Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Pháp Cải Thiện Đau Đầu Cho Phụ Nữ Sau Sinh mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đau đầu là chứng bệnh thường gặp ở các bà mẹ sau sinh. Thời điểm này, phụ nữ thường có sức đề kháng yếu, ăn uống thiếu chất, hay lo âu, căng thẳng, khiến tình trạng đau đầu dễ trở nặng. Vậy đâu là giải pháp để cải thiện đau đầu sau sinh một cách an toàn và hiệu quả? Một số “mẹo” chữa đau đầu sau đây sẽ giúp các chị em.
Vì sao phụ nữ sau sinh thường bị đau đầu?
Đau đầu ở phụ nữ sau sinh còn được gọi là chứng “đau đầu đông” hay hậu sản thống phong. Do sức khỏe vốn yếu lại vừa trải qua quá trình sinh nở, mẹ bị tổn hao khí huyết nhiều nên hay gặp các chứng như đau đầu, bứt rứt từng cơn hai bên thái dương, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, trầm cảm, huyết áp thấp…
Stress
Đây là tình trạng phổ biến ở phụ nữ sau sinh, cũng là nguyên nhân gây đau đầu. Nhất là với các mẹ vừa sinh con lần đầu, thiếu kinh nghiệm chăm sóc trẻ, hay lo lắng quá mức và thường không hài lòng về sự chăm sóc của mình và những người xung quanh nên hay stress, thức khuya, ngủ không đủ giấc. Đồng thời do thay đổi hormone khiến chị em sau sinh lúc nào cũng cảm thấy lo âu, căng thẳng thần kinh gây ra những cơn đau đầu.
Ứ đọng huyết độc
Khi bị ứ đọng huyết độc, chị em sẽ cảm nhận những đau đầu dữ dội, cảm giác cắn buốt trong óc, nhiều mẹ cảm thấy đau đớn không thể chịu đựng được. Bệnh ngày càng nặng và người bệnh có thể đột nhiên ngã nhào, chân tay co quắp, rất nguy hiểm.
Thiếu máu
Ngoài lượng máu rất lớn mất đi trong quá trình mang thai và sinh nở. Trong khoảng thời gian sau sinh, sự bong tróc các tế bào niêm mạc tử cung vẫn tiếp tục khiến người mẹ chảy máu. Nếu không được nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tái tạo lượng máu bị mất đi sẽ gây ra tình trạng thiếu máu. Thiếu máu cũng gây nên triệu chứng đau đầu của phụ nữ sau sinh.
Tác dụng phụ của thuốc
Nếu mẹ sinh mổ, thủ thuật gây tê ngoài màng cứng và tác động sau gây tê của thuốc cũng làm mẹ bị đau đầu. Tùy vào sự đáp ứng thuốc và khả năng chống lại các tác dụng phụ của thuốc sẽ gây ra các cơn đau đầu dài, ngắn khác nhau. Thông thường cảm giác đau đầu sẽ mất sau 3-4 ngày đến vài tuần.
Tác động liên tục của gốc tự do
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra, gốc tự do tăng sinh liên tục do quá trình chuyển hóa của cơ thể và tác động từ cuộc sống hiện đại (đặc biệt là sang chấn tâm lý, căng thẳng, stress thường xuyên) chính là “gốc rễ” của các cơn đau đầu.
Tại não, gốc tự do tấn công làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu, thúc đẩy quá trình hình thành mảng xơ vữa, cản trở máu lên não. Khi lượng máu lên não ít, não “phản ứng” lại bằng cách gây ra cảm giác đau. Bên cạnh đó, gốc tự do phối hợp với các hóa chất trung gian sinh ra trong quá trình chuyển hóa ở não theo cơ chế phức tạp gây viêm, dẫn đến rối loạn vận mạch, khiến mạch máu não giãn nở, biến đổi bất thường gây nên cơn đau đầu.
Phân loại và triệu chứng thường gặp
Đau đầu xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng được chia thành 2 nhóm: đau đầu nguyên phát và đau đầu thứ phát với các triệu chứng đi kèm như sau:
Đau đầu nguyên phát
Đau đầu thường được xem là triệu chứng hơn là bệnh, đau đầu gây khó chịu và đau ở vùng vòm sọ, đau đầu nguyên phát thường đến từ những nguyên nhân sau:
Đau nửa đầu (migraine): Đây là triệu chứng gây đau đầu dữ dội, có thể xảy ra ở một hay hai bên đầu, và đi kèm với triệu chứng: Mắc ói, ói, nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng và gây ra các rối loạn thị giác như: tạo ra điểm mù và tê liệt. Những cơn đau nửa đầu thường xuất hiện khi nội tiết tố có sự thay đổi (giai đoạn sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh) hay môi trường ồn ào, ô nhiễm cũng gây nên tình trạng này.
