Đề Xuất 6/2023 # Đau Khớp Gối Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa # Top 15 Like | Europeday2013.com

Đề Xuất 6/2023 # Đau Khớp Gối Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa # Top 15 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Đau Khớp Gối Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đau khớp gối khi mang thai là gì? Có nguy hiểm không?

Đau khớp gối khi mang thai là hiện tượng thường gặp trong giai đoạn thai kỳ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do thay đổi chế độ sinh hoạt và nội tiết tố trong cơ thể. Mẹ bầu cần có những biện pháp phòng ngừa cũng như khắc phục để không ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.

Đau khớp gối khi mang thai là gì? Có nguy hiểm không?

Đau khớp gối khi mang thai là tình trạng đau nhức tại khớp gối, kèm theo các biểu hiện triệu chứng khác như sưng, viêm hoặc chảy máu dưới da. Tình trạng này có thể xuất hiện trong thời gian ngắn hoặc kéo dài khiến mẹ bầu lo lắng.

Tùy vào cơ địa của mỗi người, tình trạng đau khớp gối khi mang thai sẽ xuất hiện vào khoảng thời gian khác nhau, tuy nhiên thường gặp nhất vẫn là giai đoạn cuối của thai kỳ. Bên cạnh đó mức độ đau cũng có thể từ nhẹ đến rất đau tùy vào tổn thương thực thể tại vị trí khớp gối.

Đau khớp gối khi mang thai có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào mức độ biểu hiện của bệnh. Nếu mức độ biểu hiện chỉ là đau mỏi nhẹ, không có sưng viêm thì mẹ bầu có thể thực hiện các biện pháp giảm đau tự nhiên mà có thể không cần đi khám.

Tuy nhiên trong trường hợp biểu hiện đau nhiều, sưng kèm phù nề và cảm giác khó chịu bao trùm, lúc này mẹ bầu nên đi khám và thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

HÀNG TRIỆU bệnh nhân xương khớp PHỤC HỒI vận động nhờ bài thuốc thảo dược này! Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã giúp hàng triệu người bệnh xương khớp HẾT đau nhức, PHỤC HỒI vận động. [Đừng bỏ lỡ]

Đặc biệt lưu ý, không tùy tiện sử dụng các thuốc điều trị mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi giai đoạn mang thai, mẹ cần chú ý sử dụng thuốc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến con sau này. Bên cạnh đó, khi có các biểu hiện bất thường thì tốt nhất nên đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

Nguyên nhân và triệu chứng của đau khớp gối khi mang thai

Nguyên nhân của tình trạng đau khớp gối khi mang thai rất đa dạng. Khi xuất hiện thì bệnh có biểu hiện triệu chứng điển hình. Do vậy để điều trị chính xác, khi thực hiện thăm khám, mẹ bầu nên trao đổi tất cả các triệu chứng mà mình đang gặp phải. Kết hợp với việc thực hiện xét nghiệm và chụp chiếu cần thiết, lúc này bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân bệnh và có điều hướng điều trị chính xác nhất.

Nguyên nhân

Đau khớp gối khi mang thai có thể là do những nguyên nhân sau gây ra.

Thay đổi nội tiết tố

Trong thai kỳ, người mẹ sẽ có nhiều thay đổi đặc biệt là tâm sinh lý. Những sự thay đổi này là do hormon sinh dục nữ estrogen của mẹ bắt đầu giảm dần, thay vào đó là sự tăng sinh hormone relaxin. Đây là hormon có vai trò mở rộng phạm vi khớp háng và xương chậu để tạo không gian cho con phát triển, đồng thời tăng kéo dãn các dây chằng và tác động lên cả vùng cơ xương khớp gối.

Do vậy, càng về các tháng cuối cùng của thai kỳ. Tình trạng đau khớp gối khi mang thai càng biểu hiện rõ hơn. Đặc biệt trong trường hợp mẹ bầu vẫn phải vận động nhiều hoặc làm việc nặng.

Trọng lượng cơ thể

Khi mang thai, người mẹ sẽ tăng trọng lượng lên rất nhanh và rất nhiều so với thời điểm trước đó. Bởi lúc này mẹ phải ăn để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai phát triển.

Tuy nhiên, chính sự tăng cân nhanh và đột ngột như vậy đã khiến hệ thống xương khớp của người mẹ phải chịu nhiều áp lực. Đặc biệt là khu vực xương khớp gối là nơi thấp nhất của cơ thể và gần như phải nâng đỡ hoàn toàn trọng lượng của cơ thể.

Bên cạnh đó, càng về các tháng cuối của thai kỳ, dòng máu trong cơ thể của mẹ sẽ rất kém lưu thông. Dẫn tới các tình trạng tê liệt và khó vận động khi ngồi hoặc đứng đột ngột. Như vậy cũng làm tình trạng đau khớp gối khi mang thai nặng thêm.

Thói quen xấu

Thói quen xấu trong thai kỳ là do những thay đổi trong chế độ sinh hoạt hoặc trong chế độ ăn uống. Giai đoạn này, người mẹ sẽ rất khó ngủ và thường ngủ sai tư thế, như vậy cũng đã ảnh hưởng đến hệ xương khớp.

Bên cạnh đó, người mẹ sẽ thường xuyên có cảm giác thèm ăn và chán ăn thất thường, dẫn tới việc thiếu dưỡng chất và các tình trạng bệnh lý khác đi kèm (tiểu đường khi mang thai). Bà bầu có thể sẽ bị loãng xương hoặc thay đổi chất lượng xương khớp. Đây cũng được xem là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau khớp gối khi mang thai.

Thiếu dưỡng chất

Mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống khi mang thai, bởi đây là giai đoạn “một người ăn cho hai người”. Người mẹ khi không tìm hiểu kỹ về hàm lượng dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là nhóm chất Canxi và vitamin D sẽ dễ gây ra tình trạng đau nhức xương khớp hoặc thay đổi cấu trúc xương.

Các vấn đề khác

Khi mang thai mẹ vẫn phải làm việc nhiều, phải ngồi bàn làm việc tiếp xúc với máy vi tính, ít có vận động đi lại cũng dẫn tới tắc nghẽn các mạch máu vùng thân dưới. Dẫn tới tình trạng đau. Bên cạnh đó các tình trạng bệnh lý mạn tính trước thai kỳ có thể sẽ gây đau nhiều hơn trong giai đoạn mang thai.

