Đề Xuất 6/2023 # Bụng Căng Cứng Khi Mang Thai Tháng Thứ 4 – 5: Bình Thường Hay Bất Thường? # Top 15 Like | Europeday2013.com

Đề Xuất 6/2023 # Bụng Căng Cứng Khi Mang Thai Tháng Thứ 4 – 5: Bình Thường Hay Bất Thường? # Top 15 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bụng Căng Cứng Khi Mang Thai Tháng Thứ 4 – 5: Bình Thường Hay Bất Thường? mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Không ít các bà bầu thường gặp phải tình trạng bụng căng cứng trong giai đoạn thai kỳ, đặc biệt là vào tháng thứ 4 – 5. Vấn đề thường gây hoang mang lo lắng cho không ít mẹ bầu. Vậy dấu hiệu này xảy ra là bình thường hay bất thường và phụ nữ mang thai nên làm gì khi chúng xuất hiện? Hãy tham khảo ngay bài viết này để có thể giải đáp được thắc mắc.

Nguyên nhân bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 4 – 5

Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu luôn phải trải qua những biểu hiện thay đổi của cơ thể. Tuy nhiên, những vấn đề này thông thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe bởi nó là dấu hiệu sinh lý cho thấy thai nhi trong bụng bạn đang phát triển từng ngày. Tình trạng đau bụng trong tháng thứ 4 – 5 cũng vậy, thông thường nó xuất hiện do một số nguyên nhân sau đây:

Trong tháng thứ 4 – 5 tử cung của mẹ bầu thường bị co giãn do thai nhi trong bụng đang lớn lên. Tình trạng này tạo ra một áp lực lớn lên thành tử cung là nguyên nhân gây ra tình trạng căng cứng bụng.

Căng cứng bụng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy thai nhi trong bụng bạn đang phát triển rất tốt. Theo đó, hệ xương của bé có thể đang hình thành tốt, cơ thể to dần lên và dài người hơn.

Mẹ bầu tăng cân nhiều trong quá trình mang thai cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng bụng căng cứng vào tháng thứ 4 – 5.

Bên cạnh đó, làm việc quá sức và không nghỉ ngơi hợp lý trong thời gian này có thể sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người mẹ. Đồng thời, đây cũng là tác nhân chính gây ra tình trạng bụng bị căng cứng.

Ngoài ra, tình trạng mẹ bầu bị táo bón cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng căn tức bụng. Vấn đề này xảy ra do một loại hormone trong quá trình mang thai tác động lên làm hệ tiêu hóa hoạt động chậm dần.

Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 4 – 5 là bình thường hay bất thường?

Vấn đề sức khỏe luôn là mối băn khoăn hàng đầu của các mẹ bầu. Đặc biệt là khi thai phụ có những dấu hiệu bất thường, có thể đến là tình trạng bụng căng cứng vào tháng thứ 4 – 5. Nhiều bà mẹ lo lắng rằng tình trạng này có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, đây chỉ là một hiện tượng bình thường mà ai cũng từng gặp phải trong giai đoạn thai kỳ.

Theo đó, vào giai đoạn này của thai kỳ, các bà mẹ có thể cảm nhận được rõ sự lớn lên của thai nhi. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn quan trọng đối với sự hình thành và phát triển về thể chất cũng như trí não của bé. Chính vì sự tăng trưởng mạnh mẽ đã làm cho cơ thể người mẹ có những thay đổi nhất định và những hiện tượng bụng mẹ bầu căng cứng cũng được xuất phát chủ yếu từ những nguyên nhân này.

Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 4 – 5 có nguy hiểm không?