Đau đầu vì căng thẳng: Cơn đau đầu xảy ra với nhiều mức độ từ nhẹ đến trung bình và lan dần ra khắp vùng đầu. Cơn đau đầu có thể xảy ra vài chục phút nhưng có khi kéo dài cả tuần. Chứng đau đầu sau sinh thường do căng cơ, mất nước hoặc tinh thần chịu áp lực, căng thẳng quá mức.
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng đau đầu của chị em sau sinh
Đau đầu thứ phát
Sau sinh thường bị đau đầu vì một số nguyên nhân phát sinh sau:
Tiền sản giật sau sinh: Đây là tình trạng có nguy cơ xảy ra cao ở những chị em bị cao huyết áp, tăng protein trong nước tiểu sau khi sinh. Cơn tiền sản giật có thể gây ra đau đầu, đau bụng, mắc ói, thị lực thay đổi, và giảm tần suất tiểu tiện. Tiền sản giật có thể dẫn đến co giật, hôn mê hoặc thậm chí tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời. Những cơn đau đầu do tiền sản giật sau sinh có thể gây đau nhức từng đợt, xuất hiện cả hai bên đầu và càng nặng hơn khi hoạt động thể chất, lao động gắng sức.
Tụ máu dưới màng cứng: Đây là một tác dụng phụ nếu sản phụ dùng thuốc gây tê khi sinh. Việc sử dụng thuốc gây tê màng cứng hay tủy sống là nguyên nhân màng cứng bị tổn thương. Trường hợp máu bị tụ dưới màng cứng sẽ gây đau đầu dữ dội khi đứng hoặc ngồi. Những cơn đau này thường đi kèm với các triệu chứng như mắc ói, ói, cổ bị cứng, thị lực và thính lực bị thay đổi.
Đau đầu sau sinh kéo dài bao lâu?
Đây là thắc mắc của rất nhiều chị em. Theo ý kiến của các chuyên gia, các cơn đau đầu sau sinh thường sẽ ko còn sau 6 tuần sau sinh. Song, với những người đau đầu sau sinh do nguyên nhân thứ phát thì có thể kéo dài hơn và cần có biện pháp điều trị đúng cách. Tình trạng đau đầu sau sinh thường do những thay đổi từ bên trong cơ thể người mẹ nên rất khó để phòng ngừa, mà cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt để tránh làm tình trạng đau đầu trở nên nặng hơn.
Các mẹo chữa đau đầu sau khi sinh
Nếu những cơn đau đầu không quá tầm trọng, hoặc trong trường hợp chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ không thể sử dụng thuốc để điều trị chứng đau nửa đầu thì chị em có thể áp dụng một số “mẹo” sau đây:
Dùng túi chườm nóng: Dùng túi chườm nóng trực tiếp lên vùng thái dương, cổ có thể giảm bớt triệu chứng đau đầu nhanh chóng.
Sử dụng nước ấm để tắm là phương pháp giảm đau đầu cho cho chị em sau sinh. Lưu ý, là không nên tắm nước quá nóng và tắm quá lâu.
Chị em nên ngủ đủ giấc 7-10h/ngày. Nên có thời gian thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý, nên massage vùng đầu và cổ giúp máu được lưu thông tốt hơn, giảm chứng đau đầu hiệu quả.
Mẹ bỉm cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn uống đa dạng, đầy đủ các nhóm chất (chất bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất), và nên bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt: thịt đỏ, thịt gà, gan, các loại đậu, rau bina, bông cải xanh…. Uống đủ nước mỗi ngày (2-2,5 lít/ngày), có thể bổ sung thêm nước trái cây tươi, cần nói “không” với nước có ga, nước ép đóng chai, thực phẩm chế biến sẵn.
Thường xuyên tập các môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức như: đi bộ, yoga, bơi lội, thiền…. vừa giúp máu lưu thông tốt, vừa giúp tinh thần thêm sảng khoái, cải thiện được các cơn đau đầu khó chịu.
