Cập nhật nội dung chi tiết về Chế Độ Dinh Dưỡng Bà Mẹ Đang Nuôi Con Bú mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngày nay, khoa học đã chứng minh việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất dành cho trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) mang lại lợi ích thiết thực cho cả mẹ và bé. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng nên cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ sau khi sinh và nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn bổ sung từ tròn 6 tháng tuổi kết hợp với bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi.
Trong giai đoạn nuôi con bú chế độ dinh dưỡng của bà mẹ ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe của con:
Trong giai đoạn nuôi con bú, chế độ dinh dưỡng tốt của bà mẹ chính là để bảo đảm bà mẹ có đủ sữa nuôi con. Như vậy, bà mẹ đang nuôi con bú cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, và không quên rằng chế độ lao động, nghỉ ngơi kết hợp với một trạng thái tinh thần tâm lý thoải mái cũng là một yếu tố quan trọng để bảo đảm có đủ sữa nuôi con.
Thành phần sữa mẹ nói chung là tương đối hằng định ở tất cả các bà mẹ và nguồn năng lượng dự trữ của bà mẹ luôn được huy động để sản xuất sữa khi cần, tuy nhiên nhiều nghiên cứu khẳng định là dinh dưỡng của bà mẹ có ảnh hưởng nhất định đến một số vi chất cũng như lượng sữa tiết ra của bà mẹ. Nếu chế độ ăn của bà mẹ thiếu vitamin (đặc biệt là B1, A và D…) thì các vitamin này cũng sẽ thiếu trong sữa của những người mẹ đó. Ngay sau sinh, trong vòng 1 tháng đầu, bà mẹ cần được bổ sung vitamin A (viên 200.000 đơn vị) để có thể đủ cung cấp lượng vitamin A cần thiết trong sữa cho con. Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu, lượng kháng thể của con là do người mẹ cung cấp trực tiếp qua sữa mẹ, vì thế bảo đảm đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho mẹ cũng chính là cách phòng bệnh tốt nhất cho con. Trẻ được nuôi dưỡng đầy đủ hoàn toàn bằng nguồn sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời trẻ sẽ phát triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ, trẻ có sức đề kháng tốt, ít mắc các bệnh nhiễm trùng, khi lớn lên ít mắc các bệnh mạn tính không lây.
Nhu cầu dinh dưỡng của bà mẹ đang nuôi con bú
Bà mẹ sau khi sinh con, mặc dù nguồn dinh dưỡng dự trữ trong thời gian mang thai vẫn chưa phải tiêu thụ hết nhưng trước khi sinh con cũng như trong quá trình sinh nở, bà mẹ đã mất khá nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng qua mất máu khi sinh đẻ, huy động các chất dinh dưỡng để sản xuất sữa non trong những tháng cuối của kỳ thai và tiếp tục bài tiết sữa để nuôi con ngay sau khi sinh…do đó, nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của bà mẹ đang nuôi con bú là khá cao, thậm chí còn cao hơn so với thời kỳ thai nghén.
Nhu cầu về năng lượng: Nếu so sánh ở cùng một nhóm tuổi và cùng một mức độ hoạt động thể lực thì nhu cầu năng lượng của bà mẹ đang nuôi con bú sẽ cao hơn khoảng 500 Kcal so với phụ nữ lúc bình thường (tức là khi chưa mang thai và khi không phải đang nuôi con bú), năng lượng này tương đương với khoảng 3 lưng bát cơm cùng với thức ăn hợp lýchia vào các bữa ăn trong ngày. Nhu cầu năng lượng của bà mẹ trong thời kỳ nuôi con bú còn phụ thuộc vào tình trạng hoạt động thể lực và mức tăng cân trong thời kỳ mang thai, cụ thể:
– Người mẹ trước và trong thai kỳ có chế độ dinh dưỡng tốt, đạt mức tăng cân từ 10 – 12kg: Cần ăn nhiều hơn để đảm bảo nhu cầu năng đạt mức 2260 Kcal/ ngày đối với người lao động nhẹ và 2550 Kcal/ngày đối với người lao động trung bình.
