Cập nhật nội dung chi tiết về Hàm Lượng Acid Folic Bao Nhiêu Là Đủ Với Phụ Nữ Mang Thai? mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Axit Folic hay còn gọi là vitamin B9 là chất tan trong nước, đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể người, đặc biệt là với thai phụ. Cũng như các loại vitamin khác, phải bổ sung đầy đủ B9 cho bà bầu.
Tác dụng của axit folic đối với bà bầu?
Trước khi biết cần bà bầu cần bổ sung axit folic bao nhiêu là đủ, chúng ta cùng tìm hiểu về axit folic cùng tác dụng của nó với bà bầu. Vitamin B9 có nhiều công dụng cho bà bầu, nhưng không thể không kể đến 4 tác dụng chính, rất quan trọng này
Giúp ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi: ở giai đoạn thai kỳ, thai nhi đã được hình thành não và tủy sống trong tử cung. Vì vậy, cung cấp đầy đủ vitamin B9 giúp thai nhi phát triển bình thường và khỏe mạnh.
Vitamin B9 giúp phòng ngừa nhiều dị tật, khuyết tật ở não và tủy sống, thậm chí là nứt đốt sống. Theo kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung đủ vitamin B9 giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi đến 50% – 70%.
Bên cạnh đó, cũng nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin B9 có thể phòng tránh dị tật tim bẩm sinh, giảm nguy cơ bị hở hàm ếch, sứt môi…
Đặc biệt, vitamin B9 c
ó vai trò trong việc ngăn ngừa thiếu máu. Bởi vì vitamin này giúp cung cấp hồng cầu và các tế bào máu cho cơ thể. Bổ sung axit folic giúp mẹ và thai nhi ngăn ngừa các bệnh thiếu máu, ngừa chứng tiền sản giật khi mang thai, phòng ngừa sảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng…
Giảm thiểu nguy cơ gây ung thư: axit folic có thể giúp giảm nguy cơ bị một số bệnh như ung thư ruột kết, cổ tử cung, hoặc ung thư vú…
Ngoài 4 tác dụng chính, vitamin B9 còn giúp phòng ngừa những bệnh như: đột quỵ, mất trí nhớ (do nồng độ homocystein trong máu sẽ tăng cao, dễ dẫn đến bệnh Alzheimer), trầm cảm, đau thần kinh, đau cơ bắp, xơ vữa động mạch…
Thai phụ cần bổ sung axit folic bao nhiêu là đủ?
Để trả lời tốt nhất câu hỏi bà bầu cần bổ sung bao nhiêu axit folic, chúng ta cần phải tìm hiểu bổ sung vitamin B9 qua các thời kỳ, trước, trong khi và sau khi mang thai. Bởi vì axit folic luôn cần cả 3 giai đoạn thai kỳ.
Thông thường, người lớn chỉ cần mỗi ngày 180- 200 mcg vitamin B9. Nhưng hàm lượng này phải tăng cao đối với thai phụ. Cụ thể như:
Người lớn mỗi ngày cần 180- 200 mcg axit folic
400mcg là liều lượng axit folic trung bình mà thai phụ cần bổ sung mỗi ngày, bắt đầu ít nhất từ một tháng trước khi có ý định mang thai
Đối với phụ nữ mang thai cần 360 – 400 mcg mỗi ngày
Phụ nữ cho con bú trong 6 tháng đầu chỉ cần 280 mcg vitamin B9 mỗi ngày
Phụ nữ cho con bú 6 tháng tiếp theo cần 260 mcg mỗi ngày
Bên cạnh đó, nếu thai phụ có tiền sử gia đình bị dị tật ống thần kinh thì lượng axit folic nên bổ sung tăng cao 4.000 mcg (4 mg) mỗi ngày.
Ngoài ra, để biết chính xác bà bầu cần bổ sung bao nhiêu axit folic, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến và sự chỉ định của bác sĩ để tránh dẫn đến tình trạng thiếu hoặc thừa vitamin B9.
