Cập nhật nội dung chi tiết về Có Nên Ăn Hải Sản Trong 3 Tháng Đầu Mang Thai? Không Đọc Mẹ Đừng “Tiếc” mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Em đang mang bầu tuần thứ 10. Khu vực nhà em sinh sống gần biển nên có rất nhiều loại hải sản ngon. Tuy vậy, em được mọi người khuyến cáo là mang thai 3 tháng không nên ăn hải sản vì có thể gây lạnh bụng, sảy thai. Vậy điều này đúng không? Có nên ăn hải sản trong 3 tháng đầu mang thai?
Trần Bích Hằng (Hải Hậu – Nam Định)
Giải đáp: phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có nên ăn hải sản?
Chào bạn Hằng!
Trong trường hợp này, chúng tôi xin được trả lời bạn như sau: Thời gian 3 tháng đầu cơ địa của mẹ bầu rất nhạy cảm, chưa ổn định, ốm nghén, mệt mỏi… Việc ăn một số loại hải sản ĐÚNG là có thể gây lạnh bụng làm co bóp tử cung hoặc một số hải sản có chất độc nhẹ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Trên thực tế với thành phần dinh dưỡng dồi dào như protein, canxi, omega – 3, kẽm, selen, các vitamin nhóm B… Hải sản rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi, những mẹ bầu có cơ địa ổn định, không bị tiêu chảy hoàn toàn có thể ăn hải sản trong 3 tháng đầu mang thai.
Giải đáp một số thắc mắc của bà bầu về ăn hải sản khi mang thai
Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn cua, ghẹ không?
Trung bình cứ 100gr thịt cua hoặc ghẹ lại chứa 500mg – 1g chất béo mà phần lớn là omega – 3, đặc biệt thành phần protein trong thịt ghẹ còn cao hơn hẳn các loại thịt các khác.
Ngoài ra, thịt ghẹ, cua còn chứa nhiều vitamin B1, B12, folate, các nguyên tố vi lượng như kẽm, đồng, canxi… Rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các tổ chức y tế, thịt cua và ghẹ có chứa hàm lượng nhỏ độc tố dioxin và polychlorinated biphenyls có thể gây dị ứng, phát ban, suy giảm hệ miễn dịch.
Chính vì thế mang thai 3 tháng đầu không nên ăn ghẹ. Sau 3 tháng đầu có thể ăn nhưng chỉ nên ăn với hàm lượng nhỏ, không nên ăn quá 200gr mỗi bữa.
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có được ăn cua đồng không?
Mặc dù là loại thủy sản nước ngọt nhưng cua đồng cũng có rất nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của thai nhi, cụ thể là: Protit, lipit, canxi, phốt pho, sắt, vitamin B1, B2, B6…
Chưa có nghiên cứu nào nói phụ nữ mang thai ăn cua đồng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, sảy thai, sinh non… Ngược lại đây là nguồn bổ sung canxi dồi dào cho mẹ bầu.
Mặc dù vậy, cua đồng tính lạnh chị em không nên ăn hàng ngày, bà bầu mang thai 3 tháng đầu ăn cua cần phải thận trọng hơn. Nên chọn những con cua còn khỏe, không nên ăn cua đã chết dễ ngộ độc và chỉ nên ăn 1 – 2 bữa/ tuần.
Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn mực không?
Giá trị dinh dưỡng của mực được khẳng định rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi, cụ thể là: Đồng, selen, protein, phốt pho, vitamin B2, B12, kẽm, vitamin C, sắt…
Chưa có bằng chứng nào cho thấy mang thai ăn mực sẽ nguy hiểm nhưng cũng chưa có gì khẳng định tuyệt đối ăn mực sẽ an toàn cho bà bầu. Do vậy, mẹ bầu cần hạn chế ăn mực trong 3 tháng đầu mang thai, nhất là những mẹ có tiền sử sảy thai, sinh non, dị ứng với mực, hay bị co bóp tử cung, tiêu chảy…
Mang thai 3 tháng đầu có được ăn tôm không?
Có ý kiến cho rằng mang thai 3 tháng đầu ăn tôm có thể sảy thai, co bóp tử cung. Tuy nhiên, đây chỉ là những lời đồn đại không có chứng cứ, thực tế các chuyên gia sức khỏe khẳng định tôm là một trong những hải sản rất tốt cho bà bầu.