Triệu chứng

Đau khớp gối khi mang thai sẽ có các biểu hiện triệu chứng đặc trưng và đi kèm như sau:

Cảm giác đau nhức tại khớp gối, mức độ âm ỉ hoặc đau mạnh.

Kèm theo các biểu hiện bề mặt như đỏ tấy hoặc sưng viêm.

Có thể có tình trạng chảy máu dưới da.

Khả năng vận động bị suy giảm. Hầu hết phải ngồi và ít di chuyển được xa.

Chẩn đoán và cách điều trị đau khớp gối khi mang thai

Khi có các biểu hiện triệu chứng của đau khớp gối khi mang thai, mẹ bầu nên đi khám ngay tại các cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác bệnh. Đồng thời được điều trị theo phác đồ riêng bởi các thuốc sử dụng được trong thai kỳ. Tuy nhiên nên có các biện pháp theo dõi sát xao kể cả khi đã dùng các thuốc được chứng nhận an toàn.

Phương pháp chẩn đoán

Thực hiện chẩn đoán đau khớp gối khi mang thai qua các bước tiến hành như sau:

Thăm khám tại chỗ

Trước tiên bác sĩ sẽ hỏi thăm về các triệu chứng mà mẹ bầu gặp phải tại khớp gối. Mẹ bầu lưu ý phải nêu hết tất cả các tình trạng đang gặp phải, kèm theo các bệnh lý nền trước đó.

Sau khi đã biết được tiền sử bệnh và cảm giác của bệnh nhân hiện tại, bác sĩ sẽ thực hiện khám tại chỗ qua các kĩ năng “sờ, nắn, gõ, nghe” để đánh giá sơ bộ mức độ tổn thương của mẹ bầu.

Các chỉ định xét nghiệm hoặc chụp chiếu tiếp theo sẽ được chỉ định nếu cần thiết.

Tiến hành xét nghiệm

Bệnh nhân sẽ thực hiện xét nghiệm các chỉ số máu, đặc biệt lưu tâm đến chỉ số bạch cầu đa nhân trung tính, chỉ số acid uric và đường huyết.

Chụp X – quang

Chụp chiếu hình ảnh tại khớp gối để đánh giá một lần nữa về mức độ tổn thương của khớp gối.

Trong trường hợp có những biến chứng bất thường hoặc va chạm dẫn đến đau khớp gối, khi tiến hành chụp X – quang sẽ thấy được vị trí có tổn thương.

Đau khớp gối nên ăn gì, kiêng ăn gì để giảm đau một cách hiệu quả

Mẹo dân gian trị đau khớp gối khi mang thai

Mẹ bầu khi có các biểu hiện bệnh lý thì điều hướng điều trị vẫn nên thực hiện các biện pháp tự nhiên. Tức là các mẹo và sản phẩm nguồn gốc Đông y.

Đặc biệt các mẹo dân gian này có ưu điểm là dễ thực hiện và tiện sử dụng, đáp ứng giảm đau rất nhanh. Tuy nhiên nên nhớ chỉ sử dụng các mẹo điều trị đơn giản, ít thành phần thì sẽ tốt hơn.

Mẹ bầu cũng không nên phụ thuộc và tin tưởng tuyệt đối vào các biện pháp này. Nên sử dụng kèm theo các thuốc/thực phẩm khác. Một số mẹo dân gian thường sử dụng trị đau khớp gối khi mang thai được thực hiện như sau:

Sử dụng muối trắng và trầu không

Nguyên liệu: Trầu không 10 lá, muối trắng 100g.

Thực hiện và sử dụng:

Lá trầu không rửa sạch, sau đó phơi thật khô. Thực hiện vò nát lá trầu không rồi cho lên chảo xào nóng.

Sau khi đã bay hơi nước từ lá, thêm muối trắng vào rồi đảo đến khi nóng lại thì dừng. Bỏ hỗn hợp vừa bào chế vào trong miếng vải gạc sạch, sau đó chườm nhẹ nhàng lên khu vực khớp gối.

Thực hiện hàng ngày khi đau.

Tinh dầu chanh sả giúp cải thiện tình trạng đau

Nguyên liệu: Tinh dầu chanh sả 10mL, 1000mL nước trắng.

Thực hiện và sử dụng:

Bỏ nước vào trong ấm rồi đun sôi. Cho nước vừa đun sôi ra chậu nhỏ, để nước nguội dần rồi dùng nhiệt kế đo, khi đạt 70 độ thì thêm khoảng 5 – 10 giọt tinh dầu chanh sả vào chậu nước.

Thực hiện ngâm chân trực tiếp vào chậu trong khoảng 10 – 15 phút sẽ giúp lưu thông khí huyết, hỗ trợ vận động khi bị đau khớp gối.

Thực hiện hàng ngày còn giúp tinh thần lạc quan và hỗ trợ giấc ngủ rất tốt.

Sử dụng tinh dầu gừng

Nguyên liệu: Tinh dầu gừng 10mL.

Thực hiện và sử dụng:

Làm sạch khu vực khớp gối.

Nhỏ 1 – 2 giọt dầu gừng lên trên bề mặt khớp gối. Lấy tay thoa đều tại khu vực khớp gối theo chiều kim đồng hồ. Sức nóng của dầu sẽ giúp tan máu thâm và giảm đau viêm tại chỗ rất tốt.

Lưu ý không sử dụng cho các vết thương hở hoặc người bị dị ứng với gừng.

Điều trị Đông y

Các bài thuốc Đông y được sử dụng khi bệnh nhân mang thai có tính an toàn hơn rất nhiều so với dòng thuốc tây. Việc sử dụng như vậy sẽ giải quyết được tình trạng lâu dài và ổn định hơn. Tuy nhiên cần lưu ý không sử dụng trong giai đoạn thai kỳ 3 tháng đầu tiên. Nhược điểm của các bài thuốc này là tác dụng chậm và phải thực hiện bào chế nhiều trong giai đoạn sử dụng.

Đối với các mẹ bầu, với tình trạng đau khớp gối khi mang thai nên ưu tiên lựa chọn các bài thuốc Đông y tăng lưu thông khí huyết, kháng viêm và giảm đau tự nhiên. Và nên sử dụng với hàm lượng nhỏ nhất có thể, trong trường hợp cần thiết phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Đặc biệt lưu ý là quá trình thực hiện phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ để tránh gây rối loạn tiêu hóa cho mẹ bầu khi sử dụng.

