Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Hạn Chế Ngứa Bụng Trong Thai Kỳ mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngứa bụng khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, gây ra nhiều sự phiền toái cho mẹ bầu. Thông thường, ngứa bụng sẽ xuất hiện ở giai đoạn giữa thai kỳ, tuy nhiên, nó cũng có thể xảy ra ở giai đoạn đầu hoặc cuối tùy vào cơ địa của mỗi người, những mẹ mang đa thai cũng có nguy cơ bị ngứa khi mang thai nhiều hơn vì da bụng căng nhiều.
Thời gian mang thai mang đến cho người phụ nữ muôn vàn cảm xúc và những biến đổi về cơ thể cũng như trạng thái tâm lý. Ngoài những thứ có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường như cân nặng tăng, da trở nên thâm sạm thì bên trong cơ thể, hệ miễn dịch hay nội tiết tố cũng có những sự thay đổi lớn cùng với sự phát triển của thai nhi. Có thể chính vì vậy mà trong suốt quá trình mang thai, bà bầu bị ngứa bàn tay bàn chân, làn da thường bị giãn và khô, kèm theo một số vấn đề như nổi mẩn ngứa, mề đay, khó chịu…
Ngứa là một thuật ngữ thường dùng trong y học, để diễn tả cảm giác khó chịu bên ngoài da hay những triệu chứng của một tổn thương nào đó trên da khiến người bệnh phải gãi liên tục. Đối với phụ nữ mang thai, ngoài hiện tượng rạn da, tăng cân thì còn thường xuyên bị ngứa khi mang thai, lòng bàn tay, bàn chân luôn bị đỏ ửng và ngứa ngáy, một số trường hợp đặc biệt còn bị phát ban toàn thân, xuất hiện những mảng ngứa ở ngực, mông và đùi.
Ngứa bụng trong thai kỳ là một hiện tượng khá phổ biến, có khoảng 40% phụ nữ sẽ gặp phải hiện tượng này trong thai kỳ của mình. Cũng không ngoại trừ khả năng ngứa là biểu hiện của một bệnh lý da liễu hoặc sự ứ mật trong gan (hay còn gọi là ứ mật thai kỳ), làm cho mật không lưu thông một cách bình thường trong các ống nhỏ của gan được và muối mật khi tích tụ lại trong da sẽ gây ra cảm giác ngứa toàn thân kèm các dấu hiệu khác như khiến mẹ bầu có cảm giác chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi.
Mặc dù không gây phát ban nhưng tình trạng ngứa thai sản này sẽ khiến cho da ửng đỏ, đau rát và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Sau khi sinh em bé, hiện tượng bị ngứa khi mang thai sẽ tự khỏi.
Chăm Sóc Da Đúng Cách Trong Thai Kỳ
CHĂM SÓC DA ĐÚNG CÁCH TRONG THAI KỲ
Bs. Nguyễn Thị Nhã Đan
1. Sự thay đổi làn da trong thai kỳ
Nhiều phụ nữ trong quá trình mang thai sẽ có những sự thay đổi về làn da và toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi này là do sự thay đổi của nội tiết tố thai kỳ (hormon thai kỳ). Đa số các chị em sẽ thấy có biểu hiện sạm da ở nhiều vùng trên cơ thể như mặt, bụng, nách, bẹn, mông,… thậm chí có thể bị nám da vùng mặt. Ngoài ra, mụn trứng cá cũng thường xuất hiện và đôi khi rất trầm trọng trong thời kỳ mang thai.
Nỗi lo của phụ nữ trong giai đoạn này là vừa mặc cảm, tự ti với bản thân, lại vừa lo lắng các phương pháp trị liệu hoặc chăm sóc da có thể ảnh hưởng đến thai nhi nên thường “chấp nhận” và “chịu đựng” đến khi sinh mà không sử dụng bất kỳ biện pháp nào. Điều đó dễ dẫn đến làn da trở nên tệ hơn và khó hồi phục sau sinh, thậm chí nám da có thể sẽ theo bạn suốt đời mà không trị khỏi được.
2. Các bước chăm sóc da cơ bản
Dù mang thai hay không thì các bước sau bạn vẫn nên thực hiện mỗi ngày 2 lần (sáng-tối):
+ Tẩy trang: Không dùng kem chống nắng, trang điểm vẫn nên tẩy trang mỗi tối trước khi đi ngủ để lấy sạch bụi bẩn, bã nhờn bám vào lỗ chân lông và da giúp da sạch khuẩn, thông thoáng hơn trước khi dưỡng lại bằng các bước tiếp theo.
