Cập nhật nội dung chi tiết về Lời Khuyên Cho Mẹ Mang Thai Lần Đầu mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đây là kinh nghiệm quý báu cho những bà mẹ mang thai lần đầu tận hưởng và chuẩn bị cho thai kỳ của mình thật tốt!
Có rất ít phụ nữ mang thai biết chính xác những gì đang chờ đón mình phía trước. Vì thế mà các mẹ bầu thường đọc sách thai giáo hoặc hỏi thăm những mẹ bầu khác. Tuy nhiên, chính kinh nghiệm mới thật sự làm nên khác biệt và là “giáo viên” tốt nhất để hành trình mang thai thoải mái hơn. .
1. Khởi đầu hành trình mang thai vớI tinh thần tích cực
“Có em bé”, đó quả là tin vui của hầu hết các cặp đôi khi gia đình nay sắp sửa đón chào một thiên thần nhỏ. Tuy nhiên đó cũng có thể áp lực trong trường hợp các cặp đôi chưa sẵn sàng. Và do đó, ắt hẳn một số mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, sợ hãi và căng thẳng lắm đây.
Tuy nhiên, những cảm xúc tiêu cực này không tốt cho sức khỏe của mẹ đâu. Thay vì phiền muộn, mẹ nên vui vẻ đón nhận việc có một thiên thần đang lớn dần trong bụng mình. Duy trì tinh thần thoải mái không chỉ tốt cho mẹ mà còn cho cả bé yêu nữa đấy!
Chị Putri Fitria (29 tuổi, Indonesia) chia sẻ: “Lúc đầu, thật khó để chấp nhận mình đã có thai vì mình chưa hề sẵn sàng với việc làm mẹ. Rồi chính nỗi lo lắng, thất vọng trong những tháng đầu thai kỳ đã khiến mình khổ sở với nào là chứng buồn nôn, chứng ốm nghén, ợ hơi, toàn thân lúc nào cũng nhức mỏi.
Thế nên, mình thực lòng khuyên các mẹ bầu nên bình tĩnh đón nhận chuyện có thai. Đừng lo lắng thái quá mà hãy vui vẻ, tận hưởng nhiều nhất có thể.
Và thực sự, vào khoảng tháng thứ tư, khi dần làm quen với việc mình đã mang thaimọi việc đều trở nên suôn sẻ hơn. Mình nhận ra mọi cố gắng, hy sinh của mình đều rất đáng giá và khoảnh khắc con yêu chào đời khỏe mạnh là phần thưởng, là niềm vui không gì sánh bằng”.
2. Đừng mua sắm phung phí
Lần đầu mang thai, mẹ thường lo lắng đến nỗi tự biến nhà mình thành một quầy tạp hóa. Cha mẹ nào cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho bé yêu nhưng việc “vung tay quá trán”, mua những thứ không cần thiết thì không nên chút nào.
Chị Karen Capacia (27 tuổi, Philippines) chia sẻ câu chuyện của bản thân chị: “Nếu được quay lại quá khứ, mìnhước đã không mua quá nhiều thứ không cần thiết như những đôi giày đắt tiền vì bé sẽ lớn rất nhanh. Có rất nhiều thứ các mẹ không nhất thiết phải mua, ví dụ như bộ tập đi vệ sinh cho bé. Trước khi quyết định mua bất cứ thứ gì, mẹ bầu nên dừng lại một chút và suy nghĩ xem món đồ ấy có thực sự quan trọng không. Nếu không, hãy tiết kiệm tiền của mình!”
3. Lắng nghe lời khuyên một cách có lý trí
“Đầu tiên và quan trọng nhất, mình sẽ tránh xa những câu chuyện đáng sợ về chuyện mang thai. Mạng internet tràn ngập những câu chuyện như vậy và chúng từng khiến mình lo lắng đến gặp ác mộng.
Mình luôn nhắn nhủ bản thân phải tìm kiếm những thông tin tích cực về thai nhi và quá trình mang thai, thay vì đọc những điều tiêu cực, vô thưởng vô phạt. Và nếu mang thai lần nữa, mình cũng sẽ chuẩn bị tâm lý để “đối mặt” với những người hàng xóm, họ hàng vốn hay bàn tán về việc ăn uống, chăm sóc cơ thể” – chị Avantika Kukreiti (34 tuổi, Ấn Độ) chia sẻ.
