Đề Xuất 3/2023 # Cân Nặng Sau Sinh – Để Không Còn Là Nỗi Buồn # Top 4 Like | Europeday2013.com

Đề Xuất 3/2023 # Cân Nặng Sau Sinh – Để Không Còn Là Nỗi Buồn # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cân Nặng Sau Sinh – Để Không Còn Là Nỗi Buồn mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

 Cân nặng sẽ thay đổi thế nào sau sinh?

Việc giảm cân bắt đầu ngay từ thời điểm em bé chào đời, khi cơ thể bạn mất đi trọng lượng của em bé, nhau thai, máu và nước ối và sẽ còn tiếp tục diễn ra sau đó. Trong một tuần sau sinh, cơ thể bạn sẽ tự động loại bỏ lượng dịch dư đã tích trữ trong các tế bào qua đường tiểu, dịch tiết âm đạo và mồ hôi. Vì lý do này mà bạn sẽ thấy mình bài tiết nước tiểu nhiều hơn bình thường – có thể gần 3 lít/ngày, cũng như đổ mồ hôi liên tục. Vào cuối tuần đầu tiên sau sinh, bạn sẽ thường giảm được từ 2 – 3 kg trọng lượng.

Lượng chất béo dư thừa bạn đã “nạp vào” để nuôi dưỡng em bé trong thai kỳ bắt đầu được đốt cháy, đặc biệt nếu bạn cho bé bú mẹ và tập thể dục trở lại. Nhưng phải mất ít nhất một vài tuần để thấy được kết quả rõ ràng.

Tuy nhiên, các vết rạn da và đường lằn chạy dọc bụng của bạn sẽ tồn tại lâu hơn. Tuy vậy, từ 6 đến 12 tháng sau khi bạn sinh, chúng sẽ mờ dần và trở nên nhạt hơn so với vùng da xung quanh.

 Mất bao lâu để bụng tôi “co” lại bình thường?

Hãy kiên nhẫn. Phải mất chín tháng để bụng bạn căng ra, chứa được một em bé đủ tháng, thì có nghĩa sẽ mất ít nhất thời gian đó để bụng bạn thu nhỏ trở lại.

Tốc độ và mức độ của quá trình chuyển đổi này phụ thuộc phần lớn vào kích thước cơ thể bình thường của bạn, bạn đã tăng bao nhiêu cân khi mang thai, bạn có vận động thường xuyên không và thêm một yếu tố quan trọng nữa là gen di truyền của bạn. Nếu bạn tăng cân không quá nhiều (khoảng 10 kg), tập thể dục thường xuyên trong thời kỳ mang thai, cho con bú và chỉ có một con, thì khả năng giảm cân của bạn sẽ nhanh chóng hơn.

 Tôi có thể làm gì để thúc đẩy việc giảm cân sau sinh?

-          Cho con bú, đặc biệt là trong những tháng đầu sau khi sinh con. Phụ nữ cho con bú đốt cháy lượng calo nhiều hơn để tạo sữa, vì vậy họ thường giảm cân nhanh hơn so với phụ nữ không cho con bú. Cho bé bú mẹ cũng kích hoạt các cơn co thắt giúp đẩy nhanh quá trình co hồi tử cung.

-          Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh: Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh sẽ giúp bạn có một làn da khỏe mạnh, hỗ trợ việc giảm cân, trong khi vẫn duy trì lượng sữa cần thiết cho em bé của mình.

Đừng ăn kiêng một cách nghiêm khắc với ý định giảm cân nhanh chóng, bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cho con bú của bạn. Chế độ ăn kiêng khắc nghiệt khiến cơ thể bạn rơi vào tình trạng đói, căng thẳng và mệt mỏi, làm giảm lượng sữa bạn sản xuất. Ngoài ra, bạn có thể không ăn đủ thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, điều đó có nghĩa là em bé của bạn có thể không nhận được tất cả chất béo và vitamin cần thiết từ sữa mẹ.

Hoa Phượng

 Tổng hợp từ:

https://www.parents.com/pregnancy/my-body/how-long-before-my-belly-is-normal-again/

https://www.babycenter.com/0_your-post-baby-belly-why-its-changed-and-how-to-tone-it_1152349.bc

Nỗi Khổ Của Các Mẹ Bị Ngứa Vùng Kín Sau Sinh

Bị ngứa vùng kín hay ngứa âm đạo là một hiện tượng rất dễ gặp ở phụ nữ sau khi sinh. Hiện tượng này có thể đơn giản do vệ sinh kém hay quan hệ tình dục quá sớm, nghiêm trọng hơn có thể là một biểu hiện của một số bệnh phụ khoa nguy hiểm..