Bài thuốc 1

Nguyên liệu: Ngải điệp 300g, phong mật 100g, quế chi 5g.

Thực hiện và sử dụng:

Ngải điệp rửa thật sạch, sau đó để ráo nước ở nơi thoáng mát.

Sau khi đã khô, cho lá ngải điệp vào máy xay nhuyễn. Dùng vải gạc khô và sạch lọc lấy phần nước.

Thêm 2 thìa cà phê phong mật và ½ thìa quế chi bột vào phần nước lọc sau khi xay ngải điệp, hòa kỹ cho đồng nhất.

Chia đều lượng nước thành 2 lần, uống vào buổi sáng và chiều sau khi ăn. Thực hiện kiên trì và liên tục hàng ngày.

Bài thuốc 2

Nguyên liệu: Sâm nam dương 30g, cam thảo 10g, hồng táo 3 quả, 1500mL nước trắng.

Thực hiện và sử dụng:

Sâm nam dương đem rửa sạch rồi cắt thành miếng mỏng. Sau đó mang đi sao vàng trên chảo nóng.

Cho sâm nam dương đã sao vàng cùng với cam thảo và hồng táo vào ấm sắc thuốc, thêm 1500mL vào ấm, nấu đến khi sôi thì cho nhỏ lửa dần.

Sắc đến khi còn 2 – 3 bát thuốc thì dừng.

Chia thành 3 lần uống trong ngày, thực hiện liên tục cho đến khi giảm đau.

Bài thuốc 3

Nguyên liệu: Hồ tiêu 20g, thảo quyết minh 10g, cam thảo 10g, 500mL nước trắng.

Thực hiện và sử dụng:

Hồ tiêu rửa thật sạch, ngâm nước muối, sau đó để ráo nước.

Vò hồ tiêu ra cho nhỏ, cho vào ấm sắc thuốc. Thêm cam thảo, thảo quyết minh và 500mL nước trắng rồi thực hiện sắc đến khi còn 100mL thuốc thì dừng.

Uống 2 lần trong ngày. Mỗi ngày 1 lần bào chế. Thực hiện liên tục và đều đặn.

Bài thuốc từ thảo dược cho hiệu quả cao, an toàn TUYỆT ĐỐI cho bà bầu bị đau khớp gối

Thuốc đông y tuy được bào chế từ thảo dược nhưng không phải bài thuốc nào cũng an toàn, đảm bảo sức khỏe cho phụ nữ mang thai. Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân cũng như thai nhi, mẹ bầu cần tìm hiểu, lựa chọn bài thuốc chữa đau khớp gối được cam kết an toàn, nguồn gốc rõ ràng. Bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh của nhà thuốc nam gia truyền 150 năm Đỗ minh Đường hiện đang là giải pháp được giới chuyên gia đánh giá cao khi phù hợp với cả phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Bài thuốc trị đau khớp gối của Đỗ Minh Đường đã được nghiên cứu, ứng dụng vào điều trị rộng rãi hơn 150 năm. Phương thuốc giúp hàng trăm ngàn bệnh nhân đau khớp, viêm khớp, thoái hóa từ cấp tính đến mãn tính thoát khỏi triệu chứng bệnh, ngừa tái phát.

Thuốc an toàn, hiệu quả cao trong điều trị đau khớp gối cho phụ nữ mang thai là nhờ chú trọng về nguồn dược liệu, đặt sức khỏe người bệnh lên hàng đầu.

Nguồn dược liệu sạch, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng với 50-60 thảo dược đã được kiểm chứng về tác dụng trị đau xương khớp cũng như độ lành tính, hợp cơ địa người Việt. Trên 90% nguyên liệu trong bài thuốc do Đỗ Minh Đường chủ động cung cấp, được thu hoạch tại 3 vườn trồng biệt dược theo mô hình hữu cơ của nhà thuốc tại Hòa Bình, Gia Lâm (Hà Nội), Hưng Yên.

Các thảo dược có thể kể đến như: Dây đau xương, đỗ trọng, ngưu tất, phòng phong, hạ khô thảo, bồ công anh, kim ngân hoa, hy thiêm…

5 chế phẩm nhỏ trong bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh là: thuốc đặc trị xương khớp, thuốc hoạt huyết bổ thận, thuốc bổ gan giải độc, thuốc kiện tỳ ích tràng, thuốc xoa bóp sẽ được gia giảm, điều chỉnh theo sức khỏe, cơ địa từng người. Sao cho mang lại hiệu quả trị đau khớp gối khi mang thai cao mà vẫn đảm bảo sức khỏe mẹ bầu, thai nhi.

Điều này đã được kiểm nghiệm lâm sàng và thực tế điều trị bệnh đau khớp gối trong suốt hơn 150 năm của Đỗ Minh Đường. Đặc biệt, 100% bệnh nhân không gặp tương tác thuốc khi sử dụng.

Hiệu quả trị bệnh của bài thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường không chỉ nằm ở dược liệu mà còn đến từ cơ chế được các lương y nhà thuốc Đỗ Minh Đường tuân thủ chặt chẽ ngay từ đầu. Theo đó, thuốc hoạt động theo nguyên lý Bổ chính – Khu tà. Cụ thể:

Khu tà: Thuốc giúp đẩy lùi tác nhân gây bệnh từ gốc, hành khí hoạt huyết, giải độc, làm tiêu các ổ viêm ở khớp, ngăn ngừa quá trình thoái hóa, hư hỏng sụn khớp.

Bổ chính: Tăng cường chức năng tạng phủ như thận, can, tỳ, nâng cao hệ miễn dịch, cân bằng âm dương trong cơ thể. Từ đó làm mạnh chính khí, phục hồi các tổn thương tại khớp gối, dứt điểm các triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, sự bổ sung này cũng giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, giúp bệnh nhân thoải mái hơn, dự phòng tái phát bệnh về lâu dài.

Tuy nhiên để hiệu quả nhất, ngoài dùng thuốc, người bệnh nên kết hợp châm cứu, bấm huyệt tại khớp gối và có chế độ dinh dưỡng khoa học theo chỉ dẫn. Chị em đang mang thai càng phải chú ý thực hiện chính xác để đam bảo hiệu quả điều trị cũng như sự an toàn.