Nên tránh các sang chấn tinh thần (cãi vã, đau buồn, lo sợ…) trong giai đoạn nuôi con nhỏ. Cảm giác tiêu cực sẽ hủy hoại niềm vui khi có con và làm cho cuộc sống của mẹ tệ hơn từng ngày. Hãy trở thành mẹ thông thái bằng cách trang bị kiến thức làm mẹ vững vàng và tìm sự giúp đỡ của người thân, để mẹ có thể nghỉ ngơi, tận hưởng những giây phút ngọt ngào bên thiên thần nhỏ.
Bổ sung tinh chất thiên nhiên cải thiện đau đầu an toàn, hiệu quả
Trường hợp mẹ sau sinh không nuôi con bằng sữa mẹ hoặc con đã dứt sữa có thể sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên có khả năng chống gốc tự do như OTiV.
Gốc tự do cùng với các hóa chất trung gian được sinh ra trong quá trình chuyển hóa ở não theo cơ chế phức tạp là nguyên nhân gây viêm, làm rối loạn vận mạch, khiến mạch máu não giãn nở, biến đổi bất thường gây nên cơn đau đầu. Bổ sung tinh chất chống gốc tự do sau khi cai sữa cho bé là phương pháp hiệu quả giúp các bà mẹ sau sinh phòng ngừa và cải thiện đau đầu cho mình.
OTiV chứa bộ đôi tinh chất quý Blueberry và Ginkgo Biloba tạo ra hiệu quả ưu việt chống gốc tự do, cải thiện hiệu quả bệnh đau đầu
Hai hoạt chất sinh học quý Anthocyanin và Pterostilbene có trong Blueberry (nguồn gốc từ Bắc Mỹ) được biết đến với ưu điểm nổi trội chống gốc tự do. Hai hoạt chất này có trọng lượng phân tử nhỏ, dễ dàng vượt qua hàng rào máu não vừa trung hòa gốc tự do, đồng thời kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên của cơ thể. Khi kết hợp thêm Ginkgo Biloba, bộ đôi này, góp phần ngăn chặn quá trình xơ vữa mạch máu, chống lại quá trình viêm và nuôi dưỡng mạch máu não, giúp phòng và cải thiện hiệu quả bệnh đau nửa đầu. Ngoài ra, tinh chất thiên nhiên từ Blueberry và Ginkgo Biloba còn cải thiện mất ngủ, stress – những yếu tố kích hoạt đau đầu, đau nửa đầu.
Phụ Nữ Sau Sinh Bị Đau Đầu Gối Nên Làm Gì Là Tốt Nhất?
Phụ nữ sau sinh bị đau đầu gối nguyên nhân do đâu?
Theo Hilda Hutcherson, MD, (giáo sư sản khoa và phụ khoa Đại học Columbia) cho biết, đau đầu gối thường biến mất một khoảng thời gian sau đó không lâu ngay sau khi phụ nữ sinh con. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn xuất hiện có thể do một số nguyên nhân sau đây.
Sau sinh bị đau đầu gối cũng có thể là do các dây chằng vẫn còn lỏng lẻo trong một vài tháng đầu sau khi sinh. Do đó, khi mẹ chuyển động, các dây chằng thường co giãn và gây đau nhức vùng đầu gối.
Thêm vào đó, lý do mà hầu hết các bà mẹ phải đối mặt với tình trạng đau khớp gối sau sinh đó là trong thời kỳ mang thai, trọng lượng thai nhi tăng lên liên tục trong suốt thai kỳ. Chính vì vậy, cơ thể phải cố gắng hết sức để mang trọng lượng này và dồn một áp lực lớn lên khớp gối, gây đau khớp gối. Dù sau khi sinh xong, cơ thể trở về tình trạng ban đầu thì cơn đau nhức vùng đầu gối vẫn còn kéo dài một khoảng thời gian sau đó.
Bên cạnh đó, một số bà mẹ sau sinh bị đau đầu gối là do gặp phải các vấn đề về xương khớp như bệnh viêm khớp cấp tính hoặc mãn tính. Đây chính là lý do, khớp gối trở nên đau nhức dữ dội hơn sau khi sinh.
Ngoài ra, bà mẹ có tiền sử chấn thương khớp gối, cơn đau nhức có thể tái phát trở lại sau khi sinh con.
Mặt khác, một số phụ nữ trong giai đoạn mang thai nếu không thường xuyên tập luyện các bài tập dành cho thai phụ thì sau khi sinh con nguy cơ bị đau đầu gối hay các khớp xương khác xảy ra khá cao.
