Đề Xuất 6/2023 # Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Mẹ Bầu Sau Sinh # Top 11 Like | Europeday2013.com

Đề Xuất 6/2023 # Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Mẹ Bầu Sau Sinh # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Mẹ Bầu Sau Sinh mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu sau sinh

Ăn đa dạng các loại thực phẩm, ăn nhiều bữa

Nhu cầu năng lượng của phụ nữ sau khi sinh đặc biệt là những người đang nuôi con bú, năng lượng cung cấp tỷ lệ với lượng sữa sản xuất. Vì vậy trong 3 tháng đầu, năng lượng tăng thêm mỗi ngày là 550 Kcalo tương đương với 3 bát cơm mỗi ngày.

Phụ nữ sau sinh cần ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng, uống nước hoa quả để bổ sung vitamin và chất khoáng.

Khẩu phần ăn của phụ nữa sau sinh có thể chia ra làm nhiều bữa trong ngày, ăn nhiều rau xanh, hoa quả để tránh táo bón, uống nhiều nước từ 2 – 2,5 l/ngày.

Một vấn đề làm nhiều phụ nữ sau sinh lo lắng là sau khi sinh dễ gặp phải tình trạng thừa chất béo nhưng lại thiếu chất dinh dưỡng do chế độ ăn chưa hợp lý: ăn quá nhiều chất béo (giò lợn hầm), các thức ăn giàu canxi, sắt, khoáng chất lại không được chú trọng, cộng thêm việc kiêng khem, ít vận động khiến cho cơ thể người mẹ dù mập nhưng vẫn vị đau lưng, chóng mặt, buồn nôn.

Cũng có nhiều bà mẹ nhầm tưởng việc béo phì là thước đo cho việc đủ chất, nên khi thấy cơ thể mập không dám tiếp tục bổ sng dinh dưỡng, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe mẹ và con.

Để sức khỏe nhanh ổn định và có nhiều sữa cho con bú, phụ nữ sau sinh cần ăn những thức ăn sau:

Thịt gà, cá, xương sườn, thịt bò: Chứa khá nhiều protein, canxi, phốt pho, mùi vị dễ ăn, đều là những thực phẩm tốt có thể dùng sau khi sinh.

Mì sợi: Mì sợi cho thêm trứng gà, thịt băm và rau xanh rất tiện dụng và có – giá trị dinh dưỡng.

Đậu xanh: Lượng protein và xenlulozơ trong đậu xanh khá cao, có tác dụng tiêu nóng giải nhiệt, trị độc, là thực phẩm lý tưởng cho phụ nữ sau khi sinh nhất là về mùa hè.

Hải đới: Trong mỗi 100g hải đới có chứa 1,77mg canxi, 98g xenlulo, 150mg sắt, giúp tan máu ứ, bổ sung lượng sắt đã mất, có tác dụng kích thích tiết sữa, có thể hầm lẫn hải đời với gà, xương sườn, chân giò hoặc nấu thành canh.

Rau quả: Kích thích thèm ăn, tăng cường lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể, giúp quá trình tiêu hóa và bài tiết tốt.

Nên duy trì uống sữa dành cho bà mẹ mang thai và cho con bú, chọn loại sữa có bổ xung loại chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tăng khả năng hấp thu của mẹ.

Phụ nữ sau khi sinh không nên ăn gì?

Phụ nữ sau sinh cũng cần lưu ý không được ăn quá nhiều dầu mỡ, sáng và tối uống thêm 1 ly sữa nóng, mỗi ngày ăn từ 1-2 quả trứng, sau đó tăng thêm dần các loại thịt gà, cá, tôm, rau. Protid phải được cân bằng với cá chất dinh dưỡng khác : chất xơ, canxi, vitamin …

Các thực phẩm chế biến sẵn thường có hàm lượng muối cao cũng cần được gạt bỏ ra khỏi thực đơn của phụ nữa sau khi sinh. Sau sinh nở, tử cung sẽ co lại tạo nên những cơn đau đớn dữ dội, điều này ảnh hưởng đến sự tiết hormon của tuyến thượng thận, hormon điều hoà sự trao đổi muối – nước. Cho nên để giảm bớt áp lực cho tuyến thượng thận, sau khi sinh nở chú ý không được ăn quá nhiều muối để không ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi nước sau này.