1. Nguyên nhân gây ngứa vùng kín sau sinh

Sau khi sinh cơ thể người phụ nữ cũng khá nhạy cảm. Đặc biệt khi vấn đề sinh hoạt, vệ sinh hàng ngày không đảm bảo, hợp lý thì sẽ dễ dàng mắc phải các vấn đề phụ khoa, trong đó có ngứa vùng kín. Tuy nhiên, nhiều người đã rửa bộ phận vùng kín rất sạch mà vẫn bị ngứa. Vậy nguyên nhân phụ nữ sau sinh bị ngứa vùng kín là do đâu?

Ngứa vùng kín sau sinh là một trong những nguyên nhân hàng đầu do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ sau khi sinh. Sự suy giảm đột ngột của estrogen, khiến pH âm đạo thay đổi. Khi môi trường pH bị ảnh hưởng sẽ xảy ra sự mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn từ đó xuất hiện ngứa vùng kín.

Tử cung của người mẹ bắt đầu co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài sau khi mẹ sinh em bé. Lúc này, vùng kín thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt, nếu vệ sinh “cô bé” không đúng cách, quá sạch sẽ làm chết vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng pH âm đạo hay quá bẩn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi, tấn công và làm chị em sau sinh bị ngứa vùng kín

Sau sinh, phụ nữ nên kiêng cữ chuyện “yêu” ít nhất trong tháng đầu, vì sức khỏe lúc này vẫn chưa phục hồi hoàn toàn, vùng kín vẫn còn bị tổn thương. Nếu quan hệ quá sớm có thể khiến vết thương nghiêm trọng hơn, gây viêm nhiễm, ngứa ngáy.

Nhiễm vi khuẩn âm đạo là lý do phổ biến nhất của các triệu chứng ngứa vùng kín sau sinh. Trong môi trường âm đạo luôn tồn tại những vi khuẩn có lợi với nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cũng như cân bằng độ pH. Khi môi trường âm đạo mất đi cân bằng các vi khuẩn có lợi giảm, độ pH bị thay đổi thất thường, các vi khuẩn có hại sẽ phát triển mạnh, gây viêm nhiễm, từ đó vùng kín sẽ ra nhiều khí hư gây cảm giác ngứa ngáy.

Một chế độ ăn uống không khoa học, lành mạnh có thể gây ngứa âm đạo. Những thực phẩm chứa dầu mỡ, đồ ăn cay nóng hay sử dụng các chất kích thích như hút thuốc, cafe, rượu bia,… gây kích ứng vùng da mỏng khu âm đạo. Nếu bổ sung thực phẩm kháng khuẩn tự nhiên như sữa chua, tỏi, gừng,… sẽ giúp chị em loại bỏ bớt vi khuẩn có ở vùng kín.

2. Nỗi khổ phụ nữ sau sinh bị ngứa vùng kín do bệnh phụ khoa

Ngứa vùng kín sau sinh là biểu hiện của nhiều bệnh lý phụ khoa, nếu không kịp thời phát hiện và xử lý, hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe chị em phụ nữ.

Ngứa vùng kín sau sinh do bệnh viêm âm đạo: Vùng kín bị ngứa rát, khô hạn, kèm với khí hư ra nhiều, màu trắng đục, mùi tanh hôi, khó chịu.

Bị ngứa vùng kín do viêm lộ tuyến cổ tử cung: Vùng kín ra nhiều khí hư màu vàng, hôi, âm đạo khô, ngứa rát.

Viêm tử cung khiến ngứa vùng kín: khí hư ra nhiều, có thể lẫn máu, tử cung sưng đau, sưng to,… Bệnh có thể lây lan, gây viêm nhiễm cả buồng trứng, ống dẫn trứng, …

Ngứa vùng kín do bệnh lây truyền qua đường tình dục: Nhiễm , herpes âm đạo, mụn cóc âm đạo, nhiễm trichomonas và , sùi mào gà đều có thể gây ngứa phụ khoa sau khi sinh.

