Đề Xuất 5/2023 # Bị Hôi Nách Khi Mang Thai Phải Làm Sao? # Top 8 Like | Europeday2013.com

Đề Xuất 5/2023 # Bị Hôi Nách Khi Mang Thai Phải Làm Sao? # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bị Hôi Nách Khi Mang Thai Phải Làm Sao? mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tại sao lại bị hôi nách khi mang thai?

Chào bác sĩ! Tôi đang mang bầu 4 tháng nhưng gần đây tôi thấy ở nách ra nhiều mồ hôi và có mùi khó ngửi, phải chăng tôi đã bị bệnh hôi nách? Trước đây tôi không hề bị hôi nách nhưng tại sao giờ mang thai lại bị? Xin bác sĩ tư vấn cho tôi cách trị hôi nách khi mang thai? Tôi xin cảm ơn!

(Hà Hương – Long Biên, HN)

Trả lời:

Chào bạn!

Nguyên nhân gây mùi hôi nách khi mang thai

Thông thường, phụ nữ khi mang bầu thường mắc chứng tăng tiết mồ hôi và khả năng bài tiết ra các axit béo cũng tăng cao. Đồng thời, những thay đổi về các yếu tố nội tiết và hoóc môn sinh lý trong cơ thể khiến cho một số chức năng hoạt động của các tuyến mồ hôi dưới da bị rối loạn. Mà trong tuyến mồ hôi thường có chứa ác axit béo không no, khi kết hợp với vi khuẩn trên da sẽ phân hủy nhanh tạo ra mùi hôi khó chịu. Đây chính là nguyên nhân gây ra mùi hôi nách ở phụ nữ khi đang mang thai.

Vậy làm sao để trị hôi nách khi mang thai?

Chị em phụ nữ mang thai có thể khử mùi hôi nách bằng phương pháp tự nhiên như:

– Dùng phèn chua: Lấy phèn chua rang lên rồi tán mịn, thoa vào nách sau mỗi lần tắm xong. Làm kiên trì trong một thời gian sẽ thấy hiệu quả.

– Dùng chanh tươi: dùng chanh chà xát lên vùng nách để sáng hôm sau rửa lại bằng nước ấm. Cách làm này vừa giúp bạn có thể kiểm soát được mùi và giảm được tình trạng thâm nách vì chanh còn có tác dụng như “tẩy da” và làm trắng da hiệu quả.

Tuy nhiên, những cách trên chỉ có thể khử mùi hôi nách tạm thời chứ không thể loại bỏ mùi hôi nách vĩnh viễn. Để điều trị hôi nách triệt để tận gốc chị em phụ nữ phải tiến hành tiểu phẫu loại bỏ tuyến mồ hôi dưới vùng cánh tay.

Trị hôi nách vĩnh viễn bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu Hàn Quốc

Hiện nay, chất lượng phòng khám Hưng Thịnh đang ứng dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu với công nghệ Hàn Quốc nhằm loại bỏ hoàn toàn tuyến mồ hôi ở vùng nách, nhanh chóng, triệt để và cũng rất an toàn. Chỉ với một lần điều trị duy nhất, mùi hôi nách dưới cánh tay sẽ được loại bỏ vĩnh viễn, không đau, không tái phát, không để lại sẹo xấu và không ảnh hưởng tới các vùng lân cận.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về phương pháp này hãy liên hệ với các chuyên gia tư vấn của chúng tôi theo đường dây nóng 0352 612 932 hoặc chat trực tiếp qua yahoo để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Mắc Quai Bị Khi Đang Mang Thai, Phải Làm Sao?

Quai bị là bệnh nhiễm nhiễm cấp tính do Paramyxovirus gây nên, làm viêm các tuyến nước bọt mang tai. Bị quai bị khi mang thai có thể do lây nhiễm bởi nước bọt nhiễm virus bệnh trong không khí thông qua giao tiếp, ho, hắt hơi. Trong thời kỳ mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu kém đi, là điều kiện để lây bệnh từ môi trường.

