Đề Xuất 6/2023 # Dấu Hiệu Nào Cho Biết Bạn Sắp Sinh ? – Khoa Sản Nhi – Viện Y Học Biển Vn # Top 9 Like | Europeday2013.com

Đề Xuất 6/2023 # Dấu Hiệu Nào Cho Biết Bạn Sắp Sinh ? – Khoa Sản Nhi – Viện Y Học Biển Vn # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Dấu Hiệu Nào Cho Biết Bạn Sắp Sinh ? – Khoa Sản Nhi – Viện Y Học Biển Vn mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bụng bầu tụt xuống, sa bụng là dấu hiệu sắp sinh đầu tiên

Một vài tuần trước khi bé chào đời, bé sẽ dịch chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu. Riêng với những bà bầu sinh con lần thứ 2, dấu hiệu này thường khá mơ hồ và chỉ cảm nhận được khi cuộc vượt cạn thực sự bắt đầu. Với mẹ mang thai lần đầu đây có thể là dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần.

Vào thời điểm này, cảm giác ở khung xương chậu sẽ nặng nề hơn nên bạn sẽ thấy mình đi lại khó khăn hơn, lạch bạch hơn. Một tin vui cho các mẹ bầu: Bạn sẽ thấy dễ thở hơn vì bé đã không còn lấn chiếm không

    Cảm thấy uể oải và chỉ muốn nằm nghỉ

      Cảm giác mót rặn và mót tiểu nhiều hơn

      Cùng triệu chứng sụt bụng thì dấu hiệu mót rặn nhiều hơn là do đầu em bé xuống thấp hơn gây chèn ép vào trực tràng và bàng quang. Vậy nên thể tích trực tràng và bàng quang bị thu hẹp lại, gây ra hiện tượng mót rặn và mót tiểu, thực tế mỗi lần tiểu tiện hoặc đại tiện các mẹ bầu ở giai đoạn này thường tiểu không nhiều  và đại tiện không nhiều trong 1 lần nhưng có thể đi nhiều lần hơn trong một ngày.

        Dịch nhầy âm đạo thay đổi màu sắc và độ kết dính

        Thông thường, vào vài ngày trước khi sinh, mẹ sẽ thấy âm đạo tiết dịch nhiều hơn và có thể đặc hơn một chút. Nguyên nhân là do nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm, sẽ bong ra trong tử cung.

        Nút nhầy là một miếng lớn hoặc nhỏ trông sền sệt, màu vàng nhạt như lòng trắng trứng hoặc màu nâu đen. Một số trường hợp nút nhầy bong ra sẽ lẫn một chút máu. Dấu hiệu sắp sinh này được gọi là “máu báo sắp sinh” và nó là một tín hiệu tốt cho cuộc vượt cạn sắp bắt đầu.

        Tuy nhiên,tùy tình trạng cơn co tử cung thưa hay mau mà cuộc chuyển dạ sẽ diễn ra sớm hay muộn, có trường hợp mẹ bầu có thể phải chờ thêm một vài ngày nữa. Ra máu âm đạo là một dấu hiệu chuyển dạ quan trọng, mẹ cần thông báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra và theo dõi kịp thời.

        Các cơn co thắt ngày càng mạnh và mau hơn

        Các cơn co thắt chính là những dấu hiệu chuyển dạ rõ ràng nhất. Mẹ sẽ cảm thấy đau tức bụng như thể các cơ trong tử cung đang siết chặt để chuẩn bị “đẩy” bé ra ngoài. Tuy nhiên, trong 3 tháng cuối sẽ có cơn co tử cung sinh lý gọi là cơn co Braxton-Hicks, cơn co này chỉ gây cho mẹ cảm nhân được bụng mình đang gò cứng lên chứ không gây đau và không gây ra máu âm đạo. Cơn co này là động lực để em bé quay đầu (thường ở tuần 34 -35) và để em bé bình chỉnh ngôi thai sao cho thuận nhất với khung chậu của mẹ (38 -40 tuần)

        Cơn co sẽ mạnh đủ gây cảm giác đau cho mẹ

        Các cơn co diễn ra tự nhiên và bạn không thể làm gì để giảm được cơn co này

        Cơn đau sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới và di chuyển dần tới phần bụng dưới rồi cuối cùng có thể là đến 2 chân của bạn

        Tần suất cơn co: Tần suất cơn co tử cung ngày càng mau, ban đầu có thể 1 vài cơn/ ngày cho đến khi 10 phút có 1 đến 2 cơn là lúc bạn cần đến viện.