Thông thường hiện tượng bụng của mẹ bầu căng cứng là do những dấu hiệu trong thời điểm thai kỳ tác động làm cho một số cơ quan ở vùng bụng thay đổi. Vì vậy các mẹ bầu không nên quá lo lắng khi gặp phải tình trạng này. Hãy khắc phục nó bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình để chúng có thể biến mất nhanh chóng nhất có thể. Đồng thời, bạn cũng không nên làm việc quá sức vì có thể sẽ gây cho tình trạng bụng căng cứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Thông thường những lần bụng căng cứng xuất hiện khoảng vài giây hoặc vài phút, bởi chúng xảy ra do thai nhi trong bụng đang thai đổi tư thế hoặc đang đạp mạnh. Do đó, bạn nên tránh vận động quá mạnh trong thời điểm này vì có thể sẽ tác động không tốt đến thai nhi. Mặc khác, nếu các mẹ bầu thấy trường hợp bụng căng cứng ngày càng xuất hiện với tần xuất nhiều hơn, có thể kèm theo đau bụng nhẹ và thường diễn ra trong thời gian rất dài khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ. Lúc này, các mẹ bầu nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám vì có thể đây là dấu hiệu của việc sinh non.

Làm gì khi mang thai tháng thứ 4 – 5 bị căng cứng bụng

Tình trạng bụng căng cứng trong tháng thứ 4 – 5 thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc có thể xuất hiện sau một ngày dài các bà mẹ hoạt động và làm việc mệt mỏi. Bạn có thể thay đối sinh hoạt và áp dụng một số phương pháp sau đây để không gặp phải vấn đề này như sau:

1. Không nên xoa bụng thường xuyên

Giai đoạn bà bầu trong thai kỳ của tháng thứ 4 – 5 là thời điểm rất nhạy cảm bởi thai nhi lúc này đang có sự hình thành nhanh chóng. Vì thế, một số tác động lên vùng bụng, nhất là xoa bụng cũng có thể là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng bụng bị căng cứng trong thời điểm này. Việc xoa bụng không làm giảm đi vấn đề này mà còn có thể khiến nó diễn ra nhiều hơn, thậm chí là rất nguy hiểm với thai nhi.

Theo đó, tử cung của mẹ bầu được cấu tạo bởi những tế bào sợi cơ rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng khi có bất kỳ tác động nào. Chính vì thế, hành động xoa bụng của các mẹ bầu trong trường hợp này có thể sẽ khiến tử cung bị ảnh hưởng rất nhiều, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến nguy cơ sinh non ở các bà bầu.

2. Hạn chế sinh hoạt vợ chồng

Trong quá trình sinh hoạt vợ chồng, bạn có thể vô tình làm ảnh hưởng đến tử cung. Điều này sẽ tác động lên cơ quan này và gây ra tình trạng co thắt khiến cho tình trạng căng cứng bụng của các bà bầu ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, ngay khi có những biểu hiện đầu tiên, bạn nên cân nhắc trong chuyện chăn gối của mình để không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Đồng thời, khi quan hệ trong thời điểm này, các bác sĩ chuyên khoa đưa ra khuyến cáo rằng nên sử dụng bao cao su. Bởi lẽ, khi tinh dịch vào trong âm đạo có khả năng sẽ kích thích cho tử cung nở ra, điều này đem lại rất nhiều tác hại cho cơ thể của phụ nữ mang thai và cũng có thể là nguyên nhân chính gây ra tình trạng bụng căng cứng. Đồng thời, đảm bảo vấn đề này còn có thể ngăn ngừa các nguy cơ gây ra các bệnh truyền nhiễm cho người mẹ cũng như thai nhi trong bụng.

3. Thay đổi tư thế

Bà bầu thường sẽ rất hay thay đổi tư thế trong khi nằm ngủ, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng căng cứng bụng trong tháng thứ 4 – 5. Theo đó, các bà bầu thường hay vặn mình quá mạnh và thay đổi tư thế bất ngờ, điều này có thể dẫn đến một số tác động nguy hiểm đến tử cung. Nếu bà bầu đang bị căng cứng bụng thì hành động này có thể khiến nó diễn ra mạnh mẽ và kéo dài lâu hơn bình thường.

