Cập nhật nội dung chi tiết về Chảy Máu Nướu Khi Mang Thai: Có Nguy Hiểm Không? mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong thai kỳ, thai phụ rất có thể sẽ phải trải qua vô số các triệu chứng mà họ chưa từng gặp trước đây. Chảy máu chân răng là một trong những tình trạng như vậy. Bạn có thể ngạc nhiên khi thấy một chút máu trên bàn chải đánh răng hoặc chỉ nha khoa, nhưng theo trang web BabyCenter thì tình trạng này xảy ra khá phổ biến ở những người đang mang thai. Chính vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách trong thai kỳ là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của thai phụ và em bé. Chảy máu chân răng khi mang thai không phải là điều quá đáng lo ngại, tuy nhiên bạn nên thực hiện một số biện pháp cần thiết nhằm kiểm soát tình trạng này để cảm thấy an tâm và thoải mái hơn.
Nguyên Nhân Gây Chảy Máu Chân Răng Khi Mang Thai
Chảy máu chân răng là một trong những triệu chứng của bệnh viêm nướu. Theo trang web Baby Center, tình trạng này được gọi là viêm nướu khi mang thai vì nướu của bạn có khả năng bị viêm nhiễm do thay đổi nội tiết tố khi mang thai; tình trạng viêm nhiễm này làm cho cơ thể bạn trở nên dễ bị tổn thương bởi các vi khuẩn trong mảng bám. Bệnh viêm nướu khi mang thai có thể khiến nướu của bạn đỏ và sưng, đó là lý do tại sao các thai phụ thường gặp hiện tượng chảy máu chân răng khi đang chải răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa.
Biến chứng
Theo trang web What to Expect, viêm nướu khi mang thai là một dạng bệnh nha chu nhẹ, có thể tiến triển thành bệnh viêm nha chu, và có thể làm tăng nguy cơ sinh non, con nhẹ cân hoặc tiền sản giật.
Chăm sóc răng miệng đúng cách trước, trong và sau khi mang thai sẽ giúp ngăn ngừa những vấn đề này đồng thời giúp cho em bé luôn khỏe mạnh trong thời gian mang thai và sau khi sinh.
Những Biện Pháp Cần Được Thực Hiện
Chăm sóc răng miệng đúng cách khi mang thai là cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng viêm nướu. Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm, và chải răng nhẹ nhàng hai lần một ngày; điều này giúp giảm áp lực lên nướu của bạn, và ngăn chặn tình trạng chảy máu chân răng. Chải răng quá mạnh có thể làm tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn. Sử dụng kem đánh răng có chứa chất fluoride như Colgate® Total®, là rất cần thiết cho sức khỏe răng miệng của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần.
Hạn chế thực phẩm có đường và những thực phẩm dễ mắc vào răng của bạn. Những loại thực phẩm này bao gồm các loại kẹo, soda, nước trái cây và các món tráng miệng. Hãy chắc chắn rằng bạn đang hấp thụ đủ lượng vitamin C và canxi, đây là những chất dinh dưỡng có vai trò rất lớn đối với sức khỏe răng và nướu của bạn.
Phù Chân Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?
Nguyên nhân khiến bà bầu bị phù chân
Bị phù chân khi mang thai do trọng lượng tăng: Giai đoạn mang thai, sức nặng cơ thể người mẹ thường tăng lên từ 8-12 kg (mang đơn thai) và 15-20 kg (mang song thai) gây ra sức ép không nhỏ lên đôi chân. Dây chằng trong cơ thể thai phụ cũng thường lỏng và dãn nhiều hơn, dễ bị tác động sinh ra các biểu hiện tư nhức, phù chân. Thời điểm này cơ thể người mẹ thường tích nước nhiều hơn 50% so với thông thường, khiến áp lực đôi chân ngày càng nhiều, gây ra các biểu hiện sưng phù. Ngoài ra còn có ba yếu tố gây phù chân ở phụ nữ mang thai, cụ thể:
Do máu chảy về tim bị tác động: Vào những tháng cuối của thai kỳ khi thai nhi đã lớn và gây áp lực lên ổ bụng cũng như các tĩnh mạch vùng chậu, sẽ khiến lượng máu khó chảy về tim, làm ứ trệ tuần hoàn máu và khiến máu chảy về tim khó khăn hơn.