+ Rửa mặt: giúp làm sạch da sau khi đã sử dụng tẩy trang, bước này không thể thiếu vì nếu chỉ tẩy trang thì bạn chỉ mới giúp lớp trang điểm và bụi bẩn trồi lên bề mặt da mà chưa thực sự được loại bỏ ra ngoài.
+ Toner (nước hoa hồng): bước này thường bị bỏ qua vì các chị em cho rằng không quan trọng. Tuy nhiên, bước này khá quan trọng vì toner giúp cân bằng pH và độ ẩm trên da sau khi rửa mặt, ngoài ra toner sẽ giúp làm sạch sâu 1 lần nữa cho làn da của bạn.
+ Serum: là bước dưỡng da quan trọng, serum thường có cấu trúc đậm đặc và chứa nhiều thành phần dưỡng tuỳ thuộc vào mỗi loại da: serum trị mụn, serum chống lão hoá, serum dưỡng ẩm,…
+ Kem dưỡng: là bước khoá ẩm, giúp lớp serum trước đó không bị bốc hơi để có thể đạt hiệu quả, ngoài ra kem dưỡng chứa thành phần dinh dưỡng cho làn da giúp da căng bóng, trắng sáng, mịn màng,…
+ Kem chống nắng: là thành phần không thể thiếu trong liệu trình chăm sóc da, vì nếu bạn đã dưỡng da rất tốt nhưng lại không bảo vệ thì làn da bạn vẫn lão hoá nhanh chóng. Kem chống nắng nên được sử dụng 4-5 tiếng 1 lần thường ngày, 2-3 tiếng 1 lần nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng lâu dài hoặc đi biển.
3. Các thành phần mỹ phẩm không sử dụng trong thai kỳ
Do đó, nếu bạn đang điều trị nám, hoặc điều trị mụn trước khi mang thai, thì khi đã có thai bạn nên ngừng ngay các sản phẩm điều trị này để giúp an toàn cho thai kỳ của mình. Nhưng nếu bạn đang gặp tình trạng mụn nặng, vẫn có thể sử dụng điều trị mụn trong thai kỳ nhưng sẽ sử dụng những loại thuốc an toàn cho em bé, trong trường hợp này bạn nên hỏi ý kiến của bác sỹ chuyên khoa da liễu.
4. Lưu ý khi sử dụng các loại mỹ phẩm trong thai kỳ:
– Kem chống nắng: bắt buôc sử dụng, tuy nhiên nên sử dụng kem chống nắng vật lý vì loại này sẽ an toàn hơn kem chống nắng hoá học. Hạn chế sử dụng kem chống nắng dạng xịt trong thai kỳ
– Tẩy trang: sử dụng tẩy trang dạng dầu sẽ giúp sạch sâu cho làn da, ngoài ra không làm mất độ ẩm cho làn da, bên cạnh đó, tẩy trang sạch sẽ giúp hạn chế tình trạng mụn ẩn, mụn viêm trong thai kỳ.
– Sữa rửa mặt: nên sử dụng những loại có thành phần từ thiên nhiên như nha đam, yến mạch, hạnh nhân,… không nên sử dụng những loại sữa rửa mặt có tác dụng trắng da, trị mụn, vì các thành phần điều trị có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi
– Toner: nên sử dụng dạng toner không chứa cồn, tác dụng làm sạch nhẹ nhàng, cân bằng làn da nhưng không gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của mẹ bầu
– Serum và kem dưỡng ẩm: chỉ nên sử dụng serum và kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, chủ yếu để cấp ẩm, ngăn ngừa tình trạng lão hoá và nám da. Tuyệt đối không sử dụng các loại kem trắng da, kem chứa corticoid (các loại kem dạng đặc, kem trộn), kem trị mụn cũng nên hạn chế sử dụng trong thai kỳ. Nếu bạn đang gặp tình trạng mụn nặng nề, có thể sử dụng các loại kem trị mụn khá an toàn chứa thành phần như: Tea tree oil, Zinc, Sunfur, hoặc nên hỏi ý kiến bác sỹ da liễu trước khi sử dụng.