          Cảm thấy các khớp được dãn ra

            Vỡ nước ối

            Nhiều người nhầm tưởng rằng một khi vỡ ối là bé sẽ chào đời liền ngay sau đó. Tuy nhiên, đây chỉ là viễn cảnh trên phim thôi mẹ ơi. Thực tế, chỉ có một số ít bà bầu sinh ngay khi vỡ ối. Phần đông những phụ nữ khác thường mất tới vài giờ mới thực sự lâm bồn.

              Cổ tử cung bắt đầu xóa mở

              Ở thời điểm này, bác sĩ sẽ giúp bầu kiểm tra độ mở cổ tử cung. Tốc độ mở ở mỗi mẹ bầu cũng sẽ nhanh chậm khác nhau. Đây là dấu hiệu chuyển dạ thực sự đó mẹ!

                Ngừng tăng cân

                Vào cuối thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu có xu hướng chậm lại, hoặc thậm chí có khi tụt vài kg. Điều này là bình thường và không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi. Sụt cân có thể do lượng nước ối giảm xuống chuẩn bị cho giai đoạn vượt cạn sắp tới. Dấu hiệu này thường không đặc hiệu và dễ bị bỏ sót và cũng khó thực hiện

                .10. Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn

                Khi sắp sinh, bạn sẽ cảm thấy mình bị chuột rút, đau hai bên háng và phần lưng nhiều hơn, đặc biệt nếu đây là lần đầu bạn sinh con. Lúc này, các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra do ngôi thai tụt xuống thấp hơn

                Khi nào bạn nên gọi cho bác sĩ?

                Tới giai đoạn “về đích”, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ những gì cần làm khi các cơn co thắt diễn ra một cách thường xuyên. Chẳng hạn khi các cơn co thắt cứ 5 phút diễn ra một lần và kéo dài trong ít nhất 1 tiếng, phải gọi ngay cho bác sĩ. Khoảng cách tất cả các cơn co thắt sẽ không diễn ra giống hệt nhau nhưng khi mật độ nó diễn ra một cách khá dày đặc là lúc bạn cần báo cho bác sĩ.

                Khi bạn nghĩ là có thể mình sắp sinh nhưng chưa chắc chắn, bạn nên gọi cho bác sĩ và họ sẽ chỉ cho bạn những gì sắp diễn ra. Không nên ngại ngùng hay lo lắng khi gọi ngoài giờ làm việc vì bác sĩ của bạn đã chuẩn bị tâm lý sẵn và cũng đã quá quen với những chuyện này rồi.

                Bạn sẽ cần gọi ngay cho bác sĩ nếu:

                Bị ra máu hay dịch âm đạo có lẫn máu tươi, không phải màu nâu hay hồng nhạt

                Bị vỡ ối, nhất là khi dịch chảy ra có màu xanh lá hay nâu vì đây có thể lẫn phân su của bé, đây là phân thải đầu tiên trong đời bé và bé có thể cần theo dõi sát hơn.

                Cảm thấy hoa mắt, nhìn mờ, đau đầu, đau vùng bụng bên phải hoặc đột nhiên cơ thể bị sưng phù hay chứng sưng phù trở nên nghiêm trọng bạn cần đến viện để kiểm tra ngay.

                Các Dấu Hiệu Sắp Sinh

                I. Dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày

                1. Chuyển dạ:

                Là quá trình thay đổi cổ tử cung để đáp ứng với các cơn gò liên tục, sự xóa mở cổ tử cung chịu ảnh hưởng bởi nồng độ các kích thích tố nội tiết tố, thần kinh và các yếu tố cơ học khác.

                Vào những tuần lễ cuối thai kỳ dưới tác dụng cơn gò Braxton- Hicks làm cho sản phụ có cơn gò tử cung nhẹ, gây đau trằn bụng dưới thoáng qua, gọi là chuyển dạ giả giúp hình thành đoạn dưới tử cung, thai nhi bình chỉnh ngôi và đi vào khung chậu, người mẹ có hiện tượng đau trên xương mu, bụng tụt xuống vài centimet dân gian gọi là bụng “sụt” tức là gần tới giai đoạn sắp sinh. Tử cung đè lên bàng quang kích thích sản phụ đi tiểu nhiều lần trong ngày, đau vùng hông lưng, vùng mông, có một số trường hợp gây đau khớp háng, nên sản phụ đi lại khó khăn ngủ ít, ăn ít, lo lắng …

                2. Sự xóa cổ tử cung:

                Dưới tác dụng của cơn co tử cung làm co rút các thớ cơ dọc kéo lỗ trong cổ tử cung lên trên khiến cổ tử cung ngắn lại dần.

