Cập nhật nội dung chi tiết về Chảy Máu Chân Răng Ở Phụ Nữ Mang Thai mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hầu như việc mang thai không gây khó chịu đến răng, thế nhưng nhiều thay đổi của cơ thể trong thời gian mang thai có thể gián tiếp ảnh hưởng gây ra tình trạng chảy máu chân răng ở bà bầu.
1. Nguyên nhân gây bệnh răng miệng ở bà bầu Nguyên nhân gây chảy máu chân răng ở bà bầu chủ yếu là do có những thay đổi trong cơ thể bao gồm:
Thay đổi về hormone: Thường vào tháng thứ 2 của thai kỳ, lượng hormone estrogen và progesterone tăng nhanh làm gia tăng lưu lượng máu tới nướu gây nên tình trạng viêm nướu trầm trọng hơn bình thường. Biểu hiện là đau răng, chảy máu nướu khi đánh răng… hiện tượng này có thể nặng hơn vào tháng thứ 7, 8 và giảm dần vào tháng thứ 9 của thai kỳ.
Thay đổi về canxi: Nhu cầu canxi cho thai nhi rất cao, điều này có thể làm mẹ rơi vào tình trạng thiếu canxi, khiến răng trở nên xốp hơn và làm tăng nguy cơ bị sâu răng.
Thay đổi về chế độ dinh dưỡng: Những tháng đầu của thai kỳ, việc ốm nghén có thể gây nôn, thèm ăn chua ngọt… nhiều hơn bình thường, việc ăn nhiều thức ăn chứa glucose cũng là một trong những nguyên nhân gây sâu răng cao trong thời kỳ mang thai.
Chảy máu chân răng Thay đổi về chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân gây bệnh răng miệng ở bà bầu 2. Chảy máu chân răng ở bà bầu là dấu hiệu cảnh báo những bệnh nào? Chảy máu chân răng ở bà bầu có thể là dấu hiệu của một số vấn đề răng miệng như:
Viêm nướu Viêm nha chu U nhú thai nghén Sâu răng Mòn răng Một số vấn đề răng miệng khác thường gặp: Khô miệng, tăng tiết nước bọt,… 2.1. Viêm nướu (Viêm lợi) Chảy máu chân răng Viêm nướu là bệnh chiếm 60 – 75% trong số những phụ nữ mang thai gặp vấn đề về răng miệng Viêm nướu là vấn đề răng miệng phổ biến, chiếm 60 – 75% trong số những phụ nữ mang thai gặp vấn đề về răng miệng. Viêm nướu có thể bắt đầu từ tháng thứ 2 của thai kỳ và có khuynh hướng cao nhất vào tháng thứ 8, biểu hiện chủ yếu là nướu sưng nề, đỏ, dễ chảy máu đặc biệt là khi đụng chạm như đánh răng.
Nguyên nhân do sự tăng cao của hormon progesteron và estrogen trong thai kỳ làm thay đổi hệ vi khuẩn trong môi trường miệng. Một nửa các vấn đề này có thể tự động biến mất sau khi sinh. Nhưng nếu cứ để mặc và không điều trị, cộng thêm với vấn đề vệ sinh răng miệng không tốt có thể gây sâu răng và bị bệnh nha chu.
Một số trường hợp chảy máu chân răng khi đánh răng, nhức răng rất có thể do chân răng đã bị lộ từ trước, giờ đây những tác động cơ học và rối loạn tuần hoàn làm cho trầm trọng hơn.
2.2. Viêm nha chu Viêm nha chu là tình trạng nặng hơn của viêm nướu, có sự phá hủy các cấu trúc nâng đỡ xung quanh răng, dẫn đến răng lung lay và cuối cùng là mất răng.
Ngoài ra, các hóa chất trung gian được tiết ra trong quá trình viêm nha chu có thể ảnh hưởng đến bào thai, do sự hạn chế dòng máu đến nhau thai. Do đó, nếu bị viêm nướu, thai phụ cần điều trị sớm không để tiến triển sang viêm nha chu.