Với thành phần dinh dưỡng như vitamin B12, omega – 3, selen, DHA, canxi.. Tôm là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, giúp xương và răng chắc khỏe, giảm nguy cơ trầm cảm, mệt mỏi cho mẹ bầu, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
Mang thai 3 tháng đầu nên ăn hải sản thế nào để tốt cho mẹ và bé
Để tận dụng lợi thế từ hải sản và loại bỏ những tác hại của nguồn thực phẩm này, mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu có nên ăn hải sản hay không? Trước tiên cần nhớ những điều sau:
– Không nên ăn những loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao lý do là vì chất này có thể gây ra tình trạng dị tật ở thai nhi nếu tích lũy nhiều. Thông thường những loại hải sản có tuổi đời cao sẽ chứa nhiều thủy ngân, mẹ bầu không nên ăn: Cá mập, cá kình, cá kiếm, cá cam, cá ngừ, cá nóc…
– Một số loại hải sản tốt cho phụ nữ mang thai, nên tận dụng là: Tôm, cá hồi, sò điệp, tôm hùm đất, cá hồi, cá mòi… Bên cạnh đó các loại cá nước ngọt tốt cho bà bầu như cá chép, cá quả, cá rô, con trai trai…
– Không nên ăn hải sản quá nhiều một lúc vì có thể dẫn tới hiện tượng đầy bụng, khó tiêu.
– Cần chế biến kỹ hải sản trước khi ăn, không nên ăn loại tái, sống như sashimi, sushi…
Chuyên gia sức khỏe cho rằng mẹ bầu ăn hải sản trong 3 tháng đầu mang thai có thể giảm tới 72% hội chứng hen suyễn ở con sau này. Tuy nhiên chỉ nên ăn với số lượng vừa phải. Ngoài hải sản, cần phải bổ sung dưỡng chất đầy đủ, khám thai định kỳ là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.
Nguồn: Mebeaz.com
Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Nên Ăn Hải Sản
Cách ăn hải sản hợp lý đối với bà bầu
Bà bầu nên tránh các loại cá biển( chứa nhiều thủy ngân) như cá kiếm, cá ngừ… Cá hồi có lượng thủy ngân tốt và đặc biệt tốt cho mẹ bầu, tuy nhiên bạn nên sử dụng khoảng 1 bữa/tuần để đảm bảo cung cấp đủ lượng chất dinh dưỡng.
Không ăn cá sống, gỏi cá, sushi… Các loại cá chưa được chế biến chín dễ nhiễm kuaarn chúng tôi và sán nên có thể gây ngộ độc và dị tật ở trẻ. Chỉ nên sử dụng những loại cá tươi nấu chín kỹ trước khi sử dụng. Không nên ăn quá 350g cá/tuần, chia đều khoảng 3 bữa cá, mỗi bữa khoảng 100g.
Bạn có thể kết hợp ăn luân phiên với các loại thủy sản khác như tôm, cua, trai, hến, ốc, sò… Một số loại thủy, hải sản giàu chất sắt, phòng ngừa thiếu máu ở bà bầu như: sò, tôm, cá mòi…
Bà bầu không nên ăn nội tạng cá hay các loại dầu gan cá vì chúng chứa nhiều vitamin A. Một lượng lớn vitamin A hấp thụ và cơ thể có thể gây hại cho bé. Mẹ bầu chỉ nên cung cấp lượng vừa đủ.
Trong bữa cơm đã có món cá (tôm, cua…) thì bạn nên cắt giảm các món chứa thịt.
Những loại hải sản thích hợp với bà bầu 3 tháng
Danh sách loại hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp, tốt và an toàn cho sức khẻ của thai phụ. Theo đó, bà bầu vẫn có thể sử dụng đa dạng các nhóm thực phẩm để đảm bảo thai nhi phát triển tốt, đồng thời tránh được những tác hại không mong muốn từ loại thực phẩm chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng này.
Động vật có vỏ có thể gây một số nguy cơ bệnh tật cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi trong khi mẹ bầu mang thai, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về sơ địa cảu bản thân để sử dụng một cách an toàn nhất.
