Cập nhật nội dung chi tiết về Dấu Hiệu Sắp Sinh: Chia Sẻ Kinh Nghiệm Thực Tế Từ Các Mẹ mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Các dấu hiệu sắp sinh của các mẹ chia sẻ
Mẹ May – Vỡ ối là biểu hiện sắp sinh đầu tiên
Mình còn nhớ hôm đó đang ngủ trên giường thì có cảm giác bị ướt ở váy, mình nghĩ không lẽ lại tiểu trong lúc ngủ hả trời? Mình luống cuống lấy khăn lau rồi kêu chồng gọi Bà Nội lên mau vợ vỡ ối rồi. Lúc đó không hiểu sao rung lắm, 2 chân tay lập cà lập cập. Chồng bị dựng dậy mà mặt tỉnh rụi, còn động viên Vợ là không sao đâu, em đừng sợ. Rồi mọi người thay đồ đến BV, vào khoa cấp cứu, điền giấy tờ xong thì vào phòng siêu âm. Bình thường nước ối của mình là 13-14, bây giờ còn có 9-10, cổ tử cung (CTC) mới nở được 1 cm. Thế rồi mình bị bắt nhập viện luôn. Và sau đó 8 tiếng thì May ra đời. Mình mãi không thể quên cảm giác khi cô hộ lý đặt con gái lên ngực mình. Hạnh phúc không lời nào diễn tả được.
Mẹ Mimi – Mệt trong người, đi tiểu nhiều
Lúc mang thai mình thường hơi bị mệt và khó thở, thậm chí có đêm hầu như không ngủ vì nằm tư thế nào cũng rất khó chịu. Đến hôm gần sinh thì có các dấu hiệu như sau:
Hôm đó mình thấy mệt hơn mọi ngày khác, bụng mình nặng như chì vậy, cảm thấy nao nao khác thường.
Mình đi tiểu rất nhiều nữa, cảm giác đi rồi mà vẫn thấy buồn ấy.
Chị mình lúc gần sinh thì đau bụng rồi vỡ ối, còn bản thân mình giống kiểu đi tiểu mà không kiềm chế được, sau đó một chút nhớt màu hồng chảy ra.
Đó là là câu chuyện lúc chuyển dạ của mình giờ thì bé Mimi cũng được 3 tuổi rồi các mẹ ạ.
Mẹ Bin – Lúc sắp sinh lần đầu còn không thấy gì cả
Còn mình thì chẳng có dấu hiệu gì cả, dự sinh của mình là 21/11, thế mà hôm 10/11 là ngày khám thai định kỳ, bác sĩ khám bảo là mở 2 phân rồi bắt nhập viện, mà mình thì chẳng thấy đau đớn gì cả. 9h tối 10/11 nhập viện, 10h bác sĩ chích 1 mũi giục sinh rồi 15′ sau mới thấy cơn đau đầu tiên, đến 5h sáng 11/11 là sinh, giờ ngồi nhớ lại mà vẫn thấy thật nhanh.
Mẹ Chuối – Hai lần chuyển dạ là những trải nghiệm khác nhau
Theo kinh nghiệm của mình thì mỗi người chuyển dạ lại khác nhau, chỉ chung 1 vấn đề là vào viện sinh con thôi :D. Khi mình sinh lần đầu thì không dễ chút nào, sáng ngủ dậy thấy chút dịch hồng, cơ thể cũng bình thường như mọi hôm… Mama nói là có dấu hiệu sắp sinh rồi thì vào bệnh viện kiểm tra đi, ông xã nghe vậy liền đưa mình vào luôn. Khi kiểm tra thì BS nói có dấu hiệu sinh nhưng tử cung chưa mở nên kêu nằm lại có lẽ ngày mai sẽ sinh. Nghe BS bảo vậy, mình xin BS cho về nhà vì nhà cũng gần bệnh viện. Chiều đó còn thảnh thơi đi chợ, tối đến 11g đêm bắt đầu đau bụng thấy đi vệ sinh như tào tháo rượt vậy. Mình đau tận tới 3 giờ sáng thì chịu không nổi phải vào viện, đúng kiểu đứng ngồi không yên rồi mình vỡ ối, nhưng đau không giảm. Vật vã đến 10 giờ tối, rồi nhóc con đầu lòng ra đời.