                3. Sự mở cổ tử cung:

                Dưới tác dụng cơn co tử cung, áp lực trong buồng ối tăng lên, làm cho màng ối căn phồng nong cổ tử cung làm cho cổ tử cung mở rộng dần dần, cơn co tử cung sẽ thúc thai nhi đi vào khung chậu làm cho cổ tử cung mở thêm ra.

                Thời gian chuyển dạ thay đổi tùy từng người và chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố khác nhau, trung bình người con so kéo dài 16-24 giờ, con rạ từ 8 đến 16 giờ. Có một câu trong dân gian rất dễ nhớ sản phụ vào phòng sanh “không thấy mặt trời 2 lần”.

                4. Tăng tiết dịch âm đạo

                Gần đến ngày sinh, âm đạo sẽ tiết ra nhiều dịch nhầy. Khi nhận thấy âm đạo ra dịch nhầy hay dịch màu đỏ, hồng hay đỏ sẫm, bạn nên báo cho bác sĩ tiến hành thăm khám độ mở của tử cung và tư vấn thời điểm sinh thích hợp.

                5. Các cơn co tử cung khi vào chuyển dạ.

                Cơn co tử cung khi vào chuyển dạ gây đau, xảy ra ngoài ý muốn của sản phụ, xảy ra nhịp nhàng, đều đặn, tăng dần về cường độ và thời gian co cơ. Lúc mới bắt đầu chuyển dạ cơn gò nhẹ và thưa, mỗi 10 phút sẽ có 3 cơn gò. Khi vào giai đoạn hoạt động của chuyển dạ cơn gò nhiều hơn, mạnh hơn lâu hơn, mỗi cơn co lâu khoảng 45 giây và khoảng cách từ 1 đến 2 phút. Khi cổ tử cung mở trọn khoảng 10cm đầu thai nhi xuống thấp tựa vào cơ nâng hậu môn tầng sinh môn và trực tràng kích thích sản phụ mót rặn, cơ bụng co thắt lại làm tăng áp lực ổ bụng giúp đẩy thai ra ngoài.

                6. Vỡ ối

                Khi ở trong bụng mẹ, bé nằm trong một túi dịch lỏng gọi là túi nước ối. Vào những tuần lễ cuối thai kỳ túi nước ối có thể bị rò rỉ hoặc bị vỡ, một chất dịch lỏng sẽ chảy từ từ hoặc chảy ồ ạt ra khỏi âm đạo. Tùy theo tuần tuổi thai, thời gian ối vỡ, độ xóa -mở cổ tử cung bác sĩ chuyên khoa sản sẽ chọn giải pháp chấm dứt thai kỳ phù hợp.

                II. Cần chuẩn bị gì khi đi sinh

                Khi nhận thấy các dấu hiệu trên, mẹ bầu cần mang theo các vật dụng cần thiết đã chuẩn bị sẵn trong giỏ đồ đi sinh và đến bệnh viện ngay.

                Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) và theo chương trình chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm ( EENC)  Sau khi sinh  mẹ cần cho trẻ bú ngay càng sớm càng tốt, vì “sữa non”, có vào những tháng cuối thai kỳ và kéo dài sau sanh 1 tuần, sữa non giàu chất dinh dưỡng, giàu năng lượng, nhiều  kháng thể tự nhiên giúp cho trẻ chống đói và chống nhiễm trùng trong những đầu khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài.  Những trường hợp mẹ vì bệnh lý như; Lao, tim mach nặng, suy giảm miễn dịch, HIV giai đoạn cuối …  hoặc trường hợp mẹ không có đủ sữa cho con bú, hãy chuẩn bị sẵn loại sữa công thức có chứa thành phần tương tự sữa mẹ như DHA và MFGM. Trong đó: 

                DHA là chất béo đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành não bộ và võng mạc, giúp bé phát triển trí não và mắt khỏe mạnh, đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời.