Phù chân khi mang thai do tác động từ bên ngoài: Một số ảnh hưởng khác cũng khiến lượng máu chảy về tim bị tác động, có thể kể đến: Mặc đồ chật, Thai lớn hoặc mang song thai trở lên, Vận động mạnh làm tăng áp lực lên ổ bụng, Ho nhiều, Táo bón, Ngồi lâu, Rối loạn nội tiết tố trong thời kỳ mang thai khiến làm giãn tĩnh mạch.
Hoạt động bơm máu cơ vùng chân: Những thói quen đứng lâu, đi lại nhiều, sử dụng giày cao gót… cũng là những yếu tố khiến hoạt động bơm máu vùng cơ chân không được ổn định giai đoạn mang thai, gây phù nề nhiều.
Giãn tĩnh mạch giai đoạn mang thai: Một số ảnh hưởng của thay đổi nội tiết tố thời kì mang thai, sử dụng đồ uống có cồn, rượu hoặc nhiệt độ môi trường nóng, ẩm nhiều cũng có thể gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch, phù chân khi mang thai.
Bị phù chân khi mang thai có nguy hiểm không?
Trên cơ bản phù chân là hiện tương thường gặp và hầu hết người phụ nữ mang thai nào cũng gặp phải. Tuy nhiên không vì thế mà tình trạng này sẽ không gây ảnh hường tới sức khỏe. Một số trường hợp bà bầu bị phù chân nhiều và kéo dài có thể phải đối mặt với nguy cơ máu bị ứ trệ trong lòng tĩnh mạch, khiến van tĩnh mạch cũng như hệ thống tĩnh mạch chi dưới bị suy giãn và không thể hồi phục ngay cả khi sau sinh. Máu sẽ ngày càng ứ trệ nhiều khiến chân không chỉ phù mà còn đau, chuột rút, thậm chí nghiêm trọng hơn là rối loạn sắc tố da rất khó lành.
Nguy hiểm hơn tình trạng sưng phù cũng có thể gây ra các hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, đau bụng, huyết áp cao… sinh ra tình trạng tiền sản giật rất nguy hiểm. Đây là một hội chứng của việc huyết áp tăng cao giai đoạn mang thai, có thể làm suy yếu hệ thần kinh, thận, mạch máu… và không cung cấp đủ oxy cho thai nhi. Tuy vậy triệu chứng chỉ có khả năng xuất hiện tối đa 10% trên 100 phụ nữ đang mang thai.
Nhìn chung, người mẹ bị phù chân không gây nguy hiểm cho thai nhi, cũng như có khả năng hồi phục trở lại sau sinh, các mẹ không nên quá lo lắng và có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn lời khuyên chăm sóc cơ thể thích hợp.
Phù chân không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên nó khiến mẹ bầu đi lại khó khăn, có cảm giác khó chịu và đau đớn. Tuy nhiên, mẹ cũng nên cảnh giác khi chân bị sưng phù trong thời gian kéo dài kèm các triệu chứng như đau nhức đầu, đau bụng, có vấn đề về thị giác… đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.
Bà bầu bị phù chân nên làm gì?
Những lưu ý sau về cách chăm sóc cơ thể và thói quen sinh hoạt sẽ giúp giảm bớt hiện tượng phù nề chân khi mang thai:
Dinh dưỡng: mẹ cần cung cấp đủ đạm cho cơ thể qua thực phẩm hàng ngày như thịt, cá, trứng, sữa… Ngoài ra mẹ cũng phải bổ sung đủ sắt trong thai kỳ. Các thức ăn mặn khiến cơ thể tích nước hay các món ăn khó tiêu dẫn đến tình trạng bị bón ở mẹ bầu thì cũng nên tránh. Mẹ cũng cần tránh uống các thức uống có chứa cafein và chất cồn.
Tránh đi đứng quá nhiều hoặc ngồi lâu, vận động liên tục để hạn chế được những sức ép lên các vùng chân, lưng, hông.. Những tư thế ngồi sai cách như ngồi xếp bằng, bắt chéo chân… có thể làm cản trở quá trình tuần hoàn máu xuống chân, gây tê chân, khó đi lại, lâu dần là phù nề.
Kết hợp với các bài luyện tập nhẹ nhàng, vừa giúp cơ thể tăng sức dẻo dai, vừa giúp lường máu lưu thông được ổn định hơn. Không nên có thói quen nhịn tiểu, có thể khiến chân sưng phù nhiều hơn. Trước khi đi ngủ hàng đem có thể ngâm chân trong nước nóng để giảm sưng, tăng cường khả năng tuần hoàn máu và giúp ngủ ngon hơn.