Đến tập 2 thì có kinh nghiệm chút rồi, sáng ngủ dậy đang nằm tự nhiên thấy dịch ào nhẹ ra chút nhưng cũng ướt hết quần. Ông xã đưa mình vào viện luôn. Từng cơn gò tử cung bắt đầu kéo đến, cứ 3-4 phút 1 lần cho đến 4 giờ chiều thì mỏi lúc mỏi gò nhanh hơn và gần lúc sinh thì gò nhanh hơn, hệt như muốn đi cầu… đến 8 giờ thì công chúa thứ 2 ra đời…
Mẹ Mậm – Đừng bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác thường nào của cơ thể
Đúng là dấu hiệu sắp sinh của mỗi người mỗi khác. Mình cũng có một vài kinh nghiệm hú hồn về việc này, mong rằng các bố, các mẹ khác có thể rút kinh nghiệm từ bài học của mình.
Em bé nhà mình được 38 tuần, sáng hôm thứ 6 mình thấy trong người khang khác và đến chiều thì ra chút dịch màu hồng. Gọi điện cho mẹ thì mẹ mình bảo đó là dấu hiệu chuyển dạ. Hai vợ chồng vội đến viện kiểm tra. Hôm đó chị bác sĩ khám chính cho mình có việc nghỉ nên người khác khám cho mình. Khám xong BS đó còn nói còn lâu mới sinh, bụng vẫn cao chưa xuống, ối phồng và BS cho mình đi siêu âm, kết quả vẫn bình thường. Trên đường từ viện về nhà mình bị ra máu rất nhiều còn hơn cả lúc đến tháng, mình cũng hơi lo nhưng cứ nghĩ là do BS khám nên bị ra thôi. Sang ngày thứ 7 người vẫn mệt nhừ, nhưng vẫn cố đi làm. Đến cơ quan nói chuyện mọi người ai cũng mắng mình vì liều, buổi trưa mình bèn gọi cho chị bác sĩ quen và bị nói cho một trận. Chị ấy hỏi mình có thấy thai đạp không và bảo nhập viện ngay. Thú thật lúc đó mình thấy sợ lạnh hết cả người, chỉ lo con có chuyện gì thôi, bình thường chồng mình làm gì cũng điềm tĩnh hôm đó trên đường vào bệnh viện tay cũng run run. Đến khi vào viện bác sĩ bảo phải đẻ luôn nếu không sẽ bị nhiễm trùng.
Tâm trạng của mình chỉ bình ổn hơn sau khi sinh. Thật may mắn con không làm sao cả, bây giờ mình vẫn tâm niệm rằng không bao giờ chủ quan vấn đề gì cả, bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào phải đi bệnh viện ngay và nếu có người quen bên đó nữa thì khi đẻ được chăm sóc yên tâm hơn nhiều lắm.
Những dấu hiệu sắp sinh dễ nhận biết
Khi thời điểm sắp sinh tới gần, tính từ tuần thứ 36, cơ thể người mẹ sẽ gặp những cơn đau nhẹ hay còn gọi là chuyển dạ giả. Nguyên nhân là do tử cung thường xuất hiện những cơ co cứng, không đau, có tác dụng giúp thai nhi lọt vào khung chậu của mẹ. Một số chị em có thể cảm thấy dạ dày trống và dễ chịu. Đó là do đầu của thai nhi dịch chuyển khung chậu, giảm nhẹ áp lực lên dạ dày do thai nhi không chèn lên nữa. Một số dấu hiệu sắp sinh thường gặp bao gồm:
Sa bụng: Bụng bầu tụt xuống là triệu chứng sắp sinh đầu tiên, thường dễ thấy nhất ở mẹ mang thai lần đầu.