Tránh xa những thức ăn cay nóng như: hành, ớt, hồi hương, hẹ, rượu… vì chúng dễ làm đổi mùi sữa mẹ. Cũng không nên ăn thức ăn sống, lạnh vì dễ làm tổn thương dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá. Những loại nước uống có chất kích thích như rượu, bia cũng nên loại bỏ ra khỏi thực đơn hàng ngày.

Chế Độ Dinh Dưỡng Tăng Sữa Cho Mẹ Bầu Sau Khi Sinh Mổ

Dinh dưỡng cho mẹ sinh mổ thế nào?

Lựa chọn thực phẩm giàu protein, vitamin C và sắt

Trước tiên để đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương và phục hồi thể chất cho người mẹ. Thực phẩm giàu protein, vitamin C và sắt được xem là món ăn lợi sữa cho mẹ sinh mổ. Protein giúp làm lành vết thương nhanh hơn và đẩy nhanh quá trình tạo ra mô mới. Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức đề kháng, chữa lành và chống nhiễm trùng. Sắt giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch và cần thiết cho việc làm mới huyết sắc tố, mất máu trong quá trình mổ.

Một loại thực phẩm có nhiều protein, vitamin C hoặc sắt đã giúp bạn đáp ứng ít nhất 20% nhu cầu hàng ngày bằng một phần ăn đó, cơ thể hồi phục càng sớm thì khả năng kích thích chuyển hóa tuyến sữa cũng được hồi phục và bắt đầu phát triển. Hãy bắt đầu chú ý đọc các thành phần dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm để giúp bạn tìm hiểu loại thực phẩm nào giàu protein, vitamin C và sắt.

Thực phẩm giàu protein, vitamin C và sắt thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, tăng sức đề kháng và hồi phục màu cho mẹ bầu sinh mổ

Thực phẩm giàu protein là thịt, cá, gà, trứng, thực phẩm từ sữa, các loại hạt, đậu khô và đậu Hà Lan. Thực phẩm giàu vitamin C là cam, bưởi, dâu tây, dưa và đu đủ. Thực phẩm giàu chất sắt là thịt đỏ, gan, đậu khô, trái cây khô và ngũ cốc làm giàu chất sắt.

Điều quan trọng là hãy uống nhiều nước.

Uống nước giúp ngăn ngừa mất nước và táo bón. Uống 8 đến 10 ly nước mỗi ngày, có thể là sữa ít béo, nước ép trái cây không đường hoặc đơn giản chỉ là nước lọc. Nếu bạn cho con bú sữa mẹ thì nên nạp ít nhất 4 ly sữa ít béo hoặc nước tăng lực canxi hoặc ăn sữa chua ít béo để có đủ canxi và tăng lượng sữa cung cấp cho trẻ.

Uống thêm chất lỏng rất quan trọng nếu bạn đang cho con bú, đặc biệt là nước trái cây, sữa ít béo, nước và súp. Ở bệnh viện hồi sức sẽ khá bất tiện, không thoải mái như ở nhà, việc hạn chế di chuyển có thể làm bạn khó đi xa để lấy nước vì vậy hãy nhờ người thân luôn giữ một chai nước lớn gần đó. Bạn sẽ cần nhiều calo và chất lỏng để tạo ra nguồn sữa chất lượng, bạn có thể bổ sung thêm calo bằng cách uống thêm nước ép trái cây và sữa ít béo. Ngoài ra, hãy nạp thêm các món ăn lợi sữa cho mẹ sinh mổ bao gồm các loại thực phẩm giàu Vitamin A như rau xanh, dưa đỏ, cà rốt và khoai lang.

Nước sẽ giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể mẹ thành sữa

Tham khảo thực đơn giúp mẹ bầu lợi sữa

Ngoài ra sản phụ sau khi sinh mổ nên chú ý đặc biệt đến vết mổ, tránh ăn các món ăn có khả năng gây dị ứng, các đồ ăn gây sắc tố đen và các món có tình hàn như: cua, ốc, rau đay,… Đồ ăn thức uống có chứa chất kích thích như trà, cà phê, rượu, bia nên đặc biệt tránh vì sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của bạn. Theo dõi vết mổ và liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn gặp bất kì triệu chứng gì khó chịu.