2.3. U nhú thai nghén U nhú thai nghén thường phát triển ở 3 tháng giữa thai kỳ. Có khoảng 2 – 10% thai phụ bị u nhú thai nghén. Đó là một u màu đỏ thường ở nướu răng, cũng có thể ở một vị trí khác trong miệng, có thể dễ bị chảy máu chân răng hoặc bị loét. Tuy nhiên, đây không thật sự là một khối u và không có tính chất ung thư.
U nhú thai nghén thông thường sẽ giảm dần và mất hẳn sau khi sinh mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu u cản trở việc ăn, nhai, dễ chảy máu, hoặc không biến mất sau khi sinh thì cần đi thăm khám bác sĩ để được cắt bỏ u.
2.4. Sâu răng 25% số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có sâu răng. Sâu răng là sự kết hợp giữa chế độ ăn nhiều đường và các vi khuẩn trong miệng làm phá hủy men răng. Ban đầu, sâu răng là một đốm trắng, tiến triển dần thành lỗ sâu màu nâu. Bà bầu bị sâu răng nếu không điều trị có thể dẫn đến áp-xe chân răng, nặng hơn là viêm mô tế bào ở mặt.
2.5. Mòn răng Ở nhiều phụ nữ mang thai bị nôn ói, men răng có thể bị ăn mòn do lượng axit từ dịch trong dạ dày tiết ra có thể phá hủy men răng, gây ra tình trạng chảy máu chân răng. Để bảo vệ răng khỏi tác động này, nên đánh răng ngay sau khi nôn ói, đồng thời trước khi đánh răng nên súc miệng bằng dung dịch soda pha loãng và sử dụng kem đánh răng chứa fluor.
3. Chăm sóc răng miệng ở bà bầu Trước khi mang thai
Nếu trước khi mang thai đã bị các vấn đề răng miệng, thì có thể nguy cơ mắc các bệnh này khi mang thai sẽ cao hơn nhiều. Do đó, phụ nữ cần phải chăm sóc răng miệng ngay từ khi có ý định mang thai bằng cách luôn duy trì vệ sinh răng miệng thật tốt:
Chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ, nên sử dụng kem đánh răng có chứa fluor. Nên dùng chỉ nha tơ để làm sạch các kẽ răng thay cho dùng tăm. Kiểm tra định kỳ răng miệng và điều trị triệt để các bệnh răng miệng nếu đã mắc phải. Chảy máu chân răng Chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ làm sạch các kẽ răng bằng chỉ nha khoa để bảo vệ răng miệng trước khi mang thai Trong thời kỳ mang thai
Trong thời kỳ này người phụ nữ thường có những thay đổi trong cơ thể, hay bị ợ chua, mệt và khó thở, thay đổi thói quen ăn uống. Do đó, cần lưu ý:
Có thể dùng một miếng băng gạc có kem đánh răng để lau sạch răng và súc miệng lại bằng nước sạch vì phụ nữ mang thai thường hay bị nôn trong vài tháng đầu. Thời kỳ thai nghén cũng làm cho phụ nữ ăn uống thất thường, nhiều người ăn đồ ngọt nhiều hơn bình thường nên rất dễ bị sâu răng. Do vậy để tránh mắc bệnh răng miệng, thai phụ nên cố gắng ăn những chế phẩm có chứa ít đường mà thay vào đó ăn vị ngọt từ trái cây tươi, nên uống nhiều sữa, ăn ít muối, vừa phải chất béo. Khi khám nha khoa: Cần báo cho bác sĩ biết phụ nữ đang mang thai ở giai đoạn nào để bác sĩ có các biện pháp điều trị phù hợp. Tuyệt nhiên không nên tự ý dùng thuốc trị sâu răng hay bất kỳ loại thuốc nào mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Sau khi sinh
Không nên ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Canxi là thành phần chính giúp răng chắc khỏe. Khi nuôi con, một lượng canxi của cơ thể người mẹ được tập trung trong sữa, do vậy cần phải uống sữa thường xuyên và ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung canxi cho chính cơ thể mẹ và trong sữa cho con bú. Trẻ mới sinh ra không có vi khuẩn gây sâu răng, để giữ vệ sinh cho trẻ người lớn không nên hôn vào miệng trẻ và không nên mớm thức ăn cho bé. Nên đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng lần để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh mắc phải.
