Cập nhật nội dung chi tiết về Đau Lưng Ở Phụ Nữ Mang Thai mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Tăng cân:
2. Thay đổi trọng tâm:
Bình thường vị trí thắt lưng của cột sống người đã cong và ưỡn ra phía trước. Khi mang thai tử cung lớn đổ về phía trước (đặc biệt những người sanh con rạ, thành bụng nhão), làm cho cột sống thắt lưng bị ưỡn nhiều hơn.
3. Nội tiết tố thai kỳ:
Những nội tiết tố của thai kỳ làm cho các dây chằng và khớp xương của cột sống (đặc biệt là cột sống thắt lưng) và vùng chậu dãn ra và căng hơn. Điều này làm suy yếu chức năng của các dây chằng khiến phụ nữ đau lưng, đau khớp vệ và đau vùng chậu.
4. Sự tách của cơ thẳng bụng:
Khi tử cung lớn lên làm bụng căng ra có thể làm cho 2 cơ thẳng bụng bị tách ra (là cơ thẳng đi từ đầu của các xương sường đến xương mu), điều này khiến cho người phụ nữ bị đau lưng và có nguy cơ thoát vị thành bụng nếu tình trạng tách cơ nhiều và không hồi phục.
5. Stress:
khi mang thai tâm trạng của người phụ nữ rất nhạy cảm, dễ tổn thương, dễ bị stress. Khi bị stress các cơ dựng sống (cơ phía sau lưng bên cạnh các cột sống) co cứng gây đau lưng.
6. Ngoài ra đau lưng ở người phụ nữ mang thai còn có thể do tư thế sai trong sinh hoạt, làm việc hàng ngày: đứng quá lâu, ngồi lâu sai tư thế, cúi nhiều,…
Triệu chứng đau lưng có thể từ nhẹ xuất hiện khi đứng hoặc ngồi lâu cho đến nặng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, thậm chí không thể đi hoặc đứng được. Nhiều phụ nữ bị đau lưng và nghĩ rằng đây là vấn đề đương nhiên có trong thai kỳ, nên cố gắng chịu đựng. Tuy nhiên chứng đau lưng trong thai kỳ có thể hết sau khi sanh, nhưng cũng không ít trường hợp kéo dài sau sanh và trở thành mãn tính. Như vậy cần phải có cách giải quyết triệu chứng đau lưng trong thai kỳ, giúp chất lượng cuộc sống người phụ nữ mang thai tốt hơn, cũng như không dẫn đến tình trạng đau lưng mãn tính sau sanh.
1. Luyện tập thể dục:
Việc luyện tập thường xuyên và đều đặn trong thai kỳ giúp làm giảm bớt tình trạng đau lưng trọng thai kỳ. Đối với những trường hợp đau nhiều tốt nhất nên được tập luyện với huấn luyện viên hoặc các chuyên gia vật lý trị liệu chuyên cho người phụ nữ mang thai.
2. Nóng và lạnh:
Việc chườm nóng hoặc lạnh cũng có thể làm giảm triệu chứng đau lưng. Việc dùng một khăn lạnh (có thể dùng túi lạnh chuyên dụng) chườm vào vùng lưng trong 20 phút và thực hiện vài lần trong ngày. Sau khi chườm lạnh 2-3 ngày, triệu chứng giảm bớt chuyển sang chườm nóng. Dùng khăn ấm hoặc túi nước ấm chuyên dụng chườm vào vị trí đau. Tuyệt đối không chườm nóng lên vùng bụng trong suốt thời kỳ mang thai.
3. Massage:
xoa bóp vùng lưng (đặc biệt vùng thắt lưng) giúp giảm đau. Thai phụ ngồi ngồi áp mặt vào lưng ghế hoặc nằm nghiêng (giữ lưng thẳng) và nhờ người massage hai bên cột sống, tập trung vào vùng thắt lưng.
4. Tư thế đúng:
để tránh áp lực và gây tổn thương cột sống người phụ nữ cần:
– Tư thế đi, đứng, ngồi đúng:
lưng thẳng, kéo thẳng hai vai về phía sau. Tư thế ngồi phải thật vững sao cho hai chân có thể nâng lên nhẹ nhàng. Chọn ghế ngồi có phần tựa và đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng. Hãy chú ý thay đổi tư thế, vị trí thường xuyên, tránh đứng quá lâu. Nếu phải đứng, hãy đứng trụ trên một chân để chân còn lại có thể nghỉ ngơi và đổi chân trụ thường xuyên. Thương xuyên thay đổi tư thế để tránh bị ứ trệ tuần hoàn và căng cứng các cơ: nếu ngồi lâu thì khoảng 30-60 phút đứng dậy đi lại hoặc đứng lâu thì 30-60 phút ngồi nghỉ ngơi
– Nâng đỡ bụng:
Có thể sử dụng đai nâng bụng hoặc mặc quần lưng thun dày nâng đỡ phần bụng để tránh bụng bị đổ về phía trước làm cột sống thắt lưng ưỡn quá mức. Nên đeo đai sau 20 tuần tuổi thai và đeo khi đi làm, sinh hoạt, tối về có thể tháo đai ra.