Tác hại của việc thừa axit folic
Nếu bạn không biết bà bầu cần bổ sung bao nhiêu axit folic mà cung cấp dư thừa lượng vitamin B9 cũng sẽ gây ra tác hại khôn lường như thiếu nó. Thừa axit folic có thể gây ra 4 tác hại lớn sau đây:
Không nhận ra được sự thiếu hụt vitamin B12:
Nếu lượng Vitamin B9 cao, bạn khó nhận ra được sự thiếu hụt vitamin B12. Điều này có thể dẫn đến sự tổn thương của não và thần kinh do không đủ vitamin B12. Vì vậy, nếu bạn gặp một số triệu chứng như mệt mỏi, khó tập trung, khó thở thì nên kiểm tra việc thiếu hụt vitamin B12.
Đẩy nhanh tình trạng giảm trí nhớ:
Nếu lượng axit folic dư thừa có khả năng làm tăng tốc độ suy giảm trí nhớ. Theo một nghiên cứu ở những người trên 60 tuổi có hàm lượng vitamin B9 cao và B12 thấp cho thấy kết quả sa sụt trí nhớ cao hơn người thông thường.
Ngoài ra, những người này cũng dễ gặp tình trạng mất chức năng não cao gấp 3.5 lần so với người thường.
Gây ra tình trạng chậm phát triển não bộ ở trẻ em:
Bổ sung quá nhiều vitamin B9 sẽ dẫn đến khả năng tăng đề kháng insulin và gây nên tình trạng chậm phát triển não bộ ở trẻ.
Tăng nguy cơ tái phát ung thư:
Khi hàm lượng axit folic vừa đủ sẽ giúp các tế bào khỏe mạnh và ngăn ngừa, bảo vệ chúng khỏi nguy cơ ung thư. Ngược lại, nếu những tế bào này nhận được dư thừa vitamin B9 sẽ gây nên tác dụng ngược, giúp chúng phát triển hoặc lan rộng.
Một nghiên cứu đưa ra kết luận rằng đối với những người được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, nếu bổ sung mỗi ngày hơn 1.000 mcg axit folic thì có nguy cơ tái phát ung thư cao hơn 1.7% – 6.4%
Lời kết: Hiểu được tầm quan trọng cũng như tác hại của việc thiếu hụt hoặc dư thừa vitamin B9 giúp bạn dễ dàng trả lời câu hỏi: bà bầu cần bổ sung bao nhiêu axit folic.
Tuy nhiên, sự thật rằng trước khi bổ sung vitamin B9, cũng như bất kỳ loại vitamin và khoáng chất nào, bạn phải tham khảo ý kiến và sự chỉ định của bác sỹ.
Tác Dụng Hạt Sachi Đối Với Phụ Nữ Mang Thai
Tác dụng của hạt sachi (hạt sacha inchi) được cụ thể hóa nhờ chứa trên 90% là các acid béo chưa bão hòa omega 3-6-9 (DHA, EPA). Với tỷ lệ 46%-36%-8%, hàm lượng omega 3-6-9 của hạt sacha inchi được xem là cân bằng lý tưởng nhất trong thế giới các loại hạt dinh dưỡng.
Điểm nổi bật kế đến và rất hiếm gặp là thành phần vitamin E tự nhiên đặc biệt rất cao (207mg/100g). Chính điều này góp phần tạo nên thương hiệu “bất bại” cho hạt sachi. Dược tính của vitamin E tự nhiên không chỉ an toàn mà còn cao hơn hẳn so với vitamin E tổng hợp (viên nang hoặc dạng chiết xuất).
Các sản phẩm từ hạt sachi như: hạt sacha inchi rang muối, socola đen hạt sacha inchi, socola sữa hạt sacha inchi, dầu sacha inchi tinh khiết. Ngoài omega 3-6-9 (DHA, EPA) hạt sacha inchi rang còn chứa nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt cần thiết với phụ nữ mang thai như: Fe, Zn, Mg, Canxi, Protein, Chất xơ, …
Tác dụng hạt sachi đặc biệt quan trọng đối với mẹ và bé
1. Tác dụng hạt sachi đến sự phát triển trí não của bé.
Trong omega 3 chứa cả 2 acid béo bao gồm DHA và EPA, DHA chiếm 1/4 lượng chất béo trong não, một tỉ lệ rất cao trong chất xám của não và võng mạc, là một trong những thành phần cấu trúc của màng tế bào thần kinh, cần thiết cho sự phát triển cơ năng nhận thức, thị giác, sự trao đổi chất của cơ thể, giúp chống lại bệnh tật. Bản thân hạt sachi đã chứa hàm lượng omega 3 cao hơn dầu cá, vì thế tác dụng hạt sachi chính là bổ sung DHA giúp hình thành và phát triển não bộ ở thai nhi và trẻ nhỏ, hoàn thiện và phát triển chức năng nhìn của mắt, duy trì sức khỏe tầm nhìn và não bộ, chống cận thị cũng như thoái hóa não khi lớn tuổi.