Chảy Máu Chân Răng Khi Mang Thai: Mẹ Bầu Hãy Lưu Ý!
Mang thai là thời điểm nhạy cảm của phụ nữ. Khi mang thai, cơ thể của phụ nữ xảy ra nhiều thay đổi cả về ngoại hình và sức khỏe. Những thay đổi này có thể khiến các mẹ trở nên lo lắng và nhất là lo cho sự an toàn, khỏe mạnh của con yêu. Chảy máu chân răng khi mang thai là một trong những vấn đề mà nhiều mẹ thường hay than phiền.
1. Thời điểm thường xảy ra chảy máu chân răng?
Thông thường 60-70% phụ nữ khi mang thai sẽ bắt đầu thấy nướu sưng lên và rớm máu khi bước vào 3 tháng giữa thai kỳ hoặc có thể sớm hơn. Ở giai đoạn này, sự gia tăng các hormone trong thai kỳ khiến niêm mạc sưng lên và nghẽn tắc các mạch máu, khiến nướu bị viêm và dễ chảy máu. Triệu chứng này thường gặp khoảng tuần thứ 15 của thai kỳ.
2. Nguyên nhân chảy máu chân răng khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân góp phần gây ra tình trạng chảy máu chân răng của các mẹ trong quá trình mang thai như:
Sự biến đổi của nồng độ nội tiết tố
Khi mang thai, nồng progesteron tăng khiến các vi khuẩn gây viêm nướu dễ dàng phát triển hơn. Đồng thời gia tăng lượng hocmon cũng làm mô nướu nhạy cảm hơn và gây phản ứng quá mức với mảng bám. Đặc biệt nếu trước đó người mẹ đã mắc viêm nướu, viêm nha chu, thì tình trạng sẽ càng tệ hơn.
Thay đổi của môi trường miệng và thói quen ăn uống
Khi mang thai có thể miệng sẽ tiết ít nước bọt hơn. Nước bọt có vai trò cân bằng môi trường miệng, rửa trôi mảng bám và vi khuẩn. Việc giảm tiết nước bọt sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng, viêm nướu.
Mang thai cũng làm thói quen ăn uống hằng ngày của bạn thay đổi. Nhiều người sẽ cảm thấy thèm ăn ngọt và tinh bột hơn. Đây là môi trường yêu thích của vi khuẩn phát triển trong mảng bám gây viêm nướu.
Phản ứng muộn với nghén
Đối với những người biểu hiện nghén sớm trong thai kỳ, răng nướu dễ chịu ảnh hưởng bởi các tác động của thai kỳ. Khi ói thường xuyên, răng nướu sẽ phải liên tục chịu môi trường axit có hại. Điều này thật không mấy dễ chịu đối với các mẹ trong những tháng đầu thai kỳ.
Tăng nhạy cảm các giác quan
Khi mang thai bạn có thể trở nên vô cùng nhạy cảm với tất cả mọi thứ. Những thứ trước đây bạn rất thích hoặc không hề để ý, bỗng trở nên vô cùng khó chịu. Bạn cảm thấy khó chịu với mùi vị của bạc hà trong kem đánh răng hay của các chất khác trong sản phẩm chăm sóc răng miệng . Điều này là lý do khiến một số mẹ bầu lười chăm sóc răng miệng. Thường mẹ sẽ cảm thấy buồn nôn và tránh chải răng hay súc miệng.