Cổ tử cung bắt đầu mở: Cổ tử cung có thể bắt đầu mở trong vài ngày hay vài tuần trước đó. Khi khám thai, bác sĩ sẽ giúp mẹ kiểm tra độ mở tử cung, và tốc độ mở ở mỗi mẹ bầu sẽ nhanh chậm khác nhau.
Tăng tần suất các cơn co thắt: Khi dạ con co bóp nhiều lần trong ngày, bạn sẽ cảm thấy bụng cứng nhiều hơn, báo hiệu sắp chuyển dạ đẻ. Các cơn co thắt bắt đầu từ phần lưng dưới và lan dần tới phần bụng dưới, có thể di chuyển sang cả 2 chân của bạn. Dù bạn thay đổi tư thế cơn đau co thắt vẫn sẽ không giảm hay biến mất, đều đặn và đau đớn hơn theo từng cơn cách nhau 5-7 phút.
Ngừng tăng cân: Nói đúng hơn là cân nặng của mẹ bầu co xu hướng chậm lại, thậm chí tụt vài kg là bình thường, do lượng nước ối giảm xuống cho giai đoạn vượt cạn sắp tới. Mẹ đừng lo lắng nếu điều này xảy ra vì nó không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi.
Cảm thấy uể oải và chỉ muốn nghỉ ngơi: Cảm giác mệt mỏi khác thường, bụng to cồng kềnh và sự chịu đựng của thận có thể ảnh hưởng hưởng đến giấc ngủ của mẹ những tuần cuối thai kỳ.
Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn: Cảm giác đau mỏi vùng thắt lưng, xương hông và vùng xương chậu và căng đùi xuất hiện nhiều hơn. Khoảng thời gian này cơn đau chuyển dạ có thể bắt đầu bất cứ lúc nào.
Cảm thấy các khớp được dãn ra: Đây là phản ứng cơ thể tự nhiên nhằm giúp khung xương chậu mở rộng và cho thấy dấu hiệu sắp sinh của bà bầu.
Đau bụng tiêu chảy: Cảm giác không khác mấy với lúc chúng ta ăn nhầm đồ linh tinh cả. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormon để chuẩn bị cho việc sinh nở kích thích đường ruột co bóp nhiều hơn, khiến mẹ có thể bị đi lỏng hơi khó chịu một chút.
Đi tiểu nhiều hơn: Bạn có thể đi tiểu rất nhiều lần những vẫn cảm giác mình đi tiểu chưa hết.
Thay đổi màu sắc, độ kết dính của dịch nhầy âm đạo: Thường vào ngày sắp sinh, mẹ sẽ thấy chất nhầy tử cung ra nhiều do cổ tử cung giãn ra. Thường chất nhầy có màu trắng đục, có thể lẫn màu đỏ thẫm.
Vỡ nước ối: Là dấu hiệu sắp sinh quan trọng nhất. Khi vỡ ối mẹ cần phải nhanh chóng nhập viện vì thời điểm này vi trùng rất dễ xâm nhập vào dạ con. Một số bà bầu sinh ngay sau khi vỡ ối, phần còn lại lại có mất tới vài giờ sau đó mới thực sự lầm bồn.
Cẩn trọng trong thời điểm sắp sinh nếu gặp các triệu chứng sau:
Khi bạn gặp các dấu hiệu nguy hiểm sau bạn nên đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức.
Ra máu hoặc dịch âm đạo có lẫn màu đỏ tươi, chứ không phải nâu thẫm hay hồng nhạt
Dịch chảy khi vỡ ối có màu xanh lá hay nâu, có thể đây là “phân su” của bé và bé có thể gặp nguy hiểm nếu hít hoặc nuốt trong khi sinh.
Nếu bạn thấy hoa mắt, đau đầu, sưng phù cơ thể, thì cần cẩn trọng vì đây là triệu chứng của tiền sản giật hay huyết áp thai kỳ rất nguy hiểm.
