Cập nhật nội dung chi tiết về Đau Lưng Sau Sinh: 5 Nguyên Nhân Thường Gặp Và Cách Xử Lý mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
5
/
5
(
3138
bình chọn
)
1. Tình trạng đau lưng sau sinh
Mức đau đau lưng sau sinh mổ chiến đến hơn 70% trường hợp, có nghĩa là cứ 10 phụ nữ sinh mổ thì có đến 7 người bị đau lưng sau đó.
Nếu không hiểu hết mức độ đau lưng sau sinh, có lẽ rất nhiều người để tình trạng này kéo dài, ảnh hưởng tới cuộc sống và hình thành nên các vấn đề bệnh lý nguy hiểm.
2. Nguyên nhân
Trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần bổ sung đầy đủ canxi, phốt pho và các chất dinh dưỡng khác như: acid folic, vitamin A, D, B1…. Tuy nhiên, nếu chế độ ăn uống của chị em lúc này không thể đáp ứng nhu cầu canxi, cơ thể phải lấy từ mẹ để bù đắp cho thai nhi và gây ra loãng xương.
Sau khi sinh, sức khỏe của sản phụ vẫn ở trạng thái tương đối yếu, chưa kịp phục hồi. Mặt khác, mẹ phải cho con bú thường xuyên, lượng canxi bị thất thoát một lần nữa, tạo cơ hội những cơn đau lưng khởi phát
2.2. Giãn dây chằng sinh lý
Trong quá trình mang thai, cơ thể thai phụ sản sinh ra nhiều loại hormone giúp các dây chằng của khung chậu giãn nở để chuẩn bị cho bé ra đời.
Điều này làm nới lỏng các khớp và dây chằng nối với xương chậu, cột sống khiến vùng lưng kém ổn định, gây đau nhức. Sau khi sinh, các dây chằng xương chậu còn lỏng lẻo, do đó, đau lưng là điều không thể tránh khỏi.
2.3. Tư thế cho con bú
Nhiều bà mẹ có tâm lý để bé bú thoải mái đã vô tình khiến cơ thể phải gồng, gập người hết cỡ làm căng cơ cổ và lưng, gây ra tình trạng đau lưng, đau mỏi vai gáy. Nguyên nhân này khá phổ biến trong 1-2 tháng đầu sau khi sinh con.
Không chỉ vậy, thói quen thường xuyên cúi người về phía trước, mắt chăm chú nhìn con bú cũng là yếu tố dẫn đến chứng đau lưng sau sinh.
2.4. Đau lưng sau sinh mổ lấy thai
Sau khi sinh mổ, nhiều phụ nữ bị đau lưng, thậm chí đau hơn so với sinh thường. Nguyên nhân là do gây tê tủy sống, một thao tác giúp thai phụ sinh mổ không bị đau đớn. Ban đầu, triệu chứng đau lưng không rõ, nhưng sau đó sẽ xuất hiện dữ dội kèm tác dụng phụ của thuốc.
Đau lưng sau khi mổ
2.5. Làm việc quá sức hoặc nằm im không vận động
Sau khi sinh, có 2 nhóm phụ nữ dễ bị đau lưng hơn cả: một là, nằm yên bất động cả ngày; hai là, làm việc quá sức. Đối với trường hợp chỉ nằm bất động trên giường thì khí huyết tích tụ ở vùng chậu và không được lưu thông, từ đó dẫn tới đau lưng. Ngược lại, trong một số trường hợp khi sức khỏe chưa hồi phục, chị em đã làm việc, đi lại nhiều, khiến các dây chằng giãn ra và làm lưng bị đau êm ẩm.
2.6. Nhiễm lạnh
“Phụ nữ sau sinh thường bị tổn thương khí huyết, nếu không chú ý để giữ ấm cơ thể, dễ bị gió lạnh tấn công, xâm lấn sức khỏe, gây ra hiện tượng cơ thể thừa độ ẩm, đau đớn vùng lưng, xương khớp trên toàn cơ thể”. (soha.vn)
2.7. Thay đổi hormone
Trong quá trình mang thai, cơ thể sản sinh ra hormone relaxin, cho phép dây chằng ở vùng xương chậu được thư giãn và các khớp trở nên lỏng lẻo hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh dẫn tới tình trạng mất ổn định trục côt sống.