Phụ nữ sau sinh bị đau đầu gối nên làm gì là tốt nhất?
Các cơn đau nhức đầu gối gây ra sau sinh thường khiến chị em mệt mỏi và gây ảnh hưởng đến vấn đề chăm sóc con cái. Mẹ bầu không cần phải sống với cơn đau nhức đầu gối thời kỳ hậu sản chỉ cần bạn áp dụng ngay những cách giúp giảm đau đầu gối sau đây.
1/ Nghỉ ngơi
Sau khi sinh xong cơ thể mẹ cần được nghỉ ngơi để giúp phục hồi lại chức năng và tăng sức đề kháng. Đặc biệt, khớp gối cũng cần được thư giãn sau thời gian bị đè nén.
2/ Tập thể dục thể thao thường xuyên
2/ Thay đổi thói quen sinh hoạt và chăm sóc con
Tắm cho con: Các bà mẹ đều mong muốn giảm đau nhức đầu gối sau sinh. Do đó, cách tốt nhất để khắc phục hiện tượng này, trong quá trình tắm cho con, các mẹ không nên quỳ gối trong thời gian dài. Tốt nhất, chị em nên đặt một chiếc khăn cuộn dưới gối hoặc bạn cũng có thể sử dụng bồn tắm cao và thực hiện tắm cho con trong thư thế đứng thay vì quỳ, giúp cải thiện bệnh.
Bế con: Để tránh đau đầu gối khi bế con từ trong nôi hay dưới sàn lên, các mẹ cũng cần biết cách bồng bế tránh gây ảnh hưởng đến xương khớp. Theo Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Damian McClelland (Giám đốc lâm sàng Bupa UK) cho biết, mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ có cách bồng khác nhau. Tuy nhiên, khi cúi xuống bồng con, các mẹ không nên cúi gập người xuống để bế bé lên, tránh gây uốn cong lưng và khiến các bắp chân, dây chằng vận động căng ra, gây đau nhức. Tốt nhất, mẹ nên ngồi thấp xuống và đặt bé vào lòng ngực rồi từ từ nâng lên. Sau khi nhấc bé lên, các bạn nên di chuyển nhẹ nhàng, bởi điều này sẽ giúp bảo vệ đầu gối và lưng của bạn khỏi những tác động không mong muốn xảy ra.
Lựa chọn giày phù hợp: Giày dép là một trong món hàng không thể thiếu của chị em, đặc biệt là giày cao gót. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu gối nhất là đau đầu gối sau khi sinh. Do đó, để cải thiện hiện tượng sau sinh bị đau đầu gối ở các chị em, bác sĩ Hilda Hutcherson khuyến khích các mẹ nên lựa chọn những đôi giày có đệm lót và vòm để giúp giảm sốc đối với đầu gối khi di chuyển. Đồng thời, giúp đầu gối của bạn được thư giãn và thoải mái.
3/ Giảm trọng lượng cơ thể
4/ Thực hiện vật lý trị liệu
Các phương pháp điều trị bảo tồn như châm cứu, massage hoặc xoa bóp,… đều là các biện pháp hữu hiệu đối với những người bị đau nhức đầu gối sau khi sinh.
Massage: Liệu pháp xoa bóp đã được chứng minh giúp điều trị đau khớp gối và co cứng khớp, giúp cải thiện khả năng vận động, giảm thiểu tình trạng co cứng, mỏi gối sau sinh.
Châm cứu: Đây là thủ thuật sử dụng kim châm kích thích các huyệt đạo hoạt động giúp giảm đau khớp.
Liệu pháp nóng và lạnh: Người bệnh có thể sử dụng hai liệu pháp này thay thế cho nhau, giúp giảm đau khớp gối sau sinh khá hiệu quả. Các mẹ chỉ cần sử dụng một miếng đệm sưởi ấm đắp lên vùng khớp gối hoặc thư giãn bằng nước ấm cũng giúp xua tan cơn đau này.
5/ Thay đổi chế độ ăn uống
Bên cạnh việc châm cứu và áp dụng các liệu pháp thay thế, thực phẩm cũng chính là một trong những giải pháp giúp làm giảm đau nhức đầu gối sau khi sinh hiệu quả. Người bệnh nên cắt giảm hoặc loại bỏ chế độ ăn giàu hàm lượng gluten, bởi chất này sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, các mẹ nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất, nhất là vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng cho khớp gối và giảm thiểu tình trạng đau nhức.