2. Tác dụng hạt sachi cho sức khỏe và sắc đẹp của người mẹ.
Vitamin rất cần thiết cho sự sống, nó đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình chuyển hóa của cơ thể như quá trình đồng hóa và sử dụng các chất dinh dưỡng, xây dựng tế bào và tổ chức cơ thể. Khi ta stress, cơ thể sẽ sản sinh ra gốc tự do những gốc này là tác nhân gây nên ung thư. Trong khi đó, vitamin E giúp chống lại các tê bào tự do đó, tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật, giảm các cơn đau chuột rút, đau nhức cơ bắp, đau bụng cho mẹ. Thiếu vitamin E là nguyên nhân của nhiều rối loạn chuyển hóa quan trọng.
Ngoài tác dụng hạt sachi bổ sung vitamin E cho bên trong cơ thể, sử dụng dầu sacha inchi bôi bên ngoài lên da và tóc trong quá trình mang thai còn giúp mẹ giảm rụng tóc trong và sau sinh, dưỡng ẩm da, da dẻ hồng hào, làm mờ các vết thâm, rạn trên da thường gặp trong thai kỳ.
3. Tác dụng hạt sachi trong việc giảm nguy cơ sinh non.
Khi mang thai, người mẹ cần gấp đôi lượng chất sắt so với bình thường vì cơ thể người mẹ sử dụng sắt để tạo thêm máu cho em bé. Tuy nhiên, khoảng 50% phụ nữ mang thai không có đủ khoáng chất quan trọng này. Ăn thực phẩm giàu chất sắt và uống thêm viên sắt khi bác sĩ khuyến cáo có thể giúp kiểm soát mức chất sắt của bạn. Cung cấp đủ sắt để ngăn ngừa tình trạng quá ít tế bào hồng cầu gọi là thiếu máu do thiếu sắt, có thể khiến người mẹ cảm thấy mệt mỏi, chống mặt. Ngoài ra bị thiếu máu có thể khiến bé được sinh ra thiếu ký hoặc sinh non.
Thực phẩm giàu sắt thường có trong các loại hạt hạnh nhân, , hạt điều, dưa hấu, lựu đỏ, rau bina, ức gà, gan, cá,…
4. Tác dụng hạt sachi trong việc hỗ trợ đường ruột.
Khi mang thai mức độ progesterone tăng, tử cung mở rộng có thể làm giãn cơ ruột và làm chậm quá trình tiêu hóa của người mẹ. Thêm vào đó tác dụng làm cứng phân của thuốc viên sắt (thường được kê đơn trong thời gian mang thai) là những nguyên nhân khiến phụ nữ trong quá trình mang thai dễ bị táo bón.
Táo bón ngoài việc không thoải mái, nó còn có nguy cơ gây ra bệnh trĩ. Bổ sung chất xơ là tác dụng hạt sachi có thể giúp người mẹ phòng ngừa táo bón, ngoài ra bổ sung chất xơ là rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của cả mẹ lẫn con trong thai kỳ và sau khi sinh.
Các tác dụng hạt sachi giúp mẹ khỏe con thông minh
5. Tác dụng hạt sachi giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Bệnh tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra trong thai kỳ. Người mẹ có lượng đường trong máu cao trong giai đoạn mang thai, sau khi em bé sinh ra, tiểu đường thai kỳ thường biến mất, nhưng cũng có khả năng phát triển thành bệnh tiểu đường loại 2
Khi mang thai, nhau thai làm cho các kích thích tố có thể dẫn đến sự tích tụ glucose trong máu của người mẹ, khi cơ thể không thể sản xuất đủ insulin để xử lý, lượng đường trong máu sẽ tăng lên và có thể gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.