– Mặt nạ: có thể sử dụng mặt nạ trái cây hoặc các loại mặt nạ từ thiên nhiên như mặt nạ nha đam, nghê, lòng đỏ trứng gà, mật ong,… , các loại mặt nạ giấy chiết xuất từ thiên nhiễn cũng thường an toàn cho mẹ bầu.
Lời khuyên trong giai đoạn này: nếu mỹ phẩm bạn đang sử dụng có những thành phần an toàn như trên thì bạn có thể tiếp tục sử dụng trong thai kỳ, nếu mỹ phẩm đang sử dụng có những thành phần không tốt thì tốt nhất bạn nên tìm một dòng mỹ phẩm dành riêng cho thai phụ. Hiện tại trên thị trường có rất nhiều hãng mỹ phẩm chứa các thành phần dịu nhẹ dành riêng cho phụ nữ mang thai và cho con bú, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.
5. Chế độ ăn uống, sinh hoạt trong thai kỳ:
Ngoài việc chăm sóc da đúng cách thì bạn cũng nên có một chế độ ăn uống đa dạng và giúp làm đẹp cho làn da. Những điều cần lưu ý:
+ Uống 2-3 lít nước/ ngày, bổ sung các loại nước ép trái cây có thành phần dưỡng da như vitamin C, vitamin A, …
+ Ăn nhiều rau xanh, trái cây
+ Bổ sung các loại rau củ giúp hấp thu đầy đủ khoáng chất và vitamin cho cơ thể
+ Hạn chế uống trà, cà phê, bia, rượu
+ Hạn chế thức khuya
+ Tránh nắng, mang khẩu trang và che chắn kỹ khi ra nắng vì làn da của bạn đang rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
6. Chế độ chăm sóc tại spa:
Ngoài việc chăm sóc da tại nhà, bạn có thể đến các trung tâm chăm sóc da để thực hiện thêm những phương pháp chăm sóc da an toàn. Nên đến spa 1-3 tuần 1 lần để giúp làn da được cung cấp các dưỡng chất cần thiết sâu hơn vào các lớp trung bì và hạ bì. Vì thực tế, việc tự dưỡng da tại nhà đa số chỉ giúp dưỡng chất hấp thu vào lớp thượng bì và trung bì mà thôi.
Tại La Foret Phuong Chau, có nhiều dịch vụ chăm sóc da dành riêng cho phụ nữ mang thai, với các thiết bị máy móc hiện đại và dược mỹ phẩm Hàn Quốc an toàn 100% cho thai phụ. Việc chăm sóc da tại spa thường xuyên kết hợp dưỡng da tại nhà sẽ giúp ngăn chặn tình trạng lão hoá da, ngăn ngừa nám, mụn, tàn nhang, … trong quá trình mang thai, hỗ trợ giúp bạn có 1 làn da tươi tắn, khoẻ mạnh. Nhờ đó, bạn sẽ tự tin hơn và hạnh phúc hơn với thiên chức thiêng liêng của mình.
Tư Vấn Về Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Trong 3 Tháng Đầu Và 3 Tháng Cuối Thai Kỳ
Nhiều bà bầu cảm thấy lo sợ khi giảm cân khi mang thai 3 tháng đầu bởi khi mang thai 3 tháng đầu nồng độ hoocmon ostrogen cao hơn mức bình thường khiến bà bầu có cảm giác buồn ôn khi tiếp xúc với các mùi thức ăn. Việc bị giảm cân khi mang thai 3 tháng đầu là chuyện bình thường và không ảnh hưởng đến sữa khỏe của thai nhi. Phân tích về việc bà bầu bị giảm cân trong 3 tháng đầu, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng việc mang thai 3 tháng đầu bị giảm cân không gây hại cho thai nhi bởi 3 tháng đầu do bánh rau chưa hoàn thiện nên thai nhi được nuôi dưỡng hoàn toàn bởi noãn hoàng, chỉ khi nào thai phụ bị kiệt quệ sức lực thì thai nhi mới bị ảnh hưởng. Tuy nhiên nếu bị giảm cân 3 tháng đầu mang thai quá nhiều thì đó là dấu hiệu không tốt đối với sức khỏe bà bầu cần đến khám tư vấn thường xuyên của bác sĩ.
Cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu tiên bởi 3 tháng đầu tiên này để mang thai 3 tháng đầu bị giảm cân quá nhiều, giúp cho các bà bầu luôn khỏe mạnh mà còn giúp cho thai nhi phát triển toàn diện hơn cho sau này. Với chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu cần đảm bảo bổ sung vitamin B3 (axit folic) – đây là loại vitamin rất tốt cho sự phát triển của bào thai và hệ thần kinh, nếu không được bổ sung đầy đủ vitamin B9 cho bà bầu trong 3 tháng đầu tiên có thể dẫn đến tình trạng thoát vị àng não, hở dốt sống, dễ mắc bệnh tim mạch bẩm sinh, sứt môi hay hở hàm ếch..
Có thể bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B9 khi mang thai 3 tháng đầu như các loại thực phẩm từ rau củ như rau cải xanh, súp lơ xanh, đậu hà lan, cà rốt, cam chanh hoặc bưởi, nội tạng động vật, mỗi ngày nên bổ sung khoảng 400 mcg acid folic cho bà bầu từ các loại thực phẩm này hoặc bổ sung từ thực phẩm chức năng.
Ngoài việc bổ sung vitamin B9 cho thực đơn giảm cân 3 tháng đầu cho bà bầu, cần bổ sung thêm sắt, canxi, protein và khoáng chất để tránh bị giảm cân khi mang thai 3 tháng đầu. Bên cạnh đó, các bà bầu cần tránh một số loại thực phẩm gây hại cho thai như như: khoai tây mầm, thực phẩm sống, rau răm, rau sam, rau ngót, rượu, bia, thuốc lá, đồ uống chứa cồn.. tránh xa những loại thực phẩm này để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cả mẹ và bé.
Đặc biệt nếu mang thai 3 tháng đầu trong những tháng hè cần chú ý hơn bởi thời điểm này bà bầu mang thai càng dễ bị giảm cân, để phòng ngừa được các dấu hiệu ốm nghén trong 3 tháng đầu cho bà bầu cần chú ý chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày, không uống trong khi ăn, hạn chế ăn các thực phẩm rán, chiên, sào, và các thực phẩm gây mùi và có tính nóng như: hành, tỏi, sả, gừng.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng cuối
Hầu hết ai cũng nghĩ rằng những tháng 3 tháng cuối cùng mang thai bà bầu lẽ ra phải tăng cân, nếu bị giảm cân khi mang thai 3 tháng cuối là điề rất bất thường. Có rất nhiều n guyên nhân gây ra hiện tượng giảm cân khi mang thai 3 tháng cuối, một trong những nguyên nhân đó là khi mang thai 3 tháng cuối do thai nhi phát triển lớn hơn, chèn ép lên dạ dày của người mẹ khiến cho dạ dày bị thu nhỏ hơn, dẫn đến bà bầu luôn có cảm giác khó chịu, ăn uống không cảm thấy ngon miệng. Bên cạnh đó việc giảm cân 3 tháng cuối thai kỳ có thể là do nguyên nhân người mẹ sắp chuyển dạ, lượng nước ối bị giảm dần.
Mặc dù vậy thì tình trạng bà bầu giảm cân trong 3 tháng đầu mang thai hay bà bầu bị giảm cân trong 3 tháng cuối cần phải theo dõi và đi thăm khám bác sĩ thường xuyên để phát hiện những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. Trước khi đi khám bác sĩ nếu bà bầu thấy biểu hiện bất thường về cân nặng thì hãy đi khám bác sĩ thường xuyên, muốn vậy bà bầu cần biết cân nặng tăng lên trong suốt thời kỳ mang thai cho tới khi lên bàn mổ thường là 11-16kg, nếu mang thai đôi thì có thể cân nặng tăng lên 20kg.
Theo các chuyên gia tư vấn, để giảm tình trạng bị giảm cân khi mang thai 3 tháng cuối điều cần quan tâm nhất là chế độ dinh dưỡng hàng ngày, việc nghỉ ngơi và vận động của bà bầu. Đối với chế độ ăn uống thì nên ưu tiên các thực phẩm giàu đạm, nhưng nên ăn vừa đủ lượng tinh bột, bổ sung thêm gạo lức và sữa tươi không đường, uống khoảng 3 lít nước mỗi ngày. Còn với việc vận động, nên đi lại nhẹ nhàng, không mang vác đồ nặng hoặc leo lên cao.