6/ Bổ sung các chất giúp cải thiện tình trạng đau nhức
Sau sinh bị đau đầu gối là tình trạng khá phổ biến mà nhiều chị em gặp phải. Nếu đã thử áp dụng các biện pháp giảm đau trên mà không mang lại kết quả cao, các bạn nên cần sự can thiệp từ y tế. Bởi không phải giải pháp điều trị đau đầu gối nào cũng phù hợp với phụ nữ sau khi sinh.
Đau Thắt Lưng Ở Phụ Nữ Sau Sinh Thường, Mổ Phải Làm Sao
Bà bầu phải chịu rất nhiều vất vả trong thai kỳ từ chuyện ốm nghén, tăng cân cho đến đau lưng. Không những bị đau lưng khi mang thai mà sau khi sinh em bé cũng bị đau. Vì vậy bài viết này sẽ giúp chị em tìm hiểu và giải quyết tình trạng này
Đau lưng như thế nào là có thai
Đau thắt lưng và chậm kinh là hai biểu hiện đầu tiên của mang thai. Dĩ nhiên còn phải xét nhiều yếu tố khác nữa. Nếu chậm kinh từ 1 đến 2 tuần thì bạn nên dùng que thử thai, nếu xuất hiện hai vạch màu đỏ thì khả năng cao bạn đang có bầu.
Một số dấu hiệu khác giúp bạn nhận biết mình có bầu hay không là cơ thể thấy mệt mỏi, nhạy cảm với mùi, hay bị chuột rút, buồn nôn…
Triệu chứng đau lưng khi mới thụ thai
Ở giai đoạn đầu, bà bầu có nhiều biểu hiện khác lạ như buồn nôn, mệt mỏi và đau lưng khi mang thai tháng đầu. Nhiều chị em thấy đau mỏi khi ngồi hoặc làm việc lâu ở một tư thế thậm chí nhiều mẹ bị mất ngủ về đêm
Bệnh đau lưng ở phụ nữ mang thai gồm các kiểu sau đây:
Đau thắt lưng: đau mỏi các đốt xương sống ngang thắt lưng. Tình trạng này cũng có thể do trước khi mang thai bà bầu đã có thời gian bị đau ở phần eo. Đau có xu hướng nhiều hơn vào cuối ngày nếu mẹ bầu phải đứng hoặc ngồi quá lâu
Đau xương chậu: đau ở vùng đệm mặt sau xương chậu, sâu bên trong mông, có thể 1 hoặc cả hai bên mông hoặc mặt sau đùi.
Đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu
Tử cung và bụng to ra làm chèn ép cột sống khiến các cơ cột sống giãn ra từ đó gây đau. Có đến 80% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng đau thắt lưng trong 3 tháng đầu nên bạn không cần quá lo lắng
Với đau lưng khi mới mang thai tháng đầu, dây chằng vùng bụng bị nới lỏng, cơ bụng căng ra gây đau. Vị trí đau thường ở vùng nối xương chậu và cột sống. Biểu hiện đau có thể lan xuống chân.
Với đau lưng khi mang thai tháng thứ hai, cơ thể người mẹ bắt đầu thiếu hụt canxi làm cho xương khớp trở nên yếu dần. Vì vậy bà bầu nên bổ sung nhiều hải sản, các loại rau xanh, đậu vào trong khẩu phần ăn để bổ sung canxi. Ngoài ra bổ sung vitamin C, D và sắt cũng rất quan trọng
Đau lưng khi mang thai tháng cuối
Lúc này thai nhi đã phát triển gần như toàn diện đặc biệt là kích thước và trọng lượng. Điều này khiến vùng cột sống và xương chậu của mẹ bầu bị ảnh hưởng gây tình trạng đau lưng.
Mặt khác cơ thể thai phụ sản sinh ra nhiều loại hormon làm cho dây chằng xương chậu lỏng rồi mềm ra, kết cấu phần lưng cũng không được chắc chắn. Hiện tượng này có thể giúp thai phụ sinh em bé dễ hơn nhưng cũng gây ra những cơn đau rất khó chịu
Ngoài 3 giai đoạn chính trên ra thì khi có bầu đau lưng còn xuất hiện ở tháng thứ 4, tháng thứ 7 và nhiều thời điểm khác nữa
6 Cách trị đau lưng cho bà bầu
Đứng thẳng
Bà bầu thường có xu hướng để lưng kéo về phía trước thành tư thế võng lưng khiến các cơ lưng bị hụt, căng và gây đau. Động tác đứng thẳng người giúp các cơ kéo căng ra tự nhiên. Một tư thế tốt sẽ có tác dụng như một bài tập giảm đau vậy
Duỗi thẳng vùng lưng dưới
Các cơ bụng và lưng thường phối hợp với nhau để hỗ trợ nâng đỡ phần giữa cơ thể. Việc duỗi thẳng lưng giúp tăng cường các cơ lưng một cách an toàn trong suốt thai kỳ.