Chính vì vậy, cả trong kinh nghiệm dân gian và các khuyến cáo của bác sĩ hiện nay đều cho rằng phụ nữ mang thai nên thực hiện những động tác đứng lên, ngồi xuống hoặc trở mình nhẹ nhàng. Đồng thời, khi thay đổi tư thế trong khi nằm nên từ từ chậm rãi, không nên quá đột ngột sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Mặc khác, chứng căng cứng bụng thường xảy ra vào buổi sáng, vì vậy, các mẹ bầu nên chú ý hơn trong vấn đề này. Nên để cho cơn khó chịu qua đi rồi mới được ngồi dậy di chuyển. Kèm theo đó, nên chú ý nên chuyển sang thế nằm nghiêng rồi mới được ngồi dậy. Điều này không những hạn chế tác động đến thai nhi mà còn làm cho tình trạng căng cứng bụng không bị tái phát lại.

4. Mẹ bầu không nên nhịn tiểu

Tình trạng bà bầu đi tiểu thường xuyên là một dấu hiệu thường gặp và là một biểu hiện bình thường. Vấn đề này xảy ra thông thường do tử cung phát triển và co giãn quá mức gây chèn ép bàng quang. Chính vì thế, khi các bà mẹ nhịn tiểu sẽ gây ra tình trạng bụng bị căng cứng.

Lý giải cho vấn đề này, các bác sĩ cho rằng, tử cung và bàng quang là 2 bộ phận gần nhau, vì thế chúng thường có tác động qua lại. Nếu bạn nhịn tiểu quá lâu, lượng nước tiểu sẽ khiến cho bàng quang phải tăng lên về kích thước để chứa chất thải. Điều này sẽ làm cho tình trạng chèn ép của tử cung lên bàng quang nhiều hơn và chính nguyên nhân này đã gây ra tình trạng bụng các mẹ bầu bị căng cứng không chỉ trong tháng thứ 4 – 5 mà còn xuất hiện ở những thời điểm còn lại.

Lưu ý khi bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 4 – 5

Bụng căng cứng trong quá trình mang thai không gây nguy hiểm cho sức khỏe của các mẹ bầu. Tuy nhiên nó thường xảy ra khiến bạn rất khó chịu và cảm thấy phiền phức. Bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây để tình trạng căn cứng bụng không tái phát lại và sớm biến mất.

Mẹ bầu nên vận động tập thể dục thể thao trong thời gian này để kích thích sự vận động của hệ cơ trong cơ thể, điều này có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa tình trạng căng cứng bụng.

Nên giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh những áp lực trong công việc. Đồng thời, xây dựng một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý để bảo vệ sức khỏe tốt hơn, hạn chế được tình trạng căng cứng bụng.

Ăn uống đầy đủ chất để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển về tinh thần và thể chất của thai nhi trong thời gian này. Nên lưu ý không ăn quá no sau 7 giờ tối vì sẽ có nguy cơ gây ra tình trạng căng cúng bụng.

Trong khi ngủ nên nằm nghiêng về phía bên trái, hoặc bạn có thể sử dụng loại gối ôm chuyên dụng dùng cho bà bầu để giúp thai nhi có đủ máu và cải thiện chức năng thận, ngăn ngừa bụng bị căng cứng sau khi thức dậy vào sáng hôm sau.

Nên chọn những loại quần áo thoải mái, chất liệu mỏng nhẹ và mịn màng. Tuyệt đối không nên mặc quần áo quá chật để hạn chế tình trạng chèn ép cơ bụng.

Nếu thấy tình trạng căng cứng bụng diễn biến phức tạp hơn và có xuất hiện cùng với những biến chứng bất thường, bạn nên báo ngay với bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Mang Thai Tháng Thứ 8 Bụng Căng Cứng Có Phải Dấu Hiệu Sinh Non?

Từ tuần thứ 12 trở đi những cơn gò cứng bụng đã bắt đầu xuất hiện và xuất hiện thường xuyên hơn từ tháng thứ 4. Những cơn gò cứng bụng này là khá phổ biến đa số bà bầu đều không thể tránh khỏi nó không phải là dấu hiệu sinh non như nhiều bà mẹ vẫn suy nghĩ.