– Người mẹ trước và trong thai kỳ có chế độ dinh dưỡng chưa tốt, có mức tăng cân ít hơn 10kg: Cần phải cố gắng ăn nhiều và đa dạng hơn các loại thực phẩm khác nhau, để đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng khi đang nuôi con bú.
Nhu cầu về chất đạm (Protein): Lượng chất đạm cần được cung cấp đầy đủ trong quá trình cho con bú theo khuyến cáo cho người Việt Nam: Trong 6 tháng đầu, ăn thêm 19 gam/ngày so với nhu cầu bình thường, nâng tổng số lên 79g/gam ngày. Trong 6 tháng tiếp theo, thêm 13g/ngày, nên tổng lượng chất đạm cần cung cấp trong 1 ngày là 73g. Lượng protein động vật nên đạt ≥ 30% protein tổng số. Nên lựa chọn các thực phẩm có protein chất lượng cao như thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ…
Số lượng đạm trong thực phẩm có thể ước tính như sau: cứ 100g thịt/cá cung cấp khoảng 20g đạm (protein), 100g đậu phụ cung cấp khoảng 10g đạm. Nên sử dụng 6,5 đơn vị sữa/ngày (uống sữa hoặc ăn các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phomai). Nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần.
Nhu cầu chất béo (Lipid): Lượng chất béo ăn vào cần cung cấp 20-30% năng lượng khẩu phần. Khuyến khích sử dụng các chất béo có nhiều các axit béo không no chuỗi dài nhiều nối đôi như n3, n6, EPA, DHA (có nhiều trong một số loại dầu thực vật, dầu cá, một số loại cá mỡ). Lượng chất béo này rất quan trọng cho sự phát triển tối ưu trí não và thị lực của bé. Cứ 1g chất béo sẽ cung cấp năng lượng vào khoảng 9Kcal.
Vitamin và khoáng chất: Các vitamin và khoáng chất rất cần bổ sung cho người mẹ nuôi con bú. Ngoài việc bổ sung bằng các thực phẩm tự nhiên trong bữa ăn hàng ngày cần đủ rau xanh (≥400g trái cây, rau củ/ngày) và đủ chất xơ để tránh táo bón.
Nhu cầu về nước: Để sản xuất đủ sữa, bà mẹ đang nuôi con bú cần uống đủ nước, trung bình khoảng 2,0 – 2,5 lít nước/ngày (tương đương với 12 đến 15 cốc nước).
Chế độ dinh dưỡng hợp lý của bà mẹ đang nuôi con bú:
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng trong ngày của bà mẹ đang nuôi con bú nên tuân theo Tháp dinh dưỡng hợp lý dành cho bà mẹ đang nuôi con bú như sau:
Một số hướng dẫn cụ thể về chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ đang nuôi con bú:
- Ăn tăng bữa: Bởi nhu cầu năng lượng cao, cùng với yêu cầu được cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm cả các vi chất dinh dưỡng, nên khẩu phần cả ngày của bà mẹ đang cho con bú nên được chia làm nhiều bữa trong ngày (trung bình chia ra 3-6 bữa/ngày).
- Ăn đa dạng: Bữa ăn cần đa dạng các loại thực phẩm (ít nhất có mặt 10-15 loại thực phẩm) với đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (chất bột đường; chất đạm; chất béo; và nhóm vitamin/khoáng chất). Khẩu phần cũng cần cung cấp đủ nhu cầu canxi (1300mg/ngày), lượng canxi này vừa để cung cấp cho trẻ thông qua sữa mẹ vừa để phòng tránh mất canxi trong xương của chính người mẹ. Ngoài các thực phẩm giàu can xi khác (như thịt; cá; trứng; các loại thủy hải sản…) bà mẹ cần sử dụng 6,5 đơn vị sữa mỗi ngày (1 đơn vị sữa tương đương với 100ml sữa dạng lỏng pha chuẩn, hoặc 15g pho mai hoặc 1 cốc sữa chua 100g), mỗi đơn vị sữa sẽ cho ta khoảng 100mg canxi. Trong trường hợp cần thiết, người mẹ cần tuân thủ chỉ định của thầy thuốc về bổ sung các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, kẽm, vitamin D và Canxi. Uống đủ nước, trung bình khoảng 2,0 – 2,5 lít nước/ngày (tương đương với 12 đến 15 cốc nước).
