Cập nhật nội dung chi tiết về Dinh Dưỡng Cho Mẹ Bầu Bị Nghén Nặng mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Dinh dưỡng cho mẹ bầu bị nghén nặng
Nguyên nhân gây nghén khi mang thai có thể do hoóc-môn từ nhau thai tiết ra khiến nội tiết của mẹ thay đổi và do ăn uống không hợp khẩu vị.
Nghén là triệu chứng hầu hết chị em gặp phải khi mang thai. Chị em thấy đau đầu chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn, có người nôn quá nặng đến mức không dám ăn uống gì, thường xảy ra vào buổi sáng sau khi thức dậy và sau mỗi bữa ăn.
Nguyên nhân có thể do hoóc-môn từ nhau thai tiết ra khiến nội tiết của mẹ thay đổi và do ăn uống không hợp khẩu vị.
Thông thường, ốm nghén chỉ xảy ra trong 12 tuần đầu mang thai nhưng cũng có không ít chị em phải gánh chịu chứng bệnh này trong suốt 9 tháng 10 ngày. Mức độ của ốm nghén với mỗi bà bầu cũng khác nhau.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân tại sao lại có hiện tượng này nhưng phần lớn các giả thuyết đều cho đó là do sự biến động của nội tiết tố trong cơ thể chị em khi mang thai.
Một số nguyên nhân
Hoóc-môn hCG hay nội tiết tố hCG
Hoóc-môn hCG (human chorionic gonadotropin) là nguyên nhân chính gây ra chứng ốm nghén ở bà bầu. Khi mang thai, mức độ hCG trong cơ thể phụ nữ sẽ tăng lên gấp đôi và điều này dẫn đến chứng buồn nôn, nôn ói trầm trọng.
Khứu giác nhạy cảm
Rất nhiều phụ nữ chia sẻ rằng khi mang thai khứu giác của họ trở lên khó tính hơn và khi ngửi thấy bất cứ mùi gì lạ như nước hoa, khói thuốc lá, xăng dầu, thực phẩm… đều có thể khiến họ buồn nôn.
Theo các nhà nghiên cứu, có một mối liên hệ giữa khứu giác với hoóc-môn estrogen tình dục ở nữ giới. Khi mức độ estrogen tăng lên trong 3 tháng đầu mang thai thì khứu giác cũng dễ bị ảnh hưởng bởi các mùi lạ hơn và điều này giải thích rằng tại sao chị em bầu lại hay nôn ói khi ngửi mùi lạ.
Thay đổi đường tiêu hóa
Những thay đổi trong hệ tiêu hóa khi mang thai có thể làm nặng hơn triệu chứng ốm nghén. Trong thời gian đầu mang thai, mức độ progesterone tăng lên đáng kể trong tử cung để hỗ trợ phôi thai phát triển.
Vì vậy, mức progesterone trong dạ dày, ruột và thực quản cũng tăng lên gây ra chứng chậm tiêu hóa và làm tích tụ thức ăn trong dạ dày dẫn đến khó chịu, buồn nôn, nôn ói.
Cách chữa trị
Ăn ít thực phẩm và chia thành nhiều bữa trong ngày.
Tránh xa các loại thực phẩm kích thích dạ dày như chất béo, đồ chiên, đồ có mùi khó chịu.
Ăn uống những thực phẩm có chứa gừng cũng giảm được chứng nôn ói.
Uống nhiều nước.
Tập thể dục đều đặn.
Massage.
Ăn những thực phẩm khô như bánh mì, bánh quy.
Ăn uống những thực phẩm sau:
+ Nước mía: Mía tím 300g, gừng tươi 5g. Mía tím nướng cho nóng, bỏ vỏ ép lấy nước. Gừng giã nhỏ cho vào nước mía quấy đều, chắt lấy nước bỏ bã chia 3 lần uống trong ngày, trước khi ăn 30 phút. Cần uống liền 3 – 5 ngày.
+ Nước ô mai: Ô mai 20 quả, gừng tươi 5g, đường đỏ 30g. Cho tất cả vào nồi, thêm 400ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước thuốc đặc, chia 3 lần uống trong ngày trước khi ăn 20 phút. Cần uống liền 3 – 5 ngày.