Trong giai đoạn mang thai sản phụ có rất nhiều thay đổi về cả tinh thần và thể chất nên những  sự khác thường trong cơ thể là rất bình thường không có gì lắng. Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng cũng vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến gò cứng bụng và nó xuất phát từ những thay đổi tự nhiên khi phụ nữ mang thai. Trừ một số trường hợp nguy hiểm như kèm theo dấu hiệu  đau lưng chảy máu âm đạo thì nên tìm đến các trung tâm y tế ngay lập tức.

Tháng thứ 8 bụng mẹ bầu khá lớn

Tại sao khi mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng?

Khung xương thai nhi phát triển: bắt đầu từ tháng thứ 4 khung xương của bé bắt đầu phát triển và kể cả chiều dài. Đây là nguyên nhân khiến cho bụng mẹ bầu gò cứng dễ hiểu nhất

Tử cung giãn nở bị áp lực: 3 tháng đầu thai nhi còn bé nên không ảnh hưởng nhiều đến thai phụ. Đến quý thứ 2 trẻ phát triển rất nhanh tử cung giãn nở để đảm bảo không gian cho bé chèn ép lên các cơ quan như trực tràng, bàng quang , khoang chậu làm cho bụng mẹ bầu gò cứng.

Cảm xúc của thai phụ: tâm trạng cũng ảnh hưởng đến hiện tượng

mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng

. Theo các chuyên gia thì những mẹ bầu thường căng thẳng, lo lắng sẽ thường xuyên xuất hiện các con gò cứng bụng. Nên tạo tâm lý thoải mái để giảm bớt hiện tượng này.

Táo bón: táo bón cũng là một nguyên nhân gây ra gò cứng bụng khi mang thai tháng thứ 8. Chế độ dinh dưỡng nghèo nàng không khoa học sẽ khiến bà bầu dễ bị táo bón. Trong tháng 8, giai đoạn cận kề sinh thì chế độ dinh dưỡng rất quan trọng, nên cho bà bầu an nhiều rau xanh và các loại hoa quả để chống táo bón.

Khó thở khi mang thai tháng thứ 8

Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng không phải là dấu hiệu sinh non?

Những hiện tượng trên là rất thường gặp ở các mẹ bầu cho nên mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng không có gì là nguy hiểm cũng không phải là dấu hiệu sinh non như nhiều bà mẹ vẫn hay lầm tưởng. Tuy nhiên có một số trường hợp cần phải biết và lưu ý đến.

Những cơn gò bụng xuất hiện thường xuyên  khoảng 5-10 phút 1 lần được gọi là cơn dọa sinh non kèm theo ra máu và đau bụng thì nên đi khám bác sĩ .

Không nên sờ bụng, xoa bụng hay xoa ngực vì nhửng hành động này có thể kích thích cơn tử cung dẫn đến sinh non

Âm đạo có nhớt và dịch nhầy cũng khi chưa đến ngày dự sinh là dấu hiệu nhận biết sinh non.

Những trường hợp nguy cơ sinh non cao như : cổ tử cung bị hở bẩm sinh, từng nạo phá thai nhiều lần, té ngã và những tác động mạnh từ bên ngoài.

Không nên xoa bụng và đầu ngực để tránh sinh non

Sự phát triển nhanh của khung xương bé trong tháng thứ 8, sự giãn nở của tử cung để thích nghi với kích thước của thai nhi, tâm trạng lo lắng của mẹ bầu trong tháng này chính là những nguyên nhân làm cho các mẹ bị gò cứng bụng, những thay đổi này rất tự nhiên và bình thường không cần lo lắng. Những trường hợp nguy hiểm rất hiếm khi xảy ra nhưng cũng cần phải lưu ý.

Chia sẻ:

Tại Sao Mẹ Bầu Thường Bị Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai?

Nguyên nhân của tình trạng đau bụng dưới khi mang thai

Theo các chuyên gia, vào tháng đầu, hiện tượng đau bụng lâm râm khi mang thai là hoàn toàn bình thường. Đây là dấu hiệu cho thấy thai đang làm tổ. Đặc biệt vào những tuần đầu, cảm giác tưng tức càng rõ rệt hơn, khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Đau bụng dưới cũng có thể bị gây ra bởi cơn ốm nghén.