4. Tận hưởng niềm vui khi mang thai
Nhiều mẹ bầu luôn “ngồi trên lửa” khi biết tin mình có thai, đặc biệt là mang thai lần đầu. Việc luôn cố gắng làm mọi điều đúng cách, đúng tiêu chuẩn đôi khi lại khiến mẹ bầu bỏ lỡ những ngày tháng mang thai tuyệt vời. Đôi khi, điều các mẹ bầu cần làm đơn giản chỉ là thư giãn, hít hà mùi hương thơm ngát của một bông hoa.
Chị Samantha Bek (36 tuổi, Singapore) cho biết: “Nhìn lại lần đầu mang thai, mình đúng là hay lo lắng thái quá. Mình quá bận tâm vào việc chuẩn bị mọi thứ, luôn ăn những thức ăn tốt nhất, cẩn trọng với mọi việc và cố gắng tìm hiểu các thông tin về thai kỳ nhiều nhất có thể. Thế nên, mình đã bỏ lỡ rất nhiều niềm vui trong hành trình mang thai nhiều ý nghĩa này”.
5. Ưu tiên chăm sóc sức khỏe của mình
Mẹ Bầu Mang Thai Lần Đầu Cần Tiêm Phòng Gì?
Lịch tiêm phòng cho mẹ bầu mang thai lần đầu
Khả năng miễn dịch của phụ nữ sẽ yếu hơn bình thường khi mang thai, do đó các nguy cơ nhiễm bệnh cũng sẽ tăng lên gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Mẹ bầu nào cũng đều mong muốn thai nhi có thể phát triển toàn diện và mạnh khỏe. Vì vậy, mẹ bầu mang thai lần đầu cần có kiến thức về những loại vắc xin cần tiêm và ghi nhớ lịch tiêm phòng để không bỏ lỡ mũi vắc xin nào. Vắc xin đóng vai trò như một lá chắn bảo vệ mẹ bầu và thai nhi trước các bệnh nguy hiểm.
Khi có kế hoạch có em bé, mẹ bầu nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về vắc xin
Trước khi mang thai
Mẹ bầu cần được bác sĩ tư vấn và một số trường hợp nên cần làm các xét nghiệm để kiểm tra kháng thể IgG của một số bệnh như viêm gan B, sởi, rubella. Nếu cơ thể mẹ bầu đã có kháng thể nghĩa là cơ thể thai phụ đã có sức đề kháng chống lại bệnh thì không cần tiêm.
Ngược lại, cần đảm bảo tiêm đủ các loại vắc xin cần thiết nếu cơ thể mẹ bầu chưa có kháng thể. Vì tiêm phòng rất quan trọng đối với phụ nữ có thai vì nếu không may mắc một số bệnh trong thai kỳ, thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, thai chết lưu, sảy thai, sinh non…
Những vắc xin mà phụ nữ trước mang thai lần đầu cần tiêm
Sởi – quai bị – rubella: tuy là bệnh nguy hiểm nhưng đã có thể ngừa được bằng vắc xin. Hiện nay, đã có vắc xin kết hợp giúp phòng cùng lúc 3 bệnh: Sởi – Quai bị – Rubella là MMR II (Mỹ) và MMR (Ấn Độ).
Thủy đậu: Mẹ bầu nhiễm thủy đậu trong 3 tháng đầu có nguy cơ sảy thai rất lớn. Thủy đậu có thể lây nhiễm từ mẹ sang con và gây bệnh thủy đậu bẩm sinh cho bé. Nếu trước đây chưa từng tiêm vắc xin thủy đậu hoặc chưa từng bị thủy đậu, mẹ bầu nên tiêm vắc xin này trước khi có thai ít nhất 1 tháng.
Cúm: Bà bầu là đối tượng rất dễ bị tổn thương khi mắc cúm do hệ miễn dịch bị suy giảm. Cúm khi tiến triển nặng có thể dẫn đến viêm phổi và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Viêm gan B: Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây truyền qua đường máu và dịch cơ thể, gây xơ gan, ung thư gan cho người mắc phải. Trường hợp mẹ bị nhiễm virus viêm gan B sẽ có khả năng cao truyền sang cho thai nhi.
Hiện nay đã có vắc xin tích hợp phòng được 3 loại bệnh cùng lúc: Sởi – Rubella – Quai bị
Các mũi tiêm này mẹ bầu nên tiêm trước khi có thai tối thiểu 1 tháng và để mũi tiêm có hiệu quả tốt nhất thì mẹ bầu nên tiêm trước thời gian mang thai 3 tháng và không được tiêm khi biết mình đã mang thai.
Trong thời gian mang thai
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu được chỉ định tiêm ngừa vắc xin uốn ván. Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính, có tỷ lệ tử vong cao do độc tố trực khuẩn Clostridium tetan.