Mỗi ngày nên ăn 340gr hải sản: một nghiên cứu được tiến hành năm 2002 bởi các chuyên gia sản khoa người Anh cho thấy, phụ nữa ăn cá đều đặn thường xuyên trong giai đoạn đầu mang thai sẽ giúp giảm nguy cơ sinh non và trẻ sinh ra thiếu cân. Một nghiên cứu cũng cho rằng ăn cá trong thời điểm mang thai cũng là cách kích thích trí thông minh và chỉ số IQ của bé về sau.
Ngoài cá, bạn cũng có thể bổ sung các loại đồ ăn hải sản khác như tôm, cua…
Không Nên Ăn Gì Trong Tháng Đầu Mang Thai?
Không nên ăn gì trong tháng đầu mang thai luôn là câu hỏi lớn đối với tất cả bà mẹ lần đầu mang thai. Ở tháng đầu tiên những sự thay đổi chưa rõ rệt và thai nhi cũng chưa ổn định vì vậy mà các mẹ bầu cần đặc biệt chú ý để có những sinh hoạt và ăn uống thật sự thích hợp để tốt cho cả mẹ và thai nhi. Vì thế, bài viết này tập trung vào việc cung cấp kiến thức cho mẹ bầu về những thực phẩm không nên ăn trong tháng đầu thai kỳ.
Không nên ăn gì trong tháng đầu mang thai
Một trong những thực phẩm đầu tiên trong bài viết không nên ăn gì vào tháng đầu mang thai là các món thuộc nhóm thực phẩm gây co thắt tử cung, gây ra sảy thai như dứa, cam thảo, đu đủ xanh, rau sam, rau ngót,…mẹ bầu lưu ý không nên ăn những loại này
2. Thực phẩm chứa nhiều thủy ngân
Đa phần trong các loại thủy hải sản sẽ chứa hàm lượng thủy ngân nhất định, nhưng lại chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho thai nhi như omega3, canxi. Vì vậy, mẹ bầu nên chọn lựa về thủy sản cho bữa ăn, những thủy sản có tên trong danh sách không nên ăn gì trong tháng đầu mang thai như cá kiếm, cá thu,…các hải sản nên ăn nhưng không ăn liên tục như cua, tôm, cá hồi.
3. Thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn
Mẹ bầu cũng hạn chế uống các loại này vì chúng chứa chất bảo quản, đồng thời có khả năng chứa vi khuẩn không tốt sẽ ảnh hưởng đến thai trong tháng đầu. nên uống nước trái cây tự nhiên tại nhà sẽ tốt hơn
4. Thực phẩm chứa chất kích thích
Nằm trong danh sách không nên ăn gì trong tháng đầu mang thai là những sản phẩm có chất kích thích như bia rượu, café, che đặc, thuốc lá, nước ngọt có ga..mẹ bầu không nên sử dụng chúng khi mang thai
Nếu mẹ bầu còn lo ngại và còn bất kỳ thắc mắc gì về việc không nên ăn gì trong tháng đầu mang thai hãy truy cập vào website https://suckhoebabau.co/ để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất
Mang Thai 3 Tháng Đầu Không Nên Ăn Quả Gì?
Mẹ cần biết rằng giai đoạn mang thai 3 tháng đầu là vô cùng quan trọng. Mặc dù bụng bầu của bạn chưa lớn lên nhưng bên trong tử cung, em bé đang phát triển mạnh mẽ, hình thành tất cả các cơ quan quan trọng và đến cuối tam cá nguyệt thứ nhất, hầu hết các cơ quan nhỏ của bé đã được hình thành đầy đủ.
Vì thai nhi mới hình thành và phát triển nên ở giai đoạn này, bé chưa thể tự bảo vệ bản thân do chưa có hệ thống miễn dịch riêng. Tất cả các cơ quan đang phát triển của bé đều có thể bị tổn thương bởi nhiều yếu tố như thuốc, nhiễm trùng, phóng xạ, hóa chất độc hại… Chính vì vậy, mẹ cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống để không ảnh hưởng xấu đến em bé.