Tập yoga
Trong thời kỳ mang thai, bà bầu không nên vận động quá mạnh nhưng việc tập thể dục đặc biệt là các bài tập yoga là rất cần thiết. Việc ở lì một chỗ, lười vận động càng khiến tình trạng đau trở nên trầm trọng
Massage
Xoa bóp nhẹ nhàng vùng lưng giúp máu dễ lưu thông, bạn sẽ cảm thấy thỏa mái hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể chườm nóng hoặc lạnh giúp giảm nhức mỏi.
Từ bỏ đôi giày cao gót
Người bình thường đi giày cao gót đã thấy đau mỏi chứ chưa nói đến bà bầu. Đi giày cao gót khiến trọng lượng cơ thể dồn lên các ngón chân. Thay vào đó hãy chọn cho mình một đôi giày đế thấp, thỏa mái khi di chuyển
Dùng mẹo dân gian
Lá ngải cứu trộn với muối hạt rồi rang lên. Bọc hỗn hợp này vào khăn mỏng sau đó chườm vào vùng lưng bị đau vào buổi tối trước khi đi ngủ
Cách khác là lấy gừng rửa sạch, bỏ vỏ rồi ngâm trong rượu trắng khoảng nửa tháng. Dùng rượu này xoa bóp khi bị đau nhức
Bà bầu đau lưng có nên đấm lưng
Đây chắc hẳn là thói quen của nhiều người. Nhưng theo các chuyên gia thì điều này là không nên do có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn cho sức khỏe người mẹ trong thời kỳ mang thai.
Bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ sau sinh
Sinh mổ sẽ giảm bớt những cơn đau khi chuyển dạ nhưng sau đó lại để lại những cơn đau ở lưng kéo dài dai dẳng. Hiện tượng này xảy ra sau khi mổ do gây tê tủy sống, thiếu canxi sinh lý, vận động sau sinh sai cách và tư thế cho con bú không đúng.
Đau lưng sau sinh thường
Phụ nữ sau khi sinh thường bị tổn thương khí huyết, nếu không chú ý để giữ ấm cơ thể sẽ dễ bị gió lạnh tấn công, xâm lấn sức khỏe gây ra hiện tượng cơ thể thừa độ ẩm, đau đớn vùng lưng, xương khớp trên toàn cơ thể
Cách chữa đau lưng sau sinh
Khoảng 2 tháng sau khi sinh, khi sức khỏe đã ổn định trở lại thì các mẹ nên tập các động tác thể dục đơn giản nhẹ nhàng, phù hợp nhất là yoga. Ngoài ra đi bộ cũng là lựa chọn tốt.
Không nên xoay vặn cơ thể nhiều quá khi cho con bú mà hãy giữ bé gần với cơ thể nhất sau đó gập đầu gối lại rồi nâng bé với trọng lực dồn vào chân. Khi cho bé bú, mẹ nên ngồi thẳng lưng và khuyến khích mẹ thay đổi nhiều tư thế khác nhau
Bên cạnh đó massage nhẹ nhàng và chườm nóng vùng bị đau cũng là giải pháp tốt để giảm nhanh các triệu chứng đau nhức khó chịu
Hy vọng qua bài viết này, mẹ bầu không còn lo lắng với tình trạng đau lưng khi mang thai của mình nữa. Nếu cánh mày râu có đọc được thì hãy quan tâm chăm sóc và chia sẻ nhiều hơn với người vợ của mình.
Theo : chúng tôi
Phụ Nữ Mang Thai Bị Đau Đầu Có Nguy Hiểm?
Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu thường hay mắc phải một số triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào thể trạng, dưỡng chất được tiếp nhận và môi trường sống tác động kho mang thai. Một trong số những điều đó, thì phổ biến nhất của mẹ bầu vẫn là chứng bệnh bị đau đầu.