+ Me, sấu ngâm gừng: Quả me 200g, quả sấu 200g, gừng 10g, đường trắng 30g. Quả me, quả sấu cạo bỏ vỏ ngoài đem đồ chín, quả me bóc bỏ vỏ cứng. Gừng giã nhỏ trộn với đường, cho vào cùng quả me, sấu trộn đều, đường tan hết là được.
+ Cháo ý dĩ: Ý dĩ 15g, gạo 100g, gừng 100g, đường đỏ 20g. Ý dĩ, gạo xay thành bột, gừng giã nhỏ cho vào nồi thêm nước đun trên lửa nhỏ cho sôi kỹ đến khi cháo chín nhừ cho đường đỏ vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 2 lần lúc đói, ăn nóng. Cần ăn liền 3 ngày.
+ Canh sấu: Sấu 5 quả (50g), sườn lợn 200g, bí xanh 100g, bột gia vị vừa đủ. Sấu cạo vỏ rửa sạch, sườn lợn rửa sạch chặt miếng ướp gia vị xào chín, cùng cho vào nồi thêm nước vừa đủ đun sôi kỹ. Bí xanh bỏ vỏ rửa sạch, thái miếng. Khi sườn đã nhừ cho bí xanh vào đun sôi lại là được. Trước khi ăn dầm nát sấu, ăn ngày hai lần lúc đói hoặc ăn với cơm. Cần ăn liền 3 ngày.
+ Canh me: Cá trắm cỏ 1 khúc khoảng 300g, me, cà chua, rau cải trắng 100g, dầu ăn, bột ngọt, gia vị vừa đủ. Cá rửa sạch, bổ đôi ướp bột gia vị trong 20 phút. Quả me cạo vỏ ngoài, cà chua rửa sạch thái miếng, rau cải trắng rửa sạch thái nhỏ.
Cho cá, cà chua, dầu ăn vào nồi xào, cho cà chua vào xào tiếp, dầm nát cà chua, đổ nước vừa đủ đun sôi thả quả me vào, đun tiếp khi quả me chín thì cho rau cải trắng vào đảo đều, canh sôi lại cho bột ngọt là được. Ăn ngày 1 lần lúc đói, cần ăn liền 3 – 5 ngày.
Chương trình tiền sản “DINH DƯỠNG TRONG THAI KỲ”
Thời gian: 8h30 thứ bảy – ngày 08/06/2019.
Địa điểm: Tầng 4 Bệnh viện Quốc tế City (Số 3, Đường 17A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân).
Diễn giả: BS.CKI Quách Văn – Khoa Phụ Sản Bệnh viện Quốc Tế City, Nữ Hộ Sinh Trưởng Hà Thị Mai & Cử nhân Nữ hộ sinh Đào Thị Thùy Loan.
BS.CKI Quách Văn giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu trong chương trình tiền sản của Bệnh viện Quốc tế City.
Ưu đãi cho khách hàng tham dự:
Giảm giá 10% trên gói thai sản (gói khám thai, gói sinh) hiện tại.
Giảm 2,500,000 VND cho Combo khám thai + sinh thường hoặc Combo Sinh thường + Vaccine cơ bản cho trẻ hoặc Combo Khám + Sinh thường + Vaccine cơ bản cho trẻ Giảm 3,000,000 VND cho Combo khám thai + sinh mổ hoặc Combo Sinh mổ + Vaccine cơ bản cho trẻ hoặc Combo Khám + Sinh mổ + Vaccine cơ bản cho trẻ.
Giảm giá 20% trên gói vaccine cơ bản cho trẻ dưới 12 tháng tuổi cho Khách hàng đã mua các gói sinh hoặc combo sinh của CIH hoặc bé đã sinh tại CIH.
Và nhiều phần quà hấp dẫn khác từ chuổi siêu thị mini Nhật Bản cho mẹ và bé SNB & spa mẹ và bé Natural Queen.
Nội dung chương trình
Thời gian
Chương trình
8:30 – 9:00
Đón khách.
9:00 – 9:30
Chuyên đề “Dinh Dưỡng Thai Kỳ” – chúng tôi Quách Văn, Khoa sản phụ, Bệnh viện Quốc Tế City trình bày.
