Cập nhật nội dung chi tiết về Bị Cúm Khi Mang Thai Tháng Thứ 8 Có Tác Hại Như Thế Nào? mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mang thai những tháng cuối các mẹ thường xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường, đó cũng là điều dễ hiểu vì trong thời gian này hệ miễn dịch của mẹ bầu rất yếu, nên các triệu chứng trên không đáng lo ngại. Tuy nhiên bị cúm khi mang thai tháng thứ 8 lại khác, nó có thể gây nguy hiểm khi sốt cao dẫn đến tác hại nghiêm trọng cho thai nhi.
Khi bị cảm cúm kèm theo sốt ở nhiệt độ cao trên 39 độ C rất nguy hiểm cho sản phụ và thai nhi nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị tốt nhất. Các độc tính của virus cúm kết hợp với sốt cao có thể gây ra hiện tượng co bóp tử cung dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Tình trạng này thường rất ít xảy ra nhưng “phòng bệnh còn hơn chữa bệnh” nên các mẹ cố gắng lưu ý giữ gìn sức khỏe thật tốt để tránh bị cúm khi mang thai tháng thứ 8.
Bị cúm khi mang thia tháng thứ 8 có thể gây nguy hiểm cho thai nhi
Một số cách phòng ngừa bị cúm khi mang thai tháng thứ 8.
Bổ sung nhiều vitamin C: Bổ sung vitamin C hằng ngày để giúp tăng cường hệ miễn dịch phòng chống bệnh dịch, virus cảm cúm. Ăn nhiều các loại quả chứa nhiều Vitamin C như: Cam, chanh, ổi, sơ ri….
Bổ sung nhiều kẽm cho cơ thể: kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt nạc, hải sản, các loại đậu, hạt hướng dương….
Ăn nhiều tỏi: bổ sung tỏi vào các món ăn hàng ngày giúp mẹ bầu phòng chống cảm cúm. Hoặc có thể dùng bằng cách giã tỏi nhuyễn ra cho vào ly nước ấm để uống.
Gừng cũng là nguyên liệu chống cảm cúm rất tốt. Mỗi ngày nên uống một cốc nước gồm đường đỏ pha với vài lát gừng trong nước ấm trước khi đi ngủ.
Uống nhiều nước mỗi ngày giúp cơ thể đào thải các độc tố tốt hơn, bác sĩ khuyên uống từ 2 đến 2,5 lít.
Vân động luyện tập nhẹ để cơ thể khỏe mạnh, máu tuần hoàn tốt và sức đề kháng tốt hơn, mỗi ngày nên vận động nhẹ từ 15 đến 30 phút.
Sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc.
Súc miệng bằng nước muối giúp sát khuẩn đường hô hấp. rửa mặt buổi sáng bằng nước lạnh.
Tránh tiếp xúc với những người đang bị bệnh cúm vì có nguy cơ bị lây bệnh.
Tạo không gian sống thoáng khí dễ chịu.
Mẹ bầu cần nghỉ ngơi và chăm sóc tốt khi bị cúm
Bà bầu mang thai tháng thứ 8 cần làm gì?
Mẹ bầu nên nhớ rõ các mẹo trên để tránh bị cúm khi mang thai tháng thứ 8. Nhưng nếu lỡ bị cảm cúm thì phải xử lý như thế nào mới đúng? Những cách nào điều trị hiệu quả nhất để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Cách điều trị cúm cho các mẹ bầu.
Khi bị cảm cúm tốt nhất là nên tìm đến bác sĩ. Chỉ có họ mới chuẩn đoán chính xác được tình trạng bệnh của bạn cũng như tư vấn cho bạn cần phải làm gì là đúng nhất.
Các mẹ cần một không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi, nếu sốt quá cao nên chườm mát tuyệt đối không nên dùng thuốc hạ sốt vì trong thuốc này có chứa các thành phần ành hưởng không tốt đến thai nhi.
Cố gắng ăn uống để bổ sung chất dinh dưỡng, phục hồi sức khỏe và tăng sức đề kháng. Tránh nhịn ăn khiến cơ thể càng thêm mệt mỏi.