3. Một số triệu chứng mắc kèm
Thường khi chải răng, chị em sẽ chú ý đến việc chảy máu nhiều hơn. Vì báo hiệu sự trầm trọng của tình trạng răng miệng. Tuy nhiên kèm theo sự chảy máu, nướu cũng sẽ có các biểu hiện như:
Sưng
Đỏ
Tụt nướu
Hơi thở hôi
Nhạy cảm khi sờ chạm
Đây đều là biểu hiện của viêm nướu thai kỳ. Viêm nướu sẽ thường gặp từ tháng 2 đến cuối thai kỳ. Tăng biểu hiện trong những tháng cuối của thai kỳ. Bên cạnh viêm nướu, mẹ bầu cũng có nguy cơ đối mặt với sâu răng, viêm nha chu. Do đó việc thăm khám nha sĩ trong những tháng thai kỳ là hết sức quan trọng, các mẹ không được bỏ quên.
4. Xử lý khi chảy máu chân răng
Đầu tiên, bạn cần hiểu đây là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Do đó không phải quá lo lắng. Có một số bước đơn giản bạn có thể thực hiện ngay để đối phó với tình trạng này:
Đến nha sĩ kiểm tra
Khi mang thai, bạn nên đến khám nha sĩ ít nhất 1 lần để kiểm tra và vệ sinh răng miệng. Bạn cần báo cho bác sĩ biết về tình trạng mang thai của mình. Điều này giúp nha sĩ lưu ý hơn các phương pháp che chắn khi chụp phim X quang hay trì hoãn các điều trị cần gây mê.
Tăng cường chăm sóc răng miệng
Nguyên tắc chăm sóc răng miệng thông thường là chải răng ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần 2 phút với kem đánh răng chứ fluor và dùng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ hằng ngày. Giai đoạn này nướu rất nhạy cảm, bạn nên dùng bàn chải mềm, không quá cứng, chải nhẹ nhàng. Có thể dùng bàn chải điện nhưng thao tác phải nhẹ nhàng.
Bạn có thể thay đổi loại kem đánh răng nếu thấy khó chịu. Nhiều hương vị trái cây của kem đánh răng trẻ em sẽ đem lại cảm giác dễ chịu hơn. Dành nhiều thời gian chăm sóc răng miệng hơn sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng của viêm nướu, sâu răng.
Vệ sinh lưỡi
Không chỉ răng của bạn cần chăm sóc, mà thậm chí lưỡi, nướu, mô miệng khác cũng cần được chải rửa nhẹ nhàng mỗi ngày. Việc chải lưỡi sẽ giúp làm giảm bớt mảng bám và lượng vi khuẩn có trong miệng.
Súc miệng với nước muối ấm hoặc nước súc miệng không chứa cồn
Điều này sẽ giúp bạn có được hơi thở thơm tho hơn, tăng cường sự khỏe mạnh của răng miệng. Nước muối ấm sẽ làm dịu cơn đau, sưng đỏ của nướu khiến bạn dễ chịu hơn. Đồng thời cũng phòng ngừa các bệnh đường hô hấp, viêm họng.
Súc miệng sau khi nôn
Thời gian nghén sẽ vô cùng khó chịu, bạn phải chịu hành hạ bởi nhiều lần nôn trong ngày. Nhưng chúng ta nên chịu khó chải răng hoặc có thể là súc miệng sau mỗi đợt nôn. Điều này giúp bạn bớt vị chua, khó chịu trong miệng. Đồng thời giúp loại bỏ vi khuẩn và axit gây hại cho miệng.
Xây dựng chế độ ăn hợp lý
Đảm bảo cung cấp đủ các vitamin và chất cần thiết cho quá trình thai kỳ. Đặc biệt là bổ sung vitamin C để có răng nướu khỏe mạnh. Việc quan tâm đến hàm lượng canxi trong khi mang thai cũng vô cùng quan trọng, giúp bạn có được hệ xương và răng chắc khỏe hơn.
Hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường và tinh bột
Khi mang thai, bạn sẽ được khuyến khích ăn nhiều để tốt cho mẹ và bé. Tuy nhiên, việc ăn vô tội vạ tất cả loại thức ăn nhất là thức ăn có lượng đường cao, sẽ đem lại những nguy cơ xấu. Việc dinh dưỡng không đúng có thể dẫn đến tiểu đường thai kỳ, các biến đổi sức khỏe khác và cả các vấn đề răng miệng.