Theo Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, trẻ sơ sinh mắc uốn ván rốn có tỷ lệ tử vong lên đến 95%. Do vậy, tiêm vắc xin phòng uốn ván cho mẹ bầu là việc làm cực kỳ quan trọng và cần thiết.
Vắc xin sẽ giúp bảo vệ thai kỳ của mẹ bầu tránh được tác nhân gây hại bên ngoài. Đặc biệt là khi chuyển dạ có thể ngăn chặn trực khuẩn uốn ván tấn công cả mẹ và con. Mẹ bầu nên chú ý hoàn thành lịch tiêm vắc – xin chủng uốn ván tối thiểu trước ngày dự sinh 1 tháng.
Vắc xin tiêm ngừa uốn ván
Các mẹ bầu khi mang thai lần đầu nhưng chưa tiêm uốn ván trong khoảng 5 năm gần nhất thì cần tiêm 2 mũi vắc xin để phòng bệnh, trong đó:
Mũi tiêm đầu tiên nên được thực hiện trong khoảng thời gian 3 tháng giữa thai kỳ
Mũi tiêm thứ 2 cần được tiêm sau mũi thứ 1 tối thiểu là 1 tháng.
Lịch Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu Mang Thai Lần Hai Có Khác Lần Đầu Không?
Tiêm phòng vắc xin uốn ván cho bà bầu là cần thiết, đúng thời điểm để đề phòng các tác nhân gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy, Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu mang thai lần hai có khác lần đầu không?
Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm do trực khuẩn Clostridium Tetan gây ra. Trực khuẩn này có mặt ở khắp mọi nơi trong môi trường sống, đặc biệt ở bụi bẩn, chất thải động vật, đất cát và có thể lây nhiễm vào người khỏe thông qua vết thương hở ngoài da. Độc tố của Clostridium Tetan rất mạnh, khả năng sinh tồn cao nên gây bệnh nhanh. Theo thống kê, bệnh nhân bị mắc uốn ván có tỷ lệ tử vong lên tới hơn 90%. Tỷ lệ này còn cao hơn ở trẻ sơ sinh với 95% ca tử vong. Thai phụ đang trong thai kỳ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh uốn ván rất cao, nhất là khi sinh nở hoặc lúc cắt dây rốn cho trẻ. Nếu người bệnh mắc phải mà không điều trị kịp thời thì sẽ có nguy cơ tử vong.
2. Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu có nguy hiểm không?
Trước khi mang thai, các mẹ đã được khuyến cáo nên tiêm phòng nhiều loại vắc-xin phòng bệnh lây nhiễm khác như sởi, quai bị, rubella,… Với vắc-xin uốn ván, các mẹ bầu cũng cần tiêm phòng vào một số thời điểm thích hợp trong thai kỳ đã được chỉ định trước đó. Nhiều chị em không hiểu rõ vấn đề này nên tâm lý vẫn còn e ngại, lo lắng việc tiêm phòng cho bà bầu sẽ gây ảnh hưởng tới thai nhi.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tiêm phòng uốn ván cho bà bầu thực chất là giúp cơ thể người mẹ tạo kháng thể bảo vệ trước, tránh nguy cơ lây nhiễm và mắc bệnh khi chuyển dạ. Hơn nữa, việc tiêm phòng cũng hỗ trợ sang cơ thể trẻ, giúp hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng uốn ván sau khi sinh ở trẻ.
Vacxin uốn ván cho thai phụ đều đã được kiểm định đảm bảo an toàn cho mẹ và con, không những không ảnh hưởng đến sức khoẻ thai nhi mà còn có thể bảo vệ sức khỏe tốt cho cả hai mẹ con. Vì thế, các mẹ không nên quá lo lắng mà nên thực hiện tiêm phòng theo đúng chỉ định của bác sĩ và khuyến cáo của Bộ Y Tế.
3. Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần hai
Đối với vắc-xin phòng ngừa uốn ván, lịch trình tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 sẽ khác với lần đầu. Số mũi tiêm còn phụ thuộc vào mũi tiêm cuối cùng cách đó bao lâu. Cụ thể là:
Mũi đầu tiên trong 3 tháng giữa của thai kỳ (Tháng thứ 4,5,6)
Mũi thứ 2 sẽ tiêm sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng và trước ngày dự sinh tối thiểu 1 tháng.
Nếu thai phụ đã được tiêm phòng 3 mũi Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván từ bé thì chỉ cần tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.