5. Tư thế ngủ:
khi ngủ nên nằm nghiêng và thay đổi tư thế thường xuyên để tránh bị mỏi. Mỗi lần thay đổi tư thế từ ngồi sang nằm, từ ngồi sang đứng hoặc ngược lại cần nhẹ nhàng, tránh thay đổi tư thế đột ngột. Nằm và ngồi trên mặt phẳng, không nên dùng nệm quá mềm.
Tóm lại đau lưng là triệu chứng khá thường gặp ở phụ nữ mang thai. Người phụ nữ mang thai cần duy trì chế độ luyện tập phù hợp để có thể giảm triệu chứng đau lưng. Nếu triệu chứng đau lưng nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày người phụ nữ cần đi khám để có thể phát hiện những bất cần điều trị sớm như thoát vị đĩa đệm.
Leave a reply →
Phụ Nữ Mang Thai Bị Đau Đầu Có Nguy Hiểm?
Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu thường hay mắc phải một số triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào thể trạng, dưỡng chất được tiếp nhận và môi trường sống tác động kho mang thai. Một trong số những điều đó, thì phổ biến nhất của mẹ bầu vẫn là chứng bệnh bị đau đầu.
Cho dù với chứng bệnh đầu khá phổ biến nhưng đau đầu khi mang hai lại không được xem thường, tất cả các mẹ bầu không thể lường trước điều điều gì sẽ xảy ra với những biến chứng nguy hiểm mà các cơn đau đầu sẽ mang lại. Nếu bạn chủ quan không thận trọng trong vấn đề này thì việc điều trị sẽ rất khó dứt điểm được, gây ra tình trạng bị mệt mỏi trong suốt thời gian mang thai. Thường với những bệnh đau đầu hay xuất hiện vào tháng thứ 3 của thai kỳ hoặc tháng cuối cùng của thai kỳ, làm ảnh hưởng không hề nhỏ tới đời sống sinh hoạt của thai phụ.
1. Tình trạng đau đầu khi mang thai có phổ biến không?
Đau đầu sẽ xuất hiện khá phổ biến ở các mẹ bầu, và đặc biệt trong 3 tháng đầu mang thai, với những cảm giác như: bị bóp chắt hoặc bị đau âm ỉ liên tục vào 2 bên đầu và phần sau gáy. Nếu trước kia bạn thường hay bị đau đầu, bị căng cơ, thì việc mang thia có thể sẽ làm cho tình trạng này càng trở nên tồi tệ hơn.
2. Nguyên nhân khiến đau dầu khi mang thai là gì?
a – Thay đổi về hormone:
Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm khoảng 80% ở phụ nữ sẽ gặp phải tình trạng bị đau đầu mỗi khi mang thai và trong số đó thì chiếm khoảng 58% thai phụ sẽ bị đau nửa đầu trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ.
Khi mới bắt đầu mang thai, thì nồng độ hormone ở trong cơ thể của phụ nữ sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ, bởi điều này sẽ dẫn đến hiện tượng bị căng cơ, thay đổi về ngoại hình, vóc dáng,…. Và đau đầu sẽ xảy ra như một loại phản ứng của cơ thể với sự thay đổi này.
Có một số căn bệnh về nội khoa có thể sẽ gây ra các biến chứng bị đau đầu khi mang thai ở người phụ nữ như: viêm xoang, nghẹt mũi, trầm cảm, dị ứng,…
c – Trọng lượng của thai nhi thay đổi:
Khi phụ nữ bị nhức đầu trong 3 tháng cuối thai kỳ thường do trọng lượng thai nhi tăng lên khá nhanh chóng làm ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu của toàn thể cơ thể cũng như các hệ thần kinh trong cơ thể. Với tình trạng bị thiếu máu dẫn lên não sẽ gây ra các chứng đau đầu ở cơ thể của mẹ bầu.
d – Sinh hoạt thiếu khoa học
Các mẹ bầu ăn uống không đúng giờ, thường bỏ bữa, lười uống nước, thường xuyên thức đêm hoặc sử dụng các đồ ăn chứa cafein cũng có thể gây ra các triệu chứng bị nhức đầu.
e – Ảnh hưởng từ môi trường sống
Thai phụ đang sống và làm việc trong một môi trường có nhiều tiếng ồn sẽ rất dễ bị căng thẳng, bực bội, khó ngủ,… lâu dần sẽ làm ảnh hưởng tới tình trạng bị đau đầu, mệt mỏi mỗi khi mang thai.
3. Những điều cần biết về đau đầu khi mang thai và nên sử dụng loại thuốc nào?
a – Điều cần biết khi mang thai bị đau đầu
Có rất nhiều chị em phụ nữ, ngay cả với những người chưa từng bị đau đầu trước kia thì vẫn có thể mắc những tình trạng này trong suốt thời kỳ mang thai. Phần lớn các cơn đau sẽ không nghiêm trọng và không đáng phải lo ngại.
Nhưng phần lớn, nếu các cơn đau của bạn kéo dài trên 4 giờ đồng hồ, hoặc bạn có xuất hiện với các triệu chứng khác thường như: sốt, tăng cân đột ngột, rối loạn thị giác, sưng mặc hoặc tay thì cần phải đến gặp bác sĩ ngay để chẩn đoán và xử lý kịp thời.