Tác dụng hạt sachi giàu chất xơ đặc biệt có lợi trong thai kỳ vì chúng giúp ngăn ngừa sự không dung nạp glucose tránh được bệnh tiểu đường thai kỳ. Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland chế độ ăn nhiều chất xơ trong khi mang thai cũng có thể giúp giảm nguy cơ phát triển các tình trạng như huyết áp cao và tiền sản giật. Hiệp hội mang thai Mỹ khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai bổ sung 25-30 gam chất xơ mỗi ngày.
6. Tác dụng hạt sachi cung cấp canxi cho xương và răng chắc khỏe
Tất cả mọi người đều cần bổ sung canxi mỗi ngày, vì cơ thể không thể tự sản sinh được mà cần phải bổ sung từ thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng, phụ nữ mang thai có nhu cầu canxi tăng lên trong ba tháng cuối thai kỳ cho sự phát triển xương của thai nhi. Việc bổ sung canxi thường gặp khó khăn ở người bị dị ứng với sữa, không dung nạp lactose, ăn thuần chay. Một phương án thay thế hữu hiệu là hạt sachi và duy nhất chỉ có hạt sachi mới có lượng canxi tự nhiên cao đến vậy. Ăn mỗi ngày để bổ sung canxi mà không kén người dùng và không tác dụng phụ chính là tác dụng hạt sachi.
7. Tác dụng hạt sachi khi nhu cầu protein tăng cao trong thai kỳ.
Khi mang thai, toàn thân người mẹ đều thay đổi, việc cơ thể đang hình thành một cơ quan hoàn toàn mới, tức là nhau thai. Sự hình thành thai nhi, khiến cơ thể thay đổi và phát triển theo bước nhảy vọt, đòi hỏi lượng protein cao để phát triển các mô và cơ quan mới.
Trong hạt sachi gần 60% là protein có gốc được xem là gần với đạm động vật nhất. Nhiều phương pháp ăn thực dưỡng hỗ trợ điều trị ung thư chính là thay thế protein động vật thành thực vật. Vậy tác dụng hạt sachi đối với phụ nữ mang thai chính là bổ sung protein để vận chuyển oxy trong máu, tạo kháng thể cho hệ thống miễn dịch, giúp cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường.
8. Tác dụng hạt sachi trong việc giảm trầm cảm sau sinh.
Lượng omega-3 trong phụ nữ mang thai thường giảm xuống vì các axit thiết yếu được chuyển từ mẹ sang thai nhi trước khi sinh để giúp em bé phát triển. Sau khi sinh, người mẹ lại cho con bú, vì thế một lần nữa chuyển omega-3 cho em bé và làm cạn kiệt nguồn cung của người mẹ. Kết hợp với những thay đổi của cơ thể, những áp lực từ việc gia đình hay việc nuôi dạy con, thức khuya, mất ngủ,… khiến phụ nữ sau khi sinh có thể đối mặt với chứng trầm cảm, tác dụng hạt sachi là giúp bổ sung hàm lượng omega-3 vốn thiếu hụt trở lại mức bình thường.
Giai đoạn nào khi mang thai có thể bổ sung hạt sachi vào chế độ ăn?
Nên dùng các sản phẩm từ hạt sacha inchi (hạt sachi) khoảng 6 tháng trước khi thụ thai, để cơ thể hình thành cấu trúc của các axit béo thiết yếu hoàn thiện. Dùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ là rất quan trọng, vì não và hệ thần kinh là một trong những thứ đầu tiên phát triển trong phôi thai. Chế độ ăn uống của các bà mẹ mang thai là nền tảng lâu dài đối với sức khỏe và sự triển toàn diện của trẻ sau này.
10 thành phần dinh dưỡng của hạt sachi bạn nên biết.
Sử dụng trung bình 28g tương đương 30 hạt/ mỗi ngày để bổ sung 13.2g chất béo không bão hòa (Omega 3-6-9) cho chơ thể.
Vì sao hạt sachi được nhiều nơi trên thế giới tìm mua đặc biệt là Hàn Quốc? Các sản phẩm được làm từ hạt sacha inchi (hạt sachi) Cách dùng dầu sachi làm món miến trộn Hàn Quốc thơm ngon bổ dưỡng
Nội dung bài viết thuộc về chúng tôi mọi hình thức sao chép vui lòng ghi rõ nguồn.