Bên cạnh những bà bầu bị giảm cân khi mang thai 3 tháng đầu và giảm cân trong 3 tháng cuối mang thai thì có bà bầu lại lo lắng với tình trạng cân nặng bị tăng lên khi mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Trong trường hợp như vậy thì các bà bầu nên làm như thế nào? Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì các bà bầu nên đảm bảo việc tăng đủ số cân nặng cần thiết trong quá trình mang thai, không nên dùng các biện pháp giảm cân như vận động mạnh, nhịn ăn, uống thuốc giảm cân để ép giảm cân bởi nhu vậy rất có hại đến sức khỏe của chính bà baafi cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Còn với giảm cân sau sinh 3 tháng thì sao? Sau khi sinh con khoảng 3 tháng là các bà mẹ có thể áp dụng chế độ giảm cân và luyện tập giảm cân cho mình rồi, việc giảm cân sau 3 tháng sinh còn cần đảm bảo vừa đủ sữa cho con bú vừa giảm cân hiệu quả. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng chế đô ăn giảm cân sau sinh 3 tháng phfu hợp nhất là chế độ ăn giảm cân low carb (chế độ ăn kiêng giảm cân hoàn toàn với các thực phẩm giàu chất béo, chất xơ, hạn chế tối đa tinh bột), tuy nhiên không nên kéo dài chế độ ăn giảm cân này để tránh mắc các bệnh về đường tiêu hóa và bệnh tim mạch.
Cảm Cúm Trong Thai Kỳ Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Thế Nào?
Cảm cúm khi mang thai là nỗi lo chung của các mẹ bầu. Rất nhiều lo rằng bà bầu bị cảm cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không, thai nhi khi sinh ra có bị dị tật không, mẹ bầu có dễ sinh non không…
Để tránh khỏi những lo âu này, mẹ bầu hãy nắm vững những thông tin cần thiết sau đây.
Cảm cúm là gì?
Cảm cúm là thuật ngữ chung của bệnh lý thường gặp do nhiễm virus. Thông thường thì được chia là cúm và cảm lạnh. Cảm cúm là do virus xâm nhập vào cơ thể qua mũi hoặc miệng.
Cảm cúm khi mang thai có nguy hiểm không?
Có thể. Mang thai không có nghĩa là khiến mẹ dễ dàng bị cảm. Tuy vậy do sự thay đổi của cơ thể, nếu mẹ bị cúm, mẹ dễ dàng gặp phải các triệu chứng cúm nặng.
Khả năng cao cảm cúm khi mang thai có thể dẫn đến các biến chứng như các vấn đề hô hấp. Mẹ cũng có nguy cơ cao mắc viêm phổi và cần điều trị trong bệnh viện.
Một số chủng cúm nặng làm tăng nguy cơ sinh non và khiến con sinh ra thiếu cân. Trong một số trường hợp hiếm gặp, con có thể chết trong bụng mẹ.
Chính vì vậy, phụ nữ có thai được khuyến khích tiêm vaccine cảm cúm, bảo vệ cả con và mẹ. Tuy vậy, nếu mẹ chưa tiêm vaccine và bị cúm, điều trị nhanh bằng thuốc kháng virus có thể ngăn bệnh trầm trọng hơn.
Ban đầu, mẹ có thể cảm thấy như thế mẹ đang bị cảm lạnh thông thường. Nhưng mẹ nhanh chóng cảm thấy tồi tệ hơn khi các triệu chứng cúm ngày một rõ ràng. Mẹ có thể bị:
Mẹ có thể thấy những triệu chứng giống cảm lạnh như ho khan, đau họng, chảy nước mũi và hắt hơi. Một số người bị nôn mửa và tiêu chảy.
Cảm cúm có thể khiến mẹ mệt mỏi khi mang thai, vậy nên hãy nhẹ nhàng xử lý.
Mang thai 3 tháng đầu bị cúm có ảnh hưởng gì đến thai nhi?
Có rất nhiều người lo lắng bà bầu bị cảm cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không thì câu trả lời là có, nhất là việc cảm cúm khi mang thai 3 tháng đầu. Khá nhiều nghiên cứu cho thấy virus cúm có thể gây dị tật cho thai nhi, tuy không phải là tất cả.
Nếu như người mẹ nhiễm cúm nặng có thể dẫn đến tình trạng sốt cao, có thể bị nhiễm khuẩn hay nhiễm độc khiến cho thai nhi bị chết lưu hoặc gây sảy thai.