3. Cách điều trị ngứa vùng kín sau sinh hiệu quả cho chị em

Có nhiều cách trị ngứa vùng kín sau sinh hiệu quả cho chị em, có thể sử dụng cách chữa đơn giản bằng nguyên liệu tự nhiên hoặc với các phương pháp khác như sử dụng thuốc đặt phụ khoa. Tuy nhiên, dù sử dụng cách nào trước tiên chị em hãy đến cơ sở y tế hoặc liên hệ với bác sĩ để có thể biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương pháp điều trị cho từng trường hợp.

3.1. Chữa ngứa vùng kín sau sinh trường hợp nhẹ

Nếu ngứa ở vùng kín sau sinh mức độ nhẹ, những triệu chứng không gây quá nhiều khó chịu đến cuộc sống hoặc sinh hoạt. Chị em có thể áp dụng các cách dân gian, đơn giản và thường dùng nhất đó là sử dụng lá trầu không hoặc lá chè xanh (chè tươi).

Chuẩn bị lá trầu không hoặc lá chè xanh đem rửa sạch với nước muối đã được pha loãng.

Sau đó, vò nát nguyên liệu cho vào nồi hoặc ấm đun sôi với nước.

Khi nước ở nhiệt độ vừa phải (nước ấm) chị em dùng nước này để ngâm rửa ở bên ngoài vùng kín, sau đó dùng khăn khô sạch để lau khô vùng kín một cách nhẹ nhàng.

Thực hiện cách này mỗi tuần 2-3 lần để vùng kín luôn khô ráo, giảm ngứa hiệu quả.

3.2. Chữa ngứa vùng kín sau sinh ở trường hợp nặng

Nếu phụ nữ sau sinh bị ngứa vùng kín ở mức độ nặng, lúc này rất khó để áp dụng các phương pháp chữa bệnh dân gian. Cách tốt nhất và hiệu quả nhất đó chính là đến cơ sở y tế để được thăm khám một cách cụ thể, từ đó tìm ra nguyên nhân và đưa ra cách điều trị tốt nhất.

Nếu nguyên nhân ngứa ở vùng kín sau sinh do vi khuẩn hoặc nấm thì chị em có thể được điều trị bằng thuốc phù hợp để không ảnh hưởng đến chất lượng sữa cũng như sức khỏe của sản phụ và bé. Thông thường các thuốc đặt phụ khoa có công dụng điều trị tại chỗ nên các mẹ có thể yên tâm trong điều trị.

Nếu bệnh đã có sự lây lan sang các cơ quan lân cận, phương pháp được áp dụng lúc này là sử dụng các biện pháp ngoại khoa. Ví dụ như dùng dao Leep với mục đích loại bỏ các tế bào tổn thương, giúp nhanh chóng hình thành các mô mới.

Kết hợp sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa do nấm, vi khuẩn, gây viêm, nhanh chóng làm lành tổn thương, tăng cường sức đề kháng cơ thể và ngăn ngừa bệnh tái phát

4. 7 lời khuyên cho chị em khi bị ngứa vùng kín sau khi sinh

Để giảm thiểu cũng như phòng tránh nguy cơ mắc ngứa vùng kín, đặc biệt là ngứa vùng kín sau sinh chị em hãy lưu ý một số điểm sau:

Ngoài ra, chị em có thể chọn dùng sản phẩm thảo dược có chứa các kháng sinh thực vật như Hoàng bá, Khổ sâm, Dây ký ninh, Diếp cá, Immune Gamma sẽ giúp cân bằng PH âm đạo, kiểm soát dịch vùng kín, nhanh chóng làm lành tổn thương viêm, tăng cường sức đề kháng

Như vậy, bị ngứa vùng kín sau sinh là dấu hiệu mà các chị em không nên chủ quan. Nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Giải Toả Nỗi Lo Cho Bà Bầu Bị Lòi Trĩ Sau Khi Sinh Nên Làm Gì

Bị lòi trĩ sau khi sinh (bệnh lòi dom) ở mẹ bầu có xu hướng trở nên tồi tệ hơn nếu không biết cách điều trị hợp lý. Trong bài viết này, các chuyên gia phòng khám Thái Hà sẽ giúp mẹ bầu giải tỏa nỗi lo về bệnh lòi trĩ.

Bị lòi trĩ sau khi sinh trong dân gian là tên gọi khác của bệnh trĩ, là tình trạng các thành tĩnh mạch hâu môn bị sưng và viêm. Hậu môn chảy máu, ngứa ngáy khó chịu và xuất hiện các búi trĩ…

Điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai không thể triệt để hoàn toàn bởi gặp nhiều khó khăn. Do lo ngại việc điều trị bằng thuốc hoặc cắt trĩ có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thai nhi trong bụng mẹ.