Hiện tượng này có thể gia tăng nguy cơ viêm khớp và dây chằng và vẫn ở mức cao sau khi sinh khoảng 3-4 tháng.
2.8. Loãng xương
Hiện tượng loãng xương thường xảy ra trong quá trình mang thai và cho con bú. Đặc biệt ở chị em phụ nữ lớn tuổi thì quá trình thoái hóa đĩa đệm cột sống đã bắt đầu xuất hiện, tăng nguy cơ đau lưng sau sinh.
2.9. Tâm lý căng thẳng
Tâm lý căng thẳng ở bà bầu sau sinh cũng là yếu tố tác động tới tình trạng đau lưng sau khi sinh so lúc này cảm xúc lo lắng, căng thẳng có thể gây căng cơ, đặc biệt cơ lưng.
Ngoài ra, một số chị em nằm đệm quá cứng, thường xuyên đi giày cao gót,… cũng dễ bị đau lưng sau sinh.
3. Dấu hiệu đau lưng sau sinh
Đau lưng sau sinh thường xuất hiện các dấu hiệu như:
Sau sinh ngồi nhiều bị đau lưng
Đau thắt lưng ở phụ nữ sau sinh
Đau khớp nối giữa xương cùng và xương chậu
Cơn đau thường nặng hơn về đêm
4. Đau lưng sau sinh có tự khỏi không?
Đối với những bà mẹ sinh thường, các cơn đau kéo dài nhiều ngày và được cải thiện trong vài tháng đầu sau sinh, rất ít trường hợp kéo dài lâu hơn.
Trong trường hợp đau lưng sau sinh mổ, cột sống vùng thắt lưng của các chị em thường bị đau do quá trình tiêm thuốc gây mê vào tủy sống dẫn tới các cơn co thắp cấp tính của cơ bắp. Điều này khiến sản phụ bị đau nhẹ, đau âm ỉ, có người xuất hiện những cơn đau dữ dội, kéo dài và liên tục.
Những triệu chứng của cơn đau sẽ xuất hiện sau khi thuốc mê hết tác dụng, khoảng 3-6 tiếng sau sinh và kéo dài một tuần sau đó.
Đau lưng sau sinh có thể tự hết sau thời gian ngắn, thông thường tình trạng này sẽ chấm dứt sau khoảng một tuần. Tuy nhiên cũng có trường hợp cơn đau kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng.
Với hiện tượng đau lưng sau sinh kéo dài như thế này, các chị em nên tới những cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.
5. Sau sinh bị đau lưng có nguy hiểm không?
Nếu không điều trị dứt điểm tình trạng đau lưng sau sinh, thai phụ có thể gặp các vấn đề bệnh lý xương khớp mãn tính. Đồng thời đau lưng còn ảnh hưởng vô cùng lớn tới chất lượng cuộc sống, đặc biệt trong thời gian chăm sóc con cái.
Điều này càng làm tăng stress, mệt mỏi sau sinh của bà bầu.
Mặc dù đau lưng sau sinh không quá nguy hiểm và không khó điều trị, chị em phụ nữ cũng không nên chủ quan để diễn biến bệnh trong thời gian quá dài.
6. Điều trị
6.1. Cách giảm đau lưng sau sinh tại nhà
Sau sinh, sản phụ rất mẫn cảm với các thành phần của thuốc, do vậy các chị em phụ nữ nên cân nhắc sử dụng và phải theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một số phương pháp giảm đau lưng sau sinh tại nhà dành cho đối tượng sinh mổ lẫn sinh thường có thể áp dụng:
Tư thế cho con bú đúng cách
Nghỉ ngơi đầy đủ để không ảnh hưởng tới vết khâu tầng sinh môn hoặc vết mổ
Cho con bú đúng tư thế, tránh gập người, cúi người quá lâu
Thường xuyên thay đổi tư thế cho con bú kết hợp vận động cơ thể nhẹ nhàng như xoay, lắc cổ, vặn mình để giảm đau nhức.