Thông thường, tình trạng này kéo dài âm ỉ khoảng 2-3 ngày, cảm giác đau không tăng lên, nhưng có xu hướng giảm đi. Trong 10 phụ nữ mang thai, hết 9 người sẽ xuất hiện cảm giác này khi thai bắt đầu đào sâu vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ.

Bước vào những tháng sau, khi thai lớn hơn, cảm giác đau bụng vẫn có thể xuất hiện. Nguyên nhân thường là do sự căng cơ và dây chằng, do phải nâng đỡ tử cung đang ngày càng lớn. Thông thường, mẹ bầu hay cảm thấy đau bụng khi ho, ngồi xổm hoặc đứng dậy. Hơn nữa, cảm giác đau cũng xuất hiện vào tháng cuối trước sinh do dịch vị tăng, bị đầy bụng.

– Mẹ bầu bị đau bụng dưới 1 bên, nếu hiện tượng đau bụng dưới là đau 1 bên (trái hoặc phải) thì cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm như: Mang thai bị chứa khối u, bị viêm ruột thừa cấp tính khi mang thai,… Bởi những bệnh này, ban đầu đều có những triệu chứng như đau bụng 1 bên, đôi khi còn kèm theo nôn ói, vì thế các mẹ bầu cần hết sức cẩn thận, không được chủ quan.

Cách khắc phục tình trạng đau bụng dưới khi mang thai

Mặc dù đau bụng lâm râm khi mang thai tháng đầu là dấu hiệu bình thường, nhưng không phải nó không tiềm ẩn những rủi ro nguy hiểm, nhất là khi đi kèm những triệu chứng như đau bụng dữ dội kèm theo tình trạng ra máu đen lợn cợn như bã cà phê, đi ngoài, buồn nôn, ói mửa, choáng váng, mệt mỏi, suy kiệt do chảy máu trong, ngất xỉu.

Mẹ bầu nên đi thăm khám ngay lập tức để được theo dõi và chữa trị kịp thời. Dù với bất cứ nguyên nhân nào thì khi mẹ bầu có hiện tượng đau bụng khi mang thai tháng đầu, tháng thứ 2, thứ 3 cũng như đau bên trái hay bên phải với cơn đau âm ỉ, dữ dội ra máu hay không cũng cần kiểm tra lại với các chuyên gia y tế hoặc với bác sĩ chuyên sản phụ khoa mà mẹ đang theo để khám thai định kỳ.

Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý chăm sóc cơ thể khi mang thai nhiều hơn, nhất là chăm sóc vùng kín để không bị mắc các bệnh phụ khoa gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Để giúp mẹ vệ sinh vùng kín khi mang thai một cách an toàn và hiệu quả, Earthmama xin giới thiệu đến mẹ sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ để phòng tránh bệnh phụ khoa khi mang thai, đó là dung dịch vệ sinh Organic Bio Mamma.

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé

Tim Đập Nhanh Khi Mang Thai Có Phải Là Dấu Hiệu Bất Thường?

Tim đập nhanh khi mang thai là nhịp tim tăng nhiều hơn so với mức nhịp tim trung bình trước khi có thai. Bình thường, nhịp tim của phụ nữ trưởng thành nằm trong khoảng 60 đến 100 lần/phút. Một thai phụ có thể thấy tim mình đập nhanh hơn khi mang thai. Tuy nhiên, nếu nó nằm trong khoảng trung bình ở người trưởng thành thì điều đó là hoàn toàn bình thường.

Chẳng hạn như: Một người phụ nữ có nhịp tim trung bình trước khi mang thai là 70 đến 80 lần/phút. Khi mang thai, nhịp tim có thể tăng lên 90 đến 100 lần/phút. Điều đó là hoàn toàn vô hại mà không phản ánh bất kỳ bệnh lý nào.