Công Dụng Của Mè Đen Đối Với Phụ Nữ Mang Thai
Mè đen hay còn gọi là vừng đen là một thực phẩm cực kỳ dinh dưỡng và là một vị thuốc chữa được khá nhiều bệnh phổ biến. Theo chuyên gia thực phẩm nghiên cưu cho thấy rằng ăn thức phẩm có màu đen như mè đen, đậu đen, gà ác… có thể điều tiết được khả năng sinh lý, kích thích hệ thống bài tiết, tuần hòa và làm tang lượng hồng cầu giúp làn da tươi trẻ và kéo dài tuổi thọ.
Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến hết những tác dụng mà mè đen mang lại và nhất là đối với phụ nữ có thai. Hiểu được điều này, chúng tôi xin gởi đến bạn bài chia sẻ Công dụng của mè đen đối với phụ nữ mang thai để từ đó bạn có thể giữ gìn sức khỏe cho chính bản thân bạn và những người thân trong gia đình.
Dinh dưỡng có trong mè đen
Trong hạt vừng đen có chứa nhiều dưỡng chất như protein (chất đạm), lipit (chất béo), gluxit (chất đường bột), Kcalo nhiệt lượng, canxi, photpho, sắt; và các vitamin như: B1, Vitamin B2, niacin. Ngoài ra còn có folic acid, saccharose, pentose, hắc sắc tố… Đặc biệt, hàm lượng vitamin E trong hạt vừng rất lớn, đứng hàng đầu trong các loại thực phẩm, trong 100g vừng đen có tới 5,14mg vitamin E.
Vitamin E có tác dụng chống o-xy hoá, ngǎn chặn sự phá hủy tế bào của các gốc tự do, cải thiện tuần hoàn máu, phòng trị bệnh xơ vữa động mạch và tai biến mạch máu não, làm chậm quá trình lão suy, tǎng cường sự phân tiết của tuyến sinh dục và dịch vị, điều hòa trung khu thần kinh và dự phòng bệnh đục nhân mắt.
Các acid béo chưa bão hòa trong dầu vừng như linoleic acid, palmitic acid và lecithin có giá trị dinh dưỡng cao, rất dễ được cơ thể hấp thụ và sử dụng. Đặc biệt chúng còn có tác dụng điều tiết lượng cholesterol trong máu, giúp cơ thể tiêu trừ những chất trầm tích trên thành động mạch và duy trì tính đàn hồi của huyết quản.
Niacin (nicotinic acid) có tác dụng xúc tiến quá trình trao đổi chất trong tế bào, duy trì tính đàn hồi của huyết quản, tǎng cường chức nǎng vi tuần hoàn của máu, phòng trị bệnh xạm da, da khô và viêm khoang miệng.
Những công dụng của mè đen đối với phụ nữ mang thai
Với những công dụng của vừng đen, các chuyên gia khuyên rằng, bà bầu có thể ăn vừng đen trong quá trình mang thai. Dinh dưỡng của vừng đen chứa những dưỡng chất rất có lợi cho thai nhi.
Công dụng giúp chữa táo bón của mè đen đối với phụ nữ mang thai
Bài 1: Vừng đen, đại táo, xuyên khung, đương quy, bá tử nhân, mỗi vị 8g. Thục địa, bạch thược mỗi vị 12g. Tất cả cho vào ấm sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Vừng đen 200g, hà thủ ô đỏ, kỳ tử, long nhãn, tang thầm (quả dâu), bá tử nhân (hạt trắc bá) mỗi vị 100g, mật ong vừa đủ. Tán bột làm viên, mỗi ngày uống 10-20 viên, có thể dùng ở dạng thuốc sắc liều thích hợp.
