Cập nhật nội dung chi tiết về Chế Độ Dinh Dưỡng 3 Tháng Cuối Khi Mang Thai mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 7
Bạn đã bước vào ba tháng cuối cùng, đan xen với niềm vui vì sắp cán đích, bầu còn phải đối mặt với khá nhiều tác dụng phụ của thai kỳ. Để vượt qua giai đoạn này suôn sẻ, bạn có thể tham khảo những lời khuyên hữu ích sau về dinh dưỡng:
• Ợ nóng: Áp lực của tử cung vào dạ dày tạo ra a-xít trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Để ngăn ngừa chứng ợ nóng, bạn không nên để dạ dày rỗng trong thời gian dài, và khi ăn, tuyệt đối không ăn quá no. Thay vào đó, ăn nhẹ bổ dưỡng 3 giờ/lần, tránh thức ăn chiên, nhiều dầu mỡ và thức ăn cay. Cố gắng ngủ với gối cao.
• Phù nề chân tay: Khả năng tích nước của cơ thể tăng lên do bạn nạp nhiều natri từ muối trong thực phẩm đóng hộp, nước sốt, dưa chua, khoai tây chiên. Vì vậy, nhớ đừng ăn thực phẩm dạng này. Ngoài ra, vận động, đi lại nhẹ nhàng để máu lưu thông trơn tru hơn.
• Táo bón khi mang thai: Mức độ hormone thay đổi làm chậm quá trình tiêu hóa, vì vậy bạn nên bổ sung thêm nhiều chất xơ để ngăn ngừa táo bón. Uống nhiều nước cũng rất cần thiết!
• Mệt mỏi và buồn ngủ: Ở giai đoạn này, bạn rất dễ bị thiếu máu với triệu chứng đi kèm là mệt mỏi, buồn ngủ. Điều này có thể là do lưu lượng máu tăng lên, nhưng bạn lại không bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết. Do đó, bạn cần ăn nhiều thịt gà, thịt đỏ, các loại đậu, rau xanh, và đừng quên bổ sung vitamin C cho dễ hấp thụ.
2. Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 8
Bầu đang tiến gần đến cuối hành trình mang thai. Trong khi chờ đợi khoảnh khắc kỳ diệu, tại sao không dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi và tận hưởng nhiều nhất có thể? Lúc này, bạn đã nên bắt đầu quan tâm đến dinh dưỡng tốt cho cả thai nhi và cho con bú sau này.
Tầm quan trọng của omega-3 trong 3 tháng cuối thai kỳ là không thể phủ nhận. Sự tăng trưởng và phát triển trí não của trẻ nhanh nhất trong giai đoạn này. Bạn có thể bổ sung thực phẩm giàu chất béo lành mạnh từ các loại hạt, quả óc chó, cá hồi… Tư vấn bác sĩ để nạp omega-3 từ các nguồn vitamin bổ sung khác.
3. Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 9
Thời gian này bà bầu sẽ khá bận rộn để chuẩn bị cho việc chào đời của bé con, vì vậy chuyện lơ là ăn uống tất nhiên sẽ diễn ra. Thực tế, 4 tuần cuối, bé con phát triển nhanh nhất với tốc độ chóng mặt. Đó là lý do vì sao bầu vẫn phải duy trì chế độ ăn uống đa dạng và dinh dưỡng.
Đến gần cuối tháng 9, bạn nên tăng khoảng 11-15 kg tính từ đầu thai kỳ đến giờ. Lời khuyên hữu ích lên thực đơn mỗi ngày cho bà bầu tháng cuối như sau:
• Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa thay vì 3 bữa chính. Tránh bỏ bữa, nhịn ăn trong thời gian dài.
• Tiêu thụ thêm nhiều thực phẩm giàu canxi để giữ hệ xương chắc khỏe, đồng thời chuẩn bị cho việc “xuất” sữa cho con bú sau này.
• Uống nhiều nước, tránh ăn mặn để ngăn ngừa chứng phù nề.
• Cố gắng không ăn đồ ăn giàu chất béo, nhiều dầu mỡ, để tránh tăng cân quá nhiều.
• Nạp thêm nhiều chất béo lành mạnh.
• Ăn thêm rau, trái cây ngăn ngừa táo bón.
• Không được quên chất sắt trong thực đơn ăn uống để ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt.
• Ăn 2 phần cá béo mỗi tuần để bổ sung thêm omega-3 giúp trí não bé phát triển toàn diện.
• Uống vitamin bổ sung theo toa bác sĩ kê.
• Tránh ăn đồ sống, chưa chín, phô mai chưa tiệt trùng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, sảy thai, sinh non.