Tập thể dục, vận động cơ thể nhẹ nhàng, các động tác yoga đơn giản
Không mang vác vật nặng sau khi vừa sinh
Giảm cân, tránh cân nặng quá lớn gây áp lực lên cột sống. Tuy nhiên không nên nôn nóng việc giảm cân, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé
Giữ tâm lý thoải mái
6.2. Phương pháp giảm đau lưng sau sinh bằng vật lý trị liệu
Ngoài việc tập luyện, đi lại nhẹ nhàng sau sinh, các chị em phụ nữ có thể tìm đến phương pháp massage để kích thích tuần hoàn máu, đánh tan các cơn đau nhức hiệu quả.
Không những vậy, phương pháp này còn giúp đẩy lùi stress, giúp tinh thần thoải mái,
Với việc áp dụng phương pháp châm cứu, bấm huyệt cần được áp dụng đều đặn và tác động lực hợp lý.
Ngoài ra, thai phụ cần kết hợp với những bài tập hỗ trợ điều trị như tập thể dục hay yoga để hạn chế cơn đau tái phát.
6.3. Sử dụng thuốc Tây y
Trong trường hợp bệnh tình nghiêm trọng, bạn hãy cân nhắc tới việc can thiệp bằng phương pháp Tây y điều trị chứng đau lưng sau sinh bằng sóng cao tần, sóng laser hay phẫu thuật. Bởi trong quá trình sử dụng thuốc Tây ý có thể gây nên tác dụng phụ, ảnh hưởng tới nguồn sữa dinh dưỡng của bé.
6.4. Một số bài thuốc dân gian chữa đau lưng sau sinh
6.4.1. Sử dụng cây đinh lăng
Công dụng:
Rễ cây đinh lăng chứa nhiều vitamin nhóm B, các nguyên tố vi lượng và nhiều axit amin đồng thời giúp giải độc, lưu thông khí huyết, chữa đau lưng sau sinh hiệu quả.
Cách thực hiện:
Dùng 10g rễ đinh lăng phơi khô sắc chung với 1 lít nước
Sau đó chia thành 3 phần uống trong ngày
6.4.2. Áp dụng bài thuốc từ đu đủ xanh
Công dụng:
Đu đủ có tính bình, có chứa các hoạt chất papain, đả thông kinh mạch, tiêu viêm, hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp hiệu quả.
Cách thực hiện:
Hơ đu đủ xanh cho nóng rồi bọc khăn mỏng chườm lên vùng lưng bị đau. Nên thực hiện 3 lần/tuần để mang lại hiệu quả.
Đu đủ xanh hấp cách thủy cùng một chút rượu trắng bên trong. Sau khi đu đủ chín, lấy rượu bên trong quả đu đủ xoa bóp và massage vùng lưng bị đau.
6.4.3. Cây lược vàng
Công dụng:
Cây lược vàng có tính mát, giúp giảm đau, chống viêm, tốt cho xương khớp
Cách thực hiện:
Ép lá lược vàng lấy nước cốt sau đó trộn với dầu oliu để xoa bóp vùng lưng bị đau.
Lá lược vàng thái nhỏ ngâm với rượu trng khoảng 1 tháng và sử dụng rượu thuốc để xoa bóp vùng lưng bị đau.
6.4.4. Áp dụng bài thuốc bằng lá ngải cứu
Công dụng:
Theo YHCT, lá ngải cứu chứa nhiều chất kháng khuẩn và tinh dầu giúp giảm đau hiệu quả.
Cách thực hiện:
Lá ngải cứu rửa sạch, để ráo nước, trộn cùng với muối rồi rang nóng.
Cho hỗn hợp này vào chiếc khăn mỏng, chườm lên vùng lưng bị đau, đến khi nguội cho rang lại và làm tương tự.