Ngoài ra, khi nói đến bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh không thể không nhắc tới tính tiện lợi, phù hợp với xu hướng sử dụng. Hiện bài thuốc đã được bào chế sẵn, tối ưu thời gian và công sức cho người sử dụng mà vẫn đạt được kết quả theo đúng tiến trình.

Chính những ưu điểm nổi bật trên mà nhiều chị em mang thai bị đau khớp gối đã tin tưởng tìm đến và điều trị tại Đỗ Minh Đường. Bên cạnh đó bài thuốc cũng thu hút được cả những nghệ sĩ nổi tiếng như Xuân Hinh tin tưởng sử dụng để chữa bệnh xương khớp của mình.

Nếu bạn quan tâm, cần tư vấn chi tiết hơn về phác đồ điều trị đau khớp gối khi mang thai hãy liên hệ tới:

Hotline: 024 6253 6649 – 0963 302 349 (Hà Nội) và 028 3899 1677 – 0938 449 768 (Hồ Chí Minh).

Website: https://xuongkhopdominh.com/ hoặc http://dominhduong.org/

Fanpage: https://www.facebook.com/nhathuocdominhduong

Điều trị Tây y đau một bên đầu gối phải

Điều trị Tây y luôn là biện pháp cuối cùng trong các phác đồ điều trị, đặc biệt là khi đau khớp gối khi mang thai lại đặc biệt phải chú ý. Các dòng thuốc Tây có ưu điểm cải thiện bệnh rất nhanh và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên khi sử dụng trong thai kỳ sẽ dễ dẫn đến quái thai hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này.

Các dòng thuốc tây khuyên dùng khi bị đau khớp gối khi mang thai bao gồm:

Các thuốc giảm đau tại chỗ

Các thuốc này có thành phần là hoạt chất thuộc nhóm NSAIDs như: Diclofenac, Meloxicam, Methyl Salicylate,… ở dạng bào chế gel bôi hoặc miếng dán ngoài da. Tác dụng giảm đau chỉ nên khi trú tại khớp gối và hạn chế tác động lên các cơ quan bộ phận khác. Lưu ý, chỉ nên dùng dạng giảm đau ngoài da cho đối tượng bà bầu.

Kháng sinh

Kháng sinh có thể chỉ định trong giai đoạn mang thai, an toàn nhất vẫn là dạng kết hợp amoxicillin và acid clavulanic/muối của acid clavulanic. Thuốc thường được dùng ở tỉ lệ 4:1 hoặc 7:1.

Sử dụng dạng kháng sinh này không ảnh hưởng đến thai nhi, có tác dụng kháng khuẩn trong trường hợp viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp nhiễm khuẩn.

Liều dùng khuyến cáo trong trường hợp đau nhẹ đến vừa trong viêm khớp là 500mg amoxicillin/125mg acid clavulanic mỗi lần x 2 lần/ngày.

Trong trường hợp nặng phải sử dụng liều 875mg amoxicillin/125mg acid clavulanic mỗi lần x 2 lần/ngày.

Biện pháp phòng tránh đau khớp gối khi mang thai

Đau khớp gối khi mang thai thường gặp ở các tháng cuối cùng của thai kỳ. Mẹ bầu nên tìm hiểu thêm về bệnh lý cũng như thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay ở những tháng đầu tiên.

Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý: Mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn các món ăn nên chế biến, các thực phẩm cần bổ sung đặc biệt là nhóm khoáng chất Canxi, kẽm và các vitamin nhóm A – C – D. Các nhóm chất này giúp hệ xương của mẹ và bé đều phải triển khỏe mạnh..

Vận động cường độ nhẹ và thường xuyên: Khuyên mẹ bầu nên thực hiện các bài tập đơn giản hoặc vận động nhẹ nhàng trong thai kỳ. Đặc biệt là tập hít thở để tăng quá trình lưu thông dòng máu trong cơ thể. Không nên thường xuyên ngồi tại chỗ hoặc nằm nhiều.

Hạn chế các công việc quá sức: Mẹ bầu đừng “tham việc” khi trong thai kỳ, nên dành thời gian nhiều hơn để nghỉ ngơi. Bởi vì những thay đổi thất thường của mẹ trong thời gian này sẽ làm mẹ rất khó chịu. Nếu còn gánh vác thêm nhiều việc khác thì sẽ ảnh hưởng xấu thêm đến tâm lý và sức khỏe.

Thăm khám thai kỳ thường xuyên: Ngoài mục đích kiểm tra sức khỏe thai nhi, khi thực hiện thăm khám còn giúp phát hiện ra các tình trạng bệnh khác của mẹ. Như vậy, khi biết sớm tình trạng bệnh sẽ có biện pháp xử lý từ những tháng đầu của thai kỳ.

Trang phục thoải mái: Mẹ bầu nên mặc những bộ đồ thoải mái, kèm theo việc hạn chế sử dụng giày cao gót khi đi chơi hoặc đi làm.

Đau khớp gối khi mang thai tùy vào mức độ nặng nhẹ sẽ có phương hướng điều trị. Tuy nhiên cần hạn chế việc sử dụng các thuốc Tây y để điều trị trong thời gian này. Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh hoặc làm tiến triển bệnh nặng hơn, mẹ bầu nên thực hiện thăm khám ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng khác thường tạo khớp gối.

6 Nguyên Nhân Đau Đầu Gối Khi Mang Thai Và Cách Khắc Phục

Đau đầu gối khi mang thai là triệu chứng khá bình thường mà bất cứ chị em nào khi có bầu cũng sẽ phải chịu đựng. Đau đầu gối khi mang thai dù là nặng hay nhẹ đều cũng sẽ khiến chị em vô cùng mệt mỏi và khó chịu. Vậy nguyên nhân đau khớp gối khi mang thai là gì? Chỉ có nắm được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh, bạn mới có thể đưa ra được phương án điều trị sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.