Ngày nay, để nhấn mạnh đến tính đa dạng của thực phẩm trong khẩu phần ăn, cũng như chú trọng các loại thực phẩm có các yếu tố bảo vệ sức khỏe (có nhiều trong các loại hạt, rau, củ, quả…), người ta còn chia thực phẩm ra làm 8 nhóm (xem hình):
Để vừa bảo đảm tính đa dạng lại vừa bảo đảm sự có mặt của ít nhất 5 trong số 8 nhóm thực phẩm ở trên cho mỗi bữa ăn của các bà mẹ, căn cứ vào chức năng dinh dưỡng của mỗi nhóm, người ta xếp 8 nhóm trên vào 5 vòng tròn sau đây, các bà mẹ có thể dễ dàng lựa chọn các thực phẩm cho mỗi bữa ăn của mình, sao cho luôn có mặt đủ cả 5 đại diện từ 5 vòng tròn sau:
-
Bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết
: ngay sau khi sinh hoặc chậm nhất trong vòng 1 tháng đầu sau đẻ, bà mẹ được khuyên dùng 1 viên vitamin A liều cao (200.000UI), ngoài ra các bà mẹ vẫn nên tiếp tục sử dụng viên sắt hoặc viên đa vi chất (ít nhất là duy trì 1 tháng đầu sau đẻ).
-
Lao động nghỉ ngơi hợp lý, vui vẻ lạc quan
: Cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, bà mẹ cần luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, lạc quan. Có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý. Ngủ đủ giấc, bảo đảm ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Trong giai đoạn đang nuôi con bú, bà mẹ rất cần có sự quan tâm hỗ trợ của các thành viên trong gia đình, cũng như sự quan tâm giúp đỡ của cơ quan, cộng đồng tạo điều kiện để bà mẹ được thực hiện đầy đủ quyền được nuôi con bằng sữa mẹ.
-
Không kiêng khem quá mức; Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm
: Do nhiều nơi còn có những phong tục, tập quán khác nhau mà bắt bà mẹ phải kiêng khem nhiều thứ trong thời kỳ đang cho con bú. Ví dụ: sau đẻ chỉ cho bà mẹ ăn cơm với muối trắng, kiêng thịt, cá vì sợ “tanh” làm con bị tiêu chảy (!), điều này là không cần thiết và không có cơ sở khoa học. Các bà mẹ cho con bú sẽ giảm cân tốt hơn so với các bà mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ do mỡ tích lũy trong thời gian mang thai sẽ được chuyển hóa thành sữa cho con bú. Do đó các bà mẹ không chủ động ăn kiêng trong giai đoạn này vì người mẹ sẽ cần có bữa ăn đa dạng, nhiều năng lượng hơn bình thường để đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình và tạo đủ sữa cho con. Vào giai đoạn này, muốn giảm cân, bà mẹ chỉ cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập thể dục đều đặn mỗi ngày, đồng thời, giảm bớt lượng đường trong khẩu phần.
-
Bà mẹ đang nuôi con bú không nên sử dụng các loại thức uống, đồ ăn có tính chất kích thích, như: rượu, bia, cà phê; Hạn chế ăn các thức ăn có nhiều gia vị (hành, tỏi, ớt…). Không ăn các thức ăn dễ ôi thiu hoặc nghi ngờ ôi thiu vì dễ gây ngộ độc.
-
Việc sử dụng thuốc:
trong thời kỳ đang nuôi con bú, các bà mẹ cần thận trọng khi sử dụng thuốc, nhất là các loại thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tố, thuốc tác động lên hệ thần kinh…, nhìn chung trong giai đoạn này khi sử dụng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ và nhất thiết phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chúc các bà mẹ có một chế độ dinh dưỡng tốt để bảo đảm có đầy đủ sữa nuôi con, mang lại sức khỏe tốt nhất cho mẹ và sự phát triển tối ưu của con.