Nếu thai phụ đã tiêm đầy đủ 5 mũi uốn ván thì không cần phải tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 3, 4, 5…. Vì sau 5 mũi thì khả năng bảo vệ đã là trên 95%, nhưng nếu thời gian tiêm phòng quá 10 năm thì cần tiêm nhắc lại 2 mũi. Nếu thai kỳ trước đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin uốn ván cách nhưng không quá 10 năm thì chỉ cần tiêm 1 mũi vắc-xin từ tuần thai 20 trở đi.
Dù thai phụ đã được tiêm phòng uốn ván đầy đủ trước đó hoặc ở những lần sinh trước thì vẫn cần thiết tiêm các mũi nhắc lại. Đây là điều mà mẹ mang thai lần 2, 3 cần đặc biệt lưu ý. Ngoài ra những người bầu lần 2 mang đa thai hoặc có nguy cơ Sinh non thì có thể tiêm phòng uốn ván sớm hơn. Tuy nhiên cách tốt nhất là trao đổi và tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian tiêm chủng thích hợp.
4. Những lưu ý khi tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần hai
Khi đi tiêm phòng, mẹ cần lựa chọn cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn cho bản thân. Tốt nhất, mẹ nên lựa chọn một địa chỉ cố định để tiêm. Như vậy mẹ sẽ quản lý tốt lịch tiêm sau này.
Những mẹ bầu lần hai mang đa thai hoặc có nguy cơ sinh non có thể tiêm phòng uốn ván sớm hơn. Tuy nhiên mẹ cần hỏi bác sĩ về thời gian tiêm chủng thích hợp.
Sau khi tiêm xong, mẹ cần ở lại nơi tiêm trong vòng 30 phút để theo dõi các phản ứng của vắc xin. Có thể mẹ sẽ thấy một vài tác dụng phụ như sốt nhẹ, đau nhức, sưng đỏ vết tiêm… Đây đều là phản ứng thông thường nên mẹ không cần quá lo lắng và không cần sử dụng thuốc.
Nếu mẹ thấy xuất hiện các triệu chứng như: chân tay lạnh, tim đập nhanh, khó thở, da xanh, tiêu chảy… cần đến ngay bệnh viện để điều trị kịp thời, tránh tình trạng sốc phản vệ sau tiêm.
5. Đăng ký gói dịch vụ tiêm chủng ở bệnh viện đa khoa An Việt
Đây là những gói Vắc-xin được xây dựng trọn gói. Khi phụ huynh đăng ký những gói dịch vụ này, trẻ được:
Khám sàng lọc trước khi tiêm.
Trong quá trình tiêm, có sự giám sát của bác sỹ đề phòng những trường hợp trẻ bị tai biến, phản ứng thuốc.
Sau tiêm, trẻ được đội ngũ hỗ trợ bệnh nhân của Bệnh viện An Việt chăm sóc, theo dõi tại nhà.
Tiêm phòng những căn bệnh nguy hiểm sau này cho trẻ: lao, viêm gan B, tiêu chảy do Rota virus, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ, viêm phổi, mũi họng do HIB, cúm mùa, viêm màng não do mô cầu BC, sởi-Quai bị-Rubela (3.1), thủy đậu, viêm não Nhật Bản, viêm gan A…
Phụ huynh hãy nhanh tay ĐĂNG KÝ để trẻ được tiêm phòng đầy đủ, ngăn ngừa những căn bệnh nguy hiểm trong tương lai.
Bố mẹ chỉ cần đặt lịch bằng cách gọi tới Hotline: 086 555 4486 – 038 893 2736 – 1900 28 38
Đến với Bệnh viện Đa khoa An Việt, cơ hội quý báu cho trẻ được đội ngũ bác sỹ giàu kinh nghiệm thăm khám và tiêm Vắc-xin trực tiếp cùng trang thiết hiện đại.
Danh sách gói dịch vụ tiêm chủng ở bệnh viện đa khoa An Việt:
Lịch Tiêm Phòng Cho Bà Bầu Mang Thai Lần 1
Tiêm phòng cho bà bầu để làm gì?
Tiêm phòng là kích thích hệ miễn dịch để sản sinh ra kháng thể, giúp cơ thể có thể chống lại một số bệnh và ngăn không cho cơ thể bị bệnh. Tiêm phòng cho mẹ bầu không chỉ là việc mẹ đang tự bảo vệ mình mà còn đang bảo vệ bé ngay từ còn trong bụng và cả vào những tháng đầu sau sinh.
Tiêm phòng cho bà bầu khi nào?