Khi mẹ bầu nhận thấy có các dấu hiệu sau cần nghĩ ngay đến có thể mình đã bị quai bị khi mang thai và cần được đi khám ngay, đó là các triệu chứng bệnh phát triển nhanh như cảm cúm, sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cổ họng, amidan sưng to nhưng nhận thấy sự sưng to đặc trưng ở một hoặc cả hai bên, lấy tai làm trung tâm tỏa ra phía trước, sau và phía dưới. Mẹ bầu ấn thấy đau, tình trạng này kéo dài từ 2-3 ngày, thậm chí 5-7 ngày.

Nếu được phát hiện sớm, điều trị và kiêng cữ tốt, bệnh quai bị thai kỳ sẽ không gây quá nhiều nguy hiểm, lành tính, nhưng hậu quả của bệnh cũng khá nghiêm trọng nếu không điều trị đúng cách. Ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ thì mẹ bầu bị quai bị trong thời kỳ mang thai cũng đều gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Đặc biệt phụ nữ mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ có thể có nguy cơ thai nhi bị dị dạng, sảy thai. Mắc quai bị ở 3 tháng cuối thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ chết thai, lưu thai, sinh non. Đến nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh virus quai bị có thể gây biến đổi cho thai nhi, nhưng một số ít trường hợp đã cho thấy mẹ bầu mắc thai kỳ khi mang thai bị dị tật viêm tuyến nước bọt mang tai. Bởi vậy việc phòng ngừa phát hiện sớm bệnh quai bị trong thời kỳ mang thai đóng vai trò rất quan trọng.

Theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa, nếu bị quai bị khi mang thai thì mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc điều trị, nhất là các loại thuốc kháng sinh mà cần đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ, dùng thuốc đúng chỉ định, như vậy vừa giúp phục hồi bệnh sớm lại an toàn cho thai nhi.

Mẹ bầu khi có các triệu chứng bệnh quai bị trong thời kỳ mang thai thì nên đến ngay cơ sở y tế để khám, xác định bệnh quai bị hay bị bệnh khác. Phát hiện điều trị bệnh quai bị sớm sẽ giúp mẹ bầu nhanh khỏi và hạn chế nguy cơ nguy hiểm, ảnh hưởng đến thai nhi.

Khám thai định kỳ ở các tuần thai thứ 8, 12, 22, 32… để đảm bảo thai nhi phát triển bình thường, tầm soát sớm các bệnh trong thai kỳ là việc không thể bỏ qua trong thai kỳ. Mẹ bầu không nên tỏ ra quá lo lắng, hay sợ hãi vì bị quai bị khi mang thai tháng thứ 4 hay bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ, khi bị bệnh thì cần phải giữ tâm lý thoải mái, bình tĩnh đi khám và điều trị sẽ thai nhi khỏe mạnh hơn.

Sau khi điều trị khỏi bệnh quai bị, mẹ bầu nên tiếp tục theo dõi và khám định kỳ thai nhi theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Để phòng tránh hiệu quả bệnh quai bị trong thai kỳ, cách tốt nhất, hiệu quả nhất được các bác sĩ khuyến cáo là tiêm vắc-xin quai bị trước 3 tháng mang bầu để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, không nên tiêm phòng vắc-xin quai bị khi đang có thai bởi loại vắc-xin này chứa virus sống có khả năng xâm nhập và gây hại cho thai nhi khi hệ miễn dịch của mẹ đang yếu ớt.

Ngoài việc chủ động tiêm phòng vắc-xin ngừa bệnh thì các thai phụ cũng cần hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc hoặc nghi mắc quai bị cũng như các bệnh lây nhiễm khác.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin phòng bệnh Sởi – Quai bị – Rubella.

Bị Viêm Họng Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Phải Làm Sao?

Thứ Tư, 28-12-2016

Xin hỏi bị viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu phải làm sao? Bầu bì thật là khổ, kể từ khi mang bầu đến nay đã được 3 tháng tôi liên tục bị những đợt cảm, sốt vặt quấy rầy, bây giờ thì lại bị viêm họng. Bầu bì nên chẳng dám dùng thuốc gì vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi, hôm rồi đi khám bác sĩ có kê cho một số thuốc về dùng nhưng được mấy hôm thì bỏ vì chịu không được mùi thuốc tây. Xin hỏi trường hợp của tôi ngoài dùng thuốc tây thì còn cách nào để trị viêm họng nữa không? Mong sớm nhận được phản hồi. Xin cảm ơn!Huyền Trân – 27 tuổi – lâm Đồng.