Nho
Có nhiều ý kiến trái chiều trong việc liệt kê nho vào nhóm những loại quả bà bầu không nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu. Một số chuyên gia cho rằng bà bầu ăn nho là an toàn nhưng lại có những người cho rằng nên tránh sẽ tốt hơn. Mặc dù quả nho có hàm lượng vitamin A và C cao (là những chất dinh dưỡng quan trọng cho bà bầu), nhưng có một số ý kiến cho rằng bà bầu nên tránh ăn nho vì:
Độc tính resveratrol: Vỏ ngoài của quả nho rất giàu hợp chất resveratrol. Mặc dù nghiên cứu khoa học xác định resveratrol là một chất dinh dưỡng lành mạnh nhưng lại có thể gây độc cho phụ nữ mang thai.
Lý do là bởi resveratrol có thể phản ứng với sự thay đổi hormone trong cơ thể bà bầu. Một nghiên cứu khác cũng phát hiện ra rằng những con khỉ khi mang thai được cho ăn bổ sung resveratrol sẽ khiến tuyến tụy của khỉ con phát triển không đều. Tuyến tụy rất quan trọng để kiểm soát lượng glucose trong máu, có nghĩa là các em bé sẽ dễ mắc bệnh tiểu đường sau này.
Thuốc trừ sâu còn sót lại trên vỏ quả nho: Nho thường được phun những loại thuốc trừ sâu mà không dễ gì rửa sạch được. Những loại thuốc trừ sâu này có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe thai nhi.
Quả nho có thể gây táo bón vì vỏ của chúng rất khó tiêu hóa.
Nếu bạn lo lắng về việc ăn nho khi mang thai, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn thêm.
Đu đủ xanh hoặc chưa chín
Đu đủ được biết đến với vị ngọt, như một vị thuốc tự nhiên hỗ trợ chứng khó tiêu. Tuy nhiên đu đủ xanh và chưa chín lại đặc biệt không tốt với mẹ bầu. Lý do là bởi:
Trong quả đu đủ xanh và chưa chín hẳn có chứa latex – thúc đẩy co bóp tử cung sớm, có thể dẫn đến sảy thai.
Quả đu đủ còn chứa một lượng lớn papain. Một trong những tác dụng phụ của papain là kích hoạt chuyển dạ sớm.
Ngoài ra, nhựa đu đủ xanh hoặc chưa chín là một chất gây dị ứng phổ biến. Các triệu chứng dị ứng thường gặp bao gồm dưng vùng miệng, phát ban trên da. Thậm chí, phản ứng dị ứng ở một số trường hợp hiếm gặp có thể gây khó thở, sốc phản vệ.
Với những điểm bất lợi trên, phụ nữ mang thai cần lưu ý tránh ăn những món ăn có chứa đủ đủ xanh hoặc chưa chín để đảm bảo an toàn. Ngược lại, đu đủ chín lại tốt cho thai kỳ bởi có chứa những dưỡng chất có lợi như folate, chất xơ, cholene, beta-carotin, kali và vitamin A, B và C…
Dứa
Dứa là trái cây khoái khẩu của nhiều bà bầu nhưng lại không phù hợp với phụ nữ mang thai. Dứa được biết đến có chứa bromelain, một loại enzyme phá vỡ protein. Một trong những tác dụng phụ của bromelain là có thể làm mềm cổ tử cung, gây chuyển dạ sớm.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bromelain ở mức độ ca có thể phá vỡ protein đến mức gây chảy máu bất thường. Tuy nhiên chỉ khi bà bầu ăn quá nhiều dứa (từ 7-10 quả) mới phải đối mặt với nguy hiểm kể trên. Nếu thích, mẹ bầu vẫn có thể ăn được 1-2 miếng dứa nhỏ.
Một lưu ý nữa là nếu mẹ bầu ăn nhiều dứa cũng có thể gây trào ngược dạ dày, ợ nóng, thậm chí tiêu chảy do loại quả này có tính axit.
Nếu bạn ăn dứa sau một thời gian dài không ăn thì còn có thể bị dị ứng gây ngứa miệng, hen suyễn. Hãy đến bệnh viện nếu gặp những triệu chứng này.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Có Nên Ăn Hải Sản Trong 3 Tháng Đầu Mang Thai? Không Đọc Mẹ Đừng “Tiếc” trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!