Khi bị đau đầu thì bạn có thể sử dụng loại thuốc acetaminophen theo sự hướng dẫn trên bao bì. Nhưng với phụ nữ mang thai thì không được sử dụng loại thuốc giảm đâu như: aspirin, ibuprofen, hoặc các loại thuốc điều trị đau nửa đầu khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ. Bạn cần tham khảo các ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kể loại thuốc nào trong quá trình mang thai, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối nhất cho cả mẹ và bé.
4. Bí quyết giảm cơn đau đầu khi mang thai
a – Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
– Tùy thuộc vào từng sở thích, khả năng hấp thụ của mẹ bầu, thì chị em phụ nữ nên chia nhỏ tất cả các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày, thời gian có thể gần nhau để tránh bị đói mỗi khi mang thai gây ra hiện tượng bị hạ đường huyết dẫn tới đau đầu.
– Bạn cần uống nhiều nước hàng ngày, ăn nhiều trái cây tươi, bởi việc thiếu nước cũng dẫn đến hiện tượng bị đau đầu.
– Hạn chế việc sử dụng các đồ uống có gá, nước ép trái cây đóng chai, thịt được chế biến sẵn, các loại socola, bánh kẹo,….
b – Đảm bảo chế độ nghỉ ngơi
– Bạn nên cố gắng tạo ra những giấc ngủ ngắn trong ngày, nên ngủ ở những nơi yên tĩnh, trong phòng tối giúp cho giấc ngủ ngon hơn.
– Nên tìm cho mình với những thú vui giải trí như: độc sách, viết nhật ký khi mang thai, vẽ tranh hay nghe nhạc để thư giãn đầu óc.
– Sắp xếp thời gian khoa học để làm việc và nghỉ ngơi hợp lý nhất, bạn cần cân nhắc để giảm bớt về khối lượng công việc, thay đổi môi trường làm việc khi mang thia nếu tính chất công việc thường xuyên bị căng thẳng, đi lại nhiều.
– Phụ nữ khi mang thai nên tập thể dục thường xuyên, nhẹ nhàng sẽ rất tốt trong việc giảm đâu nửa đầu, các chị em có thể tập yoga, đi bộ, thiền, bơi lội đều rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé,…
– Massage vùng đầu, vai gáy, gan bàn chân giúp cho trẻ lưu thông máu và làm giảm đau đầu một cách hiệu quả nhất, bạn cũng có thể nhờ người thân hỗ trợ hoặc có thể sử dụng với các dịch vụ massgae tại nhà cho bà bầu hoặc tại các spa, thầm mỹ viện.
d – Ngâm mình ở trong bồn tắm
5. Đau đầu có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng
Phần lớn tình trạng bị đau đầu thường gây ra hiện tượng khó chịu khi mang thai là điều vô cùng hại, nhưng đôi khi đây cũng là dấu hiệu của một triệu chứng khá nghiêm trọng. Bạn hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị đau nửa đầu hoặc bị đau đầu nghiệm trọng, nếu đã sử dụng loại thuốc acetaminophen mà không có sự biến giảm nào. Lúc này, bạn cần được bác sĩ thăm khám cụ thể, để chắc chắn về nguyên nhân gây ra đau đầu, và có biện pháp xử lý tốt nhất.
Trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3 của htai kỳ, bị đau đầu có thể là một trong những dấu hiệu của tiền sản giật, đây là một trong những triệu chứng khá nghiêm trọng do huyết áp tăng cao trong thời kỳ mang thai. Tất cả những triệu chứng khác của bệnh này sẽ gồm có protein bất thường ở trong nước tiểu, thay đổi về thị giác và bất thường về gan, thận.
– Đau đầu dữ dội ở tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3.
– Đau đầu một cách đột ngột, dữ dội, mỗi cơn đau đều làm cho bạn thức giấc, đau không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc bạn luôn cảm giác chưa hề từng đau như thế bao giờ.
– Đau đầu đi kèm với sốt và cứng cổ.
– Các cơn đau ngày một tăng hơn, đi kèm đó có rất nhiều triệu chứng khác như: nhìn mờ hoặc bị rối loạn thị giác, nói mơ, buồn ngủ, bị tê buốc hoặc có sự thay đổi về cảm giác hay tri giác.
– Đau đầu sau khi bị chấn thương.
– Đau đầu ngay khi đọc hoặc nhìn vào màn hình máy tính.
Khi mang thai thấy các hiện tượng bị đau đầu, thì chị em phụ nữ tuyệt đối không được phép chủ quan, cần phải theo dõi và cải thiện ngay sức khỏe của mình bằng tất cả các cách ở trên, và thường xuyên bổ sung dinh dưỡng khi mang thai là đặc biệt quan trọng. Nếu trong tình trạng bị đau đầu diễn ra quá nghiêm trọng, kéo dài và không hề có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn phải đến gặp bác sĩ ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.
Đau Lưng Dưới Khi Mang Thai
Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau lưng dưới trong thai kỳ
Đau lưng dưới xảy ra do tử cung đang phát triển và thay đổi nội tiết tố.
Tử cung mở rộng làm dịch chuyển trọng tâm và làm suy yếu cơ bụng của mẹ bầu, ảnh hưởng đến tư thế và làm căng cơ lưng.
Mở rộng tử cung cũng gây đau lưng nếu ấn vào dây thần kinh. Thêm vào đó, khi mang thai, trọng lượng của mẹ bầu tăng thêm, khiến cho cơ bắp phải làm việc nhiều hơn, gây áp lực cho các khớp của mẹ bầu, khiến mẹ bầu thường cảm thấy đau đớn vào cuối ngày.
Đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu khiến mẹ mệt mỏi
Đồng thời, sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ sẽ nới lỏng các khớp và thư giãn các dây chằng nối xương chậu vào cột sống.
Điều này có thể khiến mẹ bầu cảm thấy thiếu ổn định và gây đau khi đi bộ, đứng, ngồi trong thời gian dài, lăn lộn trên giường, uốn cong người hoặc nâng vật.
Nghiên cứu cho thấy hơn hai phần ba phụ nữ mang thai bị đau lưng dưới, đặc biệt là đau vùng xương chậu sau và đau thắt lưng.
Mẹ bầu có thể bị đau lưng khi mang thai sớm, đau lưng khi mới thụ thai, đau lưng khi mang thai tuần đầu nhưng đau lưng thường bắt đầu trong nửa sau của thai kỳ và có thể trở nên tồi tệ hơn khi thai kỳ phát triển.
Tình trạng đau lưng có thể sẽ kéo dài đến khi mẹ bầu sinh em bé, nhưng sẽ biến mất trong thời gian vài tháng sau khi sinh.
Đau vùng xương chậu khi mang thai
Đau vùng chậu là loại đau lưng dưới phổ biến nhất khi mang thai. Hiện tượng này thường xuất hiện khi mẹ bầu đi bộ, leo cầu thang, đứng lên ngồi xuống hoặc mang vác đồ vật.
Mẹ bầu bị đau lưng khi mang thai tháng cuối
Một số vị trí nhất định có thể làm cho cơn đau vùng chậu sau trở nên tồi tệ hơn – ví dụ, khi ngồi trên ghế và hướng người về phía trước bàn làm việc.
Phụ nữ bị đau vùng chậu sau cũng có nhiều khả năng bị đau xương mu hơn.
Đau vùng thắt lưng khi mang thai
Đau vùng thắt lưng xảy ra ở vùng đốt sống thắt lưng ở lưng dưới.
Mẹ bầu sẽ bị đau xung quanh xương sống ở vùng eo trở xuống, thậm chí có thể bị đau lan tỏa đến chân.
Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài và nâng vật nặng thường làm cho tình trạng này tồi tệ hơn, và mẹ bầu sẽ cảm thấy cơn đau có xu hướng dữ dội hơn vào cuối ngày.
Làm thế nào để biết mẹ bầu bị đau thần kinh tọa khi mang thai?
Đau lưng dưới tỏa ra ở mông và đùi thường bị nhầm lẫn với đau thần kinh tọa, một tình trạng tương đối hiếm gặp.
Đau thần kinh tọa thực sự khi mang thai, có thể bị gây ra bởi một đĩa đệm thoát vị hoặc phình ra ở phần dưới của cột sống, chỉ ảnh hưởng đến khoảng 1 phần trăm phụ nữ mang thai.
Mẹ bầu cũng có thể sẽ cảm nhận được cơn đau ở dưới đầu gối, thậm chí tỏa ra bàn chân và ngón chân. Chân mẹ bầu cũng có thể sẽ bị ngứa ran hoặc bị tê.
Khi đau dây thần kinh tọa nghiêm trọng, mẹ bầu cũng có thể bị tê ở háng hoặc vùng sinh dục, thậm chí có thể thấy khó đi vệ sinh.
Nếu nghĩ mình bị đau thần kinh tọa, mẹ bầu hãy liên hệ với bác sĩ. Đặc biệt khi mẹ bầu cảm thấy yếu ở một hoặc cả hai chân, hoặc mất cảm giác ở chân, háng, bàng quang hoặc hậu môn.
(Điều này khiến việc đi vệ sinh trở nên khó khăn hoặc khiến mẹ bầu đi vệ sinh không tự chủ).
Những ai có khả năng bị đau lưng dưới khi mang thai?
Mẹ bầu có khả năng bị đau lưng khi mang thai nếu trước đó, mẹ bầu đã bị mắc chứng này.
Ít vận động, không linh hoạt và cơ bụng, cơ lưng yếu cũng là những nguyên nhân khiến mẹ bầu có nguy cơ cao với đau lưng dưới.
Mang đa thai cũng làm tăng tỷ lệ bị đau lưng.
Làm gì để giảm đau lưng khi mang thai?
Tập thể dục
Khi lưng đau, mẹ bầu có thể sẽ thích cuộn mình trên giường thay vì tập thể dục. Nhưng nằm trên giường thường không hữu ích cho đau lưng dưới trong thời gian dài và thậm chí có thể khiến mẹ bầu cảm thấy tồi tệ hơn.
Với đau lưng, có thể tập thể dục là tất cả những gì mẹ bầu cần thực hiện.
Kiểm tra với bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục vì trong một số tình huống, mẹ bầu có thể phải hạn chế hoạt động hoặc bỏ qua việc tập thể dục hoàn toàn.
Tập tạ để tăng cường cơ bắp hỗ trợ lưng và chân, bao gồm cả cơ bụng.
Bài tập kéo giãn cơ (stretching) để tăng tính linh hoạt trong các cơ nâng đỡ lưng và chân. Thực hiện bài tập nhẹ nhàng vì kéo dài quá nhanh hoặc quá nhiều có thể gây căng thẳng hơn cho các khớp. Yoga trước khi sinh là một cách tốt để duy trì sự linh hoạt, và đồng thời cải thiện sự cân bằng của bạn.