Tim đập nhanh khi mang thai có thể làm cho thai phụ cảm thấy:

Hồi hộp, đánh trống ngực.

Có cảm giác hụt hẫng như bỏ qua nhịp đập.

Cảm giác thở gấp hơn, hơn đôi chút.

Đôi khi cảm thấy khó chịu.

2. Nguyên nhân của hiện tượng tim đập nhanh khi mang thai

Tim đập nhanh khi mang thai sinh lý là do cơ thể mẹ bầu phải thích nghi với sự có mặt của em bé trong bụng. Đồng thời, tim phải làm việc nhiều hơn khi thai nhi dần lớn lên. Mục đích là để có đủ lượng máu vừa nuôi dưỡng cơ thể người mẹ, vừa nuôi thai nhi.

Chính vì vậy, trong lúc mang thai, tim của thai phụ sẽ làm việc nhiều hơn. Cụ thể là sẽ tăng số nhịp tim trong 1 phút (tăng tần số). Đồng thời tăng lượng máu mà tim bơm ra trong mỗi nhịp đập (tăng cung lượng tim).

Khi người mẹ mang thai trên 20 tuần, lượng máu qua tim thậm chí có thể tăng đến 1,5 lần bình thường. Điều đó tương đương mỗi ngày tim phải làm việc thêm để bơm từ 2.000 đến 3.000 lít máu tăng lên. Song song với hiện tượng sinh lý ấy, tim đập nhanh khi mang thai là hoàn toàn phù hợp và vô hại.

Một số nguyên nhân khác làm cho tim đập nhanh khi mang thai bao gồm:

Sự lo lắng: Mẹ bầu lo lắng về thai nhi trong bụng, về quá trình chuyển dạ.

Tăng kích thước tử cung: Làm cho máu lưu thông đến tử cung nhiều hơn. Vì vậy, tim phải đập nhanh hơn.

Chuẩn bị cho con bú: Tuyến vú bắt đầu hoạt động để thực hiện chức năng tiết sữa. Các mô vú mở rộng làm cho máu lưu thông đến đây nhiều hơn.

Nồng độ hormone thay đổi: Hormone Estrogen tăng đã làm tăng nhịp tim.

Tổn thương tim từ những lần mang thai trước.

Bệnh mạch vành.

Uống cà phê hoặc các thức uống có chất kích thích khi mang thai.

Các bệnh tim mạch bao gồm những gì? Tìm hiểu trong bài viết: Bệnh tim mạch: Liệu bạn đã thật sự hiểu và biết về nó chưa?

Ở nước ta, bệnh lý tim mạch mà phụ nữ có thai thường mắc là các bệnh van tim. Một số khác có thể mắc bệnh tim bẩm sinh tiềm ẩn chưa được phát hiện. Khi ấy, việc có thai trở thành một gánh nặng. Đồng thời, nó cũng là một yếu tố kích thích bệnh tim mạch nặng hơn.

Theo thống kê chung ở Việt Nam: Khoảng 20% phụ nữ có cơn nhịp tim nhanh từ trước sẽ tái phát khi mang thai. Một số yếu tố làm nặng thêm tình trạng tim đập nhanh khi mang thai bao gồm:

Bệnh van tim, bệnh cơ tim do di chứng thấp tim.

Bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Tiền sử nhồi máu cơ tim.

Tiền sử tiền sản giật, sản giật, tăng huyết áp do những lần mang thai trước.

4. Sự thay đổi của nhịp tim trong từng giai đoạn mang thai

Tùy theo từng giai đoạn của thai kỳ mà nhịp tim sẽ có những thay đổi nhất định.

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, nhịp tim của mẹ bầu có thể tăng từ 15 đến 20 lần/phút. Nguyên nhân chính là do hormone Estrogen tăng cao trong cơ thể dẫn đến tăng nhịp tim.

Vào giai đoạn này của thai kỳ, các mạch máu trong cơ thể bạn bắt đầu giãn ra hoặc to hơn. Điều này làm cho huyết áp của mẹ bầu giảm nhẹ.