6.4.5. Sử dụng lá lốt chữa đau lưng sau sinh
Công dụng:
Lá lốt có tính ấm, giúp tiêu viêm, khu phong, trừ thấp, có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các chứng bệnh đau lưng.
Cách thực hiện:
Lấy rễ cây lá lốt, rửa sạch, ngâm với rượu trắng trong 1 tháng.
Sau đó, dùng khăn dung dịch rượu xoa lên vùng lưng bị đau
Kết hợp thực hiện các động tác mát xa nhẹ nhàng làm giảm cơn đau nhanh chóng.
Tìm hiểu ngay nếu bạn đang gặp phải tình trạng này
7. Lời khuyên chuyên gia trong việc chữa đau lưng sau sinh
7.1. Thiết lập chế độ sinh hoạt điều độ, khoa học
Theo chúng tôi Nguyễn Thị Hằng, đau lưng sau sinh thường sẽ biến mất trong vòng sáu tháng sau khi sinh vì nồng độ hormone trở lại bình thường. Hơn nữa lúc này cơ thể đã hồi phục sau sinh và những cơn đau lưng tự động suy yếu dần.
Mặc dù, trong một số trường hợp những cơn đau kéo dài trong vòng một năm. Tuy nhiên, để kiểm soát đau lưng, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:
Đi bộ nhiều
Duy trì cân nặng ở mức bình thường
Sử dụng gối đầu gối khi ngủ bằng cách lấy gối đặt giữa hai đầu gối để căn chỉnh hông trong khi ngủ
Ngừng mang vác vật nặng, gây áp lực lên cơ lưng
Dành thời gian nghỉ ngơi
Bế ẵm trẻ đúng cách, tránh bế ẵm trẻ một bên trong thời gian dài
Nói không với giày co gót
Tắm với nước ấm giúp thư giãn cơ bắp
Tập hít thở sâu, siết cơ bụng sẽ làm giảm sự khó chịu của những cơn đau lưng.
7.2. Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Phụ nữ sau sinh nên có một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để kịp thời bù đắp lại các khoáng chất mất đi trong quá trình sinh, đặc biệt là canxi.
Bổ sung thực phẩm giàu kẽm như: nấm, thịt bò, ngũ cốc dinh dưỡng… giúp quá trình hấp thụ canxi diễn ra tốt hơn.
Tăng cường ăn những thực phẩm giàu chất sắt như: lòng đỏ trứng gà, tim cật heo, thịt bồ câu, các loại đậu…
Ăn nhiều loại trái cây để bổ sung vitamin C, khoáng chất như: nho, cam, táo, chuối, lê, bơ…
Nên ăn thịt nạc (heo, gà, bò), tránh ăn thịt mỡ.
Nên uống 2-2,5 lít nước/ngày, bao gồm sữa, nước trái cây, nước đun sôi để nguội.
7.3. Một số bài thể dục nhẹ nhàng dành cho sau sinh
Sau khi sức khỏe hồi phục, bạn có thể áp dụng một vài động tác thể dục đơn giản hằng ngày để cải thiện chứng đau lưng sau sinh:
Bài tập 2: Bạn nằm ngửa trên sàn nhà, gập đầu gối. Sau đó, hóp bụng, nhấc dần vùng xương chậu lên, giữ tư thế này trong vài giây rồi hạ xuống.
Ngoài ra, bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng đau lưng.
Các bài tập kể trên chỉ phù hợp với trường hợp bị đau lưng nhẹ. Nếu cơn đau dai dẳng, lan xuống mông, đùi, bắp chân, mức độ đau ngày càng tăng thì bạn cần tới gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
Như vậy, bạn vừa tìm hiểu xong nguyên nhân và cách trị đau lưng sau sinh. Để phòng ngừa và cải thiện chứng bệnh này, chị em nên có chế độ ăn uống khoa học kết hợp với mát xa và luyện tập thể dục nhẹ nhàng để không bị những cơn đau hành hạ.