Do tăng cân khi mang thai

Tình trạng tăng cân là nguyên nhân đầu tiên gây ra những cơn đau mỏi hay viêm khớp đầu gối. Khớp gối là bộ phận cực kỳ quan trọng trong cơ thể con người, đây là vị trí khớp chịu đựng toàn bộ trọng lượng của cơ thể, chịu đựng toàn bộ sức nặng. Do đó trọng lượng cơ thể càng tăng, áp lực đè nén lên bộ phận khớp gối lại càng cao, dần dần khớp gối sẽ bị đau nhức, mỏi.

Do thay đổi nội tiết tố

Trong quá trình mang thai, nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ thay đổi đột ngột. Điều này gây ra những biến đổi trong cơ thể của chị em. Trong đó có sự sản sinh của hormone relaxin khiến cho các dây chằng vùng khớp gối giãn ra. Điều này làm các mẹ có cảm giác nhức mỏi khi cử động và đau khi hoạt động quá nhiều.

Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng

Khi mang thai, hầu như tất cả các chất dinh dưỡng trong cơ thể mẹ đều tập trung để nuôi dưỡng cho bé. Vì vậy mẹ rất dễ thiếu chất đặc biệt là canxi vitamin D. Cơ thể mẹ bầu nếu thiếu chất sẽ dẫn đến tình trạng sức khỏe suy kém, gây ra những tình trạng đau nhức xương khớp trong đó có đau đầu gối. Sự thiếu hụt canxi và vitamin D sẽ khiến cho các mô xương không còn chắc khỏe, dễ dẫn đến tình trạng đau nhức, tê mỏi xương khớp.

Suy tuyến giáp và các bệnh lý khác

Một trong những bệnh lý gây cơn đau đầu gối khi mang thai mà chúng ta không thể bỏ qua đó là bệnh suy tuyến giáp. Mặc dù chỉ có một con số nhỏ thai phụ bị đau đầu gối do các triệu chứng bệnh suy tuyến giáp nhưng chúng ta vẫn không nên bỏ qua và coi thường.

Ngoài ra, đối với những mẹ bầu nào có tiền sử các bệnh về xương khớp, đặc biệt là vùng đầu gối thì nguy cơ gặp tình trạng đau đầu gối khi mang thai cực kỳ cao. Vì vậy hãy sẵn sàng tâm thế để đối phó với cơn đau hiệu quả nhất.

Do ít vận động trong thời gian dài

Các chị em khi mang bầu làm các công việc với đặc thù phải ngồi nhiều hay đứng nhiều, ít vận động sẽ là đối tượng cũng có khả năng bị đau đầu gối, cứng khớp gối rất cao bởi tình trạng ngồi lâu một chỗ. Thường gặp nhất là những phụ nữ làm công việc văn phòng, thu ngân, thợ may… Vì vậy, để giảm nhức mỏi, đau đớn, thai phụ cần chú ý vận động giữa giờ để các xương khớp không bị cứng lại.

Ngủ sai tư thế

Ít ai ngờ rằng việc ngủ sai tư thế cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau đầu gối ở mẹ mang thai. Để cải thiện tình trạng đau khớp gối do ngủ sai tư thếm các mẹ nên chọn cho mình một tư thế ngủ phù hợp để tránh các cơn đau không đáng có.

Cách điều trị đau đầu gối khi mang thai

Tùy vào tình trạng và mức độ của tình trạng đau khớp gối, sẽ có nhiều cách chữa trị chứng đau đầu gối khi mang thai khác nhau. Khi bị đau đầu gối trong quá trình mang thai, các mẹ bầu có thể tự điều trị tại nhà, uống thuốc Tây hoặc Đông Y. Mỗi cách chữa trị đều có những ưu điểm khác nhau. Nhưng chung quy là vẫn làm giảm thiểu các cơn đau khớp gối đang gây phiền toái cho mẹ bầu.

Điều trị đau đầu gối tại nhà

Đối với những cơn đau đầu gối vừa mới bắt đầu, các mẹ có thể tự điều trị ở nhà bằng những cách thức đơn giản giúp giảm xoa dịu các cơ, xương khớp… Những cách điều trị hiệu quả tại nhà là:

Chườm gối: Chườm gối là các thức sử dụng nhiệt để tác dụng lên vùng gối đang bị đau. Có 2 cách chườm gối là chườm nóng và chườm lạnh. Nhiệt độ lạnh sẽ làm tê liệt các vùng cơ, dây thần kinh quanh khu vực đầu gối và giúp giảm đau tạm thời. Còn nhiệt độ nóng sẽ giúp các cơ ở vùng đau được thư giãn, tăng lưu thông máu và làm giảm các mô sưng đau ở đầu gối.

Massage đầu gối: Xoa bóp đầu gối là cách thức làm thư giãn dây chằn và các cơ ở khớp gối, đồng thời tăng khả năng tuần hoàn màu đến các cơ giúp giảm sưng đau. Khi bị đau đầu gối, các mẹ bầu hãy ngồi trên ghế, hai chân chạm sàn, mũi chân hướng về phía trước và thực hiện các động tác tác động một lực nhẹ nhàng vào vùng đầu gối như ấn nắm tay vào đầu gối nhẹ nhàng, dùng bàn tay vuốt nhẹ nhàng từ phần trên đầu gối xuống dưới…

Tập các động tác phù hợp: Khi bị đau khớp gối, bạn không nên ngồi ì một chỗ mà cần phải vận động đúng cách để giảm đau. Việc tập luyện sẽ giúp bạn tăng cường lưu thông máu, các mô trở nên linh hoạt hơn không những giúp giảm đau mà còn cải thiện các mô xương sụn chắc khỏe hơn, làm chậm quá trình thoái hóa.

Bổ sung chất dinh dưỡng: Một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng đau đầu gối khi mang thai ở phụ nữ là do thiếu chất, đặc biệt là là vitamin D và canxi. Vì vậy, việc bổ sung của các chất dinh dưỡng vào cơ thể mẹ bầu là rất cần thiết và quan trọng. Để cải thiện tình trạng đau đầu gối, các mẹ có thể bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp như thịt ba chỉ xào lá lốt, cháo gạo lứt và nhân mễ, khoai sọ hầm xương heo…

Cách điều trị đau đầu gối khi mang thai bằng mẹo dân gian

Những bài thuốc của cổ nhân truyền lại từ cổ chí kim luôn có công dụng tốt trong việc điều trị đau đầu gối. Đây là các làm đơn giản, an toàn và hiệu quả đối với phụ nữ có những triệu chứng đau đầu gối nhẹ. Một số cách điều trị hiệu quả sử dụng các nguyên liệu đơn giản xung quanh nhà:

Rượu gừng: Rượu gừng là phương thuốc được nhiều người sử dụng để điều trị đau xương cốt. Đau đầu gối cũng không ngoại lệ, chỉ cần xoa bóp bằng rượu gừng mỗi ngày, cơn đau đầu gối sẽ nhanh chóng được đẩy lùi. Cách thực hiện đơn giản, bạn chỉ cần đập dập dừng rồi ngâm chung với rượu trắng từ 10-15 ngày là có thể sử dụng.