Tìm hiểu thêm:
Theo Dinhduongbabau.net
Các Dấu Hiệu Sắp Sinh (Dấu Hiệu Chuyển Dạ) Mẹ Bầu Cần Biết
Bước vào tuần thứ 37 trở đi, mẹ bầu lúc nào cũng phải chuẩn bị tinh thần cho người vượt cạn. Làm thế nào biết được các dấu hiệu sắp sinh để mọi người có thể chuẩn bị tốt nhất?
CÁC DẤU HIỆU SẮP SINH EM BÉ BÀ BẦU CẦN PHẢI NHỚ
Dấu hiệu sắp sinh trước 1 tháng
Các khớp dãn ra
Những ngày cuối tháng thai kỳ, dây chằng giữa các khớp, cơ sẽ giãn ra. Vùng xương chậu của mẹ được mở rộng, tạo điều kiện để bé dễ dàng ra ngoài.
Đau lưng
Trước khi sinh 1 tháng, thai phụ thường xuyên bị đau lưng, đau vùng thắt lưng, lưng phía dưới khiến mẹ nằm và ngồi đều khó chịu. Tuy nhiên các dấu hiệu sắp sinh này chỉ báo hiệu mẹ sắp sinh em bé trong vòng 1 tháng tới và sẽ chấm dứt tình trạng này sau sinh.
Thay đổi thói quen ăn uống
Có thể trước khi sinh, mẹ đang ăn uống rất ngon miệng. Nhưng càng đến gần ngày sinh, mẹ sẽ cảm thấy chán ăn, thậm chí không muốn ăn.
Mẹ nhạy cảm hơn
Càng gần đến ngày sinh thì mẹ bầu càng nhạy cảm, tâm lý thay đổi thất thường. Mẹ hay suy nghĩ lo lắng và dễ xúc động. Chỉ cần một chuyện nhỏ xảy ra, mẹ cũng có thể cáu gắt vô cớ.
Mọi người xung quanh cần quan tâm chia sẻ, động viên thai phụ nhiều hơn để họ tránh những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng tới thai nhi.
Dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần
Vùng kín của mẹ sưng nề
Do thay đổi nội tiết tố thai kỳ, kích thích của ngôi thai lớn, thay đổi thần kinh làm cho các mạch máu nuôi dưỡng vùng tầng sinh môn, âm hộ và âm đạo dãn rộng, máu nuôi dưỡng đến nhiều hơn để cho đường kính ống âm đạo dãn nở tốt giúp cho thai nhi chui ra dễ dàng khi sinh.
Đi tiểu nhiều
Bé sắp chào đời sẽ có xu hướng di chuyển xuống vùng tiểu khung xương chậu, chèn ép vào bàng quang khiến mẹ cảm thấy nặng nề ở vùng bụng dưới. Bên cạnh đó mẹ sẽ buồn tiểu nhiều hơn, bị són tiểu hoặc són phân. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi bé xoay đầu xuống tử cung thôi, báo hiệu dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần mẹ cần biết!
Mẹ bầu sắp sinh thường có hay đi tiểu nhiều Bụng nhỏ lại
Tình trạng tăng cân của mẹ bầu cũng không còn nữa thậm chí những ngày cuối thai kỳ, me còn bị sụt cân. Mẹ hãy để ý sẽ thấy bụng bầu nhỏ lại, xu hướng tụt dần xuống phía dưới. Nguyên nhân do nước ối trong bào thai đang giảm dần để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sắp đến.
Cổ tử cung thay đổi
Nếu muốn biết cổ tử cung có thay đổi không, mẹ hãy kiểm tra bằng tay bên trong âm đạo. Thường khi sắp tới ngày sinh, thai nhi di chuyển xuống vùng xương chậu làm cổ tử cung ngắn lại và bắt đầu hé mở. Đây là các dấu hiệu sắp sinh mẹ cần phải hết sức lưu ý.