Bơi lội là một bài tập tuyệt vời khác cho phụ nữ mang thai vì bơi giúp tăng cường cơ bụng và cơ lưng dưới.
Đi bộ. Thật dễ dàng để biến đi bộ thành một phần của thói quen hàng ngày của mẹ bầu.
Bài tập nghiêng khung chậu giúp kéo giãn và tăng cường các cơ, do đó giảm tình trạng đau vùng xương chậu.
Cách thực hiện: Mẹ bầu nằm ngửa trên thảm tập hoặc sàn nhà, đặt hai tay duỗi thẳng rộng bằng vai, hai gối gấp rộng ngang hông, lòng bàn chân sát trên mặt sàn.
Hít vào, từ từ đẩy thắt lưng và mông xuống dưới sao cho phần thắt lưng kéo giãn ra và chạm sát mặt sàn. Thở ra, mẹ thư giãn trở về vị trí ban đầu. Lặp lại bài tập này từ ba đến năm lần.
(Cách thực hiện khác: Mẹ bầu nằm ngửa trên thảm tập hoặc sàn nhà, tiến hành tập nghiêng khung chậu như trên. Sau đó hít vào, từ từ nâng mông lên khỏi mặt đệm càng nhiều càng tốt. Thở ra, đưa mông trở lại vị trí ban đầu và thư giãn.
Hãy chắc chắn làm theo các hướng dẫn để tập thể dục an toàn trong thai kỳ, chẳng hạn như tránh nằm ngửa và cẩn thận khi thay đổi tư thế hoặc đứng dậy khỏi sàn.
Luôn luôn lắng nghe cơ thể của mình, và đừng làm bất cứ điều gì gây đau đớn.
Chú ý đến tư thế
Đứng thẳng lên. Điều này trở nên khó khăn hơn khi cơ thể thay đổi, nhưng hãy cố gắng giữ cho phần dưới được giữ chặt và vai đẩy ra sau. Phụ nữ mang thai có xu hướng gục vai và cong lưng khi bụng của họ phát triển, điều này gây căng thẳng hơn cho cột sống.
Nếu dành hầu hết thời gian trong ngày để ngồi, hãy chắc chắn mẹ bầu ngồi thẳng lên. Nghỉ ngơi thường xuyên: đứng dậy và đi bộ xung quanh.
Điều quan trọng không kém là tránh đứng quá lâu. Nếu mẹ bầu cần đứng cả ngày, hãy cố gắng tìm thời gian nghỉ ngơi.
Hãy nhận biết các cử động làm cho cơn đau tồi tệ hơn. Nếu bị đau vùng chậu sau, hãy cố gắng hạn chế các hoạt động như leo cầu thang. Và tránh bất kỳ bài tập nào đòi hỏi các động tác cực mạnh của hông hoặc cột sống.
Mang giày thoải mái. Hãy bỏ đi đôi giày cao gót trong một thời gian bởi vì bụng đang lớn lên và sự cân bằng của mẹ bầu thay đổi, đôi giày cao gót sẽ làm tăng khả năng vấp ngã của mẹ bầu.
Tránh cúi xuống nhặt hay nâng đồ hoặc với lấy vật ở trên cao.Nếu mẹ bầu phải hút bụi hay lau nhà, hãy di chuyển toàn bộ cơ thể thay vì vặn vẹo hoặc vươn người để lau.
Chia trọng lượng của các vật phẩm bạn phải mang theo.
Cẩn thận khi ra khỏi giường
Để có được một đêm ngon giấc, hãy thử nằm nghiêng với gối giữa hai chân. Khi thai kỳ phát triển, hãy sử dụng một chiếc gối hoặc nêm khác để nâng đỡ bụng. Thêm một lớp phủ nệm hoặc xem xét chuyển sang một tấm nệm cứng hơn để hỗ trợ lưng.
Chăm sóc bản thân
Tìm hiểu các kỹ thuật thư giãn. Những bài tập này có thể giúp mẹ bầu đối phó với sự khó chịu và có thể đặc biệt hữu ích khi đi ngủ nếu cơn đau lưng khiến mẹ bầu khó ngủ.
Thử nóng hoặc lạnh. Có một số bằng chứng cho thấy nhiệt có thể cung cấp cứu trợ ngắn hạn. Ngâm mình trong bồn nước ấm cũng có thể làm dịu cơn đau. Mẹ bầu cũng có thể đặt một miếng đệm nóng hoặc chai nước nóng ở lưng dưới. Mặc dù không có bằng chứng cứng nào cho thấy lạnh giúp ích, nhưng mẹ bầu có thể thử dùng miếng chườm lạnh để thử.
Massage. Massage trước khi sinh bởi một nhà trị liệu chuyên nghiệp có thể giúp mẹ bầu thư giãn.
Phải làm gì nếu vẫn tiếp tục bị đau lưng dưới khi mang thai?
Trong trường hợp, nói chuyện và tham khảo ý kiến bác sĩ là lựa chọn tốt nhất.
Châm cứu có thể làm giảm cường độ đau lưng khi mang thai.