Chườm nóng bằng ngài cứu: Ngải cứu được biết đến với thành phần có chất kháng viêm tự nhiên làm giảm nhanh các cơn đau đầu gối. Lá ngải cứu rửa sạch sao vàng với muối rồi cho vào vải sạch, chườm vào chỗ đầu gối đang bị đau. Có thể cố định túi chườm ở đầu gối bằng băng gạt trong trong vòng 20-25 phút để giảm đau và thư giãn.

Uống nước lá lốt: Lá lốt ngoài làm thức ăn còn có công dụng điều trị các bệnh về xương khớp cực kỳ hiệu quả, trong đó có đau đầu gối khi mang thai. Lá lốt phơi khô, sử dụng mỗi ngày 1 nắm nấu với 3 chén nước đến khi còn 1 chén rồi uống. Sử dụng nước lá lốt đều đặn mỗi ngày sẽ làm cho cơn đau đầu gối dứt hẳn.

Các bài thuốc từ mẹo dân gian chỉ dành cho những mẹ bầu có tình trạng đau đầu gối nhẹ. Nếu tình hình không thuyên giảm sau thời gian sử dụng các bài thuốc dân gian, hãy tìm đến gặp các chuyên gia để được chẩn đoán bệnh tình.

Cách điều trị đau đầu gối khi mang thai bằng Tây Y

Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất để điều trị chứng đau đầu gối cho bà bầu là paracetamol. Thuốc này được sử dụng khi cơn đau đầu gối ở mức độ nhẹ.

Thuốc kháng viêm: Thuốc kháng viêm có tác dụng hơn đối với cơn đau đầu gối ở mức trung bình và nặng. Một số loại thuốc kháng viêm thường dùng là : nimesulid, meloxicam, celecoxib… Trường hợp nặng hơn có thể tiêm trực tiếp vào vùng gối đang bị đau.

Thuốc cải thiện tình trạng bệnh: Đây là loại thuốc không những làm giảm cơn đau mà còn làm bệnh tình dần hồi phục. Thuốc có tính kháng viêm, ức chế miễn dịch, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào bị hư hỏng, phục hồi mô xương sụn,… Một số loại thuốc thường dùng là glucosamin sulfat, hyaluronat sodium.,…

Lưu ý: Các loại thuốc Tây y thường có những tác dụng phụ và đặc biệt ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi. Vì vậy, các mẹ bầu tuyệt đối không được tự mua thuốc Tây để uống, tránh những ảnh hưởng xấu đến mẹ và thai nhi.

Cách điều trị đau đầu gối khi mang thai bằng Đông Y

Đông Y là phương pháp sử dụng những thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên nên sẽ an toàn hơn so với tân dược. Khi xuất hiện các cơn đau đầu gối trong thai kỳ, để an toàn cho mẹ và không ảnh hưởng đến thai nhi, chị em phụ nữ có thể đến các cơ sở khám chữa Đông Y để được bắt mạch, kê đơn để điều trị tận gốc tình trạng đau đầu gối khi mang thai.

Một số bài thuốc Đông Y cho phụ nữ mang thai bị đau đầu gối là:

Bài thuốc 1: Tơ hồng xanh, vương cốt đằng, hy thiêm, cẩn tích, thạch cao, ngưu tất bắc, đỗ trọng bắc, độc hoạt, gối hạc, chi mẫu, dây đau xương.

Bài thuốc 2: Thổ phục linh, cơ xước, hà thủ ô, sinh địa, trinh nữ, thiên niên kiện, lá lốt.

Bài thuốc 3: Hoàng cầm, tần giao, cam thảo, xích linh, đương quy, cát căn, quế chi, phòng phong, Sinh khương.

Những điều lưu ý cho mẹ bầu bị đau đầu gối khi mang thai

Đau đầu gối khi mang thai là tình trạng phổ biến xảy ra. Nên khi gặp tình trạng này, các mẹ bầu không nên quá lo lắng. Hãy kiên trì thực áp dụng các phương pháp trên để điều trị chứng đau gối này. Bên cạnh đó, để bệnh nhanh chóng được cải thiện, các mẹ cần chú ý đến những điều sau:

Đi giày dép thoải mái, không quá chật hoặc quá rộng, không đi dày cao gót, không hoạt động quá sức, đứng quá lâu, ngồi xổm quá lâu để giảm bớt áp lực lên đầu gối.

Luôn giữ vững tinh thần lạc quan, xây dựng lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tránh xa các chất kích thích.

Thường xuyên tập luyện các bài tập vận động nhẹ nhàng cho đến lúc sinh và sau đó để tăng cường sức khỏe cũng như bảo vệ phần xương khớp gối khỏe mạnh.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và vitamin B12 hằng ngày.

Không được tùy ý sử dụng thuốc trong quá trình mang thai, tránh ảnh hướng xấu đến thai nhi.

Khi những cơn đau vẫn duy trì và nặng hơn sau quãng thời gian dùng thuốc, các mẹ bầu cần tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Đau Đầu Buồn Nôn Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Đau đầu buồn nôn khi mang thai là hiện tượng phổ biến khiến nhiều mẹ bầu than phiền. Trong một số trường hợp, đau đầu buồn nôn không chỉ là tình trạng đơn thuần phát sinh khi mang thai mà còn cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm trong thời gian thai kỳ. Vậy nguyên nhân của triệu chứng đau đầu buồn nôn là gì? Làm thế nào để xử lý tình trạng này?

Đau đầu buồn nôn khi mang thai

Đau đầu buồn nôn là một trong những dấu hiệu điển hình của hội chứng thai nghén hay còn được dân gian gọi là ốm nghén khi mang thai. Nếu đây chỉ là những hội chứng trong quá trình thai nghén thì sẽ không diễn ra lâu, thường chỉ xảy ra trong tam cá nguyệt đầu.