Tư vấn nhanh:

Chào chị Huyền Trân! Phụ nữ khi mang thai rất dễ bị viêm họng, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nguyên nhân là do cơ thể người mẹ thường bị thay đổi nội tiết tốt, làm cho sức đề kháng của niêm mạc mũi họng bị giảm sút. Đồng thời, niêm mạc họng của phụ nữ khi mang thai rất dễ bị viêm khi các vi khuẩn hoặc virus sẵn có tại chỗ hoặc rất dễ bị lây từ người khác. Đặc biệt, với thời tiết nắng nóng càng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng của mẹ bầu. Khi bị viêm họng nếu nguyên nhân do các loại virus cúm, rubella – virut thường gây nguy hiểm cho thai nhi, chúng có thể gây sẩy thai, chết lưu, sinh non, câm điếc bẩm sinh, bị viêm phổi. Như vậy, có thể nói, bị viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu là một hiện tượng khá nguy hiểm. Những lúc này, các mẹ bầu cần thực hiện ngay những điều cơ bản sau:

Bị viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu phải làm sao?

1. Nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám

Khi các mẹ bầu thấy những triệu chứng như ớn lạnh, sốt, khô họng, rát họng, đau cổ họng, nuốt khó, ho khan, khàn tiếng thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để có biện pháp điều trị kịp thời hiệu quả. Cách điều trị tốt nhất là lấy dịch họng đem nuôi cấy xác định các loại vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ.

– Còn đối với các trường hợp các mẹ bầu bị viêm họng do virus thì không cần dùng kháng sinh mà chỉ cần điều trị triệu chứng như: sốt, ho, đau họng. Các loại thuốc hạ sốt giảm đau thông dụng là nhóm thuốc chống viêm không steroid.

2. Nên nghỉ ngơi

Khi cơ thể mệt mỏi, trong người đang bị bệnh, đặc biệt là với bà bầu, người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi hợp lý. Tránh tình trạng làm nhiều việc nặng, làm việc quá sức. Đồng thời, các mẹ bầu cũng nên chú ý ngủ đủ giấc, thư giãn tinh thần, không nên căng thẳng, stress quá mức, vì điều này sẽ khiến bệnh thêm nghiêm trọng hơn và lâu khỏi hơn.

3. Chế độ ăn uống

Bị vị viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu, ngoài việc uống thuốc điều trị bệnh theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, các mẹ bầu cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi vì, việc ăn uống đúng cách sẽ giúp bệnh nhanh khỏi hơn, còn ăn uống không đúng cách có thể khiến bệnh thêm nặng nề hơn. Cụ thể, khi bị viêm họng các mẹ bầu nên chú ý:

– Nên kiêng các loại thực phẩm cay nóng, đồ ăn chiên nướng, thực phẩm khô cứng, đồ uống lạnh như kem, chè, sữa chua…Tránh xa các loại rượu bia và các chất kích thích, nước ngọt có gas, đồ ngọt nhiều đường.

4. Mẹo dân gian giảm viêm họng hiệu quả

– Cách 1: Súc miệng bằng nước muối: Bạn chỉ cần lấy nước muối sinh lý để súc họng hoặc cũng có thể lấy một nhúm muối vừa phải bỏ vào ly nước ấm, khuấy đều cho đến khi tan hết là có thể dùng để súc miệng. Mỗi ngày súc miệng hai lần để có hiệu quả nhất, ngoài ra cách làm này cũng giúp trị hôi miệng rất tốt.

Rối Loạn Tiêu Hóa Khi Mang Thai Phải Làm Sao?

Tình trạng mẹ bầu bị rối loạn tiêu hoá thường xảy ra ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ, có khả năng làm tăng nguy cơ dọa sinh non. Mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa thường hay bị táo bón, tiêu chảy, ăn không tiêu, đầy bụng,…dẫn đến chán ăn, khó chịu, mệt mỏi,… Tình trạng này thường xảy ra ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Đặc biệt, rối loạn tiêu hóa khi mang thai tháng cuối có thể làm tăng nguy cơ dọa sinh non.