9:30 – 10:30
Tư vấn hỏi đáp với chúng tôi Quách Văn.
10:30 – 11:15
Thực hành Yoga bầu do Nữ hộ sinh Đào Thị Thùy Loan hướng dẫn.
11:15– 11:45
Tham quan khoa sản lầu 9.
11:30 – 11:45
Tặng quà + Mời khách ra về.
Cách thức đăng ký:
Điện thoại: 0909 802 936.
Email:
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Đăng ký và nhận quà tại: http://bit.do/LOP-HOC-TIEN-SAN
BS.CKI Quách Văn có gần 10 năm kinh nghiệm về sản phụ khoa tại Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh. Bác sĩ Quách Văn có bằng bác sĩ năm 2001 và hoàn thành nhiều khóa đào tạo Chuyên Phụ Khoa tại Bệnh viện Từ Dũ. Được bổ nhiệm làm Trưởng khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Quận 6 từ năm 2007, bác sĩ đã nỗ lực để cung cấp dịch vụ y khoa cao cấp trong chuyên môn chăm sóc sức khỏe phụ nữ hiện đại.
Khoa Phụ Sản là một trong 4 khoa mũi nhọn của Bệnh viện Quốc tế City, chuyên cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho sản phụ trong suốt thai kỳ. Bên cạnh đó là các dịch vụ toàn diện và hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thông thường hoặc ác tính của cơ quan sinh dục nữ.
Các bác sĩ của Khoa Phụ Sản Bệnh viện Quốc tế City cũng thường xuyên tham gia tổ chức các lớp học tiền sản cho cả bố lẫn mẹ để chia sẻ những thông tin bổ ích trong quá trình mang thai. Bên cạnh đó là những bài tập thể dục giúp thai khỏe mạnh, thậm chí là cách cho con bú như thế nào là đúng cũng được các bác sĩ hướng dẫn tận tình.
Sở hữu đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Khoa Phụ sản luôn mang đến những lời khuyên hữu ích và phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho các mẹ bầu. Bên cạnh đó, Khoa Phụ sản cũng được trang bị các thiết bị hiện đại như: máy soi cổ tử cung, chụp nhũ ảnh kỹ thuật số, siêu âm 4D…, phòng thí nghiệm chính xác cho kết quả nhanh chóng, giúp tầm soát, phát hiện sớm và điều trị ung thư vú, ung thư cổ tử cung – là hai bệnh ung thư có tỉ lệ mắc cao nhất trong các loại ung thư của phụ nữ.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Khoa Phụ sản, Bệnh viện Quốc tế City
Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TPHCM
ĐT: (8428) 6280 3333 (Máy nhánh 8424 – 8402) để gặp nhân viên tư vấn
Website: https://cih.com.vn/khoa-san-phu.html
Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/
Điều Trị Nghén Nặng Ở Mẹ Bầu
Rất nhiều phụ nữ mang thai bị nghén nhưng ở một số mẹ bầu, nghén là rất nặng. Khoảng 3% mẹ bầu mắc chứng nghén nặng. Tuy chưa có cách chữa chứng nghén nặng nhưng có một số cách giúp mẹ bầu ứng phó với tình hình này. Tìm hiểu nghén nặng
Khi bị nghén nặng, mẹ bầu sẽ bị nôn rất nhiều và gần như liên tục. Tình trạng này sẽ dẫn tới nguy cơ mất nước và sụt cân.
Ốm nghén thường xảy ra ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu tiên nhưng chứng nghén nặng sẽ kéo dài hơn. Nghén nặng xuất hiện trầm trọng nhất vào tuần thứ 4 tới tuần thứ 6 của thai kỳ. Mẹ bầu bị nôn nặng, tới mức mẹ bầu khó có thể duy trì sinh hoạt và công việc như thường nhật. Các triệu chứng sẽ dần cải thiện sau tuần 20 nhưng không phải mọi trường hợp đều như thế.
Các bác sĩ chưa tìm ra nguyên nhân gây chứng nghén nặng nhưng họ tin là do nồng độ hormone gia tăng. Những mẹ bị nghén nặng ở lần mang thai đầu thì ở lần mang thai sau, nguy cơ nghén nặng vẫn còn cao. Các bác sĩ cũng không biết phải làm sao để phòng chứng nghén nặng nhưng bổ sung vitamin bầu sẽ giúp ích trong trường hợp này.