Ngoài ra các bà bầu cũng nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả và trái cây tươi, không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều muối, dầu mỡ, hạn chế các đồ uống chứa cồn và cà phê. Đảm bảo cung cấp nguồn đạm an toàn vào cơ thể, bổ sung nhóm thực phẩm giàu protein có trong thịt, cá, tôm, trứng sữa… để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, giảm thiểu tình trạng mệt mỏi, căng thẳng giai đoạn mang thai. Bà bầu bị phù chân khi mang thai là một trình trạng thường thấy tuy nhiên nếu hiện tượng này kéo dài thì có thể gây ra những di chứng nghiêm trọng cho sức khỏe của người mẹ. Do đó, nếu bị phù chân trong thời gian dài mà không giảm thì nên tới ngay bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Hi vọng rằng với những thông tin trên sẽ hữu ích cho các mẹ. Để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, trong quá trình mang thai, các mẹ nên được khám thai định kỳ theo sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa, để từ đó có được những điều chỉnh cần thiết trong chế độ sinh hoạt, phù hợp với tình trạng của mỗi thai phụ.
Chúc các mẹ và bé luôn khỏe!
Đau Đầu Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm?
Nguyên nhân mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai? Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nồng độ các hormone biến đổi mạnh mẽ. Điều này dẫn tới triệu chứng căng cơ, thay đổi vóc dáng, ngoại hình, sự lưu thông máu. Đau đầu xảy ra như một phản ứng của cơ thể trước những thay đổi này.
Ở tam nguyệt cá thứ 2, trọng lượng thai nhi lúc này đã tăng lên nhanh chóng, gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của toàn cơ thể cũng như hệ thần kinh, thiếu máu đưa lên não khiến mẹ bầu đau đầu. Mẹ bầu lười uống nước, ăn không đúng bữa, đúng giờ gây hạ đường huyết, thường xuyên thức đêm và sử dụng đồ uống chứa cafein hoặc thiếu ngủ cũng gây ra đau đầu. Phụ nữ mang thai sống hoặc làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn (ô nhiễm âm thanh) lâu dần bị căng thẳng, dễ bực bội, khó ngủ dẫn tới hiện tượng đau đầu Một số phụ nữ chỉ xuất hiện duy nhất tình trạng đau đầu, không kèm theo bất cứ triệu chứng nào khác.Tuy nhiên, không vì thế mà chị em có thể lơ là hiện tượng này vì mẹ bầu ở tuần thứ 24-26 thường có triệu chứng của tiền sản giật là nguyên nhân trực tiếp gây nên các cơn đau đầu khi mang thai. Nếu thấy đau đầu kèm theo những triệu chứng như: sự bất thường trong nước tiểu, thay đổi thị giác hay những vấn đề bất thường ở gan, thận thì thai phụ cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám chính xác.
Đau đầu khi mang thai có ảnh hưởng đến mẹ và bé? Các cơn đau đầu nhẹ khi mang thai sẽ đến rồi nhanh chóng biến mất, đặc biệt là khi bà bầu bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, hoặc sau khi sinh xong. Tình trạng đau đầu nhẹ sẽ không gây ảnh hưởng, nguy hiểm gì đến mẹ và bé nên mẹ không nên quá lo lắng. Trường hợp đau đầu dữ dội khi mang thai lại là nguy cơ của các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là tiền sản giật. Đặc biệt là đối với sản phụ ngoài 35 tuổi, cần được theo dõi sức khỏe thai kỳ thường xuyên nếu có dấu hiệu đau đầu khi mang thai.
Cách làm giảm cơn đau đầu khi mang thai
Ngủ đủ giấc từ 7-10h/ ngày, bởi mẹ bầu cần được ngủ nhiều hơn, đặc biệt là khi bị đau đầu lúc mang thai, tuy nhiên ngủ trưa không nên quá 1 tiếng tránh mệt mỏi vào buổi chiều. Môi trường ngủ cần được yên tĩnh, không bị làm phiền bởi tiếng ồn, hoặc các thiết bị điện tử.
Đắp khăn mát khi nghỉ ngơi, ngủ để giảm cơn đau đầu khi mang thai một cách từ từ, hiệu quả.
Tắm nước ấm cũng là một cách giảm đau đầu khi mang thai nhanh chóng cho mẹ bầu. Tuy nhiên cần tránh tắm nước quá nóng và tắm quá lâu.