Ths. Bs. Trịnh Hồng Sơn - Viện Dinh dưỡng
Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Mẹ Bầu Sau Sinh
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu sau sinh
Ăn đa dạng các loại thực phẩm, ăn nhiều bữa
Nhu cầu năng lượng của phụ nữ sau khi sinh đặc biệt là những người đang nuôi con bú, năng lượng cung cấp tỷ lệ với lượng sữa sản xuất. Vì vậy trong 3 tháng đầu, năng lượng tăng thêm mỗi ngày là 550 Kcalo tương đương với 3 bát cơm mỗi ngày.
Phụ nữ sau sinh cần ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng, uống nước hoa quả để bổ sung vitamin và chất khoáng.
Khẩu phần ăn của phụ nữa sau sinh có thể chia ra làm nhiều bữa trong ngày, ăn nhiều rau xanh, hoa quả để tránh táo bón, uống nhiều nước từ 2 – 2,5 l/ngày.
Một vấn đề làm nhiều phụ nữ sau sinh lo lắng là sau khi sinh dễ gặp phải tình trạng thừa chất béo nhưng lại thiếu chất dinh dưỡng do chế độ ăn chưa hợp lý: ăn quá nhiều chất béo (giò lợn hầm), các thức ăn giàu canxi, sắt, khoáng chất lại không được chú trọng, cộng thêm việc kiêng khem, ít vận động khiến cho cơ thể người mẹ dù mập nhưng vẫn vị đau lưng, chóng mặt, buồn nôn.
Cũng có nhiều bà mẹ nhầm tưởng việc béo phì là thước đo cho việc đủ chất, nên khi thấy cơ thể mập không dám tiếp tục bổ sng dinh dưỡng, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe mẹ và con.
Để sức khỏe nhanh ổn định và có nhiều sữa cho con bú, phụ nữ sau sinh cần ăn những thức ăn sau:
Thịt gà, cá, xương sườn, thịt bò: Chứa khá nhiều protein, canxi, phốt pho, mùi vị dễ ăn, đều là những thực phẩm tốt có thể dùng sau khi sinh.
Mì sợi: Mì sợi cho thêm trứng gà, thịt băm và rau xanh rất tiện dụng và có – giá trị dinh dưỡng.
Đậu xanh: Lượng protein và xenlulozơ trong đậu xanh khá cao, có tác dụng tiêu nóng giải nhiệt, trị độc, là thực phẩm lý tưởng cho phụ nữ sau khi sinh nhất là về mùa hè.
Hải đới: Trong mỗi 100g hải đới có chứa 1,77mg canxi, 98g xenlulo, 150mg sắt, giúp tan máu ứ, bổ sung lượng sắt đã mất, có tác dụng kích thích tiết sữa, có thể hầm lẫn hải đời với gà, xương sườn, chân giò hoặc nấu thành canh.
Rau quả: Kích thích thèm ăn, tăng cường lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể, giúp quá trình tiêu hóa và bài tiết tốt.
Nên duy trì uống sữa dành cho bà mẹ mang thai và cho con bú, chọn loại sữa có bổ xung loại chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tăng khả năng hấp thu của mẹ.
Phụ nữ sau khi sinh không nên ăn gì?
Phụ nữ sau sinh cũng cần lưu ý không được ăn quá nhiều dầu mỡ, sáng và tối uống thêm 1 ly sữa nóng, mỗi ngày ăn từ 1-2 quả trứng, sau đó tăng thêm dần các loại thịt gà, cá, tôm, rau. Protid phải được cân bằng với cá chất dinh dưỡng khác : chất xơ, canxi, vitamin …
Các thực phẩm chế biến sẵn thường có hàm lượng muối cao cũng cần được gạt bỏ ra khỏi thực đơn của phụ nữa sau khi sinh. Sau sinh nở, tử cung sẽ co lại tạo nên những cơn đau đớn dữ dội, điều này ảnh hưởng đến sự tiết hormon của tuyến thượng thận, hormon điều hoà sự trao đổi muối – nước. Cho nên để giảm bớt áp lực cho tuyến thượng thận, sau khi sinh nở chú ý không được ăn quá nhiều muối để không ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi nước sau này.