– Ảnh hưởng tới cân nặng của mẹ: Mẹ có thể sụt 5% cân nặng.
– Chức năng thận: Ảnh hưởng tới thận khiến thận hoạt động kém, mẹ bầu sẽ đi tiểu ít hơn nhu cầu.
– Cân bằng các khoáng chất trong cơ thể mẹ: Mẹ bầu sẽ có hàm lượng thấp các khoáng chất, gọi là chất điện giải – chất cơ thể cần, bao gồm natri và kali. Khi thiếu điện giải, mẹ bầu sẽ thấy hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi và hạ huyết áp.
– Yếu cơ: Suy dinh dưỡng, mất cân bằng điện giải khiến mẹ bầu phải nghỉ ngơi nhiều hơn. Nó gây tình trạng yếu cơ, nhược cơ.
– Tuyến nước bọt: Tuyến nước bọt có thể hoạt động quá nhiều khiến mẹ bầu buồn nôn nhiều hơn.
Điều trị
Điều trị chứng nghén nặng tuỳ thuộc vào triệu chứng và mức độ ảnh hưởng tới mẹ và bé. Khoảng 5% phụ nữ mắc chứng nghén nặng phải kiểm tra ở viện. Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị theo những cách sau:
– Thay đổi lối sống cho mẹ: Bác sĩ khuyên mẹ ăn ít hơn nhưng nhiều bữa hơn, uống ít nhưng thường xuyên hơn và dùng ống hút. Hãy thử đồ ăn nguội, nếu thức ăn nóng gây buồn nôn. Bác sĩ có thể bù điện giải cho mẹ bầu. Mẹ bầu cũng nên ngủ đủ giấc và phòng tránh căng thẳng.
– Dùng gừng: 1-1,5g gừng dùng trong 1 ngày có thể giúp mẹ bầu giảm nghén. Mẹ bầu có thể dùng gừng qua trà, kẹo hoặc bổ sung.
– Thiamine: Đây còn gọi là vitamin B1, với liều 1,5mg mỗi ngày có thể giúp giảm buồn nôn.
– Thuốc: Bác sĩ có thể cho mẹ bầu dùng thuốc tiêm hay thuốc uống để giảm nghén. Bác sĩ sẽ kê đơn những loại thuốc không ảnh hưởng tới mẹ và bé.
Nếu mẹ bầu vẫn tiếp tục nôn nhiều và mất nước thì phương pháp điều trị kế tiếp sẽ là:
– Truyền dịch: Nếu tiếp tục mất nước, bác sĩ có thể phải dùng ống truyền chất dinh dưỡng vào dạ dày cho mẹ bầu thông qua mũi.
Theo Mevabe
Cùng Chuyên Mục
Bình Luận Facebook
Ốm Nghén Nặng Có Đơn Giản Như Mẹ Nghĩ?
Các mẹ bầu đang trong quá trình thai nghén có lẽ quá quen với ốm nghén. Nhưng ốm nghén nặng vẫn luôn là nỗi sợ của bất kì ai.
Phân biệt ốm nghén nặng và nghén thông thường
Có rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng ốm nghén thông thường, tuy nhiên nghén nặng lại là một trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và thực sự cần điều_trị. Vậy ốm nghén nặng khác gì so với ốm nghén thông thường?
Ốm nghén đặc trưng với các biểu hiện như buồn nôn, chướng bụng, mệt mỏi, chóng mặt,… trong giai đoạn đầu thai kì của mỗi người phụ nữ. Nhưng tần suất, mức độ sẽ khác nhau nhiều.
Trong khi với ốm nghén thông thường, mẹ chỉ nôn nhẹ và vài lần trong ngày thì với nghén nặng, mẹ bầu sẽ nôn ói liên tục, trước khi ăn và cả khi không ăn. Ốm nghén thường chỉ kéo dài vài tuần và trong 3 tháng đầu thai kì, nhưng với nghén nặng, mẹ bầu sẽ nôn nghén lâu hơn, thậm chí cả 9 tháng mang thai và ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của mẹ bầu.