Vật lý trị liệu có thể giảm đau và ngăn ngừa cơn đau thắt lưng tái phát.
Chăm sóc thần kinh cột sống có thể hữu ích, mặc dù không có nhiều bằng chứng cho thấy liệu pháp này giúp giảm đau lưng trong thai kỳ.
Một “đai thắt lưng” làm giảm đau khi đi bộ đối với một số phụ nữ
Thuốc theo toa có thể cần thiết trong trường hợp bị đau dữ dội.
Khi nào đau thắt lưng khi mang thai nghiêm trọng?
Nếu cơn đau lưng kéo dài hơn hai tuần, đã đến lúc liên hệ với bác sĩ. Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu:
Mẹ bầu bị đau lưng nghiêm trọng, dần dần trở nên tồi tệ hơn hoặc là do chấn thương.
Đau lưng kèm với sốt, chảy máu âm đạo hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
Mất cảm giác ở một hoặc cả hai chân
Mất cảm giác ở mông, háng, vùng sinh dục hoặc bàng quang hoặc hậu môn. Điều này có thể làm cho khó đi vệ sinh hoặc đi vệ sinh không tự chủ
Bị đau lưng dưới trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Đây có thể là một dấu hiệu của chuyển dạ sinh non, đặc biệt là nếu mẹ bầu không bị đau lưng trước đó.
Bị đau ở lưng dưới hoặc ở bên cạnh ngay dưới xương sườn, ở một hoặc cả hai bên. Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng thận, đặc biệt khi mẹ bầu bị sốt, buồn nôn hoặc có máu trong nước tiểu.
*** Chương trình có sự cố vấn chuyên sâu của giảng viên Phan Hồ Điệp – mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam
Có Bầu Bị Đau Lưng Và Cách Làm Giảm Đau Lưng Khi Mang Thai
Hiện tượng đau lưng ở bà bầu thực sự không còn xa lạ đối với mọi người chính vì thế mà nhu cầu tìm hiểu những cách làm giảm đau lưng cho bà bầu ngày càng tăng lên. Bài viết sau sẽ giải thích tường tận cho các bạn về tình trạng mang bầu bị đau lưng dưới.
Mang bầu bị đau lưng
Có bầu đau lưng là một chuyện được mọi người coi là bình thường từ xưa đến nay. Đa số họ thường bị đau với mức độ nhẹ hoặc vừa phải, số còn lại chiếm tỉ lệ khá ít là xảy ra hiện tượng đau lưng nặng đến mức không thể chịu nổi.
Mẹ bầu bị đau lưng tuy không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe và tình trạng của thai nhi. Tuy nhiên tình trạng này dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của người mẹ, gây những cảm giác đau đớn, khó chịu và dẫn tới rối loạn tâm lý…
Một sai lầm của hầu hết mọi người là khi mẹ bầu đau lưng họ thường can tâm chịu đựng và coi như đó là một điều hiển nhiên. Theo các chuyên gia về sức khỏe sinh sản cho biết có rất nhiều cách làm giảm đau lưng cho bà bầu.
Vị trí đau nhất thường là ở thắt lưng hông nằm ở trên của xương cùng cụt khi mẹ bầu bị đau lưng, điều này giải thích cho động tác mà các bà bầu thường làm khi đi lại là đặt tay và đỡ ở vị trí đó. Vấn đề này thậm chí còn nguy hiểm hơn nếu như bạn đã có tiền sử đau ở đó.
Khi có bầu hiện tượng đau lưng sẽ ngày càng xuất hiện nhiều hơn và ở những vị trí khác nhau, vì hormone của người phụ nữ được tiết ra nhiều hơn cũng như thai nhi phát triển lớn hơn.
Bà bầu bị đau lưng dưới
Mang bầu có thể làm tăng nguy cơ đau lưng dưới, lý do vì trọng tâm cơ thể của bà bầu bị thay đổi đột ngột và không thể đứng thẳng được dễ dàng. Thông thường để tránh cảm giác bị ngả người về phía trước, mẹ bầu bị đau lưng dưới sẽ có xu hướng ưỡn bụng ra trước và ngửa người nhẹ ra sau, vô tình dẫn đến đau lưng dưới.
Triệu chứng
Dấu hiệu đau thắt lưng thường xảy ra tại các đốt xương sống ở vị trí ngang thắt lưng, mẹ bầu đau lưng thông thường ở phần lưng dưới hoặc đau vùng chậu sau (chính là vùng đệm nằm ở mặt sau của xương chậu). Ở một số trường hợp phụ nữ sẽ có những triệu chứng của cả hai thể loại đau lưng này.
Cảm giác đau ở các vùng nằm xung quanh phần cột sống, ở gần phần eo. Nhiều khả năng cũng có thể sẽ thấy được những cơn đau lan xuống chân. Trường hợp người bệnh khi đứng hoặc ngồi lâu hay phải mang vác vật nặng thường sẽ khiến bạn cảm thấy đau hơn. Những cơn đau này thường sẽ tăng cường độ và tồi tệ hơn vào khoảng thời gian cuối ngày.