Bạn nên cố gắng chọn những thực phẩm chứa ít đường nhất có thể. Nên tăng cường trái cây, thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Nếu bắt buộc phải ăn, nên chải răng ngay sau ăn 30 phút. Một số mẹ có thói quen ăn trái cây sấy. Đây là thực phẩm chứa lượng đường cao, dai dính, dễ bám trên mặt nhai các răng. Do đó nên hạn chế sử dụng.
5. Phòng ngừa chảy máu chân răng khi mang thai
Mặc dù tỉ lệ viêm nướu khi mang thai khá cao, lên đến 60 – 70% ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng việc thăm khám nha khoa để chăm sóc răng miệng thường xuyên.
Thực tế một số trường hợp mẹ bầu có vấn đề răng miệng nhưng vẫn không muốn đi nha sĩ. Lý do vì việc nghén khiến họ cảm thấy khó chịu khi có bất cứ vật gì đưa vào miệng. Một số lại cho rằng việc điều trị nha khoa sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Điều này là hoàn toàn không có căn cứ.
Nếu bạn không điều trị nha khoa ngay khi có vấn đề thì sẽ ảnh hưởng lớn hơn tới thai nhi. Do vậy, cách tốt nhất để có sức khỏe tốt cho mẹ và bé là phải tăng cường sức khỏe bằng cách tăng cường chăm sóc răng miệng.
6. Khi nào chảy máu chân răng khi mang thai sẽ hết?
Đây là điều mà nhiều người thắc mắc. Tình trạng này sẽ hết ngay sau sinh, khi hocmon trở về ổn định. Nếu trước mang thai, răng nướu bạn hoàn toàn khỏe mạnh thì ngay khi sinh xong, việc duy trì vệ sing răng miệng tốt sẽ khiến bạn nhanh hồi phục hơn.
7. Điều trị chảy máu chân răng khi mang thai
Bên cạnh việc áp dụng các cách ngăn ngừa chảy máu chân răng kể trên, nếu tình trạng tệ hơn, có thể bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ của nha sĩ. Thông thường nha sĩ sẽ loại bỏ mảng bám và vôi răng bằng cạo vôi. Bạn có thể sẽ được kê đơn kháng sinh để loại bỏ nhiễm khuẩn. Một số loại nước súc miệng kháng khuẩn cũng được cân nhắc sử dụng thêm. Bạn phải báo với bạn sĩ tất cả các vấn đề sức khỏe, dị ứng, loại thuốc hoặc vitamin đang sử dụng.
Trong trường hợp viêm tiến triển nặng, có thể bắt buộc phải điều trị phẫu thuật. Thường thời điểm phù hợp để thực hiện điều trị này là 3 tháng giữa thai kỳ. Nha sĩ sẽ thực hiện điều trị dưới sự phối hợp kiểm soát của bác sĩ sản khoa. Nếu bạn đang ở những tháng cuối thai kỳ, điều trị phẫu thuật sẽ được trì hoãn đến sau sinh. Nha sĩ sẽ phối hợp các điều trị làm giảm nhẹ tình trạng viêm.
8. Các vấn đề sức khỏe mắc kèm
Viêm nha chu
Nếu nướu bạn chỉ sưng đỏ và chảy máu nhẹ, thì bạn không phải quá lo lắng. Có thể bạn chỉ viêm nướu mức độ nhẹ và ít gây hại.Tuy nhiên nếu bạn không điều trị, viêm tiến triển có thể dẫn đến viêm nha chu. Viêm nha chu gây tiêu xương, răng lung lay và mất răng ở phụ nữ có thai. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy viêm nha chu ở phụ nữ có thai có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, nhẹ cân và tiền sản giật.