Ốm nghén gây ra nhiều bất tiện với mẹ, khiến mẹ gặp khó khăn trong công việc, sinh hoạt và gây ra nhiều trường hợp “dở khóc dở cười” trong cuộc sống.
Ốm nghén nặng khiến mẹ mệt mỏi, suy nhược cơ thể và thậm chí sụt cân trông thấy. Từ đó, mẹ khó có thể đảm bảo được công việc của mình, uể oải và mất tập trung.
Với ốm nghén nặng, không chỉ mẹ chịu ảnh hưởng mà thai nhi cũng bị “thiệt thòi” khá lớn. Bởi lẽ, 3 tháng đầu thai kì là thời gian phát triển quan trọng, là giai đoạn thai nhi hình thành những cơ quan bộ phận quan trọng: tim, não bộ, hệ thống thần kinh, các giác quan…. Nếu tình trạng ốm nghén nặng của mẹ kéo dài, mẹ không ăn đủ các nhóm chất cần thiết thì thai nhi sẽ đứng trước nguy cơ thiếu cân, suy thai, dị tật,.. vì không đủ dinh dưỡng cho sự phát triển. Đây chính là điều mẹ bầu lo sợ nhất vì sự phát triển toàn diện của con chính là thứ mẹ quan tâm hàng đầu của thời gian thai nghén.
Như đã nói ở trên, ốm nghén nặng là điều lo sợ của hầu hết bà bầu. Nhưng mẹ yên tâm, bởi có nhiều phương pháp có thể giúp mẹ giảm nghén hiệu quả mà lại vô cùng đơn giản.
Chia thành nhiều bữa nhỏ, tăng số bữa mỗi ngày
Điểm tâm sáng bằng bánh mì, bánh ngọt nhẹ nhàng
Không ăn quá no, tránh để bụng quá đói.
Tăng cường bổ sung Vitamin bằng hoa quả và các thực phẩm bổ sung
Dùng gừng và các sản phẩm từ gừng để giảm nôn tạm thời: gừng tươi, mứt gừng, kẹo gừng (làm từ gừng nguyên chất)
Mời các mẹ bầu cùng lắng nghe chia sẻ của Thạc sĩ, bác sĩ Trần Ngọc Đính trưởng khoa D5 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Bên cạnh những phương pháp cơ bản trên thì trên thì trường đang có một sản phẩm top1 thị trường về giảm nghén là Miếng ngậm giảm ốm nghén Vinger6. Là sản phẩm nhập khẩu Hàn Quốc, ngay khi có mặt tại Việt Nam thì sản phẩm đã nhận được sự đánh giá cao của các chuyên gia, bác sĩ sản khoa đầu ngành.
Tác dụng vượt trội của Vinger6 đến từ bộ đôi tác dụng hiệp đồng – chiết xuất gừng và Vitamin B6 cùng dạng bào chế độc đáo. Các sản phẩm khác trên thị trường thường chỉ có thành phần Vitamin B6 thì ở Vinger6, hiệu quả giảm nghén tăng lên gấp đôi. Bên cạnh đó, dạng miếng film ngậm tác dụng nhanh cũng giúp giảm áp lực lên dạ dày, giúp giảm cảm giác buồn nôn ngay tức thì khi mẹ bầu sử dụng.
Từ khi có mặt tại thị trường Việt Nam, Vinger 6 ngày càng chiếm được cảm tình của các mẹ bầu. Chị Thanh (Đà Nẵng) chia sẻ: ” Mỗi khi buồn nôn mình lại xé một miếng ra ngậm. Thiệt là thích lắm luôn! Ngoài việc giảm nghén cực hiệu quả, mình thấy công dụng khác của Vinger 6 là còn có thể dùng trong trường hợp say tàu xe nữa”. Bác sĩ BV Nhi Trung ương Trần Thị Phương Lan cũng rất tin tưởng sản phẩm: “Vinger 6 được chiết suất từ gừng hữu cơ và vitamin B6 nên an toàn cho mẹ và bé. Sản phẩm này được sự tín nhiệm từ các mẹ có bầu và được các bác sĩ có chuyên môn cao khuyên dùng.”