                MFGM là màng dinh dưỡng bao quanh giọt chất béo trong sữa mẹ. Các chất dinh dưỡng có trong MFGM giúp trẻ tăng khả năng nhận thức, phát triển trí thông minh cảm xúc và tăng cường hệ đề kháng nhờ sự hỗ trợ của các protein trong MGFM.

                Ngoài việc chuẩn bị sữa dự phòng cho con, mẹ còn cần chuẩn bị các loại giấy tờ, quần áo cho mẹ và bé, đồ dùng vệ sinh, khăn và tã cho con… 

                Dấu Hiệu Sắp Sinh Em Bé Và Những Nguy Hiểm Mẹ Bầu Cần Biết

                Dấu hiệu sắp sinh em bé và những nguy hiểm mẹ bầu cần biết. Khi sắp sinh, mỗi một phụ nữ đều có những trải nghiệm khác nhau. Nếu nhận thấy 10 dấu hiệu sắp sinh em bé sau đây, mẹ có thể biết mình cần phải chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp tới

                Các dấu hiệu sắp sinh em bé mẹ bầu nào cũng cần biết

                Dịch tiết âm đạo nhiều hơn, đặc hơn

                Âm đạo tiết dịch nhiều hơn và có thể đặc hơn một chút là dấu hiệu sắp sinh em bé đó mẹ . Nguyên nhân là do nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm, sẽ bong ra trong tử cung. Nút nhầy là một miếng lớn hoặc nhỏ trông sền sệt, màu vàng nhạt như lòng trắng trứng. Một số trường hợp nút nhầy bong ra sẽ lẫn một chút máu. Dấu hiệu chuyển dạ này được gọi là “máu báo” và nó là một tín hiệu tốt cho cuộc vượt cạn sắp bắt đầu. Tuy nhiên, nếu những cơn co thắt chưa diễn ra hay tử cung chưa nở được 3-4 cm, mẹ có thể phải chờ thêm một vài ngày nữa. Ra máu âm đạo là một dấu hiệu quan trọng, mẹ cần thông báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra và theo dõi kịp thời.

                Đi tiểu thường xuyên hơn

                Khoảng 2 tuần trước sinh, mẹ có thể đi tiểu khoảng 1 giờ một lần. Dấu hiệu sắp sinh em bé này xảy ra là do đầu của thai nhi đã nằm sát bàng quang nên mẹ sẽ thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu và đi tiểu nhiều lần. Dẫu vậy, mẹ hãy nhớ là đừng cố gắng nhịn tiểu bởi sẽ nó làm hại cả mẹ lẫn con.

                Để biết bụng bầu đã tụt chưa, mẹ có thể quan sát ngực xem có còn chạm vào phần trên của bụng nữa không? Nếu thấy ngực không chạm được vào phần trên của bụng nữa thì chắc chắn em bé đã tụt sâu xuống dưới. Có nhiều mẹ còn cảm nhận thấy rõ đầu em bé đã lọt xuống khung xương chậu, vài ngày sau đó, em bé của mẹ sẽ chào đời.

                Bụng tụt xuống thấp là một trong những dấu hiệu mẹ sắp đến thời điểm “vượt cạn”.

                Dấu hiệu này thường chỉ chính xác với những mẹ bầu sinh con lần đầu, còn những mẹ mang thai lần hai, cơ bụng đã giãn hơn nên thai thường không đi xuống mà tới khi mẹ bắt đầu chuyển dạ mới tụt xuống khung xương chậu.

                Các cơn co thắt ngày càng mạnh và liên tục

                Các cơn co thắt chính là những dấu hiệu sắp sinh em bé rõ ràng nhất. Mẹ sẽ cảm thấy đau quặn thắt như thể các cơ trong tử cung đang siết chặt để chuẩn bị “tống” bé ra ngoài. Tuy nhiên, mẹ cũng nên phân biệt hàng thật và hàng giả, co thắt Braxton-Hicks sẽ diễn ra vài tuần hay thậm chí là vài tháng trước khi sinh.