XEM THÊM:
Mẹ Bầu Bị Đau Họng, Nguyên Do Và Cách Xử Lý?
Tăng lượng nước uống khi có dấu hiệu đau họng là điều cần làm trước tiên. Nước giúp làm loãng chất nhầy, ngăn không cho nó bám vào niêm mạc cổ họng và gây kích ứng. Uống đủ nước cũng hỗ trợ đào thải độc tố, làm ẩm niêm mạc cổ họng, rất tốt cho quá trình điều trị và phục hồi cơ thể.
Uống đủ nước làm giảm nguy cơ nhiễm trùng khi mang thai
Cách thực hiện:
– Uống đều đặn 8-10 cốc nước mỗi ngày.
– Bà bầu cũng có thể uống trà đã khử caffeine thêm lát chanh.
– Bổ sung trái cây, rau và thực phẩm có hàm lượng nước cao vào chế độ ăn uống.
– Tránh các loại nước ngọt, cà phê chứa caffeine vì khiến cơ thể bị mất nước nhiều hơn.
Súc miệng nước muối
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cần lưu ý không nhầm đau họng với viêm họng hạt, một dạng viêm họng nặng do vi khuẩn liên cầu nhóm A gây ra. Nếu đau họng kéo dài hơn một tuần không khỏi nên đến gặp bác sỹ để tránh biến chứng nguy hiểm.
Súc miệng bằng nước muối ấm là một trong những biện pháp khắc phục đau họng an toàn nhất dành cho phụ nữ mang thai. Nó giúp loại bỏ chất nhầy, chất kích thích, do đó làm sạch và làm dịu cổ họng. Ngoài ra, muối còn làm giảm viêm bằng cách hút bớt chất lỏng dư thừa từ các mô bị sưng.
Cách thực hiện:
– Thêm ½ thìa cà phê muối vào cốc nước ấm, khuấy đều cho muối tan.
– Súc miệng bằng dung dịch này trong 1 phút sau đó nhổ ra.
– Thực hiện ít nhất 3 lần/ngày để giảm đau họng.
Gừng
Trường hợp bà bầu bị đau họng do trào ngược acid, gừng là biện pháp hữu hiệu. Các thành phần hoạt tính trong gừng, chẳng hạn như dầu dễ bay hơi, các hợp chất phenolic giúp trung hòa acid trong dạ dày. Nó cũng chống lại cảm giác buồn nôn dẫn đến nôn mửa thường kèm theo acid gây đau họng. Gừng cũng là loại gia vị có đặc tính chống oxy hóa, kháng virus, kháng nấm và kháng khuẩn, thậm chí giúp giảm viêm.
Cách thực hiện:
– Bạn cho 1/2 thìa cà phê gừng xay vào tách (lớn hơn chén) nước nóng, để trong 10 phút.
– Lọc bỏ bã và uống nước gừng (trà gừng) này khi nó vẫn còn ấm.
– Nên uống trà gừng sau khi ăn là tốt nhất, không uống quá 2 tách mỗi ngày.
Nghỉ ngơi nhiều hơn
Bà bầu nên ăn tối sớm để được đi ngủ sớm và ngủ lâu hơn
Bà bầu khi bị đau họng nên để dây thanh nghỉ ngơi bằng cách hạn chế nói chuyện. Ngoài ra, do cơ thể phải làm việc chăm chỉ hơn bình thường chống lại vi khuẩn và virus nên khả năng miễn dịch bị suy giảm. Nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp cơ thể phục hồi, lấy lại năng lượng.
Phụ nữ mang thai cũng có thể ăn soup gà để giúp bổ sung dưỡng chất, giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.
Tăng độ ẩm không khí
Thời tiết hanh khô như hiện nay, đặc biệt là vào ban đêm, độ ẩm không khí giảm khiến miên mạc cổ họng càng bị khô, gây kích ứng và khó chịu hơn. Bà bầu nên đặt máy tạo độ ẩm không khí trong nhà hoặc trong phòng ngủ. Nếu không có máy, bạn có thể có thể đổ nước ấm vào chảo lòng sâu và đặt gần nguồn nhiệt. Khi nước nóng lên, nó sẽ dần dần làm ẩm không khí, giúp bà bầu ngủ ngon hơn.