Đa số nhiều phụ nữ khi mang thai cảm thấy đau vùng chậu sau, vị trí này nằm thấp hơn khi so với tình trạng đau tại thắt lưng. Một số trường hợp bạn có thể sẽ cảm thấy đau đớn sâu ở phần bên trong mông, có thể ở một hoặc hai bên, thậm chí xuất hiện tình trạng đau mặt sau ở phần bắp đùi. Nguyên nhân được xác định là do vận động như bài tập đi bộ. Các hoạt động thể chất hàng ngày như: leo cầu thang, đứng lên ngồi xuống nhiều lần, có thể đơn giản là khi bạn trở mình trên giường hoặc xoay người để nâng đồ vật.
Những tư thế mà khiến bà bầu phải uốn cong tại phần eo, ví dụ như tư thế ngồi trên ghế với những tư thế sai có thể khiến cho tình trạng bệnh đau vùng chậu sau tồi tệ hơn.
Cách chữa
Những môn thể thao nhẹ nhàng và bài tập thể dục phù hợp là những lựa chọn tốt cho các bà bầu trong trường hợp này. Bơi cũng là một biện pháp tốt giúp giảm đau lưng dưới và tăng cường sự dẻo dai của cơ thể. Ngoài ra bơi còn giúp cho phần dây chằng, các khớp xương, phần cơ lưng và bụng được thư giãn do không cần phải căng ra để nâng đỡ trọng lượng cơ thể.
Thay đổi tư thế làm việc, sinh hoạt sao cho chuẩn mực, việc điều chỉnh này có vai trò thiết yếu để tránh việc bệnh ngày càng nặng hơn là cách làm giảm đau lưng cho bà bầu rất tốt.
Những phương pháp tự giải trí, thư giãn trong khoảng thời gian cuối ngày giúp bà bầu cải thiện tâm lý tốt hơn. Bạn có thể đi massage, thư giãn khi ngâm mình trọng bồn tắm nước ấm…
Ngoài ra nếu bà bầu bị đau nặng tại phần lưng dưới thì có thể đẩy lùi bệnh bằng một số bài thuốc nam được lấy nguyên liệu từ cây đinh lăng, ngải cứu hoặc từ lá ớt rất có hiệu quả.
Bà bầu đau lưng có nên đấm lưng
Ở một người bình thường khi đau lưng thường hay áp dụng biện pháp đấm lưng để giảm đau. Liệu điều này có đúng trong trường hợp đang mang thai hay không?
Có rất nhiều ý kiến trái chiều tranh luận về điều này, một số người cho rằng việc đấm lưng khi đang mang thai sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng theo công bố mới nhất từ các nhà khoa học Mỹ khẳng định, bà bầu đau lưng hoàn toàn có thể đấm lưng giảm đau được.
Đa phần những phụ nữ khi có thai đều bị đau lưng và trong mỗi giai đoạn ở thai kỳ thì triệu chứng của các cơn đau lại khác nhau. Việc phát triển của thai nhi càng lớn thì lưng lại càng chịu nhiều áp lực hơn đồng thời cảm giác đau càng tăng lên.
Một thai kỳ kéo dài 40 tuần và chỉ những ai đã từng sinh con mới có thể hiểu hết được nỗi thống khổ của bà bầu. Có những khoảng thời gian bà bầu đau lưng dữ dội kèm theo chuột rút, nhức nhối mình mẩy kéo dài. Vậy bà bầu đau lưng có nên đấm lưng không?
Liệu pháp hợp lý nhất cho những bà bầu để những cơn đau lưng không thể làm phiền người mẹ trong suốt thai kỳ đã được các chuyên gia sức khỏe nghiên cứu. Trong trường hợp này, cách đấm lưng đúng cách là cần tránh nằm sấp, không nên đấm mạnh. Việc đấm lưng để chống lại sự mệt mỏi hoặc có thể dùng máy cầm tay giúp massage lưng thì hoàn toàn áp dụng được đối với phụ nữ mang thai.
Các ông chồng tâm lý cũng nên tâm lý quan tâm đến vợ mình trong khoảng thời gian này, bằng việc xoa bóp nhẹ nhàng và đấm lưng đúng cách cho vợ không những giảm đau tốt mà còn thể hiện được tình cảm để cho vợ cải thiện được tâm lý.
Xoa lưng có giúp giảm đau không?
Thông thường để giảm nhanh những cơn đau lưng khi đang mang thai các mẹ bầu thường xuyên có thói quen hay xoa lưng. Tuy nhiên những chuyên gia về lĩnh vực sức khỏe sinh sản cho biết, những hành động này của người mẹ bầu lại có thể ẩn chứa rất nhiều tác hại tiêu cực khôn lường ảnh hưởng đối với sức khỏe thai nhi.
Theo một nghiên cứu mới nhất từ các nhà khoa học Úc đã chỉ ra rằng: Đây chính là tiền đề khiến gây ra các cơn co thắt ở dạ con và không phải là cách giảm đau lưng khi mang bầu. Nghiêm trọng hơn nếu bạn lặp lại nhiều việc này có thể dẫn đến phản ứng xấu như động thai hoặc đẩy thai trong tử cung.
Với những phụ nữ đã từng có tiền sử sinh non, bị nhau thai bám mặt trước hoặc mắc bệnh rối loạn đông máu thì sẽ rất nguy hiểm. Đối với những thai phụ khi đã bước vào tuần thai thứ 38 trở đi thì việc xoa bụng hay xoa lưng sẽ cần phải tránh và hạn chế tối đa.