CN. Vũ Văn Trình (t/h)
Chế Độ Dinh Dưỡng Của Mẹ Bầu Các Tháng Cuối Thai Kỳ
Vào khoảng thời gian cuối thai kỳ, mẹ đang bước vào giai đoạn nước rút chuẩn bị chào đón con ra đời. Trong những tuần cuối, chế độ dinh dưỡng…mẹ bầu vẫn tiếp tục là một trong những mối quan tâm nhất. Ăn uống đúng cách trong thời gian này sẽ giúp mẹ bảo vệ và đảm bảo được sức khỏe của mình thật tốt. Đồng thời cũng đem đến cho bé nguồn dinh dưỡng phong phú để phát triển và sẵn sàng chào đời.
1. Sự thay đổi của mẹ bầu trong 3 tháng cuối:
Những thay đổi của em bé trong bụng mà mẹ bầu cũng có thể thay đổi trong giai đoạn này. Có thể tăng áp lực tĩnh mạch do trọng lượng của cơ thể tác động lên 2 chân và tim làm quá trình lưu thông máu chậm lại, đau nhức vùng xương chậu, ngực tăng trưởng nhanh, cảm giác bị hụt hơi khó thở, táo bón,… Những hiện tượng này làm mẹ cảm thấy liên tục mệt mỏi, toàn thân ê ẩm, việc đi lại cũng gặp nhiều khó khắn. Giai đoạn 3 tháng cuối này mẹ bầu cần phải tăng cường chất dinh dưỡng để cơ thể mẹ khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé yêu trong giai đoạn cuối cùng trước khi bé yêu chào đời. Không những thế còn “tạo đà” cho sự phát triển khỏe mạnh của bé về sau.
– Thực phẩm giàu chất sắt: Thịt gà, lòng đỏ trứng, rau dền, nho khô, thịt bò, các loại cá đều là nguồn cung cấp chất sắt tốt cho mẹ bầu.
– Thực phẩm có chứa vitamin A: Rau cải bó xôi, cà rốt, khoai lang, gấc…
– Thực phẩm giàu chất xơ : Rau củ, ngũ cốc nguyên hạt trái cây, rong biển…
– Thức ăn giàu vitamin C: Nhóm thực phẩm này quan trọng cho mẹ bầu ở tháng cuối. Mẹ nhớ tích cực ăn các loại quả như cam, chanh, cà chua, dâu tây, đu đủ.
– Những món giàu a-xít folic: Những loại rau lá xanh như cải bó xôi, rau dền, các loại đậu và hạt sẽ giúp bổ sung a-xít folic cho mẹ.
– Thực phẩm giàu canxi: Trong giai đoạn này cần canxi cao nhất so với cả thai kỳ. Bởi vậy, mẹ cần nhớ tăng cường thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn. Các thực phẩm giàu canxi: các loại đậu, sữa từ các loại hạt, súp lơ xanh, các loại sữa bò, sữa dê,yến mạch, hạnh nhân, hạt mè.
Mẹ cũng cần chú ý đến việc lựa chọn thực phẩm an toàn, cụ thể là thịt sạch và các loại rau, củ quả không sử dụng thuốc trừ sâu trong quá trình trồng trọt. Trong tháng cuối cùng của thai kì, bé cưng sẽ phát triển rất nhanh về cân nặng và chiều dài. Mẹ bầu sẽ cần bổ sung thêm từ 200 đến 300 calories so với bữa ăn ngày thường để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho bé. Để tránh những hậu quả do tăng cân quá mức cần thiết, mẹ vẫn nên đảm bảo một chế độ ăn cân bằng, giàu dinh dưỡng nhưng nên loại trừ những loại thực phẩm không có lợi như bánh kẹo ngọt, thực phẩm chế biến sẵn, mỡ động vật…
Lượng thực phẩm mà mẹ bầu cần bổ sung đó là:
– Nước: Ít nhất 2 lít mỗi ngày.
– Sữa và thực phẩm từ sữa: 4 phần
– Rau: Từ 4 phần trở lên
– Ngũ cốc: nên chọn những loại nguyên hạt từ 6 đến 11 phần.
– Các thực phẩm giàu đạm: với 3 phần mỗi ngày.
– Trái cây: 2 đến 4 phần.
3. Sử dụng viên uống bổ sung trong chế độ dinh dưỡng mẹ bầu tháng cuối như nào:
Vào tháng cuối, mẹ vẫn cần bổ sung đều đặn những viên uống bổ sung như viên sắt, viên vitamin hay a-xít folic.