Công dụng chữa sản phụ thiếu sữa của mè đen đối với phụ nữ mang thai
Nếu các bạn bị thiếu sữa sau khi sinh con thì đây cũng không phải là trường hợp hiếm thấy nên các bạn đừng quá lo lắng. Với 2 bài thuốc sau đây từ mè đen sẽ giúp các bạn lấy lại được bầu sữa cho đứa con thân yêu của mình:
Bài thuốc 1: Vừng 30g giã nhỏ, tằm rang khô 10g nghiền vụn (có thể theo tỷ lệ này làm nhiều, bảo quản tốt để dùng dần). Cả 2 thứ đem trộn với đường đỏ (vị vừa ăn), đổ nước sôi vào, đậy nắp kín, sau 10 phút thì uống. Mỗi ngày uống 1 lần lúc đói. Chỉ uống 2 ngày là sữa bắt đầu ra, uống sau 4 ngày thì sữa ra đều và đủ cho con bú.
Bài thuốc 2 : Lấy 30g vừng đen giã nhỏ; cùng với gạo tẻ (chừng 50-60g) cho vào nước nấu nhừ thành cháo mà ăn. Món cháo này vừa có tác dụng lợi sữa, vừa nhuận tràng, thích hợp với phụ nữ sau khi sinh bị táo bón, và không đủ sữa cho con bú.
Công dụng chữa đầy chướng bụng của mè đen đối với phụ nữ mang thai
Bài thuốc 1: Khi các chị em phụ nữ đang mang thai mà có cảm giác ậm ạch sau mỗi lần ăn lại bị đầy bụng, bí bách, chướng hơi và không tiêu. Các chị em chĩ cần lấy một ít mè đen giã nhỏ nẩu với cháo và 1 vỏ quả quýt khô có thể nêm thêm gia vị để vừa ăn. Với bài thuốc này các bạn chỉ cần ăn một vài lần sẽ khỏi.
Bài thuốc 2: Với bài thuốc này thì rất dễ làm bạn chỉ cần lấy một chén mè đen nấu loãng lên như cháo, khi gần chín thì có một muỗng cà phê mật ong. Bài thuốc này chia làm 2 lần ăn trong ngày, ăn độ chừng 3 -5 ngày sẽ khỏi bệnh.
Công dụng giúp sinh thường dễ dàng của mè đen đối với phụ nữ mang thai
Với nhiều chị em phụ nữ thì sinh được một đứa con khỏe mạnh là một niềm vui và hạnh phúc nhưng cũng là một một sự kinh hoàng kho thời gian đau đẻ kéo dài gây nên sự đau đớn và mệt mọi. Trong dân gian lưu truyền rằng nếu các bạn ăn mè đen thường xuyên và đặc biệt là món chè mè đen sẽ giúp các bạn có thể chuyển dạ nhanh, rút ngắn thời gian đau đẻ khiến mẹ bầu vượt qua “cửa ải” này nhanh chóng hơn.
Cùng với những chia sẻ về công dụng của mè đen đối với phụ nữ mang thai sẽ giúp các bà mẹ trẻ tương lai có cái nhìn tổng quát để tự bảo vệ sức khỏe mình và thai nhi.
Ăn Hải Sản Tốt Hay Không Đối Với Phụ Nữ Mang Thai
Hải sản bao gồm cá, tôm, cua, sò… cung cấp rất nhiều dưỡng chất có lợi bao gồm protein, ít chất béo bão hòa và rất giàu axit omega-3 tốt cho sức khỏe. Khi bạn mang thai, hải sản là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống tuy nhiên ăn hải sản sao cho hợp lý và vừa đủ để không gây hại cho thai phụ và em bé thì không phải bà mẹ nào cũng biết
Hải sản bao gồm cá, tôm, cua, sò… cung cấp rất nhiều dưỡng chất có lợi bao gồm protein, ít chất béo bão hòa và rất giàu axit omega-3 tốt cho sức khỏe. Khi bạn mang thai, hải sản là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống tuy nhiên ăn hải sản sao cho hợp lý và vừa đủ để không gây hại cho thai phụ và em bé thì không phải bà mẹ nào cũng biết
Lợi ích của hải sản
Chất béo omega 3 dồi dào trong đồ ăn biển cung cấp dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai và giúp trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh. Một nghiên cứu năm 2002 được công bố trên tạp chí Y học Anh phát hiện ra rằng phụ nữ mang thai ăn cá trong tam cá nguyệt thứ nhất giúp giảm nguy cơ bị sinh non và nhẹ cân.