Cơ thể đầy đủ nước thì hệ tiêu hóa nói riêng và các cơ quan khác trong cơ thể nói chung mới hoạt động hiệu quả. Hơn thế nữa, uống nhiều nước cũng khiến cho phân mềm ra và dễ đi ngoài hơn, giảm thiểu được các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ. Theo các chuyên gia, bà bầu nên uống ít nhất từ 2-2,5 lít nước chia thành 8-10 ly nước mỗi ngày.

Các loại rau củ quả và trái cây không những cung cấp cho bà bầu đa dạng các vitamin thiết yếu trong quá trình mang thai mà còn rất tốt cho dạ dày bởi nó chứa lượng lớn nước và chất xơ dễ tiêu hóa.

Phòng ngừa bị lòi trĩ sau khi sinh bằng vận động phù hợp

– Không nên đứng hoặc ngồi nhiều trong quá trình mang thai vì sẽ gây áp lực lên vùng hậu môn, máu huyết không lưu thông làm cho các thành tĩnh mạch có xu hướng trương căng thêm.

– Thay đổi nhiều tư thế khác nhau trong quá trình đứng, ngồi, nằm (nằm nghiêng, nằm thẳng) và đi lại…

– Đi bộ hoặc tập yoga dành cho mẹ bầu khoảng 30 phút mỗi ngày để kích thích máu huyết lưu thông…

Tắm nước ấm giúp mẹ bầu thư giãn, phòng ngừa và chữa trị bệnh trĩ hiệu quả.

Nếu bạn không thể tắm nước ấm nóng mỗi ngày, bạn hãy cố gắng thư giãn cơ thể trong bồn nước ấm ít nhất một lần vào mỗi sáng và mỗi tối.

Bà bầu không nên dùng khăn giấy để vệ sinh hậu môn sau mỗi lần đại tiện. Thay vào đó, nên dùng khăn lau mềm của em bé hoặc dùng nước rửa để hạn chế những tổn thương lên vùng da hậu môn.

Bà bầu tuyệt đối không nên nhịn đi đại tiện vì phân sẽ trở nên khô cứng và gây đau rát khi đi qua hậu môn. Bệnh trĩ ở bà bầu vì thế sẽ trở nên trầm trọng hơn.

Có Những Loại Nước Uống Gì Để Lợi Sữa Giảm Cân Sau Khi Sinh?

Nước rất quan trọng và cần thiết với cơ thể và sự sống của chúng ta. Trong đó tác dụng giảm cân và thải độc làm đẹp da là khá rõ ràng. Nước có tác dụng trao đổi chất trong cơ thể để sản xuất sữa và loại bỏ những tạp chất không tốt trong cơ thể qua thận.

Sữa mẹ vốn dĩ cũng là một loại chất lỏng hay còn gọi là nước. Nếu cơ thể thiếu nước thì việc tiết sữa sẽ bị hạn chế khá nhiều. Vì thế, mỗi ngày mẹ phải uống đủ 2 – 3 lít nước để đảm bảo được việc tiết sữa và giảm cân sau sinh nhanh chóng.

Nếu mẹ cảm thấy uống nước lọc nhàm chán có thể tham một vài lát chanh hoặc dưa chuột, cà chua mà vẫn không làm tăng hàm lượng calo.

Nước uống lợi sữa sau khi sinh đừng quên nước ép trái cây

Uống gì để lợi sữa giảm cân sau khi sinh không thể quên các loại nước ép trái cây. Trái cây cũng là một loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn của chị em sau sinh. Thay vì ăn trực tiếp mẹ có thể ép nước để uống.

Chất xơ và vitamin có trong trái cây sẽ giúp phân giải chất béo, đốt cháy calo. Một số loại trái cây vừa có tác dụng giảm cân, vừa có tác dụng lợi sữa đó là: cà rốt, nước ép dứa, nho, táo, cam,…

Sữa hay các chế phẩm từ sữa đều rất lợi sữa. Vì thế, sau khi sinh sản phụ nào cũng nên uống 1 – 2 ly sữa ấm mỗi ngày để tăng chất lượng sữa lên. Thế nhưng, nhiều chị em lại sợ uống sữa sẽ gây tăng cân nên đã từ chối loại nước uống lợi sữa sau khi sinh này.