Tránh xa những thức ăn cay nóng như: hành, ớt, hồi hương, hẹ, rượu… vì chúng dễ làm đổi mùi sữa mẹ. Cũng không nên ăn thức ăn sống, lạnh vì dễ làm tổn thương dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá. Những loại nước uống có chất kích thích như rượu, bia cũng nên loại bỏ ra khỏi thực đơn hàng ngày.
Chế Độ Dinh Dưỡng Chuẩn Cho Những Mẹ Bầu Thừa Cân
Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho những mẹ bầu thừa cân
Mẹ bầu nếu đã mắc chứng béo phì hoặc thừa cân từ trước khi mang thai thường phải gánh chịu những nguy cơ như tiền sản giật, xảy thai, tiểu đường thai kỳ rất cao. Việc tăng cân trong thai kỳ đối với mẹ bầu thừa cân cũng cần hạn chế tối đa. Tuy nhiên, thai nhi vẫn đòi hỏi mẹ bầu bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết để bé phát triển bình thường và khoẻ mạnh.
9 điều mẹ cần thuộc lòng khi mang thai
Thực đơn phòng tránh dị tật ống thần kinh ở thai nhi
[INFOGRAPHIC] Bổ sung Omega-3 để thai nhi phát triển trí não toàn diện
Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng đối với mẹ bầu thừa cân:
Bản thân việc béo hơn mức bình thường cộng thêm bụng bầu sẽ khiến mẹ bầu trở nên “đồ sộ” và cơ thể có xu hướng đòi hỏi nạp calo liên tục. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai đặc biệt đối với phụ nữ thừa cân thì rối loạn chuyển hoá các chất lại rất dễ xảy ra.
Mẹ bầu thừa cân cần tăng bao nhiêu cân suốt cả thai kỳ?
Các chuyên gia cho biết việc giảm cân trong thai kỳ hoặc theo một chế độ ăn kiêng nhất định sẽ khiến thai nhi không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và khuyến cáo mẹ bầu dù cân nặng ra sao cũng không nên giảm béo lúc này. Tuy nhiên, tăng chỉ khoảng 5kg trở lại do nước ối, cân nặng của em bé, nhau thai và sự tăng kích thước tử cung là mức tăng lý tưởng cho mẹ bầu thừa cân.
Mẹ bầu cần nạp dưỡng chất cho thai nhi như thế nào?
Cũng tương tự các sản phụ khác, mẹ bầu thừa cân cần bổ sung nhiều canxi, axit folic, magie, sắt và omega-3 để bé phát triển khoẻ mạnh, thông minh. Tuy thế lượng calo mà mẹ bầu thừa cân được phép nạp vào cơ thể trong 1 ngày chỉ khoảng 2000 calo. So với khẩu phần ăn tiêu chuẩn thông thường khi chưa mang bầu, mẹ bầu thừa cân chỉ được phép ăn hơn khoảng 400 calo/ngày. Do đó việc bổ sung vitamin bằng viên uống đặc biệt quan trọng đối với mẹ bầu thừa cân vì có nguồn cung cấp dưỡng chất cần thiết mà không phải nạp thêm lượng thức ăn thừa cho cơ thể. Đặc biệt ở phụ nữ thừa cân việc hấp thu axit folic có thể gặp trở ngại, mẹ bầu thừa cân cần bổ sung lượng axit folic nhiều hơn so với thông thường.
Chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu thừa cân:
Loại bỏ chất ngọt, đường trong khẩu phần ăn:
Đường là nguyên nhân gây béo phì khá cao. Mẹ bầu thừa cân cần giảm tối đa lượng đường hấp thu vào cơ thể, bao gồm cả các loại thực phẩm chế biến có đường và các loại trái cây có hàm lượng đường cao. Chỉ nên ăn những loại hoa quả có vị nhạt, ít đường. Một số mẹ bầu bị nghén đồ ngọt, nên sẽ khó cưỡng lại cảm giác thèm ngọt. Cách tốt nhất để thay thế đường trong khẩu phần ăn của mẹ bầu thừa cân là sử dụng mật ong.