Nguyên nhân mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa ở mẹ bầu thường là do những thay đổi của cơ thể khi mang thai bao gồm thay đổi về nội tiết tố và thay đổi cơ học do sự tăng kích thước tử cung chèn ép lên đường tiêu hóa.

“Một nghiên cứu về rối loạn tiêu hóa ở bà bầu đã phát hiện ra rằng khoảng 72% phụ nữ mang thai gặp phải ít nhất một chứng rối loạn tiêu hóa (gồm táo bón, đầy bụng, tiêu chảy và hội chứng ruột kích thích) trong giai đoạn đầu mang thai. Có đến 61% mẹ bầu sẽ gặp lại những rối loạn này một lần nữa trong giai đoạn cuối của thai kỳ.”(1)

Trong các rối loạn tiêu hóa kể trên thì táo bón là rắc rối thường gặp hơn cả. Táo bón tuy không nguy hiểm nhưng lại khiến cho các bà bầu vô cùng khó chịu.

Mặc khác, do cơ thể phụ nữ mang thai rất nhạy cảm với thức ăn, nhất là với những thức ăn bị nhiễm khuẩn nên cũng dễ bị tiêu chảy. Tỷ lệ tiêu chảy khi mang thai thường không nhiều như táo bón. Tuy nhiên, tiêu chảy kèm theo nôn mửa làm mẹ bầu rất mất sức và ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé.

Sự tăng nồng độ hormone Progesterone và sự tăng kích thước của tử cung dẫn đến giảm nhu động ruột, khiến thức ăn tiêu hóa chậm cũng làm cho các bà bầu cảm thấy khó tiêu, bụng chướng và đầy hơi. Hormone Progesterone tăng cũng làm giảm sự vận động của các van nối thực quản với dạ dày làm cho thức ăn và axit dịch vị từ dạ dày dễ trào ngược lên thực quản gây cảm giác khó chịu: ợ hơi, ợ nóng, trào ngược,…

Các giải pháp rối loạn tiêu hóa khi mang thai

Trong thời kỳ mang thai mẹ bầu nên có một chế độ ăn uống khoa học và chế độ vận động hợp lý.

Chế độ ăn uống khoa học:

Tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ dễ hấp thu vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày như các loại rau xanh, khoai lang, khoai tây, bí đỏ, các loại đậu, các loại trái cây như cam, chanh, chuối, đu đủ chín, táo,…các loại ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì làm từ lúa mì đen, gạo – nếp còn lớp cám, sữa có bổ sung chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa…

Mẹ bầu nên uống nhiều nước mỗi ngày, từ 2,5-3 lít nước/ngày (bao gồm nước đun sôi để nguội, nước trái cây và sữa có bổ sung chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa), uống nước ngay cả khi không khát. Không uống những đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, trà, nước có ga. Khi bị tiêu chảy nên tránh cơ thể mất nước, nên tăng cường uống nhiều nước trái cây, nước oresol hoặc muối đường.

Để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho thai kỳ, phòng tránh rối loạn tiêu hóa, mẹ bầu nên chọn những sản phẩm từ sữa giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón & hấp thu tốt chất dinh dưỡng.

Hiểu được nổi khó chịu, mệt mỏi của mẹ bầu, các chuyên gia dinh dưỡng NutiFood đã nghiên cứu phát triển thành công dòng sản phẩm RISO OPTI GOLD MUM mới với công thức MUM GOLD đặc chế giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, dành cho mẹ mang thai và cho con bú.

Những dưỡng chất nào giúp RISO OPTI GOLD MUM làm được điều đó?

RISO OPTI GOLD MUM với công thức MUM GOLD đặc chế giúp:

Chế độ vận động hợp lý

Mẹ bầu cần tập thể dục và vận động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hay yoga cũng giúp cải thiện chứng táo bón khi mang thai. Việc tập thể dục đều đặn không những giúp cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh mà còn khiến tinh thần thoải mái, bớt căng thẳng. Trong trường hợp phải dùng thuốc như thuốc nhuận tràng…, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc uống.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bị Hôi Nách Khi Mang Thai Phải Làm Sao? trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!