– Viên sắt: Nếu viên uống đa vi chất của mẹ chỉ gồm các loại vitamin mà không bao gồm sắt, mẹ có thể uống viên sắt.Bởi sắt có thể là thành phần của các viên uống đa vi chất mà mẹ bổ sung trong suốt thai kỳ và khoảng 27mg mỗi ngày.
– Viên đa vi chất: Mẹ nên chủ động bổ sung bằng các loại viên vitamin tổng hợp cho bà bầu có liều lượng phù hợp.
– Bổ sung canxi: là một trong những dưỡng chất không thể thiếu đối với bà bầu trong tháng cuối. Mẹ có thể bổ sung các viên canxi dạng sủi bọt, dạng nước hoặc kẹo dẻo để đảm bảo đủ canxi cho sự phát triển hệ xương và răng của bé. Lượng canxi cần bổ sung khoảng 1.000mg đến 1.200mg mỗi ngày.
Mẹ khỏe sinh con khỏe, đó là lý do dinh dưỡng luôn là ưu tiên hàng đầu trong cả hành trình mang thai. Với những thông tin xung quanh câu hỏi tháng cuối thai kỳ nên ăn gì, mẹ sẽ có được một định hướng tốt về dinh dưỡng trong thời gian này. Dịch vụ thai sản và sinh con trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn được xây dựng bởi các chuyên gia y tế Hàn Quốc, mang tới những trải nghiệm bất ngờ cho các mẹ bầu. Mẹ hoàn toàn yên tâm khi được chăm sóc và theo dõi sức khỏe trong suốt thai kỳ đến tận sau sinh bởi đội ngũ bác sỹ sản phụ khoa giàu kinh nghiệm. Đồng thời tận hưởng những tiện ích đẳng cấp trong môi trường y tế văn minh, chuẩn Hàn Quốc với hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng sự chăm sóc tận tậm của đội ngũ y bác sĩ để có thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Để được tư vấn các gói thai sản và ưu đãi dành riêng cho mẹ bầu, khách hàng vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.
Chế Độ Dinh Dưỡng Tốt Nhất Cho Mẹ Bầu 6 Tháng Cuối Kỳ
Ở giai đoạn 6 tháng cuối mang thai, việc ăn nhiều lượng thức ăn ngọt sẽ làm tăng cân nhanh và nguy cơ rối loạn đường huyết và để phòng tránh chứng sưng phù chân và huyết áp cao gây sản giật thì việc giảm dùng thức ăn mặn là cần thiết.
Theo lời khuyên của bác sĩ Phan Thị Thu Hiền, các chị em sẽ dần cảm thấy ngon miệng, giảm nghén và ăn vặt nhiều hơn khi bắt đầu tháng thứ tư trong giai đoạn mang thai.
Cũng từ lúc đó, mỗi tháng họ tăng thêm 1,2- 2kg. Với những người trước khá gầy,ốm sẽ tăng từ 12,5 đến 18kg, những người bình thường trước khi mang thai sẽ tăng từ 11,5 đến 16kg. Còn nững chị em đã nhiều cân từ trước thì tăng rất ít chỉ khoảng 6 đến thấp hơn 12kg.
Và để giảm mức độ tăng cân, các chị em thai phụ cần có lập một chế độ ăn kiêng và thường xuyên tập những bài thể dục phù hợp.Theo kết quả từ một cuộc nghiên cứu tại Anh, các nhà khoa học tiến hành tìm hiểu 7.278 thai phụ tại Đại học Queen Mary ở London và University of Birmingham, họ cho rằng bên cạnh việc không tác động tới trọng lượng bé khi mới sinh, việc kiểm soát được vấn đề tăng cân sẽ giúp giảm chứng tiền sản giật, huyết áp cao, bệnh tiều đường ở những tháng đầu và nguy cơ phải sinh non cho thai phụ.
Chúng ta vẫn thường nghĩ câu nói :” bà bầu ăn cho 2 người” là người thai phụ phải ăn gấp đôi lượng thức ăn họ vẫn thường ăn nhưng thực ra điều đó không đúng, ở đây là ý chỉ việc dùng nhiều thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết hơn cho cả sự phát triền của người mẹ và em bé. Nếu thai phụ ăn quá no sẽ dẫn đến khó chịu, ảnh hưởng tiêu hóa kém hoạt động.