Uống nước ép rau củ thay vì nước ép trái cây:
Nhiều mẹ bầu chủ quan rằng uống nước ép trái cây sẽ không bị tăng cân. Trên thực tế trong các loại trái cây ngoài vitamin còn chứa hàm lượng đường lớn hơn nhiều so với rau củ. Đặc biệt khi được chế biến dưới dạng ép nước, mẹ bầu đã loại bỏ hàm lượng chất xơ vốn có của trái cây mà hấp thu trực tiếp lượng calo khá lớn. Điều này khiến mẹ bầu càng tăng cân nhanh chóng hơn. Bù lại, các loại nước ép rau củ sẽ cung cấp lượng chất khoáng và vitamin tối đa mà không bị áp lực từ lượng calo cơ thể mẹ bầu sẽ hấp thu.
Sữa và các chế phẩm từ sữa:
Mẹ bầu thừa cân vẫn có thể sử dụng các chế phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa chua. Tuy nhiên để tối đa lợi ích cho mẹ và bé, mẹ bầu nên chọn loại sữa chua không đường (có thể dùng kèm đường ăn kiêng hoặc trộn với mật ong để tạo hương vị yêu thích). Đối với sữa thì nên sử dụng loại sữa tách béo không đường để uống hàng ngày.
Ưu tiên dầu oliu:
Để thay thế chất béo và các loại dầu mỡ trong chế biến món ăn, mẹ bầu thừa cân hãy lựa chọn dầu oliu. Đây là loại chất béo chưa bão hoà tốt nhất cho mẹ bầu.
Ăn nhiều protein thay vì tinh bột:
Đối với các bữa ăn chính, mẹ bầu cần nạp năng lượng qua các loại thực phẩm giàu protein như thịt bò, cá, thịt nạc, ức gà. Khẩu phần tinh bột trong bữa ăn cũng cần được cắt giảm hơn. Chỉ nên ăn một lượng nhỏ cơm hoặc vài lát bánh mỳ, tốt nhất là bánh mỳ từ lúa mỳ nguyên cám (bánh mỳ nâu) thay vì dùng bánh mỳ trắng.
Kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn:
Thông thường khi mắc chứng thừa cân sẽ có xu hướng ăn những thứ mình thích hơn là những thứ tốt cho sức khoẻ. Vì sự phát triển tốt nhất của thai nhi, mẹ bầu thừa cân cần triệt để nghiêm khắc với bản thân về chế độ dinh dưỡng. Hạn chế ăn vặt, không ăn những loại thức ăn ngoài thực đơn đã lên kế hoạch khoa học. Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ bầu thừa cân cần có nhật ký theo dõi khẩu phần hàng ngày để tự điều chỉnh.
TPCN viên bổ sung PreIQ giúp bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho phụ nữ trước, trong quá trình mang thai và sau sinh giúp giảm thiểu các nguy cơ dị tật, nhất là dị tật ống thần kinh của thai nhi; Hỗ trợ phát triển não bộ, mắt, hệ miễn dịch ở thai nhi và trẻ nhỏ; Giúp hình thành hệ xương chắc khỏe cho trẻ, phòng chống loãng xương cho mẹ; Giúp giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở trẻ.
Thông tin chi tiết vui lòng truy cập tại đây hoặc gọi hotline 19006436 để được tư vấn trực tiếp.
Số GPQC: 1831/2015/XNQC-ATTP
Sản xuất & chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn. Địa chỉ: Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Mẹ Bầu Tuần Thai Thứ 6
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tuần thai thứ 6: Mang thai tuần thứ 6, mẹ bầu vẫn nên theo khẩu phần dành cho một người mà thôi. Điều quan trọng là bạn phải đảm bảo hấp thu được đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng và biết được những loại thức ăn nào cần tránh trong thời gian mang thai.
Sự phát triển của thai nhi 6 tuần tuổi
Ở thời điểm này thuộc quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, kích cỡ của bé khoảng chừng một hạt đậu xanh và cơ thể uốn cong hình chữ C. Tim của thai nhi 6 tuần tuổi đã bắt đầu đập với tốc độ khoảng 150 nhịp mỗi phút, tức là nhanh gấp đôi nhịp tim của mẹ cơ đấy.