Thế nhưng mẹ bầu cũng không nên quá hoang mang. Nếu như những thai kỳ bình thường và mẹ bầu không có bệnh tật gì khi mang bầu thì tỷ lệ thai dị tật có thể trên dưới 1%. Vậy nên dù mẹ bầu có tiền căn bị cảm cúm thì không hẳn là do bệnh cúm gây ra nếu thai nhi có dị tật khi ra đời.
Khi mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu bị cảm cúm thì mẹ cần bình tĩnh tham khảo lời khuyên của bác sĩ và có phương án điều trị thích hợp.
Nếu mẹ lo lắng thì việc này có thể ảnh hưởng đến thai nhi, điều cần thiết là phải theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng việc khám thai đều đặn. Với các máy khám thai hiện nay thì bác sĩ có thể phát hiện được các dị tật ở tay chân, đốt sống, sứt môi, dị tật ở tim…
Mẹ bầu bị cảm cúm trong tam cá nguyệt thứ nhất có tỷ lệ con bị dị tật bẩm sinh cao hơn
Nhìn chung mẹ không nên sử dụng thuốc trị cảm cúm trong 3 tháng đầu vì tác dụng phụ cũng có thể gây dị tật. Bác sĩ có thể gợi ý cho mẹ bầu một số cách thức như dùng nước muối sinh lý để làm vệ sinh mũi, dùng khăn mềm lau sạch hỉ mũi, sử dụng tỏi để cảm thấy dễ chịu hơn.
Ngoài ra, mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C vào thực đơn hàng ngày như cam, quýt, ổi…. Nếu như tình trạng cảm cúm kéo dài phải đến thăm khám bác sĩ và điều trị ngay lập tức.
Nếu như mẹ bầu lỡ tự uống uống thuốc cảm cúm khi mang bầu nên giữ lại vỏ thuốc, ghi nhớ nhiều lượng. Sau đó mang tới bác sĩ để xin lời khuyên giải quyết tình huống. Mẹ bầu nên nhớ là không phải loại thuốc uống nào cũng gây nguy hiểm cho thai nhi.
Cách phòng ngừa cảm cúm khi mang thai
Cách thông thường để ngăn ngừa cảm cúm là tiêm phòng. Việc chủng ngừa bệnh cúm là điều cần thiết cho sức khỏe của mẹ và bé. Phụ nữ có thể chủng ngừa vào tháng 10 hay khi bắt đầu mùa cúm.
Virus cúm có thể lây lan qua không khí do người bị cúm ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Bên cạnh đó là do sử dụng chung đồ của người có bệnh và mẹ bầu chạm mũi và miệng… vào vật dụng này. Vì cảm cúm rất dễ lây lan vậy nên mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc những người bị bệnh cảm cúm.
Cách phòng ngừa cảm cúm khi mang thai tiếp theo đó là mẹ nên rửa tay thường xuyên, rửa tay bằng xà phòng và nước ấm. Tránh để tay bẩn chạm vào mũi, mắt hay miệng.
Mẹ cũng đừng quên bổ sung nhiều vitamin C và có một chế độ ăn uống lành mạnh để có thể có sức kháng tốt nhất.
Mẹ có nên chích ngừa cúm khi mang thai?
Chích ngừa giúp mẹ phòng tránh bệnh cúm. Bộ Y tế khuyến cáo tất cả bà mẹ mang thai cần chích ngừa cúm mùa. Cảm cúm rất nguy hiểm đối với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi và virus dễ dàng phát tán trong không khí nếu mẹ ho hoặc hắt hơi.
Tiêm vaccine cũng bảo vệ con khỏi virus bệnh cúm trong những tháng đầu đời của trẻ.
Vaccine bệnh cúm an toàn cho thai nhi trong bất kỳ giai đoạn nào. Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu, vaccine được sử dụng nhiều năm mà không có bất kỳ biến chứng nào.
Mẹ có thể tiêm vaccine ở bất cứ thời điểm trong mùa cúm, tức là trong mùa đông. Mẹ sẽ được bảo vệ tốt nhất nếu tiêm từ đầu mùa cúm, thường là khoảng tháng 9 tới đầu tháng 11. Sau khi chích ngừa, hệ miễn dịch mất 10-14 ngày để phản ứng và bảo vệ mẹ.
Tiêm vaccine làm giảm thiểu nguy cơ cảm cúm một cách đáng kể, tuy vậy vẫn có khả năng mẹ mắc bệnh. Đó là do virus cảm cúm có rất nhiều chủng loại, và mỗi năm các chủng loại khác nhau lại bùng phát.