Những thực phẩm chứa ” năng lượng rỗng” như nước ngọt, bánh ngọt.. các bà bầu cũng nên hạn chế dùng. Cá , tôm, trứng, thịt.. là sự chọn lựa tối ưu nhất vì đó là những thực phẩm tươi sống chứa nhiều chất dinh đưỡng, chất đạm, giàu canxi ,bên cạnh đó rau củ,quả là những thức ăn không thể thiếu để cung cấp đầy đủ vitamin cùng những chất khoáng
Cơ thể của bé sẽ hoàn chỉnh và phát triển đáng kể trong 3 tháng cuối thai kì, do đó, các bà mẹ nên chú ý ăn nhiều thức phẩm dinh dưỡng cao và tránh việc thiếu canxi. Vậy, thai phụ nên làm gì?
– Hạn chế tăng cân nhanh và nhiều băng việc thường xuyên tập thể dục.
– Không ăn nhiều thức ăn mặn để phòng ngừa chứng sưng phù nề và cao huyết áp dẫn đến sản giật.
– Tránh dùng thực phẩm chứa nhiều chất ngọt vì chúng làm mau tăng cân, bên cạnh đó việc ít dùng đồ ngọt sẽ giúp các bà bầu ngừa được chứng rối loạn đường huyết khi mang thai.
Vậy để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé, các bà mẹ phải chủ động để có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Không nên để người khác quyết định đến sự an toàn của bản thân mình.
Không ăn những thức ăn sau trong thời kì mang thai:
– Thịt hay hải sản sống, còn tái.
– Các thực phẩm giò chả, thịt nguội, thịt hay cá xông khói chưa được hâm lại.
– Trứng luộc hay ốpla chưa chín hằn
– Các loại rau sống, giá hay rau mầm sống.
– Uống rượu, bia, nước uống có chứa caffeine như cà phê, sô đa….
– Không hút thuốc, tránh hít khói thuốc, các loại khói bụi và hóa chất độc hại khác, bởi việc hít khói độc cũng rất có hại
Tìm Hiểu Chế Độ Dinh Dưỡng Khi Mang Bầu Của Phụ Nữ Nhật Bản
Tìm hiểu chế độ dinh dưỡng khi mang bầu của phụ nữ Nhật giúp chúng ta có một cái nhìn mới và nhiều kiến thức hữu ích khi mang bầu.
Cân nặng tăng trung bình từ 8 kg đến 10 kg suốt thai kỳ
Không chỉ vì các bác sĩ luôn kiểm tra gát gao vấn đề cân nặng của thai phụ mỗi khi đi khám bầu mà chính bản thân phụ nữ Nhật cũng rất chú trọng chuyện này. Nguyên nhân không đơn giản chỉ là yếu tố thẩm mỹ, giữ dáng mà vì cân nặng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Mira chia sẻ: “Ở Nhật, phương pháp sinh chủ yếu và phổ biến nhất là sinh tự nhiên, không sinh mổ và không có gây tê màng cứng để sinh không đau nữa nên đúng nghĩa đau đẻ theo kiểu sinh con thời nguyên thủy. Vì người Nhật luôn quan niệm ‘tự nhiên là phương pháp tốt nhất, còn sinh mổ hay có can thiệp của thuốc thì có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé sau này’.
Tất nhiên, ngoại trừ những trường hợp từ ban đầu, bác sĩ xác định là cần sinh mổ thì ca đó mới được mổ, còn nếu không có vấn đề gì thì cho dù đau đẻ 3 ngày cũng phải ráng nằm mà rặn cho ra… Do vậy, bên này, người ta không muốn bé có cân nặng quá nhiều thì sẽ khó để sinh tự nhiên. Phụ nữ Nhật Bản thường chú ý điều chỉnh cân nặng của mẹ và bé cho phù hợp, để bé vào khoảng 3 kg là vừa vặn đẹp nhất”.
Mô hình dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ mang thai áp dụng ở Nhật Bản
Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, phụ nữ Nhật luôn chú ý đến công thức tính cân nặng lý tưởng dựa trên chỉ số BMI (Body Mass Index).
BMI=frac{W}{(H)^2}
Nếu chỉ số BMI dưới 18,5 (hơi gầy) thì bạn nên tăng từ 9 kg đến 12 kg trong khi mang thai.
Nếu chỉ số BMI từ 18,5 đến dưới 25 (bình thường) thì bạn nên tăng từ 7 kg đến 12 kg.
Nếu chì số BMI từ 25 trở lên (hơi béo) thì bạn nên tăng khoảng 5 kg.
Để đạt được mục tiêu này, Mira cho biết, các bác sĩ khuyên nên áp dụng chế độ dinh dưỡng theo mô hình tam giác ngược như sau:
– Trên đỉnh của sơ đồ là hình ly nước, có nghĩa là cần uống nhiều nước trong một ngày, trung bình 2-3 lít/ngày. Đối với phụ nữ mang thai, nước uống giúp ngăn ngừa táo bón.