Mẹ Bầu Bị Ốm Nghén Nên Ăn Gì?
1. Một số lưu ý trong thời gian ốm nghén
– “Cứu cánh” cho buổi sáng Nhâm nhi một vài miếng bánh quy hoặc một ít ngũ cốc ngay khi vừa mở mắt cũng có thể giúp bầu giảm bớt tình trạng ốm nghén. Bởi sau một giấc ngủ dài, dạ dày trống rỗng và cần được bổ sung thức ăn.
– Lựa thực phẩm đúng cách Salad rau quả, sữa chua, các món để nguội, thực phẩm lạnh sẽ phù hợp với những mẹ bầu bị ốm nghén hơn so với những món nóng. Bởi khi nóng, thực phẩm dễ “bốc mùi” và khiến bầu cảm thấy khó chịu hơn.
– Uống đủ nước Ngoài giúp duy trì các hoạt động bình thường của cơ thể, bổ sung nhiều chất lỏng khi mang thai cũng giúp hạn chế ốm nghén hiệu quả. Không chỉ nước lọc, mẹ cũng có thể uống thêm sữa, nước trái cây, nước dừa…
– Ăn nhẹ trước khi ngủ Một bữa ăn nhẹ với ngũ cốc, hoa quả hoặc sữa chua trước khi đi ngủ không chỉ giúp cung cấp protein, năng lượng cho cơ thể mà còn giảm ốm nghén cho bầu.
– “Thủ sẵn” trái cây Thường xuyên mang theo trái cây, nhất là cam, chuối có thể ít nhiều cảm giác buồn nôn của mẹ bầu.
1. Uống nước mía + gừng tươi
Chuẩn bị nửa lạng thịt nạc cùng 1 lạng hoài sơn và 5g gừng. Thái nhỏ thịt và hoài sơn, đập dập gừng, cho vào chung với nhau nấu thật chín, nêm nếm gia vị vừa ăn. Dùng khi còn nóng.
Những mẹ bầu hay nôn mửa, mệt mỏi, tiêu chảy, chán ăn thì nên dùng bài thuốc này. 3. Nho khô + rễ gai
Sắc 30g nho khô và 10g rễ gai và uống trong 3 ngày liên tục sẽ giảm được triệu chứng ốm nghén ở mẹ bầu. Mỗi ngày uống hai lần.
4. Me
Mẹ bầu lấy khoảng 30gr me cạo vỏ và đun sôi với 300ml nước cho đến khi cạn thành 200ml, lọc lấy nước và khuấy cùng 10gr đường, uống ba lần trong ngày. Nên uống vài ngày để có kết quả. Thức uống này chống nôn ói hiệu quả đấy. 5. Bưởi
Rửa sạch 15g vỏ bưởi và đun sôi với 300ml nước cho đến khi còn 15ml nước. Chia nước này làm ba phần uống trong ngày, trước các bữa ăn chừng 20 phút và uống trong 5 ngày liên tục. 6. Nước chanh + nước ép bạc hà + đường
Mẹ bầu cũng có thể pha chế hỗn hợp để chống ói bằng cách trộn nửa thìa nước gừng với 1 thìa các loại nước chanh vắt, bạc hà và mật ong. Dùng 3 đến 4 lần mỗi ngày khi mẹ bầu cảm thấy khó chịu. 8. Gừng tươi + ô mai mơ
Gọt vỏ, bỏ hạt, thái miếng nửa ký chanh và trộn chúng với đường hay mật ong, ướp trong 1 ngày. Sau đó đun nhỏ lửa chanh đã ướp cho đến khi cạn nước, cho thêm ít đường vào khi để nguội và ăn dần khi cảm thấy buồn nôn.
10. Trứng gà + giấm
Đun sôi 60ml giấm và khuấy tan với 30g đường, sau cùng cho trứng gà vào, đợi chín tới và ăn khi còn nóng. Mỗi ngày nên ăn 2 lần. Với cách này thì mẹ bầu có thể giảm được các triệu chứng nôn dữ dội như nôn ra nước vàng, đắng, chua, bị bựa lưỡi vàng…
Bạn đang đọc nội dung bài viết Dinh Dưỡng Cho Mẹ Bầu Bị Nghén Nặng trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!