Mẹ bầu cần bổ sung chế độ ăn dinh dưỡng và hợp lý. Đây được xem là cách hiệu quả giúp mẹ bầu giảm nhanh chóng cơn đau đầu khi mang thai. Tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích ăn, mẹ bầu có thể chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để tránh bị đói gây hạ đường huyết dẫn đến đau đầu.
Mẹ bầu nên uống đủ lượng nước hàng ngày, có thể uống nước lọc, nước ép trái cây tươi…cần hạn chế các loại đồ uống có ga, nước ép trái cây đóng chai, thịt chế biến sẵn, socola,…
Mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý sẽ giúp cho tinh thần mẹ được thoải mái, giảm tần suất gặp phải các cơn đau đầu trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu biết cách massage đúng cách vùng đầu bị đau, massage vùng vai gáy, gan bàn chân…sẽ giúp lưu thông máu và giảm đau đầu hiệu quả hơn.
Hạn chế các chất kích thích để không căng thẳng thần.kinh và có giấc ngủ ngon hơn, giảm cơn đau đầu hiệu quả.
Bổ sung các loại thực phẩm như sữa tươi, anh đào, dậu trắng, khoai tây… giúp giảm đau đầu khi mang thai hiệu quả hơn. Các thực phẩm giàu sắt như rau chân vịt, mía, bông cải xanh cũng rất tốt cho lưu thông máu lên não, giảm đau đầu.
Tập thể dục đều đặn để cơ thể được lưu thông, thoải mái, giảm bớt áp lực cho mẹ bầu khi bị đau đầu. Mẹ bầu có thể lựa chọn các bộ môn như Yoga, đi bộ, bơi lội, ngồi thiền…cũng đều rất tốt cho sức khỏe.
Uống thuốc giảm đau dưới sự chỉ định, khám của bác sĩ sản khoa, bác sĩ chuyên khoa
Bị đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối là triệu chứng thai kỳ, hoặc nghiêm trọng hơn là dấu hiệu cảnh báo bà bầu đang bị thiếu máu, stress. Do đó khi có dấu hiệu đau đầu, mẹ bầu nên điều chỉnh lại công việc, chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của mình để hạn chế tình trạng này. Khi bà bầu đau đầu kèm theo triệu chứng nôn mửa, choáng ngất, mệt mỏi, tim đập nhanh… bà bầu nên tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị sớm, tránh để lâu gây biến chứng nguy hiểm đến mẹ và bé.
Tim Đập Nhanh Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm?
4.25
1111111111
Rating 4.25 (4 Votes)
Câu hỏi: (Vivan198***@gmail.com) Năm nay cháu 26 tuổi, cháu đang mang thai tuần 36, trước khi mang thai cháu có đôi lần tim đập nhanh, đi khám và đo điện tim ở bệnh viện Mỹ Phước cho kết quả cháu bị cơn tim nhanh kịch phát trên thất. Trong quá trình mang thai cháu có bị lại 1 lần khoảng 1h, sau đó tim trở về trạng thái bình thường, cháu đang rất lo lắng không biết tình trạng của cháu có nguy hiểm không và cháu nên sinh mổ không?
Trả lời:
Biên tập viên sức khỏe Lan Anh
Hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm, tôi được tiếp xúc và đồng hành với hàng ngàn bệnh nhân tim mạch, rối loạn nhịp tim, tiểu đường, sỏi mật, run chân tay. Tôi thấu hiểu nỗi lo lắng, sự khó khăn, những rào cản trong cuộc sống của họ. Cùng với đam mê viết, ý thức trách nhiệm với những thông tin mình cung cấp, tôi luôn nỗ lực tạo ra những bài viết giá trị nhằm cung cấp kiến thức hữu ích về bệnh tim mạch, tiểu đường, run chân tay. Các bài viết của tôi đều được tham khảo từ các trang web y khoa chính thống của Mỹ, Anh, Canada… và được tham vấn bởi các chuyên gia đầu ngành tim mạch học, thần kinh học, gan mật học để đảm bảo thông tin chuẩn xác nhất. Hiện nay, tôi đang làm trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website chúng tôi Thông tin liên hệ: Số 19A, Ngõ 126, đường Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. 0981 238 219 Email: btvlelananh@gmail.com #timmach#tieuduong#runchantay#soimat
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chảy Máu Nướu Khi Mang Thai: Có Nguy Hiểm Không? trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!