Cho dù với chứng bệnh đầu khá phổ biến nhưng đau đầu khi mang hai lại không được xem thường, tất cả các mẹ bầu không thể lường trước điều điều gì sẽ xảy ra với những biến chứng nguy hiểm mà các cơn đau đầu sẽ mang lại. Nếu bạn chủ quan không thận trọng trong vấn đề này thì việc điều trị sẽ rất khó dứt điểm được, gây ra tình trạng bị mệt mỏi trong suốt thời gian mang thai. Thường với những bệnh đau đầu hay xuất hiện vào tháng thứ 3 của thai kỳ hoặc tháng cuối cùng của thai kỳ, làm ảnh hưởng không hề nhỏ tới đời sống sinh hoạt của thai phụ.
1. Tình trạng đau đầu khi mang thai có phổ biến không?
Đau đầu sẽ xuất hiện khá phổ biến ở các mẹ bầu, và đặc biệt trong 3 tháng đầu mang thai, với những cảm giác như: bị bóp chắt hoặc bị đau âm ỉ liên tục vào 2 bên đầu và phần sau gáy. Nếu trước kia bạn thường hay bị đau đầu, bị căng cơ, thì việc mang thia có thể sẽ làm cho tình trạng này càng trở nên tồi tệ hơn.
2. Nguyên nhân khiến đau dầu khi mang thai là gì?
a – Thay đổi về hormone:
Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm khoảng 80% ở phụ nữ sẽ gặp phải tình trạng bị đau đầu mỗi khi mang thai và trong số đó thì chiếm khoảng 58% thai phụ sẽ bị đau nửa đầu trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ.
Khi mới bắt đầu mang thai, thì nồng độ hormone ở trong cơ thể của phụ nữ sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ, bởi điều này sẽ dẫn đến hiện tượng bị căng cơ, thay đổi về ngoại hình, vóc dáng,…. Và đau đầu sẽ xảy ra như một loại phản ứng của cơ thể với sự thay đổi này.
Có một số căn bệnh về nội khoa có thể sẽ gây ra các biến chứng bị đau đầu khi mang thai ở người phụ nữ như: viêm xoang, nghẹt mũi, trầm cảm, dị ứng,…
c – Trọng lượng của thai nhi thay đổi:
Khi phụ nữ bị nhức đầu trong 3 tháng cuối thai kỳ thường do trọng lượng thai nhi tăng lên khá nhanh chóng làm ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu của toàn thể cơ thể cũng như các hệ thần kinh trong cơ thể. Với tình trạng bị thiếu máu dẫn lên não sẽ gây ra các chứng đau đầu ở cơ thể của mẹ bầu.
d – Sinh hoạt thiếu khoa học
Các mẹ bầu ăn uống không đúng giờ, thường bỏ bữa, lười uống nước, thường xuyên thức đêm hoặc sử dụng các đồ ăn chứa cafein cũng có thể gây ra các triệu chứng bị nhức đầu.
e – Ảnh hưởng từ môi trường sống
Thai phụ đang sống và làm việc trong một môi trường có nhiều tiếng ồn sẽ rất dễ bị căng thẳng, bực bội, khó ngủ,… lâu dần sẽ làm ảnh hưởng tới tình trạng bị đau đầu, mệt mỏi mỗi khi mang thai.
3. Những điều cần biết về đau đầu khi mang thai và nên sử dụng loại thuốc nào?
a – Điều cần biết khi mang thai bị đau đầu
Có rất nhiều chị em phụ nữ, ngay cả với những người chưa từng bị đau đầu trước kia thì vẫn có thể mắc những tình trạng này trong suốt thời kỳ mang thai. Phần lớn các cơn đau sẽ không nghiêm trọng và không đáng phải lo ngại.
Nhưng phần lớn, nếu các cơn đau của bạn kéo dài trên 4 giờ đồng hồ, hoặc bạn có xuất hiện với các triệu chứng khác thường như: sốt, tăng cân đột ngột, rối loạn thị giác, sưng mặc hoặc tay thì cần phải đến gặp bác sĩ ngay để chẩn đoán và xử lý kịp thời.
Khi bị đau đầu thì bạn có thể sử dụng loại thuốc acetaminophen theo sự hướng dẫn trên bao bì. Nhưng với phụ nữ mang thai thì không được sử dụng loại thuốc giảm đâu như: aspirin, ibuprofen, hoặc các loại thuốc điều trị đau nửa đầu khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ. Bạn cần tham khảo các ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kể loại thuốc nào trong quá trình mang thai, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối nhất cho cả mẹ và bé.