Tránh xa tác nhân gây dị ứng
Môi trường và các chất kích ứng là một trong những nguyên nhân chính gây đau họng. Do đó, bà bầu có thể cần phải tránh:
– Tiếp xúc với khói thuốc
– Khói bụi, không khí ô nhiễm. Nên đeo khẩu trang khi cần ra ngoài.
– Nước hoa, nước xịt phòng có mùi thơm có thể gây kích ứng xoang, dẫn đến đau họng và ho.
– Vệ sinh đồ dùng hàng ngày để tránh tích tụ nấm mốc và các chất gây dị ứng khác
Tham khảo thông tin tại bài viết: Đau họng do cảm lạnh, viêm họng hay viêm amiđan?
Mẹ Bầu Bị Chuột Rút: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý Và Cách Phòng Ngừa
Bà bầu bị chuột rút là hiện tượng mà hầu như bất kì người phụ nữ mang thai nào cũng từng trải qua. Mẹ bầu bị chuột rút phải chịu cảm giác đau đớn và vô cùng khó chịu. Vậy vì sao bà bầu bị chuột rút và có cách nào giúp mẹ thoát khỏi tình trạng này không?
Chuột rút (vọp bẻ) là tình trạng các cơ bị co thắt đột ngột ở bắp thịt khiến cho vùng bị chuột rút không tiếp tục cử động được, gây ra cảm giác đau đớn. Chuột rút thường xảy ra ở đùi, cẳng chân, bàn chân, bàn tay, cơ bụng.
Bà bầu bị chuột rút là hiện tượng khá phổ biến, nhất là trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kì. Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong ngày, thậm chí bà bầu bị chuột rút về đêm. Mẹ bầu bị chuột rút thường không để lại hậu quả nghiêm trọng và sẽ chấm dứt sau khi sinh. Tuy nhiên nó gây đau nhức vô cùng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, giấc ngủ của mẹ.
Nguyên nhân mẹ bầu bị chuột rút?
Thông thường, bà bầu bị chuột rút ở các cơ bắp chân, đùi, hông… do những nguyên nhân chủ yếu sau:
Vì sao bà bầu hay bị chuột rút?
Lý do bà bầu bị chuột rút bắp chân
Bà bầu bị chuột rút ở chân có thể vì cơ ở bắp chân đang mệt mỏi do phải nâng đỡ toàn bộ trọng lượng toàn bộ cơ thể mẹ ngày một tăng lên, nhất là trong những tháng cuối, làm tăng áp lực lên các mạch máu gây khó khăn trong việc lưu thông máu từ chân đến tim và từ dây thần kinh tủy sống đến chân.
Vào những tháng cuối thai kì, nhu cầu canxi ở mẹ bầu là rất lớn để có đủ canxi truyền cho thai nhi. Chế độ ăn uống của mẹ bầu bị thiếu canxi hoặc magie cũng góp phần thành nguyên nhân gây ra hiện tượng chuột rút ở chân.
Nguyên nhân bà bầu bị chuột rút ở hông
Vào 3 tháng cuổi thai kì, tử cung mẹ giãn rộng theo sự phát triển thai nhi khiến các cơ và dây chằng bị kéo căng cũng là nguyên khân khiến cho bà bầu bị chuột rút ở hông.
Mẹ bầu bị chuột rút do cơ thể thiếu nước
Khi mang thai, cơ thể mẹ rất cần được cung cấp đủ nước. Nếu không, mất nước sẽ là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chuột rút và làm cho chứng chuột rút có biểu hiện nặng hơn.