Triệu chứng

Tình trạng đau đầu buồn nôn thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ. Các triệu chứng này thường biểu hiện khác nhau ở mỗi mẹ bầu. Mẹ có thể xuất hiện một số biểu hiện thường gặp sau:

Đau âm ỉ, đau nhói và cảm giác đập theo nhịp mạch.

Đau 1 bên hoặc cả 2 bên từ nhẹ đến dữ dội.

Đau đầu đằng sau gáy và hốc mắt.

Buồn nôn, nôn.

Mắt có điểm mù khi nhìn, cảm giác như có con ruồi bay ngang tầm mắt.

Nguyên nhân

Đau đầu buồn nôn trong quá trình mang thai do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Tùy thuộc vào từng giai đoạn mang thai, những cơn đau đầu buồn nôn thường do những tác nhân khác nhau.

Trong ba tháng đầu thai kỳ: Đây là giai đoạn thai nghén của các bà bầu. Nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng đau đầu buồn nôn là do căng thẳng gây ra. Ngoài ra, tình trạng này do cơ thể các mẹ cần thay đổi để phù hợp với quá trình mang thai như thay đổi nội tiết tố, thay đổi cân nặng và lưu lượng máu cao hơn.

Trong ba tháng giữa và cuối thai kỳ: Trong giai đoạn này, đau đầu buồn nôn thường do các nguyên nhân như tăng cân nhiều, ngủ ít, thay đổi tư thế đột ngột, chế độ dinh dưỡng kém, đau mỏi do căng cơ, đái tháo đường thai kỳ.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể kể đến như buồn nôn, ói mửa, mất nước, thiếu ngủ, hạ đường huyết hoặc thay đổi tầm nhìn đột ngột.

Đau đầu buồn nôn khi mang thai có nguy hiểm không?

Một số trường hợp, đau đầu buồn nôn cảnh báo một số tình trạng bệnh lý nguy hiểm mà mẹ bầu đang gặp phải. Những bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của cả thai phụ lẫn em bé. Một trong những tình trạng nguy hiểm gây ra triệu chứng buồn nôn, đau đầu khi mang thai có thể kể đến như huyết áp cao.

Huyết áp cao cũng là một trong những tình trạng phụ nữ mang thai thường gặp phải, gây ra triệu chứng đau đầu kèm với buồn nôn. Huyết áp cao thường xuất hiện phổ biến sau tuần 20 của thai kỳ, thường được gọi là tiền sản giật. Mẹ bầu khi mang thai mà huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ bị:

Đột quỵ

Sản giật

Nhau bong non

Lưu lượng oxy đến em bé thấp

Tăng tần suất sinh non trước 37 tuần

Cân nặng của em bé bị thấp

Cải thiện tình trạng đau đầu buồn nôn

Để cải thiện tình trạng đau đầu buồn nôn khi mang bầu, các mẹ có thể tham khảo một số cách đơn giản sau đây:

Nghỉ ngơi nhiều hơn

Khi mang thai những tháng đầu tiên, cơ thể mẹ thường dễ mệt mỏi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu, có thể gây ra tình trạng đau đầu mệt mỏi, chóng mặt và buồn nôn. Chính vì vậy, bà bầu cần lắng nghe cơ thể mình, không làm việc quá sức và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Nếu trong ngày mẹ cảm thấy mệt, hãy ngủ trưa hoặc chợp mắt trong thời gian ngắn để cơ thể được nghỉ ngơi.

Uống đủ nước trong ngày

Đau đầu là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu nước. Thậm chí cảm giác khát nước còn khiến các cơn đau đầu trở nên nghiêm trọng và đến sớm hơn. Do đó, uống đủ nước là một trong những cách phòng ngừa và cải thiện các cơn đau đầu hiệu quả. Mẹ bầu cần uống đủ 8 ly nước, tương đương với khoảng 2l mỗi ngày để giảm đau đầu và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Tắm nước ấm

Tắm nước ấm cũng là cách giúp các mẹ thư giãn, xả stress, từ đó giảm các cơn đau đầu một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, khi tắm nước ấm, mẹ nên tránh tắm trong bồn nước ấm bởi điều này sẽ khiến các mạch máu giãn ra. Trong khi đó, mạch máu giãn cùng với lưu lượng máu tăng sẽ khiến huyết áp của các mẹ thấp hơn bình thường, khiến mẹ cảm thấy khó chịu, chóng mặt và buồn nôn.

Điều trị đau đầu buồn nôn khi mang thai

Khi các cơn đau đầu xuất hiện thường xuyên, dai dẳng hoặc kèm theo triệu chứng thay đổi thị lực, bà bầu cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm nhất có thể. Một số trường hợp lên cơn co giật hoặc ngất xỉu cần đưa đến cấp cứu tại cơ sở sản phụ khoa gần nhất.

Sử dụng thuốc Tây

Thuốc giảm đau an toàn cho hầu hết phụ nữ trong thời gian thai kỳ là Acetaminophen. Tuy nhiên, loại thuốc này nếu sử dụng quá mức có thể gây ra các vấn đề về gan chẳng hạn như tăng men gan hoặc làm đau đầu thêm. Chính vì vậy, mẹ bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc giảm đau an toàn và tuân theo chỉ định khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Điều trị theo Đông y

Các bài thuốc Đông y chữa đau đầu buồn nôn thường được khá nhiều bà bầu lựa chọn và tin dùng bởi an toàn, lành tính và không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng của các mẹ, lương y sẽ gia giảm các vị thuốc sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.

Mẹo đơn giản tại nhà

Uống trà gừng: Gừng có tác dụng kháng viêm, giảm đau hiệu quả nên được sử dụng trong việc chữa đau đầu hoặc các bệnh lý về thần kinh. Mẹ bầu nếu xuất hiện các cơn đau đầu buồn nôn có thể uống một ly trà gừng nóng và nghỉ ngơi trong khoảng 15 phút, tình trạng đau đầu sẽ được thuyên giảm đáng kể.

Massage: Massage cũng là một mẹo dân gian chữa đau đầu cho bà bầu hiệu quả, giúp cơ thể thả lỏng, thoải mái. Ngoài ra, massage các vùng đầu, vai gáy và gan bàn chân sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó giảm đau đầu và mệt mỏi. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi, mẹ bầu nên tìm đến những spa dành riêng cho phụ nữ đang mang thai để được thực hiện các bài massage phù hợp.