Hải sản cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho bà bầu
Các nghiên cứu khác cũng cho ra kết quả, omega 3 giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Và một báo cáo khác năm 2007 tại Lancet – một tạp chí y tế danh tiếng – cũng cho biết, bà bầu ăn nhiều cá giúp tăng khả năng thông minh ở trẻ. Thậm chí nghiên cứu còn chỉ ra rằng nếu thai phụ không bổ sung đồ biển trong quá trình mang thai, có thể làm chậm quá trình phát triển trí não của thai nhi.
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 340 gram hải sản nấu chín mỗi tuần. Chú ý rằng cá phải được nấu chín trên 100 độ C và phải được vệ sinh diệt khuẩn trước khi chế biến. Các loại dầu cá như: cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá trích rất giàu axit béo omega-3. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế ăn cá ngừ đóng hộp vì những lo ngại về hàm lượng thủy ngân cao. Những loại hải sản khác bà bầu nên bổ sung là tôm, cá nước ngọt, cua, ốc…
Những điều cần tránh
– Bà bầu cần tuyệt đối tránh đồ ăn biển sống
– Bà bầu cần tuyệt đối tránh ăn những đồ ăn biển sống, tái chín vì trong đồ ăn sống có chứa rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng bao gồm Salmonella, Toxoplasmosis, sán… có hại cho sức khỏe. Thực phẩm để đông lạnh rồi nấu chín sẽ tiêu diệt các loại ký sinh trùng và an toàn cho việc sử dụng.
– Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), phụ nữ mang thai, chuẩn bị mang thai và đang cho con bú nên hạn chế các loại cá như cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát vì chúng có chứa hàm lượng thủy ngân rất cao – đặc biệt gây tổn thương cho trẻ em đang còn bú sữa mẹ.
Tìm hiểu về thủy ngân trong hải sản
Thủy ngân là một kim loại (dạng chất lỏng) có mặt tự nhiên trong môi trường gây ô nhiễm không khí của chúng ta. Một lượng thủy ngân nhỏ trong ao, hồ, suối, biển tích tụ lại trong nước biến thành methylmercury – một chất độc hấp thụ dần dần vào các loại động thực vật sống dưới nước. Hầu hết các loại hải sản đều có chứa thủy ngân nhưng chỉ khác mức độ ít nhiều. Những loại cá chứa nhiều nồng độ thủy ngân bao gồm: cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát, cá ngừ đóng hộp.
Methylmercury có thể gây hại cho thai nhi và trẻ sơ sinh đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần chú ý cẩn thận khi ăn hải sản. Thủy ngân cũng có thể tích tụ trong cơ thể con người vì vậy trước khi mang thai 3 tháng, bạn không nên sử dụng những loại cá chứa nồng độ thủy ngân cao nói trên.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bà bầu ăn phải cá nhiễm thủy ngân cao?
Khi bạn ăn phải cá nhiễm thủy ngân cao, methylmercury sẽ đi tới nhau thai làm suy giảm khả năng phát triển của hệ thần kinh và não bộ thai nhi. Thậm chí kỹ năng nhận thức như trí nhớ và mức độ tập trung, ngôn ngữ, kỹ năng vận động và khả năng nhìn cũng bị ảnh hưởng. Những phụ nữ mang thai và đang nuôi con nhỏ khi hấp thu lượng methylmercury lớn đều nguy hiểm hơn người bình thường.
Bà bầu nên ăn hải sản như thế nào?
Bà bầu nên ăn nhiều loại hải sản khác nhau như tôm, cua, cá… và thay đổi liên tục trong tuần.
Một tuần chỉ nên ăn khoảng 340 gram hải sản.
Những loại cá giàu omega 3 và ít thủy ngân bao gồm: cá, tôm nước ngọt, cá hồi, các mòi, cá trích…
Phải chế biến và nấu chín thực phẩm trước khi sử dụng.
Lưu ý: Không nên ăn quá hàm lượng trên trong tuần vì phần lớn đồ hải sản thường mặn do vậy sẽ không tốt cho quá trình mang thai. Có thể gây ra phù nhiều ở cuối thai kỳ hoặc có hại cho những thai phụ bị bệnh cao huyết áp, tim mạch v.v.
Benh.vn (Theo MYC)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hàm Lượng Acid Folic Bao Nhiêu Là Đủ Với Phụ Nữ Mang Thai? trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!