Nếu có khả năng quan sát được bên trong cơ thể của chính mình, mẹ sẽ thấy bé con hiện sở hữu một cái đầu quá cỡ so với tỉ lệ thân hình. Các chi tiết trên khuôn mặt bé yêu của mẹ hiện đang dần hình thành, với các điểm tối sẫm chính là nơi sẽ trở thành đôi mắt, các hốc sau này là lỗ mũi và các chỗ lõm đánh dấu vị trí tai của bé.
Các đầu chi nhú ra, chính là các phần sẽ trở thành tay và chân của bé con, giờ lại càng rõ ràng hơn. Các mô xương và cơ cũng đang phát triển rồi đấy các mẹ.
Thêm vào đó, tuyến yên, là bộ phận có chức năng giải phóng các hormone, đang hình thành, cùng với cả phần còn lại của não bộ nữa.
Đảm bảo đủ chất cần thiết
– Tinh bột: có nhiều trong bánh mì, ngũ cốc, khoai tây và các loại hạt.
– Đạm: thịt, cá, đặc biệt là cá thu, cá hồi, cá ngừ tươi…
– Sữa và các sản phẩm từ sữa: sữa chua, phô mai.
– Vitamin và chất xơ: các loại trái cây như cam, quýt,… chứa nhiều vitamin C và các loại rau có màu sẫm…
Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 cần thiết cho dinh dưỡng hằng ngày của mỗi người, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Chất này rất quan trọng cho sự phát triển của em bé, giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh gây chẻ đôi cột sống và hộp sọ không hoàn thiện. Các mẹ có thể tăng cường hấp thu axit folic ăn nhiều thức ăn có chứa chất này như: các loại rau xanh sẫm màu, ngũ cốc nguyên hạt, cam, bưởi, chuối, đậu và hạt đậu, sữa và sữa chua…
Phụ nữ mang thai cần lượng sắt nhiều hơn những phụ nữ bình thường. Trong chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 6, mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ qua chất này nếu không muốn xảy ra tình trạng thiếu máu, mất máu.
Một số loại thực phẩm chứa nhiều sắt cần được quan tâm cho một thai kỳ khỏe mạnh: các loại thịt đỏ, các loại hạt, trái cây sấy khô, rau có màu xanh đậm, bánh mỳ, ngũ cốc, gạo lứt…
Nhìn vào màu sắc nước tiểu có thể biết bạn có đang uống đủ nước hay không. Nước tiểu có màu sậm, tối và có mùi nồng là dấu hiệu “khẩn cấp”, báo hiệu cơ thể đang cần nạp thêm nước. Mẹ bầu nên uống khoảng 3 lít nước mỗi ngày, tương đương khoảng 10-12 ly nước. Hơn nữa, sau mỗi giờ tập thể dục, bạn nên uống thêm ít nhất 1 ly nước. Đặc biệt, trong mùa hè, mẹ bầu cần uống thêm nhiều nước để bù đắp lượng mồ hôi đã mất.
5. Tránh những thực phẩm có thể gây sảy thai
– Quả dứa: Bà bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn, uống quá nhiều nước ép dứa vì loại quả này có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm bà bầu sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai. Tuy nhiên, qua 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn một lượng dứa vừa phải, phù hợp.
– Đu đủ xanh: Rất nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là gây sảy thai. Hơn nữa, đu đủ xanh còn chứa prostaglandin và oxytocin là những chất mà cơ thể rất cần để khởi động cho giây phút ra đời của đứa trẻ. Vì thế, khi chưa đủ ngày đủ tháng để đứa trẻ ra đời, nếu ăn đu đủ xanh thì rất có thể mẹ bầu sẽ bị sảy thai.
– Táo mèo: có vị chua, chát, ngọt rất hợp với những bà bầu ốm nghén nhưng loại quả này lại không thực sự tốt cho phụ nữ mang thai. Theo nhiều tài liệu ghi lại, táo mèo có tác dụng làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sảy thai và sinh non.
Ngoài ra, tuần thai thứ 6 mẹ bầu vẫn còn bị cơn “nghén” hành hạ bằng những trận buồn nôn, khó tiêu kéo đến. Hãy hạn chế những thức ăn nặng mùi, có mùi tanh để xoa dịu cơn nghén này.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chế Độ Dinh Dưỡng Bà Mẹ Đang Nuôi Con Bú trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!