Dấu hiệu sắp sinh trong 24h
Bụng bầu tụt xuống
Đây là thời điểm bé sắp chào đời, đến với thế giới bên ngoài. Cơ thể mẹ sẽ thay đổi, tạo điều kiện tốt nhất cho bé thoát ra khỏi tử cung.
Thực tế, mỗi bà mẹ có 1 quá trình thai kỳ khác nhau và có những trải nghiệm khác nhau. Vì vậy không có 1 công thức cụ thể dự đoán ngày thai nhi tụt xuống nhưng nó sẽ rơi vào những tuần cuối thai kỳ.
Với những chị em mang thai lần đầu thì thời gian thai nhi tụt xuống có thể từ 2-4 tuần trước ngày dự sinh. Còn với những bà mẹ từng trải, qua 1 vài lần sinh nở thì có thể nhận thấy hiện tượng này ngay trước ngày lâm bồn.
Dễ thở hơn
Sắp sinh, thai nhi sẽ di chuyển xuống dưới, phổi của mẹ có nhiều không gian hơn. Vì vậy mẹ không còn phải thở hổn hển nữa. Đây là một trong các dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu nên biết.
Vỡ ối
Hiện tượng này xuất hiện là khi túi ối bục ra, chất dịch tràn nhiều từ vùng kín có màu trắng trong đôi khi lẫn chút dịch nâu hoặc hồng. Thai nhi từ tuần 37 trở đi thì mẹ có thể vỡ ối bất cứ lúc nào.
Cảm giác vỡ ối của mỗi thai phụ lại không giống nhau. Một số chị em chỉ thấy nước ối vỡ ra, chảy thành dòng nhỏ chầm chậm, nhưng cũng có nhiều người ra dịch nhầy máu báo ở âm đạo hoặc cổ tử cung bắt đầu giãn mở đã được đưa vào viện để theo dõi chờ sinh. Mẹ bị vỡ ối thì sẽ có nhiều khả năng sinh con trong vòng 24 giờ.
Cơn co tử cung
Khi xuất hiện co thắt, bụng thai phụ sẽ cứng lên và dễ nhận ra khi đặt bàn tay lên bụng. Các cơn đau này là dấu hiệu sắp chuyển dạ, chúng sẽ đẩy bé đến tử cung hơn để sẵn sàng chào đời.
Các dấu hiệu sắp sinh trong vài giờ
Hơi thở ngắt quãng dồn dập
Sắp sinh, mẹ sẽ bị những cơn đau bụng, đau thắt tử cung liên tục. Mẹ sẽ bị mệt mỏi, khó thở, thở ngắt quãng và tim đập rất nhanh, hơi thở yếu. Đây là các dấu hiệu mẹ sắp sinh chỉ trong 1-2 giờ tới hoặc có thể sinh ngay. Nếu có dấu hiệu sắp sinh trong vài giờ này, mẹ nên nhờ người thân đưa đi đẻ gấp.
NHỮNG DẤU HIỆU MẸ BẦU BẦU CẦN PHẢI GỌI NGAY CHO BÁC SĨ
Thời gian sắp sinh, mẹ cần phải hết sức cẩn thận. Khi có những dấu hiệu này thì cần phải liên hệ với bác sĩ ngay:
– Mẹ bị ra máu hay dịch âm đạo có lẫn máu tươi, không phải màu nâu hay hồng nhạt
– Bị vỡ ối, dịch chảy ra có màu xanh lá hay nâu, màu máu
– Mẹ cảm thấy hoa mắt, đau đầu nặng và kéo dài, thị lực thay đổi, vùng bụng trên bị đau hoặc đột nhiên cơ thể bị sưng phù hay chứng sưng phù trở nên nghiêm trọng. Đây là một trong những dấu hiệu của tiền sản giật hay tăng huyết áp thai kỳ.