Sinh non
Tạp chí của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ cho thấy phụ nữ mang thai mắc các bệnh nướu mãn tính có khả năng sinh non cao gấp 4 – 7 lần (trước tuần thai 37) và trẻ nhẹ cân hơn so với những bà mẹ có nướu khỏe mạnh.
Các bà mẹ bị bệnh nha càng nặng, nguy cơ sinh non càng sớm, có thể ở tuần 32. Tuy nhiên việc điều trị bệnh lý nha chu có làm giảm nguy cơ sinh non hay không vẫn chưa rõ.
U nhú thai kỳ
Bạn có thể phát hiện thấy một khối sưng đỏ ở nướu chảy máu thường xuyên khi đánh răng hay chạm phải. Đây gọi là u nhú thai kỳ – một dạng của u hạt sinh mủ. Đây là phản ứng nhạy cảm của mô nướu với các tác nhân kích thích tại chỗ như: mảng bám, vôi răng… Khối u này hoàn toàn không gây hại. Tỉ lệ gặp thường khoảng 5% ở phụ nữ mang thai.
Thông thường không cần điều trị vì khối u sẽ thoái lui sau sinh. Tuy nhiên nếu nó quá lớn gây cản trở vệ sinh răng miệng và ăn uống, nha sĩ có thể chỉ định cắt bỏ dưới gây tê tại chỗ. Trường hợp cắt bỏ sớm khi vẫn trong thai kỳ nó vẫn có nguy cơ tái phát. Do đó thường nha sĩ sẽ loại bỏ mảng bám và hướng dẫn vệ sinh răng miệng trong thai kỳ.
Mang thai là một quá trình gian nan nhưng đầy niềm vui . Để có một hành trình thật vui khỏe, các mẹ hãy biết quan tâm chăm sóc sức khỏe đúng cách. Những dấu hiệu như chảy máu chân răng sẽ không khiến mẹ phải quá lo lắng nếu biết cách điều trị phù hợp. Chăm sóc răng miệng tốt, thường xuyên thăm khám nha sĩ, chế độ ăn phù hợp sẽ giúp mẹ có một thai kỳ an vui.
Bác sĩ Trương Mỹ Linh
Phụ Nữ Mang Thai Bị Phù Chân, Xuống Máu Chân Có Nguy Hiểm Không? Làm Sao Để Bà Bầu Không Bị Phù Chân?
Rất nhiều phụ nữ mang thai bị phù chân. Vây phù chân ở bà bầu hay xuống máu chân có nguy hiểm không? Làm sao để bà bầu không bị phù chân
Phụ nữ mang thai sẽ trải qua nhiều thay đổi biến động trên cơ thể. Trong đó bà bầu bị phù chân là hiện tượng sinh lý thường gặp, nhất là với phụ nữ mang thai ở những tháng cuối thai kỳ. Phù nề bàn chân không chỉ khiến mẹ cảm thấy khó chịu, khó khăn trong đi đứng sinh hoạt hàng ngày mà còn là một trong những dấu hiệu của chứng tiền sản giật nguy hiểm mà mẹ bầu cần đặc biệt chú ý.
Vì sao bà bầu bị phù chân?
Nguyên nhân bà bầu bị phù chân
Bà bầu bị phù chân là hậu quả của suy giãn tĩnh mạch. Phụ nữ mang thai bị suy tĩnh mạch dẫn đến chân bị nặng, sưng phù còn nếu bị giãn tĩnh mạch có thể khiến cho lượng máu và nồng độ hormone tăng cao gấp nhiều lần so với bình thường. Có 3 nguyên nhân chính khiến cho mẹ bầu bị phù chân như sau:
Việc lưu thông máu về tim bị cản trở: Càng về những tháng cuối thai kì, kích cỡ thai nhi càng lớn, làm tăng áp lực lên ổ bụng đồng thời gây ra lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ, cản trở việc máu chảy về tim mà bị dồn xuống chân mẹ gây sưng phù.