Phòng ngừa đau đầu buồn nôn khi mang thai

Chế độ sinh hoạt cũng như dinh dưỡng ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe của các mẹ khi mang thai. Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi hợp lý và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng là điều vô cùng cần thiết. Cụ thể, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau để phòng ngừa tình trạng đau đầu buồn nôn khi mang thai:

Tránh thức quá khuya, nên ngủ đủ giấc, đúng giờ, đảm bảo 7-8 tiếng mỗi ngày.

Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Không để cơ thể rơi vào tình trạng đói vì điều này sẽ làm giảm đường huyết và dẫn tới nhức đầu.

Tăng cường bổ sung các loại trái cây, rau củ tươi chứa nhiều vitamin, uống đủ nước.

Không nên ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn, sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn.

Học cách kiểm soát căng thẳng, sắp xếp mọi việc hợp lý và duy trì tinh thần thoải mái.

Bà bầu bị đau đầu buồn nôn khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Chính vì vậy, khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ để có những chỉ dẫn và phương pháp trị bệnh tốt nhất.

Viêm Họng Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh

Trị viêm họng cho bà bầu bằng bột nghệ, chanh mật ong, lá tía tô, rau tầng dầy lá là những bài thuốc chữa viêm họng, nóng họng hay, hiệu quả mà không phải dùng kháng sinh.

Bà bầu bị viêm họng có sao không?

Viêm họng là bệnh thường gặp ở nhiều phụ nữ mang thai, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Bà bầu mắc viêm họng thường có những biểu hiện như ho, sốt, đau họng,… Những triệu chứng này của bệnh khiến bà bầu khó chịu, mệt mỏi.

Trong một số trường hợp, họng bị viêm và đau gây khó khăn trong việc nuốt làm bà bầu vốn không ăn được nhiều do ốm nghén nay lại càng cảm thấy khó ăn hơn.

Những cơn ho mạnh và dai dẳng có thể gây áp lực lên vùng bụng ảnh hưởng đến hoạt động của thai nhi, có khả năng dẫn đến nguy cơ động thai hoặc sẩy thai.

Nếu cơn ho do bệnh lý như viêm phổi khiến mẹ ho nhiều và mạnh có thể làm trầy xướt thanh quản, gây chảy máu trong cơn ho rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Lúc này, bạn có thể buộc phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị và được theo dõi liên tục bởi các bác sĩ chuyên khoa.

5 cách chữa viêm họng cho phụ nữ mang thai theo dân gian

1/ Trị viêm họng bằng gừng, chanh và mật ong

Ngoài ra, các mẹ có thể dùng ½ cốc nước ấm, cho vào 3 thìa nước chanh, 1 thìa mật ong, 1 thìa nước gừng. Khuấy đêu lên và nhấp từng ngụm nhỏ. Ngày 3 lần sẽ làm giảm viêm họng nhanh chóng.

2/ Bột nghệ

Các mẹ lấy ½ thìa bột nghệ cho vào ½ cốc nước nóng, sau đó cho thêm một ít muối sạch. Khuấy đều lên và uống ngày 1 lần, uống trong khoảng 3 ngày.

Cách này bảo vệ họng khỏi bị viêm nhiễm rất hiệu quả. Nếu mẹ nào bị viêm họng kèm theo ho, có thể pha một thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Nhấp một ít sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và viêm họng.

3/ Tỏi và sữa nóng

Các mẹ giã nhỏ 3 – 4 nhánh tỏi, hòa với một cốc sữa nóng (có thể dùng sữa bà bầu) hãm từ 10 – 15 phút, lọc lấy nước uống trong vòng 30 phút. Mỗi ngày uống từ 2 – 3 cốc sẽ giúp mẹ bầu giảm viêm họng nhanh chóng đấy.

4/ Trị viêm họng bằng lá tía tô

Lá tía tô tươi nghiền lấy nước uống 5 lần trong ngày. Ngoài ra, các mẹ có thể dùng lá tía tô xanh, rễ tía tô phơi khô trong bóng râm, nấu cháo với gạo nếp rang, vỏ quýt để trị ho, viêm họng. Ăn cháo nóng có nhiều hành, tía tô, hạt tiêu cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn vùng họng.

5/ Quất xanh, mật ong

Ngoài sử dụng 3 nhóm thuốc tây y, đông y và liệu pháp dân gian, khi không may mắc bệnh viêm họng, các mẹ cũng cần chú trọng bổ sung cho cơ thể mình những thực phẩm có lợi cho sức khoẻ nói chung và hệ hô hấp nói riêng, cùng với hạn chế những tác nhân gây bệnh cụ thể như:

Ăn nhiều các loại rau xanh (đặc biệt là các loại rau thuộc họ hàng nhà cải: cải bắp, cải xanh, củ cải trắng)…; ăn nhiều hoa quả có tính thanh nhiệt và giảm viêm như: nho, lê, táo, cà rốt…

Uống đủ nước

Có thói quen sinh hoạt hợp lý, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Thường xuyên tập thể dục bằng những bài vận động nhẹ, tập yoga…

Chủ động phòng tránh các tác nhân gây viêm họng như môi trường bụi bẩn, khói thuốc và tránh tiếp xúc với những người đang bị viêm họng để bảo vệ an toàn sức khoẻ cả mẹ và con.

Trong quá trình điều trị, bạn cũng cần tăng cường bổ sung dưỡng chất cho cơ thể bằng cách dùng một số thực phẩm chức năng có chứa sắt, kẽm, vitamin A, B, C… có tác dụng mau chóng hàn gắn vết thương nơi cổ họng, tiêu viêm đường hô hấp, đồng thời giúp hệ miễn dịch hồi phục khả năng chiến đấu với bệnh tật.

Ngoài ra việc sử dụng thuốc chữa viêm họng trong thời kỳ mang thai nhất thiết phải tuân theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

cách ngâm quất xanh với mật ong

bà bầu bị viêm họng

bà bầu viêm họng có đờm

viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu

bà bầu bị đau họng và nghẹt mũi

Bạn đang đọc nội dung bài viết Đau Khớp Gối Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!