Trong tam cá nguyệt sau cùng, khoảng 20% máu của cơ thể bạn sẽ chảy về tử cung. Vì vậy, tim phải bơm nhanh hơn để di chuyển lượng máu tăng lên này. Nhịp tim của thai phụ có thể tăng thêm 10 đến 20 nhịp mỗi phút.

Mẹ bầu nếu xuất hiện triệu chứng tim đập nhanh khi mang thai kèm các dấu hiệu sau đây thì cần đến gặp bác sĩ:

Tần suất tim đập nhanh xảy ra thường xuyên, ngày càng nặng hơn.

Ho ra máu.

Khó thở, khó nuốt.

Mạch đập không đều (rối loạn nhịp tim).

Khó thở khi gắng sức, khó thở phải ngồi hoặc khó thở cả khi nghỉ ngơi.

Nhịp tim quá nhanh (trên 120 lần/phút).

Vã mồ hôi thường xuyên, sợ nóng, thích lạnh.

6. Điều trị tim đập nhanh khi mang thai như thế nào?

Nếu tim đập nhanh khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường, mẹ bầu không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu tim đập nhanh do bệnh lý thì vấn đề điều trị cần phải được quan tâm. Theo đó, các bác sĩ sẽ cân nhắc giữa điều trị cho người mẹ và rủi ro cho thai nhi.

Biện pháp sử dụng thuốc chuyên khoa tim mạch sẽ được các bác sĩ chỉ định nếu như tình trạng nhịp tim nhanh ở mức độ nặng. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ hạn chế chỉ định thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Bởi vì dùng thuốc trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành cơ quan nội tạng của thai nhi.

Một số thuốc có thể được sử dụng để điều trị (mang tính chất tham khảo dành cho bạn đọc) như:

Nhóm thuốc điều chỉnh rối loạn nhịp tim.

Thuốc kháng giáp.

Thuốc hạ áp an toàn cho phụ nữ có thai.

Nhóm thuốc điều trị thiếu máu cục bộ cơ tim.

Biện pháp không dùng thuốc

Bác sĩ chuyên khoa cũng có thể sử dụng dòng điện để đưa nhịp tim trở về mức bình thường. Dĩ nhiên, phương pháp tim mạch can thiệp sẽ không được khuyến cáo trong thời gian mang thai. Chẳng hạn như:

Phẫu thuật điều trị hẹp van tim.

Cắt đốt ổ tạo nhịp ngoại vi.

Van tim nhân tạo.

Nong động mạch vành và đặt stent.

Những phương pháp tim mạch can thiệp này chỉ nên được thực hiện sau khi mẹ bầu đã sinh em bé và phải qua khỏi giai đoạn cho con bú. Ngoài ra, phương pháp xoa xoang cảnh và ấn nhãn cầu cũng giúp điều trị nhịp tim nhanh trong một số trường hợp.

7. Lối sống như thế nào để hạn chế bị nhịp tim nhanh trong thai kỳ?

Để hạn chế tình trạng tim đập nhanh khi mang thai, chị em phụ nữ nên thực hiện theo những khuyến nghị sau:

Không nên hút thuốc lá khi mang thai.

Hạn chế tối đa rượu, bia, các thức uống có cồn.

Không nên uống nhiều thức uống chứa caffein như: cà phê, trà, ca cao.

Uống nhiều nước (từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày).

Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh thức khuya, tránh làm việc quá sức.

Cố gắng giữ bình tĩnh trong mọi tình huống.

Giữ tâm lý bình ổn bằng việc ngồi thiền, tập yoga, tập hít sâu, thở đều.

Hy vọng qua bài viết này, chị em phụ nữ sẽ có thêm kiến thức bổ ích về tim đập nhanh khi mang thai. Từ đó, các mẹ bầu sẽ biết cách ứng phó với tình trạng này cũng như đưa hướng xử trí, phòng bệnh hiệu quả để có một thai kỳ an toàn nhất.

Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bụng Căng Cứng Khi Mang Thai Tháng Thứ 4 – 5: Bình Thường Hay Bất Thường? trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!