Nếu là các loại sữa bầu, sữa đặc, sữa béo, sữa có đường thì uống nhiều gây tăng cân. Còn các loại sữa tách kem không béo, sữa tươi, sữa chua không đường thì lại vừa lợi sữa, vừa giúp mẹ giảm cân. Mỗi ngày mẹ cần uống 1- 2 cốc sữa tươi tách béo để bổ sung protein, vitamin D và canxi . Ngoài ra, nó còn giúp mẹ tránh viêm tuyến vú, đảm bảo chất lượng sữa.

Nước lá sẽ trả lời cho uống gì để lợi sữa giảm cân sau khi sinh

Bên cạnh các loại nước kể trên thì việc uống gì để lợi sữa giảm cân sau khi sinh không thể bỏ qua các loại nước lá thảo dược. Một số loại lá được sử dụng nhiều trong dân gian lợi sữa như: lá đinh lăng, lá chè vằng lợi sữa sau sinh, lá bồ công anh, lá mít non,…

Uống gì để lợi sữa sau khi sinh không thể không kể tới lá đinh lăng. Với các thành phần như saponin, alkaloid, vitamin B1, B2, B6, C, 20 acid amin, glycosid, alkaloid, phytosterol, tanin, acid hữu cơ, tinh dầu và nhiều nguyên tố vi lượng giúp sữa mẹ tiết ra nhiều hơn. Ngoài ra, lá đinh lăng còn giúp mẹ bỉm sữa mau hồi phục sức khỏe, tâm trạng thoải mái, bổ khí huyết, chống dị ứng, kiết lỵ,…

Cách làm nước lá đinh lăng uống lợi sữa như sau:

Đối với lá tươi: 200g lá đinh lăng rửa sạch, đun với 200ml nước rồi để sôi 7 – 10 phút. Uống mỗi ngày khi còn nóng để kích sữa về.

Đối với lá khô: Mỗi ngày hãm 1 cốc như uống nước chè.

Chè vằng quá nổi tiếng với tác dụng lợi sữa giảm cân. Chè vằng có thể sử dụng sắc nước uống khi phơi khô hoặc làm cao pha nước uống. Hiện nay một số sản phẩm lợi sữa cũng lấy chè vằng là nguyên liệu chính cho sản phẩm của mình.

Các mẹ có thể tham khảo chi tiết về cách sử dụng chè vằng lợi sữa qua bài viết sau:

https://mebeaz.com/che-vang-loi-sua-sau-khi-sinh/

Lá bồ công anh sẽ là câu trả lời tiếp theo của câu hỏi uống gì để lợi sữa giảm cân sau khi sinh của nhiều chị em. Lá bồ công anh có chất phytochemical giúp lợi tiểu, nhuận trạng và làm mát, thanh lọc cơ thể trước khi tích tụ chất béo cho cơ thể. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng kích thích tuyến sữa để sữa tiết đều hơn và chữa tắc tia sữa rất hiệu quả nếu đem giã nát để đắp và massage ngoài vú.

Mẹ có thể hãm lá bồ công anh khô hoặc lấy nước chiết từ rễ bồ công anh để uống. Mỗi ngày 1 tách trà bồ công anh trước mỗi bữa ăn sẽ giúp giảm cân hiệu quả.

Lá mít non sẽ là lựa chọn phù hợp cho các mẹ muốn uống gì vừa lợi sữa vừa giảm cân. Để có thể duy trì và làm tăng lượng sữa một cách từ từ thì mẹ nên thử uống nước lá mít non hoặc cụm hoa đực của mít mỗi ngày. Sau một vài tuần thì lượng sữa sẽ được cải thiện đáng kể.

Ngoài ra, mẹ có thể lấy quả mít non gọt vỏ gai, thát lát xào với thịt lợn nạc để tăng tác dụng lợi sữa.

Ngoài chuyện phân vân uống gì để lợi sữa giảm cân sau khi sinh, các mẹ nên có chế độ ăn hợp lý; luyện tập thể thao mỗi ngày; giữ tinh thần thoải mái. Ngoài ra, cho con bú đều đặn rất quan trọng để kích thích tuyến sữa và tiêu hao năng lượng. Chúc các mẹ sớm lấy lại vóc dáng như mong đợi mà vẫn đều sữa cho con.

Nguồn: chúng tôi

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cân Nặng Sau Sinh – Để Không Còn Là Nỗi Buồn trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!