bé và có công thức gần giống với sữa mẹ nhất. Có không ít mẹ đang gặp phải vấn đề phức tạp khi chọn mua cũng như không biết nên cho con sử dụng đúng cách như thế nào. Để giúp bé có thể hấp thụ tốt mọi thành phần dinh dưỡng của sữa bột, cha mẹ cần nhớ kỹ những điểm sau:
Không pha chung 2 loại sữa với nhau
Tuyệt đối không nên pha 2 loại sữa chung 1 bình bởi vì sự trộn lẫn này sẽ ảnh hưởng đến nồng độ thẩm thấu của sữa làm trẻ dễ rối loạn tiêu hóa. Mỗi loại sữa được sản xuất theo công thức dinh dưỡng khác nhau nên nếu pha chung có thể xảy ra sự tương tác xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Đừng sử dụng cố định một loại sữa cho trẻ nhỏ
Trong một vài trường hợp, mẹ bắt buộc phải đổi loại sữa mới cho bé. Đó là khi trẻ có những triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, nổi mẩn đỏ trên người…điều đó trứng tỏ bé đang bị dị ứng với loại sữa đang dùng. Trước tình huống này, mẹ nên đổi cho con uống loại sữa khá, tuy nhiên cần nhớ phải cho con uống đúng loại sữa dành cho độ tuổi của bé. Các mẹ lưu ý mỗi cơ thể có khả năng tiêu hóa, hấp thu khác nhau, mỗi bé có khẩu vị, sự vận động, bệnh lý khác nhau. Bởi vậy, sữa tốt nhất là loại sữa phù hợp với đứa con của mình nhất.
Ngoài ra, khi bé sử dụng một loại sữa trong thời gian dài mà mẹ không thấy có một chút hiệu quả nào, mẹ cũng nên tính đến chuyện đối sữa cho bé. Mẹ nên chọn cho con những hãng sữa uy tín, có chất lượng, tránh mua các loại có nhãn mác và nguồn gốc không rõ ràng. Tác động của một loại sữa với từng trẻ không phải chỉ một ngày hay hai ngày là thấy ngay. Vì vậy, sau khi đổi sữa một thời gian tối thiểu hai tuần thì mới có thể tạm đánh giá loại sữa đó có phù hợp với trẻ không.
Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu ý rằng không nên đổi thường xuyên các loại sữa. Vì cơ thể bé cần có thời gian để thích nghi với các loại sữa. Nếu mẹ đổi sữa liên tục cho con có thể sẽ làm làm ảnh hưởng vấn đề tiêu hóa hấp thu sữa và các loại thức ăn khác của trẻ.
Không nên cho trẻ dùng một lúc quá nhiều loại sữa
Hiện nay có rất nhiều các loại sữa công thức giành cho trẻ nhỏ, tùy vào thể trạng của trẻ mà mỗi trẻ nên uống loại sữa nào để hấp thụ được tối đa chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, vì tâm lý sữa này có chất này, sữa kia không có khiến các bà mẹ quyết định phối kết hợp cho con uống từ hai loại sữa trở lên vì muốn tích tụ hết các ưu điểm của các loại sữa với hi vọng giúp trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất. Trên thực tế, điều này không có lợi một chút nào, đôi khi uống đồng thời nhiều loại sữa lại khiến trẻ thừa chất hoặc vô tình bị dị ứng.
Không dùng nước quá nóng hoặc quá nguội khi pha sữa cho trẻ
Khi mẹ pha sữa cho trẻ sơ sinh bằng nước vừa sôi sẽ làm nhiều chất dinh dưỡng trong sữa mất đi khi gặp nhiệt độ cao, đồng thời làm sữa bị vón cục và bé bị bỏng vòm họng do uống sữa quá nóng. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên pha bằng nước quá nguội sẽ khiến sữa bị đóng váng, mất đi vị thơm ngon. Vì thế, theo các bác sĩ chuyên gia thì 40-50 độ C mới là nhiệt độ phù hợp nhất để giúp các bé vừa ngon miệng vừa có đủ chất dinh dưỡng
Đừng hâm nóng sữa trong lò vi sóng
Sữa được hâm nóng trong lò vi sóng có thể gây hại cho trẻ nhỏ. Nhiệt độ sữa cao (thường do được hâm ở nhiệt độ cao trong lò vi sóng) dễ gây bỏng miệng và họng của trẻ. Nguy hiểm hơn, hơi nước tích tụ trong bình sửa có thể gây nổ do có các khí phóng xạ bên trong.
Quá trình làm nóng khiến hơi nước tích tụ bên trong bình có thể phát nổ do các khí bức xạ, làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong sữa và sữa sẽ không còn thích hợp để uống nữa. Việc này giống như cho trẻ uống sữa giả không hề có chất dinh dưỡng gì.
Theo một số lời khuyên, nếu làm nóng sữa bằng lò vi sóng phải tháo núm bình để tránh bé bị bỏng miệng. Không nên hâm sữa bằng lò vi sóng với bình thủy tinh vì dễ bị vỡ. Đặt bình sữa trong lò khoảng 20 giây, sau đó thì khuấy hoặc lắc đều. Nếu chưa đủ nhiệt độ như ý muốn thì có thể thêm khoảng 10 giây thôi, không đun nóng quá lâu.
Để đảm bảo an toàn, mẹ có thể hâm nóng sữa cho con bằng cách ngâm trong nước ấm vài phút thay vì để nó trong lò vi sóng.
Không nên cho con bú lại sữa thừa
Bạn đang đọc nội dung bài viết Lỗi Ngớ Ngẩn Khi Cho Trẻ Uống Sữa trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!