                Cơn co thắt thật sẽ mạnh, đau và khó chịu hơn

                Các cơn co thắt vẫn không giảm hay biến mất khi bạn thay đổi tư thế

                Cơn đau sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới và di chuyển dần tới phần bụng dưới rồi cuối cùng có thể là đến 2 chân của bạn

                Tiến trình co thắt: Tần suất co thắt ngày càng liên tục, đau đớn hơn và đều đặn hơn, chúng cách nhau khoảng 5-7 phút.

                Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn

                Khi sắp sinh, mẹ sẽ cảm thấy mình bị chuột rút, đau hai bên háng và phần lưng nhiều hơn, đặc biệt nếu đây là lần đầu mẹ sinh con. Lúc này, các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra để chuẩn bị cho bé ra đời.

                Mẹ cần nhận ra những dấu hiệu sắp sinh em bé sớm để có thể kịp thời xử lý.

                Đau mỏi hông

                Các cơn đau mỏi hông và xương chậu nhiều hơn, do dây chằng ở xương chậu và tử cung bị căng ra chuẩn bị cho cuộc sinh nở.

                “Máu báo”

                Nếu mẹ thấy âm đạo ra dịch nhớt màu hồng thì đây chính là dấu hiệu sắp sinh em bé và cho biết ngày sinh của mẹ đã cận kề rồi đấy. Không có gì phải lo lắng trừ khi mẹ ra máu nhiều đến mức phải đóng băng vệ sinh thì mới cần đến ngay bệnh viện.

                Ngừng tăng cân (hoặc giảm cân)

                Tăng cân có xu hướng chững lại ở những ngày cuối của thai kỳ.

                Một số bà mẹ tương lai thậm chí còn bị mất một vài kí-lô! Đây là điều bình thường và sẽ không ảnh hưởng gì đến cân nặng của bé.

                Cân nặng của bé vẫn tăng, nhưng bạn lại đang mất cân do mức độ của nước ối thấp, cần phải vào nhà vệ sinh nhiều lần và có thể do tăng hoạt động.

                Chỉ muốn nằm nghỉ

                Ở giai đoạn này, một số mẹ sẽ có cảm giác mệt mỏi như trong tam cá nguyệt đầu tiên. Bụng ngày càng to, cồng kềnh và sự chịu đựng của thận sẽ làm cho mẹ cảm thấy khó có thể ngon giấc vào ban đểm trong suốt những tuần cuối thai kỳ. Vì vậy, cứ khi nào mẹ cảm thấy buồn ngủ thì nên tranh thủ chợp mắt ngay khi có thể.

                Mẹ phải nhập viện sớm nếu có những dấu hiệu này

                Cơn co thắt ở mỗi người mẹ là khác nhau, vì vậy, sẽ rất khó để nhận biết chính xác dấu hiệu bạn nên nhập viện. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên rằng, những trường hợp sau, người mẹ nên tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

                Người mẹ sinh bé lần đầu, những cơn co thắt xảy ra 5 phút một lần, mỗi lần kéo dài khoảng 30 giây. Nhìn chung, những thai phụ sinh con đầu lòng bao giờ cũng có thời gian chuyển dạ dài hơn so với bà mẹ sinh con lần 2.

                Cường độ của những cơn co thắt mỗi lúc mỗi mạnh hơn, đến mức người mẹ không chịu đựng nổi.

                Người mẹ mang thai dưới 37 tuần và xuất hiện những cơn co thắt dồn dập.

                Người mẹ không còn nhận thấy cảm giác thai nhi cử động sau những cơn co thắt.

                Dấu hiệu sắp sinh em bé và những biến cố nguy hiểm khi chuyển dạ

                Sa dây rau: Sa dây rau thường xảy ra lúc vỡ ối do áp lực nước ối tăng và ngôi thai (thường là ngôi đầu, ngôi mông hay ngôi vai) chưa xuống thấp. Dây rau có thể sờ thấy ngay trong âm đạo, nhiều hay ít tùy từng trường hợp. Nếu là ngôi đầu, nguy cơ thai chết sẽ lớn hơn trường hợp ngôi ngược hay ngôi ngang.

                Vỡ ối non và vỡ ối sớm: Vỡ ối non là tình trạng khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ mà ối đã vỡ. Còn vỡ ối sớm là khi đã có chuyển dạ nhưng cổ tử cung chưa mở hết. Vỡ ối non nguy hiểm hơn vì chỉ chừng 5-6 giờ sau là nước ối đã có thể bị nhiễm khuẩn trong buồng tử cung. Thai nhi rất dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, gặp nguy hiểm khi chuyển dạ và cả sau khi sinh.