– Dấu mốc xung quanh ly nước có hình người chạy bộ có nghĩa là vận động nhẹ nhàng và đều đặn hàng ngày. Thân hình của bà bầu thường sẽ nặng nề nên việc vận động phù hợp không chỉ giúp cơ thể trở nên gọn gàng, linh hoạt mà còn giảm mỡ thừa, tăng cơ bắp, rất có ích cho sức khỏe và thể lực của phụ nữ trong lúc vượt cạn.
Ở Nhật, người ta thường ví việc sinh thường của phụ nữ mệt và cực như leo núi Phú Sĩ nên các bà mẹ phải chuẩn bị đủ sức khỏe, thể lực chứ không phải là càng mập, càng tích tụ nhiều mỡ càng tốt. Tuy nhiên, vận động phải đảm bảo không gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
– Dấu móc chĩa ra ngay giữa hình tam giác ngược có nghĩa mẹ bầu có thể ăn vặt những món bánh kẹo để đỡ thèm, đỡ buồn miệng, thỏa mãn sở thích nhưng nhớ là cần hạn chế không ăn quá nhiều đồ ngọt và béo. Ví dụ, một tuần chỉ nên “thưởng” cho mình 1-2 lần vào ngày cuối tuần đi ăn kem, ăn chè.
Hoặc hãy chọn những món ăn vặt ngọt miệng nhưng tốt cho sức khỏe như rau câu làm từ bột Kanten chứa nhiều chất xơ, tốt cho sức khỏe hay các loại trái cây khô như mận khô (dried prunes) giàu calcium, chất sắt và chất xơ…
– Và phần quan trọng nhất của mô hình chính là hình tam giác ngược, mô tả chế độ dinh dưỡng mà các mẹ bầu cần có trong một ngày. Mẹ bầu cần có chế độ ăn uống cân bằng theo tỷ lệ đầy đủ, bao gồm các món từ tinh bột, rau củ, chất đạm, các món từ sữa và trái cây, không ăn món nào quá nhiều hay quá ít mà phải đủ liều lượng trong một ngày.
Đồng thời, thời điểm 3 tháng đầu của thai kỳ, tỷ lệ hấp thụ các chất dinh dưỡng hầu như bình thường nên không cần ăn quá nhiều so với trước khi có bầu. Ba tháng giữa thì ăn nhiều hơn một chút và cần ăn nhiều nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ và giai đoạn sau khi sinh cho bé bú.
Phụ nữ Nhật hầu như không uống sữa bầu
Theo lời kể của Mira, “nếu đi ra nhà thuốc, siêu thị hay ngay cả những cửa hàng bán đồ cho mẹ và bé ở Nhật, chắc chắn sẽ ngạc nhiên khi thấy có nhiều sữa công thức cho bé nhưng ngược lại sữa cho bà bầu thì chỉ đếm trên đầu ngón tay”. Phụ nữ Nhật vẫn duy trì chế độ dinh dưỡng thai kỳ như bình thường và chỉ uống sữa tươi, hầu như không uống sữa bầu. Mira lý giải:
– Sữa bầu gọi là sữa nhưng không phải sữa mà chỉ là các loại vitamine, chất bổ cho thai phụ được hòa tan trong dạng chất lỏng. Vì thế, sữa bầu không ngon như sữa bò tươi mà khó uống. Ngoài sữa, ở Nhật còn có bánh quy cho bà bầu, cà phê cho bà bầu, kẹo ngậm cho bà bầu… nhưng tất cả chung quy lại cũng chỉ là một dạng vitamine tổng hợp dưới nhiều hình thức hấp thụ khác nhau.
Do vậy, thay vì uống sữa bầu để bổ sung dinh dưỡng thì nhiều phụ nữ Nhật Bản chọn vitamine dạng viên nén dễ uống và tiện lợi hơn. Hoặc họ sẽ bổ sung vitamine trực tiếp từ thực phẩm thiên nhiên.
– Mặc dù sữa bầu là một dạng vitamine hòa tan nhưng thành phần có chất béo nên khi chọn một loại sữa bầu để uống, cần cân nhắc hàm lượng dinh dưỡng. Nếu sữa chứa chất béo cao hơn cả sữa bò tươi thì có thể khiến mẹ bầu bị tăng cân ngoài ý muốn.
Theo Mira chan's kitchen (Nguồn: Song Giang- Japan)
Duhocnhat.co hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ bầu được phần nào trong quá trình mang thai. Chúc các mẹ luôn vui vẻ khỏe mạnh! Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chế Độ Dinh Dưỡng 3 Tháng Cuối Khi Mang Thai trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!