– Mẹ cảm thấy em bé trong bụng hoạt động ít hơn thường ngày
– Bụng rất đau và đau liên tục hoặc bị sốt
– Các cơn cơ thắt nhẹ bắt đầu thường cách nhau từ 15-20 phút và kéo dài 60-90 giây mỗi cơn, sau đó cơn đau thường xuyên hơn cách nhau chỉ 5 phút/ lần. . Khi những cơn co thắt mạnh kéo dài từ 45 – 60 giây và cách nhau 3 – 4 phút. Khoảng cách tất cả các cơn co thắt sẽ không diễn ra giống hệt nhau nhưng khi mật độ nó diễn ra một cách khá dày đặc .Đây chính là lúc bạn cần phải đến bệnh viện ngay.
Cơn đau dữ dội và dai dẳng (không chỉ là đau âm ỉ rấm rứt) có thể là dấu hiệu đáng lo ngại
Hãy liên hệ với bác sĩ mô tả tình trạng mình gặp phải để họ có biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé!
PHÂN BIỆT CÁC DẤU HIỆU CHUYỂN DẠ THẬT VÀ CHUYỂN DẠ GIẢ
Chuyển dạ thật và chuyển dạ giả cách nhau bao lâu?
– Chuyển dạ giả: Khoảng từ tháng 7-8 thai kỳ, mẹ bầu đã có thể xuất hiện những cơn có thắt với cường độ nhẹ. Mẹ cảm thấy bụng dưới đau râm ran thỉnh thoảng có mẹ cảm thấy bụng tụt xuống, khung chậu tạo áp lực khiến cổ tử cung mở nhanh hơn. Lúc này mẹ cứ yên tâm, những cơn đau chuyển dạ thật chỉ xuất hiện tầm 1-2 tuần mới xuất hiện thôi!
– Chuyển dạ thật:
Khoảng 1-2 tuần trước ngày sinh, các cơn co này xuất hiện với cường độ mạnh, tần suất nhiều hơn. Một số thai phụ còn ra huyết trắng lợn cợn (dịch nhầy) để kích thích cổ tử cung mổ.
Trên thực tế, không có một khoảng thời gian rõ ràng giữa chuyển dạ thật và chuyển dạ giả vì nó phụ thuộc vào từng mẹ bầu. Mẹ chỉ có thể phân biệt chúng dựa trên các đặc điểm về mức độ đau cũng như tần suất của các cơn co.
Cách phân biệt các cơn co thắt thật – giả
Co thắt là một trong các dấu hiệu sắp sinh của mẹ bầu. Nhưng mẹ cần phân biệt đâu là cơn co thắt thật – giả để có biện pháp xử lý kịp thời. Cụ thể:
– Các cơn co thắt giả:
Xuất hiện thất thường, đột ngột biến mất
Có thể kéo dài hoặc rất ngắn
Có lúc quặn đau nhưng cũng có lúc nhẹ nhàng
Đau vùng bụng dưới mà không lan sáng bụng trên và sau lưng
Cơn đau giả sẽ giảm đi đáng kể khi mẹ chuyển từ ngồi sang nằm hoặc ngược lại
Khi gặp tình trạng này, mẹ nên ngâm mình trong nước ẩm để giảm đau.
– Các cơn co thắt thật:
Xuất hiện với cường độ mạnh, tần suất khoảng 10 phút/ lần, sau đó tăng dần và đạt mức độ lớn nhất là 3 cơn co trong 10 phút.
Cơn đau chuyển dạ xuất hiện cùng với các co thắt
Cơn đau bắt đầu từ lưng dưới rồi bao quanh vùng bụng kể cả bụng trên và bụng dưới thậm chí nhiều thai phụ còn bị đau cả hai bên bắp đùi hoặc hai bên sườn.
MẸ NÊN LÀM GÌ KHI CÁC DẤU HIỆU SẮP SINH GÂY KHÓ CHỊU?