Nội tiết tố bị rối loạn: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho phụ nữ mang thai bị phù chân. Sự rối lọa nội tiết tố làm thành tĩnh mạch bị giãn, gây cản trở tuần hoàn máu, máu khó chảy về tim mà bị ứ đọng ở chân khiến mẹ bầu gặp phải các triệu chứng như: phù nề bàn chân, chân nặng, ngứa ran, bị chuột rút…
Bào thai có nước ối quá nhiều hay mẹ mang đa thai cũng là nguyên nhân làm cho mẹ bầu bị phù chân.
Phù chân khi mang thai khi nào gây nguy hiểm?
Bà bầu bị phù chân có sao không?
Mẹ bầu bị phù chân là hiện tượng bình thường và hầu như không gây nguy hại gì và sẽ biến mất sau sinh em bé nên mẹ không phải quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng bàn tay hay khuôn mặt mẹ bỗng bị sưng phù và kéo dài nhiều hơn một ngày. Hay nếu mẹ bị phù chân ở mức độ quá nặng, được xếp vào tình trạng bệnh lý chỉ khi mẹ bầu bị phù chân kèm theo đó là các triệu chứng tăng huyết áp, tăng cân quá nhanh, xuất hiện đạm trong nước tiểu thì nó còn tiềm ẩn nguy cơ mắc tiền sản giật vô cùng nguy hiểm thì mẹ hãy đến thăm khám bác sĩ ngay để được xác định tình trạng chính xác.
Bà bầu bị phù chân nên làm gì
Khi đã biết được nguyên nhân tại áo bà bầu bị phù chân thì chúng ta sẽ có được các giải pháp phòng ngừa làm sao để bà bầu không mắc phải hiện tượng đó. Một trong những biện pháp đơn giản nhất mẹ bầu có thể thực hiện là duy trì lối sống lành mạnh, làm suy giảm các triệu chứng của phù nề chân. Cụ thể:
Hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ mà nên dành thời gian cho chân được thư giãn nghỉ ngơi
Tránh ngồi vắt chân – nguyên nhân cản trở lưu thông máu
Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi, tránh mặc đồ quá chật, không nên đi giày cao cổ, giày cao gót
Tránh ở nơi quá nóng, nhiệt độ cao
Kiểm soát cân nặng đúng chuẩn, tránh tăng cân quá mức.
Tập thể dục đều đặn, vận động thể chất nhẹ nhàng, matxa chân.
Ăn uống lành mạnh: Uống nhiều nước, không ăn món cay hay quá mặn – làm giãn tĩnh mạch. Bổ sung thực phẩm giàu protein, trái cây giàu vitamin, kẽm, kali, canxi…
Nên nằm nghiêng sang trái để tử cung không chèn vào động mạch chủ và các tĩnh mạch ở khung chậu,
Gác chân lên gối khi ngủ để giúp máu lưu thông tốt hơn, có thể sử dụng gối ôm dành riêng mẹ bầu giúp mẹ thoải mái hơn, ngủ ngon hơn.
Nên tắm nước nóng, ngâm chân nước ấm thu giãn trước khi đi ngủ.
Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không?
Khi bị phù chân sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy nặng nề khó chịu và ngại di chuyển. Tuy nhiên mẹ nên nhớ rằng chính việc ngồi nhiều 1 chỗ hay lười vận động là nguyên nhân làm cho tình trạng phù nề chân trở nên nghiêm trọng hơn.
Do đó, khi mẹ bầu bị phù chân thì mẹ nên đi bộ như bình thường khoảng 30-60 phút mỗi ngày vào buổi sáng hay cuối buổi chiều, tối trước khi đi ngủ. Điểu này không chỉ giúp mẹ cảm thấy khỏe khoắn dễ chịu hơn mà còn giúp cho mẹ sinh em bé dễ dàng hơn đó.
Mẹ Bầu Bị Chảy Máu Chân Răng: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
I – Nguyên nhân chảy máu chân răng ở bà bầu
Cá biệt có một số trường hợp, nướu của mẹ bầu còn nổi lên những cục u nhỏ gọi là khối u mang thai hoặc u hạt sinh mủ ở chân răng. Những khối u này không gây đau đớn, nhưng sẽ vỡ ra, gây chảy máu khi đánh răng.