Những nhà sản xuất vaccine dự đoán chủng nào bùng phát trong mỗi mùa đông, và thay đổi công thức theo đó, tuy vậy không phải lúc nào họ cũng đúng.
Vaccine cảm cúm được sản xuất từ trứng. Nếu mẹ dị ứng với trứng, hãy nói với bác sĩ hoặc y tá thực tập. HIện nay đã có một số loại vaccine mẹ vẫn có thể sử dụng.
Mẹ nên làm gì khi bị cúm?
Nếu mẹ đang mang thai và cảm thấy mình bị cúm, hãy tới gặp bác sĩ ngay lập tức. Nếu mẹ không chắc mình đang bị cảm lạnh hay bị cúm, cứ tới gặp bác sĩ. Nếu không trong giờ làm việc hoặc vào cuối tuần, hãy gọi tổng đài tư vấn sức khỏe.
Mẹ dễ nhiễm những chủng cúm nguy hiểm trong vòng 2 tuần sau sinh. Nếu mẹ vừa sinh con và bị cảm cúm, nhanh chóng tới gặp bác sĩ.
Tùy thuộc vào sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ kê thuốc cảm cúm phù hợp. Có 2 loại chính: Viêm nang Tamiflu (oseltamivir) và thuốc hít Relenza (thường được biết đến với tên gọi zanamivir). Những loại thuốc này giúp giảm cúm và hiệu quả nhất khi sử dụng trong vòng 48 giờ xuất hiện các triệu chứng.
Thuốc không dùng thay thế tiêm chủng. Tuy vậy thỉnh thoảng người ta sử dụng chúng ngăn ngừa bệnh cúm nếu mẹ từng tiếp xúc với những người mắc cúm mà chưa đi tiêm ngừa. Điều này có thể xảy ra do:
Mẹ chưa từng tiêm vaccine.
Mẹ đã từng tiêm vaccine nhưng không được bảo vệ khỏi chủng loại cúm đang hoành hành.
Mẹ đã từng tiêm vaccine nhưng dưới 14 ngày khi tiếp xúc với người bị cúm. Trong trường hợp này vaccine không có tác dụng.
Thuốc kháng virus được kê đơn trong vòng 48 giờ tiếp xúc với cúm.
Khi mẹ bị cúm, hãy nằm nghỉ ngơi trên giường.
Uống nhiều nước, đặc biệt khi mẹ bị cúm, đừng để mất nước.
Uống paracetamol hạ sốt.
Ibuprofen trị cảm cúm cho người lớn. Nhưng nếu mẹ đang trong tam cá nguyệt đầu tiên hoặc thứ hai, mẹ cần nói với bác sĩ trước khi uống ibuprofen bởi thuốc này không nên sử dụng với phụ nữ có thai. Mẹ cũng không nên uống ibuprofen ở quý 3 để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Mặc dù vaccine là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe, mẹ cũng nên tuân thủ vệ sinh để ngừa cảm cúm như ngừa cảm lạnh.
Thai kỳ hạnh phúc cho mẹ bầu
Các ông chồng có thấu hiểu được những khó khăn, vất vả mà người vợ phải trải qua trong giai đoạn bầu bí suốt 280 ngày ròng rã?
Vai trò của người bố trong gia đình là rất quan trọng. Tuy nhiên trước đến giờ nhiều ông bố vẫn giữ quan niệm việc nuôi dạy con là trách nhiệm của phụ nữ, còn chồng là trụ cột chỉ cần kiếm tiền lo cho gia đình.
Do đó, cần phải có một công cụ nào đó để khơi gợi lên tình yêu và trách nhiệm hơn nữa của Chồng bạn trong việc nuôi dạy con cái. Và Thai giáo 280 ngày yêu thương chính là điều POH muốn nói đến. Đây là cơ hội để người chồng tạo ra những giây phút vui vẻ bên vợ, và có những trải nghiệm thú vị, hạnh phúc cùng vợ và con yêu.
Khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương giúp mẹ bầu luôn duy trì tâm trạng vui vẻ, cảm xúc tích cực, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho con yêu. Đồng thời, các nghiên cứu khoa học còn cho thấy việc áp dụng các phương pháp thai giáo đúng thời điểm giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Hạn Chế Ngứa Bụng Trong Thai Kỳ trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!