Lý do bà bầu bị chuột rút về đêm
Ngoài những nguyên nhân do thiếu hụt lượng nước, canxi… cần thiết, do áp lực dây chằng thì mẹ bầu bị chuột rút vào ban đêm còn do những nguyên nhân sau:
Mẹ bầu lười vận động khiến các cơ không được co giãn thường xuyên, đều đặn
Nằm ngủ sai tư thế: khi mẹ nằm ngủ theo 1 tư thế liên tục trong thời gian dài, gây áp lực chèn ép, làm giảm lưu thông máu – nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút.
Thay đổi hormone cơ thể, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao trong khi thực đơn hàng ngày không đáp ứng đủ
Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây co rút cơ bắp như sucrose (sắt tiêm tĩnh mạch), naproxen, teriparatide, raloxifene, levalbuterol, albuterol/ipratropium, estrogen liên hợp, pregabalin…
Bà bầu bị chuột rút phải làm sao?
Bà bầu bị chuột rút có nguy hiểm không?
Khi bà bầu bị chuột rút, có thể áp dụng theo các bước sau để làm giảm bớt cảm giác đau đớn, khó chịu:
Duỗi căng các cơ ở mức tối đa, duỗi thẳng đầu gối
Nắm lấy bàn chân và kéo lại vào lòng. Động tác này ban đầu có thể sẽ khiến mẹ thấy khó chịu nhưng sau đó sẽ có tác dụng làm dịu cơn đau do chuột rút.
Trườm ấm, massage các cơ nhẹ nhàng để các cơ được thả lỏng, thư giãn sẽ giúp mẹ thấy thoải mái hơn. Có thể dùng túi chườm hay chai nước ấm, hoặc dùng một chiếc khăn nhúng vào nước ấm.
Sau khi đã thử các cách trên, nếu cơn đau do chuột rút vẫn tiếp diễn, dù là ở vùng bụng hay chân, mẹ nên gọi cho bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra cẩn thận, tránh tình huống đáng tiếc xảy ra.
Massage nhẹ nhàng: Để phòng tránh bị chuột rút, mẹ bầu nên thường xuyên xoa bóp, massage chân tay, ngâm chân vào nước ấm để các cơ được giảm áp lực giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm thiểu căng rút các cơ, giảm nguy cơ bị chuột rút.
Vận động thể chất nhẹ nhàng giúp làm giảm nguy cơ bà bầu bị chuột rút Vận động thể chất:
Các động tác vận động nhẹ nhàng, thư giãn hay tập yoga;
Tránh ngồi vắt chéo chân vì dễ làm trì trệ lưu thông máu dưới chân.
Thường xuyên thay đổi tư thế ngồi khi làm việc để cột sống và các cơ được co giãn đúng cách.
Đi bộ thường xuyên và xoa bóp nhiều hơn để giảm cảm giác chuột rút những ngày mẹ sắp sinh.
Chế độ ăn uống, dinh dưỡng:
Bà bầu bị chuột rút nên ăn nhiều trái cây tươi và ít tinh bột
Bổ sung canxi và chất điện giải cho bà bầu bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Áp dụng thêm thực đơn theo sự tư vấn của bác sĩ sản khoa và chuyên gia dinh dưỡng. Các thực phẩm có lợi cho người phụ nữ trong việc giảm thiểu chuột rút bao gồm sữa, hải sản, rau xanh.
Mẹ cần uống đủ 2 lít nước/ngày, không nhịn tiểu không để bàng quang tạo áp lực lên các mạch máu
Ăn nhiều trái cây tươi và ít tinh bột để không bị táo bón, gây nặng nề xương chậu, dẫn đến triệu chứng chuột rút.
Chế độ sinh hoạt:
Không mặc quần áo quá chật, chất liệu dày dặn để dễ vận động hơn
Khi ngủ, kê chân tay bằng gối mỏng, đệm êm và tìm cho mình tư thế ngủ thoải mái để máu huyết lưu thông mỗi khi ngủ, nhất là ban đêm và khi thời tiết trở lạnh.
Tắm nước ấm và tránh tắm bằng nước lạnh để giữ ấm cơ thể, không để bị chuột rút.