Khi sắp chuyển dạ, mẹ hãy yên tâm sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi cùng như có giác ngủ thoải mái:
– Nghỉ ngơi: Thời điểm sắp sinh, mẹ không nên làm việc nhiều, không thức khuya quá 22h, tránh căng thẳng, hạn chế ngồi lâu trước máy tính hay màn hình tivi quá 2 tiếng đồng hồ. Thay vào đó, mẹ nên ngồi đọc sách, nghe nhạc, nấu ăn và đi bộ, xem phim ca nhạc nhẹ, phim hài
– Tư thế nằm: Mẹ nên nằm nghiêng trái để tránh tử cung lớn đè vào động mạch chủ, giúp cho máu đến nuôi dưỡng thai nhi được tốt.
Cách thở và thư giãn khi thấy xuất hiện những cơn đau chuyển dạ
Khi những cơn co bóp đến gần, bạn hãy hít thở sâu sau đó thở nông với những lần hít vào và thở ra nhanh chóng, nhẹ nhàng. Các mẹ chỉ nên thở nhẹ nhàng khi co bóp để tránh cho cơ hoành không tựa vào tử cung và ngăn cho tử cung không co bóp mạnh.
Khi hết cơn co bóp, mẹ hãy cố gắng hít thở hoàn toàn trở lại, hít thở thật sâu thật chậm kiểu như tiếng thở dài. Sau đó, mẹ hãy hít thở bình thường, cố gắng thư giãn càng nhiều càng tốt. Điều này sẽ giúp cho bạn chủ động hơn trong những cơn co bóp tiếp theo.
Ngoài ra, khi ở trong thời điểm này, dù bạn đang rất đau nhưng hãy cố gắng kiên nhẫn, thả lỏng tâm trí, cố gắng để cho tâm trí của mình thực sự trống rỗng và đừng nghĩ ngợi đến điều gì cả.
Nutifood Chia Sẻ Kinh Nghiệm Xuất Khẩu Sữa Sang Mỹ
Kết nối giao thương
Đây là sự kiện do Bộ Công thương tổ chức nhằm cung cấp thông tin, cập nhật diễn biến chính sách thương mại mới, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, tiếp xúc để tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh thông qua các hoạt động giới thiệu, quảng bá, kết nối giao thương.
Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương, cho biết kể từ khi Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ có hiệu lực đến nay, kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước liên tục phát triển, tăng trưởng khá cao.
Ông Lê Nguyên Hòa, Phó chủ tịch HĐQT Công ty CP NutiFood chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng năng lực đáp ứng tiêu chuẩn cao về an toàn thực phẩm của Mỹ. Ảnh: Dịu Huỳnh.
Đầu tư cho nghiên cứu khoa học
Có mặt tại diễn đàn, ông Lê Nguyên Hòa, Phó chủ tịch HĐQT Công ty CP NutiFood chia sẻ: “NutiFood đã luôn nghiên cứu phát triển các sản phẩm dinh dưỡng đặc trị thay thế sản phẩm ngoại nhập trong gần 20 năm qua như thực phẩm cho bệnh nhân nặng nuôi qua ống thông thực quản, thực phẩm cho bệnh nhân tiểu đường, trẻ biếng ăn, trẻ thừa cân béo phì…”.
Theo ông Hòa, để thành công trong việc xuất sữa sang thị trường Mỹ, đơn vị này đã phải nỗ lực rất nhiều, trong đó đặc biệt chú trọng tìm hiểu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng.
Với chiến lược này, NutiFood đã thu hút Công ty Thực phẩm Delori tại California, có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và phân phối thực phẩm, có mối quan hệ hợp tác với các nhà bán lẻ, kênh phân phối lớn ở Mỹ và khu vực Mỹ Latinh, quan tâm tìm hiểu.
Sau 2 năm đàm phán, NutiFood đã có thể xuất khẩu được lô hàng đầu tiên cho Delori và có mặt trên kệ hàng tại các siêu thị Mỹ.