Chế Độ Dinh Dưỡng Chuẩn Cho Những Mẹ Bầu Thừa Cân

Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho những mẹ bầu thừa cân

Mẹ bầu nếu đã mắc chứng béo phì hoặc thừa cân từ trước khi mang thai thường phải gánh chịu những nguy cơ như tiền sản giật, xảy thai, tiểu đường thai kỳ rất cao. Việc tăng cân trong thai kỳ đối với mẹ bầu thừa cân cũng cần hạn chế tối đa. Tuy nhiên, thai nhi vẫn đòi hỏi mẹ bầu bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết để bé phát triển bình thường và khoẻ mạnh.

9 điều mẹ cần thuộc lòng khi mang thai

Thực đơn phòng tránh dị tật ống thần kinh ở thai nhi

[INFOGRAPHIC] Bổ sung Omega-3 để thai nhi phát triển trí não toàn diện

Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng đối với mẹ bầu thừa cân:

Bản thân việc béo hơn mức bình thường cộng thêm bụng bầu sẽ khiến mẹ bầu trở nên “đồ sộ” và cơ thể có xu hướng đòi hỏi nạp calo liên tục. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai đặc biệt đối với phụ nữ thừa cân thì rối loạn chuyển hoá các chất lại rất dễ xảy ra.

Mẹ bầu thừa cân cần tăng bao nhiêu cân suốt cả thai kỳ?

Các chuyên gia cho biết việc giảm cân trong thai kỳ hoặc theo một chế độ ăn kiêng nhất định sẽ khiến thai nhi không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và khuyến cáo mẹ bầu dù cân nặng ra sao cũng không nên giảm béo lúc này. Tuy nhiên, tăng chỉ khoảng 5kg trở lại do nước ối, cân nặng của em bé, nhau thai và sự tăng kích thước tử cung là mức tăng lý tưởng cho mẹ bầu thừa cân.

Mẹ bầu cần nạp dưỡng chất cho thai nhi như thế nào?

Cũng tương tự các sản phụ khác, mẹ bầu thừa cân cần bổ sung nhiều canxi, axit folic, magie, sắt và omega-3 để bé phát triển khoẻ mạnh, thông minh. Tuy thế lượng calo mà mẹ bầu thừa cân được phép nạp vào cơ thể trong 1 ngày chỉ khoảng 2000 calo. So với khẩu phần ăn tiêu chuẩn thông thường khi chưa mang bầu, mẹ bầu thừa cân chỉ được phép ăn hơn khoảng 400 calo/ngày. Do đó việc bổ sung vitamin bằng viên uống đặc biệt quan trọng đối với mẹ bầu thừa cân vì có nguồn cung cấp dưỡng chất cần thiết mà không phải nạp thêm lượng thức ăn thừa cho cơ thể. Đặc biệt ở phụ nữ thừa cân việc hấp thu axit folic có thể gặp trở ngại, mẹ bầu thừa cân cần bổ sung lượng axit folic nhiều hơn so với thông thường.

Chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu thừa cân:

Loại bỏ chất ngọt, đường trong khẩu phần ăn:

Đường là nguyên nhân gây béo phì khá cao. Mẹ bầu thừa cân cần giảm tối đa lượng đường hấp thu vào cơ thể, bao gồm cả các loại thực phẩm chế biến có đường và các loại trái cây có hàm lượng đường cao. Chỉ nên ăn những loại hoa quả có vị nhạt, ít đường. Một số mẹ bầu bị nghén đồ ngọt, nên sẽ khó cưỡng lại cảm giác thèm ngọt. Cách tốt nhất để thay thế đường trong khẩu phần ăn của mẹ bầu thừa cân là sử dụng mật ong.

Uống nước ép rau củ thay vì nước ép trái cây:

Nhiều mẹ bầu chủ quan rằng uống nước ép trái cây sẽ không bị tăng cân. Trên thực tế trong các loại trái cây ngoài vitamin còn chứa hàm lượng đường lớn hơn nhiều so với rau củ. Đặc biệt khi được chế biến dưới dạng ép nước, mẹ bầu đã loại bỏ hàm lượng chất xơ vốn có của trái cây mà hấp thu trực tiếp lượng calo khá lớn. Điều này khiến mẹ bầu càng tăng cân nhanh chóng hơn. Bù lại, các loại nước ép rau củ sẽ cung cấp lượng chất khoáng và vitamin tối đa mà không bị áp lực từ lượng calo cơ thể mẹ bầu sẽ hấp thu.