Mẹ Bầu Thường Bị Hôi Nách Sau Sinh? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị?
Tình trạng bà bầu bị hôi nách không phải là điều hiếm gặp. Mà bên cạnh đó, HÔI NÁCH với mẹ bầu cũng là những vấn đề vô cùng tế nhị và ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, do mùi cơ thể khiến họ xấu hổ và tự ti.
Đâu là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị mùi cơ thể nặng mùi?
Mang thai được xem là thời điểm mà cơ thể người mẹ nhạy cảm nhất, người phụ nữ không chỉ thay đổi về ngoại hình mà nội tiết tố trong cơ thể chị em cũng có sự thay đổi đáng kể. Chính điều này đã làm cho tuyến mồ hôi dầu dưới cách tay hoạt động mạnh, thành phần của dịch tiết này chủ yếu là các acid béo – thức ăn của vi khuẩn. Thêm vào đó vùng da nách thường bị bịt kín, mẹ bầu lại hay bận rộn ít quan tâm chăm sóc cơ thể nên dễ gây ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Chính vì thế hôi nách thường rất hay gặp ở phụ nữ sau khi sinh.
Bật mí một số mẹo giúp mẹ bầu không lo Hôi nách
Dùng lá mướp đắng non hoặc quả mướp đắng giã nhỏ. Sau khi vệ sinh vùng nách sạch sẽ dùng lượng mướp đắng đã xay nhỏ đắp trực tiếp lên vùng nách rồi dùng khăn buộc chặt lại. Giữ nguyên trong khoảng 30 phút rồi tháo ra và rửa lại bằng nước ấm. Các mẹ bầu chỉ cần thực hiện đều đặn cách này, yên tâm là mùi hôi nách sẽ sớm được đẩy lùi.
Gừng tươi có chứa 25% tinh dầu và 30% chất cay ngăn tiết mồ hôi, giúp vùng nách khô ráo và thoáng khí.
Dùng nước ép gừng tươi để thoa lên nách và massage nhẹ nhàng trong vòng 30 phút sau đó rửa lại thật sạch. Thực hiện đều đặn trong một khoảng thời gian dài bạn có thể nói lời tạm biệt với mùi hôi nách.
Chanh là một nguyên liệu dễ kiếm nhưng lại là phương pháp khử hôi nách đặc biệt hiệu quả. Chanh tươi có hàm lượng acid citric cao, đặc tính sát trùng nhẹ giúp tẩy tế bào chết, loại bỏ vi khuẩn và mùi hôi.
Dùng 1/2 quả chanh tươi chà xát lên 2 bên vùng nách để diệt khuẩn và khử mùi hôi. Thực hiện đều đặn mỗi ngày khoảng 30 phút hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả trị hôi nách khiến bạn ngỡ ngàng.
Lá trầu không
Lá trầu không là bài thuốc dân gian có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, loại bỏ bã nhờn và mùi hôi hiệu quả. Dùng lá trầu không giã nát, chà xát lên 2 bên nách trước khi tắm mỗi ngày. Với cách làm này mùi hôi nách của mẹ bầu sẽ tan biến.
Bột khử mùi Wings-Up
Với các thành phần từ thảo mộc thiên nhiên phèn chua, hoàng bá, tràm trà, hương thảo, bột gạo, các mẹ bầu sau sinh có thể hoàn toàn yên tâm và sử dụng bột khử mùi Wings-Up.
Đặc biệt bột khử mùi Wings-Up với các thành phần hoàn toàn thiên nhiên, không chứa các kim loại nặng, thân thiện với áo quần, không gây thâm và ố vàng áo, không lo kích ứng và an toàn cho da nhạy cảm.
Với Wings-Up, các mẹ bầu có thể loại bỏ được nỗi lo hôi nách khó chịu, trở về với phong thái tự tin, xinh đẹp nhất khi lên thiên chức làm mẹ.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Đau Lưng Sau Sinh: 5 Nguyên Nhân Thường Gặp Và Cách Xử Lý trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!