Là doanh nghiệp chuyên phát triển sản phẩm cho trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi, liên tục 2 năm 2016-2017, NutiFood với sản phẩm Grow Plus đã đứng hàng đầu thị phần sản lượng trong ngành sữa đặc trị trẻ em tại Việt Nam (theo chứng nhận của Nielsen), vượt qua các công ty đa quốc gia.
Những Dấu Hiệu Báo Mẹ Bầu Sắp Sinh Bé
Mẹ bầu sắp sinh dấu hiệu thấy bụng tụt xuống thấp
Trong vài tuần cuối của thai kỳ, chị em có thể dễ dàng nhận thấy bụng bầu có chiều hướng tụt xuống thấp đáng kể. Điều này báo hiệu cho bạn biết em bé sẽ chào đời trong một thời gian ngắn sắp đến.
Mẹ bầu sắp sinh dấu hiệu thấy: Đi tiểu thường xuyên hơn
Vì đầu của thai nhi đã nằm gần sát bàng quang của chúng ta nên chị em sẽ thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu và đi tiểu nhiều lần. Khoảng 2 tuần trước sinh thì thậm chí khoảng 1 giờ các mẹ đi tiểu một lần. Chị em bầu nhớ là đừng nhịn tiểu, sẽ làm không chỉ mẹ khó chịu mà còn ảnh hưởng đến con nữa.
Mẹ bầu sắp sinh dấu hiệu thấy: Đau lưng dưới
Những ngày cuối thai kỳ bạn có thể bị đau lưng ghê gớm. Do lúc này em bé đã khá nặng và tụt xuống dưới sẽ tạo áp lực cho lưng và kéo dãn dây chằng ở tử cung, xương chậu khiến mẹ bầu đau nhức. Sau sinh, triệu chứng bệnh sẽ giảm dần. Khi thấy lưng thường xuyên đau đớn, chứng tỏ mẹ sắp được gặp mặt con yêu rồi.
Mẹ bầu sắp sinh dấu hiệu thấy: Tiêu chảy
Kích thích tố khi sinh nở sẽ tác động lên ruột và gây ra đau bụng, đi phân lỏng và đi thường xuyên. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng cho rằng, những kích thích tố này là thuốc sổ tự nhiên đào thải cặn bã trong ruột để thai nhi thoải mái trong bụng mẹ. Những hormone này cũng có thể khiến mẹ bầu có cảm giác buồn nôn.
Mẹ bầu sắp sinh dấu hiệu thấy: Tăng tiết dịch âm đạo
Thông thường 1 tuần trước ngày sinh nở, mẹ bầu sẽ nhận thấy âm đạo tiết nhiều dịch như lòng trắng trứng hoặc dịch lẫn máu hồng. Thông thường máu hồng này xuất hiện trước khi sinh nở khoảng 1 tuần.
Mẹ bầu sắp sinh dấu hiệu thấy: Bong nút nhầy
Trong thời gian mang thai, chất nhầy ở trong cổ tử cung có nhiệm vụ “đóng nắp” bọc nước ối nhưng đến những ngày cuối thai kỳ, chấy nhầy này loãng ra. Chất nhầy này thường có tính chất “nhầy nhầy như nước mũi”, màu hồng nhạt. Chính vì vậy, trong khoảng 1 tuần trước ngày lâm bồn, chị em thường thấy âm đạo xuất hiện dịch nhầy màu hồng nhạt. Đó là dấu hiệu của cổ tử cung bắt đầu hé mở, nút niêm dịch nhầy của cổ tử cung đã bị bong ra.
Khi thấy xuất hiện triệu chứng này chứng tỏ cổ tử cung của bạn đã bắt đầu mở và quá trình sinh nở diễn ra trong 1-2 ngày tới hoặc cũng có thể lên đến 1 tuần. Bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định xem cổ tử cung đã “mở” bao nhiêu cm và tư vấn thời điểm nhập viện.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Dấu Hiệu Sắp Sinh: Chia Sẻ Kinh Nghiệm Thực Tế Từ Các Mẹ trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!