Sữa và các chế phẩm từ sữa:

Mẹ bầu thừa cân vẫn có thể sử dụng các chế phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa chua. Tuy nhiên để tối đa lợi ích cho mẹ và bé, mẹ bầu nên chọn loại sữa chua không đường (có thể dùng kèm đường ăn kiêng hoặc trộn với mật ong để tạo hương vị yêu thích). Đối với sữa thì nên sử dụng loại sữa tách béo không đường để uống hàng ngày.

Ưu tiên dầu oliu:

Để thay thế chất béo và các loại dầu mỡ trong chế biến món ăn, mẹ bầu thừa cân hãy lựa chọn dầu oliu. Đây là loại chất béo chưa bão hoà tốt nhất cho mẹ bầu.

Ăn nhiều protein thay vì tinh bột:

Đối với các bữa ăn chính, mẹ bầu cần nạp năng lượng qua các loại thực phẩm giàu protein như thịt bò, cá, thịt nạc, ức gà. Khẩu phần tinh bột trong bữa ăn cũng cần được cắt giảm hơn. Chỉ nên ăn một lượng nhỏ cơm hoặc vài lát bánh mỳ, tốt nhất là bánh mỳ từ lúa mỳ nguyên cám (bánh mỳ nâu) thay vì dùng bánh mỳ trắng.

Kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn:

Thông thường khi mắc chứng thừa cân sẽ có xu hướng ăn những thứ mình thích hơn là những thứ tốt cho sức khoẻ. Vì sự phát triển tốt nhất của thai nhi, mẹ bầu thừa cân cần triệt để nghiêm khắc với bản thân về chế độ dinh dưỡng. Hạn chế ăn vặt, không ăn những loại thức ăn ngoài thực đơn đã lên kế hoạch khoa học. Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ bầu thừa cân cần có nhật ký theo dõi khẩu phần hàng ngày để tự điều chỉnh.

TPCN viên bổ sung PreIQ giúp bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho phụ nữ trước, trong quá trình mang thai và sau sinh giúp giảm thiểu các nguy cơ dị tật, nhất là dị tật ống thần kinh của thai nhi; Hỗ trợ phát triển não bộ, mắt, hệ miễn dịch ở thai nhi và trẻ nhỏ; Giúp hình thành hệ xương chắc khỏe cho trẻ, phòng chống loãng xương cho mẹ; Giúp giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở trẻ.

Thông tin chi tiết vui lòng truy cập tại đây hoặc gọi hotline 19006436 để được tư vấn trực tiếp.

Số GPQC: 1831/2015/XNQC-ATTP

Sản xuất & chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn. Địa chỉ: Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Lưu Ý Chế Độ Dinh Dưỡng Đặc Biệt Cho Mẹ Bầu 3 Tháng Giữa

Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng giữa nên tăng thêm 250 kcal/ngày đồng thời cần chú ý bổ sung những thực phẩm giàu kẽm, canxi …

Ăn gì tốt cho mẹ bầu 3 tháng giữa?

Sữa và phô mai

Sữa, phô mai và các sản phẩm từ sữa là những loại thực phẩm có chứa nhiều Canxi, vitamin D giúp phát triển hệ xương cho bé. Hơn nữa, trong sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn giúp cho hệ tiêu hóa của mẹ ở 3 tháng giữa thai kỳ tốt hơn. Nhờ có vitamin D, cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ và duy trì mức độ canxi, phốt pho, giúp phát triển răng và xương cho bé. Thiếu vitamin D là nguyên nhân dẫn đến dị dạng xương ở thai nhi và tiền sản giật ở mẹ, mẹ cũng nên biết việc cung cấp đầy đủ vitamin D khi mang thai cũng có thể làm giảm nguy cơ trẻ gặp các vấn đề về ngôn ngữ sau này.