Tiêm phòng cho bà bầu nên thực hiện trước và trong khi mang thai để bảo vệ cơ thể mẹ và bé một cách tốt nhất.
Trước khi mang thai, các mẹ bầu nên tiêm phòng các mũi tiêm quan trọng như: vacxin ngừa cúm, thủy đậu, sởi, quai bị, rubella, viêm gan B,…
Trong quá trình mang thai, nên tiêm vacxin ngừa uốn ván cùng một số loại vacxin khác như cúm, viêm gan B (nếu chưa tiêm trước khi có thai) theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bà bầu cần tiêm chủng những gì?
Sởi, quai bị, rubella
Mẹ bầu nên tiêm loại vacxin 3 trong 1 này ( Sởi – Quai bị – Rubella) ít nhất 3 tháng trước khi mang thai vì nếu không may bị mắc những bệnh này sẽ dẫn tới nguy cơ thai nhi bị dị tật hoặc suy dinh dưỡng.
Thủy đậu
Mẹ bị thủy đậu khi mang bầu thì nguy cơ con bị dị tật rất cao. Bệnh cũng có thể truyền nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở. Vì vậy mẹ nên thực hiện tiêm vacxin thủy đậu nếu chưa từng mắc bệnh hay tiêm phòng bệnh trước đó.
Viêm gan B
Viêm gan B là bệnh có tỷ lệ truyền nhiễm cao, nếu mẹ mang thai bị mắc bệnh này thì khả năng con bị lây bệnh cũng rất cao..
Phòng cúm: Cúm là bệnh rất phổ biến trong thai kỳ. Đây cũng là nguyên nhân gây dị tật ở trẻ, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Để phòng bệnh, tiêm phòng cúm là giải pháp hữu hiệu. Tuy nhiên hiệu lực của loại vacxin này chỉ trong vòng 1 năm, vậy nên mẹ nên tiêm trước khi mang bầu khoảng 1 tháng để phòng bệnh hiệu quả hơn.
Bạch hầu, ho gà, uốn ván : Đây đều là những bệnh có khả năng lây lan qua đường hô hấp vì vậy mẹ nên chủ động tiêm phòng để phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả.
Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 1
Lịch tiêm chủng cho bà bầu mang thai lần đầu cần được các bác sĩ tư vấn đầy đủ và cụ thể để có thể bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé:
Trước khi mang thai các bác sĩ sẽ khuyến cáo mẹ bầu nên tiêm phòng một số loại vacxin gồm: Mũi tiêm 3 trong 1 Sởi – Quai bị – Rubella tiêm trong vòng 3 đến 6 tháng trước khi có thai, tiêm phòng Viêm gan B, Cúm và vacxin Uốn ván.
Trong quá trình mang bầu, các mẹ bầu nên tiêm phòng Uốn ván với 2 mũi cơ bản, và mũi thứ 2 phải được tiêm cách 1 tháng trước sanh để đảm bảo đủ kháng thể bảo vệ mẹ và bé trong giai đoạn chuyển dạ, nên thực hiện khám sức khỏe thường xuyên cũng như chú ý lịch tiêm phòng để đi tiêm đầy đủ, cần được theo dõi và lắng nghe ý kiến bác sĩ để đồng thời bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé một cách tốt nhất.
Một số lưu ý khi tiêm phòng cho bà bầu
Nếu mẹ đang bị bệnh nhiễm trùng cấp gây sốt, đang điều trị các bệnh bằng các thuốc ức chế miễn dịch hay kháng viêm steroid (corticoid)… cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng. Cơ địa hay dị ứng thuốc cũng nên báo cho bác sĩ tiêm ngừa.
Mẹ nên theo dõi cơ thể của mình trong vòng 24 – 48h sau khi tiêm vacxin.
Với những vacxin cần tiêm trước khi mang thai, mẹ cũng nên lưu ý cần tránh thai an toàn trong thời gian quy định cho từng loại vacxin đã tiêm. Nếu bị vỡ kế hoạch cần tham khảo bác sĩ.
Điều quan trọng là phải ghi lại chính xác về việc chủng ngừa của mẹ. Chia sẻ thông tin này với bác sĩ chăm sóc sức khoẻ trước khi thụ thai và bác sĩ chăm sóc sức khoẻ trước khi sinh sẽ giúp xác định loại vacxin nào mẹ cần trong thời kỳ mang thai, hay vacxin nào còn thiếu thì nên bổ sung tiêm phòng cho đầy đủ.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Lời Khuyên Cho Mẹ Mang Thai Lần Đầu trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!