Massage lưng bà bầu
Việc massage này có tác dụng không chỉ khi bị đau lưng mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng ở mọi giai đoạn trong thai kỳ. Những bà bầu hoàn toàn có thể tự mình tham gia một phòng massage có những nhân viên chăm sóc hoặc cũng có thể nhờ người thân là chồng hay mẹ của bạn. Việc thực hiện dựa vào sự xoa bóp và cọ xát nhẹ nhàng sẽ có tác dụng giảm đau, kích thích sự lưu thông máu trong cơ thể.
Bước 1: Bạn hãy chuẩn bị một phòng riêng, không ồn ào, có không gian thoáng, mát, sạch sẽ. Kèm theo một nền nhạc nhẹ êm ái, du dương để giúp cho tâm trạng mẹ bầu được thư giãn đúng nghĩa, trút bỏ mọi muộn phiền mệt mỏi.
Bước 2: Bà bầu thực hiện nằm nghiêng hay có thể nằm úp với sự hỗ trợ của một loại gối được thiết kế dành riêng cho bà bầu sẽ có một khoảng lõm sâu ở phần bụng.
Bước 3: Người thực hiện massage đầu tiên cần xoa nóng hai bàn tay và các đầu ngón tay. Bắt đầu thực hiện massage từ gáy xuống từ từ xoa bóp một cách nhẹ nhàng xuống dưới hông. Sau đó lại tiếp tục xoa bóp ngược trở lại phần vai, kết hợp kéo dọc theo cơ thể và tỏa ra hai bên cạnh sườn.
Bước 4: Bạn dùng hai tay và lần lượt ấn nhẹ nhàng đồng thời kéo giãn các cơ. Sau đó dùng ngón tay cái kết hợp với phần trên tại lòng bàn tay nhấn và xoa bóp ở vùng lưng. Khi xoa bóp cần nhẹ nhàng, chậm rãi khi ở vai, lưng dưới hay phần dưới hông.
Bước 5: Thực hiện lặp lại những bước massage ở trên một lần nữa với tốc độ chậm hơn. Bài massage được thực hiện trong khoảng từ 15 đến 20 phút là được.
Cách giảm đau lưng khi mang bầu
Trong quá trình massage bà bầu cần phải được thực hiện thật cẩn thận vì có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi nếu không được làm đúng cách.
Để hạn chế tối đa tình trạng đau lưng bà bầu bằng cách chuẩn bị thêm một số loại gối dùng để kê hoặc chêm vào lưng, chân, đùi trong khi thực hiện ở tư thế nằm, ngồi.
Không sử dụng giầy cao gót mà hãy nên đi giầy bệt hay dép xăng đan có độ cao của phần gót cao hơn mũi dép khoảng 2cm. Không nên giữ tư thế ở một vị trí quá lâu và cần chú ý đến tư thế trong khi ngồi hoặc nằm sao cho đúng là cách giảm đau lưng cho bà bầu.
Nếu trong quá trình thực hiện bà bầu cảm thấy hoa mắt, chóng mặt hoặc bất cứ biểu hiện bất thường nào thì cần ngừng lại ngay.
Tránh massage ở vị trí đúng mắt cá chân hay phía trong của cổ tay, bởi vì đây chính là các điểm áp suất có thể chặn máu lưu thông hoặc kích thích cơ tử cung với phần xương chậu và có thể gây ra những cơn đau co thắt.
Trong những cách giảm đau lưng cho bà bầu bạn cũng không nên massage quá thường xuyên ở trong thời gian tam cá nguyệt đầu vì việc sử dụng trong thời gian này sẽ không tốt với thai nhi.
Cách trị đau lưng cho bà bầu tốt nhất
Việc chú ý tư thế trong khi nằm, ngồi, đứng, tránh bê vác những vật nặng chính là biện pháp giúp chị em cải thiện giảm những cơn đau trong thời gian thai kỳ.
Rượu gừng
Bạn lấy gừng rửa sạch rồi đập dập ra cho vào một lọ rượu trắng, sau đó đậy nắp lại và để ngâm khoảng 3 ngày. Sau khoảng thời gian này bạn có thể dùng để xoa bóp tại những khu vực lưng bị đau nhức.
Bạn cũng có thể ngâm các nguyên liệu trên trong vòng 1 tháng nếu như có thời gian sẽ giúp tăng độ hiệu quả của bài thuốc hơn. Bạn nên kiên trì và chăm chỉ thực hiện xoa bóp với rượu gừng ở mỗi buổi tối sẽ giúp cho mẹ bầu giảm bớt những cơn đau lưng đồng thời giúp bạn ngủ ngon hơn đấy.
Ngải cứu và muối
Bạn cần chuẩn bị một lượng lá ngải cứu khoảng 100g, rửa sạch và để ráo nước rồi đem sao vàng lên với loại muối hạt to. Sau đó bạn thực hiện bọc lá ngải cứu rồi trộn muối vào trong một chiếc khăn mỏng hay một chiếc túi vải. Lưu ý để nhiệt độ ấm vừa phải và chườm lên tại vùng bị đau nhức một vài lần vào mỗi buổi tối trước khi bạn đi ngủ.
Bài tập đơn giản trị đau lưng ở bà bầu
Tư thế đứa trẻ
Bạn đang đọc nội dung bài viết Đau Lưng Ở Phụ Nữ Mang Thai trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!