Vậy tại sao bà bầu bị chảy máu chân răng? Các nguyên nhân chính khiến bà bầu bị chảy máu răng gồm:
– Do thay đổi chế độ dinh dưỡng: Ngoài ra, có bầu bị chảy máu chân răng còn do việc thay đổi chế độ ăn uống và dinh dưỡng.
Hiện tượng chảy máu chân răng ở bà bầu là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề răng miệng như: Viêm nướu, viêm nha chu, u nhú thai nghén, mòn răng, sâu răng và một số vấn đề răng miệng khác như tăng tiết nước bọt hay khô miệng.
Tuy nhiên, nếu bà bầu chảy máu chân răng không được chữa trị kịp thời, chảy máu chân răng có thể biến chuyển thành nha chu, sâu răng rất phiền toái sau này.
Vậy khi nào bị chảy máu chân răng khi mang bầu nên đi khám bác sĩ? Phụ nữ mang bầu bị chảy máu chân răng nên đi khám bác sĩ khi có 1 trong các dấu hiệu sau:
– Đau răng, lợi đau nhức và chảy máu thường xuyên.
– Xuất hiện các khối u trong miệng. Ngay cả khi khối u không gây đau nhức mẹ bầu vẫn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
III – Cách chữa chảy máu chân răng khi mang thai
Bà bầu bị chảy máu chân răng và cách chữa thế nào? Nếu bà bầu chảy máu răng kèm theo cảm giác đau nhức hoặc bà bầu bị chảy máu chân răng nhiều và thường xuyên, mẹ bầu nên đi khám ngay để nha sĩ có thể giúp bạn kịp thời vệ sinh răng miệng và loại bỏ những mảng bám trên răng.
Bà bầu cần đánh răng thường xuyên và đúng cách để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng chảy máu chân răng khi có bầu.
Mẹ bầu nên sử dụng bàn chải mềm, và chọn loại kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm, chú ý không chà xát mạnh khi đánh răng.
Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ các chất canxi, phốt pho, sắt,… và các loại vitamin giúp cho răng chắc khỏe hơn đồng thời phòng ngừa sưng lợi chảy máu chân răng ở bà bầu hiệu quả.
Bà bầu hay bị chảy máu chân răng nên cố gắng ăn nhiều hoa quả và thực phẩm chứa nhiều chất xơ; hạn chế ăn các đồ ăn chứa nhiều tinh bột và đường; hạn chế ăn các loại trái cây sấy khô vì có hàm lượng đường rất cao, lại dai dính và bám chặt trên mặt răng…
( → Nên đọc: Mẹ bầu uống nước ép gì tốt? Các loại nước ép tốt cho bà bầu và thai nhi.)
Trong thai kỳ, nhu cầu canxi của mẹ và bé rất lớn nên bà bầu nên dùng viên uống canxi NextG Cal để ngăn ngừa nguy cơ chảy máu chân răng bà bầu. Trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ.
NextG Cal được làm từ xương bò non Úc, chứa canxi ở dạng hữu cơ và photpho, có cấu trúc vi tinh thể (MCHA), giúp canxi hấp thu vào cơ thể nhanh chóng.
Kết hợp cùng Vitamin K1 và D3 giúp tăng cường chuyển hoá, tổng hợp, đưa canxi vào các mô xương, hỗ trợ chuyển hóa canxi tốt hơn.
NextG Cal có thể dùng được cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên, giúp bổ sung canxi cho người bị loãng xương, phụ nữ mang thai và cho con bú. Đặc biệt, sản phẩm không chứa đường, phù hợp với người bị tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ.
Sản phẩm NextG Cal đạt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Cục quản lý Dược phẩm Úc, đồng thời được cấp phép bởi Bộ Y tế Việt Nam.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chảy Máu Chân Răng Ở Phụ Nữ Mang Thai trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!