                Băng huyết: Hiện tượng băng huyết xảy ra nhiều nhất là trong thời kỳ xổ rau. Nguyên nhân do rách đường sinh dục khi sinh nở. Rách cổ tử cung, âm đạo gây băng huyết mạnh nhất, rồi đến rách âm môn (tầng sinh môn). Vỡ tử cung không chỉ nguy hiểm vì gây chảy máu mà còn gây đau toàn thân. Tỷ lệ tử vong trong trường hợp này là rất cao.

                Những Dấu Hiệu Báo Mẹ Bầu Sắp Sinh Bé

                Mẹ bầu sắp sinh dấu hiệu thấy bụng tụt xuống thấp

                Trong vài tuần cuối của thai kỳ, chị em có thể dễ dàng nhận thấy bụng bầu có chiều hướng tụt xuống thấp đáng kể. Điều này báo hiệu cho bạn biết em bé sẽ chào đời trong một thời gian ngắn sắp đến.

                Mẹ bầu sắp sinh dấu hiệu thấy: Đi tiểu thường xuyên hơn

                Vì đầu của thai nhi đã nằm gần sát bàng quang của chúng ta nên chị em sẽ thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu và đi tiểu nhiều lần. Khoảng 2 tuần trước sinh thì thậm chí khoảng 1 giờ các mẹ đi tiểu một lần. Chị em bầu nhớ là đừng nhịn tiểu, sẽ làm không chỉ mẹ khó chịu mà còn ảnh hưởng đến con nữa.

                Mẹ bầu sắp sinh dấu hiệu thấy: Đau lưng dưới

                Những ngày cuối thai kỳ bạn có thể bị đau lưng ghê gớm. Do lúc này em bé đã khá nặng và tụt xuống dưới sẽ tạo áp lực cho lưng và kéo dãn dây chằng ở tử cung, xương chậu khiến mẹ bầu đau nhức. Sau sinh, triệu chứng bệnh sẽ giảm dần. Khi thấy lưng thường xuyên đau đớn, chứng tỏ mẹ sắp được gặp mặt con yêu rồi.

                Mẹ bầu sắp sinh dấu hiệu thấy: Tiêu chảy

                Kích thích tố khi sinh nở sẽ tác động lên ruột và gây ra đau bụng, đi phân lỏng và đi thường xuyên. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng cho rằng, những kích thích tố này là thuốc sổ tự nhiên đào thải cặn bã trong ruột để thai nhi thoải mái trong bụng mẹ. Những hormone này cũng có thể khiến mẹ bầu có cảm giác buồn nôn.

                Mẹ bầu sắp sinh dấu hiệu thấy: Tăng tiết dịch âm đạo

                Thông thường 1 tuần trước ngày sinh nở, mẹ bầu sẽ nhận thấy âm đạo tiết nhiều dịch như lòng trắng trứng hoặc dịch lẫn máu hồng. Thông thường máu hồng này xuất hiện trước khi sinh nở khoảng 1 tuần.

                Mẹ bầu sắp sinh dấu hiệu thấy: Bong nút nhầy

                Trong thời gian mang thai, chất nhầy ở trong cổ tử cung có nhiệm vụ “đóng nắp” bọc nước ối nhưng đến những ngày cuối thai kỳ, chấy nhầy này loãng ra. Chất nhầy này thường có tính chất “nhầy nhầy như nước mũi”, màu hồng nhạt. Chính vì vậy, trong khoảng 1 tuần trước ngày lâm bồn, chị em thường thấy âm đạo xuất hiện dịch nhầy màu hồng nhạt. Đó là dấu hiệu của cổ tử cung bắt đầu hé mở, nút niêm dịch nhầy của cổ tử cung đã bị bong ra.

                Khi thấy xuất hiện triệu chứng này chứng tỏ cổ tử cung của bạn đã bắt đầu mở và quá trình sinh nở diễn ra trong 1-2 ngày tới hoặc cũng có thể lên đến 1 tuần. Bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định xem cổ tử cung đã “mở” bao nhiêu cm và tư vấn thời điểm nhập viện.

                Bạn đang đọc nội dung bài viết Dấu Hiệu Nào Cho Biết Bạn Sắp Sinh ? – Khoa Sản Nhi – Viện Y Học Biển Vn trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!