4. Bí quyết giảm cơn đau đầu khi mang thai
a – Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
– Tùy thuộc vào từng sở thích, khả năng hấp thụ của mẹ bầu, thì chị em phụ nữ nên chia nhỏ tất cả các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày, thời gian có thể gần nhau để tránh bị đói mỗi khi mang thai gây ra hiện tượng bị hạ đường huyết dẫn tới đau đầu.
– Bạn cần uống nhiều nước hàng ngày, ăn nhiều trái cây tươi, bởi việc thiếu nước cũng dẫn đến hiện tượng bị đau đầu.
– Hạn chế việc sử dụng các đồ uống có gá, nước ép trái cây đóng chai, thịt được chế biến sẵn, các loại socola, bánh kẹo,….
b – Đảm bảo chế độ nghỉ ngơi
– Bạn nên cố gắng tạo ra những giấc ngủ ngắn trong ngày, nên ngủ ở những nơi yên tĩnh, trong phòng tối giúp cho giấc ngủ ngon hơn.
– Nên tìm cho mình với những thú vui giải trí như: độc sách, viết nhật ký khi mang thai, vẽ tranh hay nghe nhạc để thư giãn đầu óc.
– Sắp xếp thời gian khoa học để làm việc và nghỉ ngơi hợp lý nhất, bạn cần cân nhắc để giảm bớt về khối lượng công việc, thay đổi môi trường làm việc khi mang thia nếu tính chất công việc thường xuyên bị căng thẳng, đi lại nhiều.
– Phụ nữ khi mang thai nên tập thể dục thường xuyên, nhẹ nhàng sẽ rất tốt trong việc giảm đâu nửa đầu, các chị em có thể tập yoga, đi bộ, thiền, bơi lội đều rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé,…
– Massage vùng đầu, vai gáy, gan bàn chân giúp cho trẻ lưu thông máu và làm giảm đau đầu một cách hiệu quả nhất, bạn cũng có thể nhờ người thân hỗ trợ hoặc có thể sử dụng với các dịch vụ massgae tại nhà cho bà bầu hoặc tại các spa, thầm mỹ viện.
d – Ngâm mình ở trong bồn tắm
5. Đau đầu có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng
Phần lớn tình trạng bị đau đầu thường gây ra hiện tượng khó chịu khi mang thai là điều vô cùng hại, nhưng đôi khi đây cũng là dấu hiệu của một triệu chứng khá nghiêm trọng. Bạn hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị đau nửa đầu hoặc bị đau đầu nghiệm trọng, nếu đã sử dụng loại thuốc acetaminophen mà không có sự biến giảm nào. Lúc này, bạn cần được bác sĩ thăm khám cụ thể, để chắc chắn về nguyên nhân gây ra đau đầu, và có biện pháp xử lý tốt nhất.
Trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3 của htai kỳ, bị đau đầu có thể là một trong những dấu hiệu của tiền sản giật, đây là một trong những triệu chứng khá nghiêm trọng do huyết áp tăng cao trong thời kỳ mang thai. Tất cả những triệu chứng khác của bệnh này sẽ gồm có protein bất thường ở trong nước tiểu, thay đổi về thị giác và bất thường về gan, thận.
– Đau đầu dữ dội ở tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3.
– Đau đầu một cách đột ngột, dữ dội, mỗi cơn đau đều làm cho bạn thức giấc, đau không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc bạn luôn cảm giác chưa hề từng đau như thế bao giờ.
– Đau đầu đi kèm với sốt và cứng cổ.
– Các cơn đau ngày một tăng hơn, đi kèm đó có rất nhiều triệu chứng khác như: nhìn mờ hoặc bị rối loạn thị giác, nói mơ, buồn ngủ, bị tê buốc hoặc có sự thay đổi về cảm giác hay tri giác.
– Đau đầu sau khi bị chấn thương.
– Đau đầu ngay khi đọc hoặc nhìn vào màn hình máy tính.
Khi mang thai thấy các hiện tượng bị đau đầu, thì chị em phụ nữ tuyệt đối không được phép chủ quan, cần phải theo dõi và cải thiện ngay sức khỏe của mình bằng tất cả các cách ở trên, và thường xuyên bổ sung dinh dưỡng khi mang thai là đặc biệt quan trọng. Nếu trong tình trạng bị đau đầu diễn ra quá nghiêm trọng, kéo dài và không hề có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn phải đến gặp bác sĩ ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Pháp Cải Thiện Đau Đầu Cho Phụ Nữ Sau Sinh trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!