loại hạt

Theo các nghiên cứu khoa học, các loại hạt giàu axit béo Omega 3 giúp thúc đẩy sự hoạt động của các tế bào não nhằm cải thiện trí tuệ của trẻ sơ sinh. Óc chó, hạnh nhân,… là món ăn vặt vui miệng nhưng đầy lợi ích cho mẹ bầu, các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên dùng 3-6 quả óc chó một ngày là tốt nhất. Đây là liều lượng hợp lý để mẹ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé phát triển trí não.

củ quả

Rau củ quả là thực phẩm tốt cho mẹ bầu 3 tháng giữa, vì đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể mẹ khi mang thai. Rau lá xanh là thực phẩm giàu sắt có lợi cho mẹ bầu, mẹ chớ nên bỏ qua những thực phẩm này để ngăn ngừa thiếu sắt. Để cơ thể dễ hấp thụ sắp, mẹ nên uống thêm hoặc sử dụng những thực phẩm giàu vitamin C. Bên cạnh đó rau củ cũng cung cấp vitamin A cần thiết cho mẹ và bé.

Cũng giống như các loại rau củ, bơ luôn có mặt trong thực phẩm tốt cho các bà bầu 3 tháng giữa, không chỉ được biết đến là loại trái cây giảm nghén hiệu quả ở ba tháng đầu, bơ còn là một thực phẩm rất tốt cho sự phát triển của bé ở 3 tháng giữa. Vì chúng chứa lượng lớn omega-3, vitamin K, folate, vitamin C, kali và Vitamin B6.

Trứng gà

Là một trong số ít những nguồn cung cấp vitamin D từ thực phẩm tự nhiên, mẹ nên nhớ, lòng đỏ trứng gà còn chứa choline một chất quan trọng trong sự phát triển trí não của bé.

Cá hồi

Cá hồi là thực phẩm nên ăn trong 3 tháng giữa thai kì, vì không chỉ chứa vitamin D, canxi mà cá hồi còn là một trong những nguồn cung cấp DHA dồi dào cho bé, muốn con thông minh ngay từ khi chưa sinh ra, mẹ không được bỏ lỡ vi chất dinh dưỡng này trong thực đơn của mình đâu đấy.

tháng giữa

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, mẹ cũng cần phải tránh ăn một số loại thực phẩm để tốt cho mẹ và bé:

Gia vị mang tính nóng và cay: Những gia vị có tính nóng và cay như ớt tiêu, hoa hồi, ngũ vị hương, quế,… không chỉ dễ làm mất nước mà còn khiến sự bài tiết của mẹ kém đi, khiến mẹ rất dễ mắc các bệnh như đau dạ dày, trĩ, táo bón…mà mẹ bầu cũng không thể dùng thuốc bừa bãi để điều trị. Trong khi, với mẹ bầu nếu phải rặn nhiều vì bị táo bón, khiến cho bụng bị nén xuống, thai nhi trong tử cung cũng bị ép theo, sẽ dễ tạo nên những hậu quả xấu như động thai hay sinh sớm.

Những đồ uống kích thích và đồ ngọt: Khi mẹ dùng lượng thức ăn và nước uống có chứa chất caffein, đồ uống có cồn có thể dẫn đến các tình trạng như tim đập nhanh, đau đầu, buồn nôn,… các chất caffein có thể thông qua cuống rốn vào thai nhi làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển của bé. Đối với nước ngọt, cà phê sữa chứa lượng đường lớn sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cho mẹ.

Bột ngọt: Bột ngọt là gia vị khá phổ biến, nhưng đối với mẹ bầu thì cần phải chú ý không nên ăn hoặc cần hạn chế. Thành phần chủ yếu của bột ngọt là muối sodiumglutamate, do đó nếu mẹ ăn nhiều bột ngọt cũng chính là nạp vào cơ thể nhiều muối, làm tăng nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp, tiền sản giật cho mẹ bầu.

Mẹ cần biết

Từ những thực phẩm trên, hãy lên những món ăn tốt cho mẹ bầu 3 tháng giữa, bỏ túi và lên thực đơn để có thể bổ sung tốt nhất các chất dinh dưỡng cần thiết trong giai đoạn này.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Mẹ Bầu Sau Sinh trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!