Tuyệt đối không được xông hơi vì sẽ làm nhiệt độ tăng cao làm nóng nước ối không tốt cho bé, các tế bào có thể bị phá hủy và quá trình hấp thụ oxy của bé bị gián đoạn. Hơn nữa
Nếu như nhiệt độ cơ thể mẹ lên đến trên 38 độ C, thai nhi sẽ có nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh và mất nước
.Bên cạnh đó, áp lực từ hơi nóng và sự kín khí khi xông hơi sẽ làm cho mẹ bị chóng mặt, ngạt thở, thậm chí là hạ huyết áp và làm giảm số lượng máu đến thai nhi.
Cảm cúm là một trong những triệu chứng mà bà bầu tháng mắc phải. tuy nhiên bị cúm khi mang thai tháng thứ 8 ẩn chứa nhiều nguy hiểm, bà mẹ có nguy cơ sinh non hoặc sảy thai khi bị cúm trong thời gian này, và càng nguy hiểm hơn nếu như chúng ta không biết cách xử lý và điều trị đúng cách. Tốt nhất các mẹ nên học cách phồng ngừa bệnh cúm trước khi nhiễm bệnh.
Cảm cúm khi mang thai tháng thứ 8 hay các triệu chứng khác đều có cách phòng ngừa và không nguy hiểm nếu chúng ta biết cách điều trị đúng. Tổng hợp các thông tin,kiến thức về bà bầu tháng 8 tại: http://mangthaiantoan.com/mang-thai/mang-thai-thang-thu-8/
Chia sẻ:
# 1【Bị Cảm Cúm Khi Mang Thai Tháng Thứ 6】Bạn Cần Biết
22/09/2017 16.604 lượt xem
Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 4 khiến mẹ lo lắng, hoang mang. Lúc mang thai, hệ miễn dịch của mẹ suy yếu nên dễ bị cảm cúm. Phải làm gì trong trường hợp này? bị cúm khi mang thai ảnh hưởng tới bà bầu và thai nhi tháng 4-5-6-7-8 như thế nào
Biểu hiện bị cảm cúm ở các mẹ bầu
Cảm là phản ứng của cơ thể trước thay đổi của thời tiết, dị ứng với một vài tác nhân bên ngoài… Cúm là hiện tượng do vi khuẩn bệnh cúm lây từ người bệnh sang người lành trong điều kiện thông thường gây cảm giác đau nhức toàn thân, các cơ bắp nặng nề, rất mỏi mệt. Ở thai phụ, vi khuẩn cúm có thể tấn công vào thai nhi, gây biến chứng đáng ngại, phải điều trị dài ngày. thai nhi thang thu 7
Nếu thấy có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ho, cảm lạnh… đó là dấu hiệu của bệnh cảm thông thường, hoặc là viêm mũi dị ứng không nên quá lo lắng chỉ cần chú ý tăng cường sức đề kháng, chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Nếu sốt cao kèm buồn nôn, chóng mặt phải thận trọng vì virus cúm ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ bầu, làm thân nhiệt thai phụ tăng lên gây sốt, sổ mũi, rát họng, gây rối loạn sự trao đổi chất sinh độc tố, ảnh hưởng đến thai nhi. Nguy hiểm hơn, virus có thể thông qua nhau thai, xâm nhập vào cơ thể thai, gây bệnh tim bẩm sinh, sứt môi, não tụ huyết, không có não,… Sốt cao và độc tố còn kích thích co bóp tử cung, gây hiện tượng sảy thai hoặc sinh chúng tôi 6 thang
Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 4 phải làm gì?
Nếu chỉ là cảm thông thường thì nên nghỉ ngơi cho đến khi hồi phục. Nên uống đủ nước để ngăn chặn mất nước khi sốt. Uống thêm nước hoa quả chứa nhiều vitamin C để khôi phục sức khỏe, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Lúc này mẹ không muốn ăn, tuy nhiên hãy cố gắng bồi dưỡng cho cơ thể với chế độ ăn loãng như cháo, súp, sữa ấm… để giúp mẹ mau phục hồi.
Hạn chế việc vận động, không để cơ thể quá nóng, ra nhiều mồ hôi.
Nếu sau 2-3 ngày không thuyên giảm những triệu chứng cảm cúm, thấy nôn ói, khó thở, sốt cao, choáng váng,… nên đi khám bác sĩ vì hệ miễn dịch kém khi mang thai nên cảm cúm cũng có thể gây biến chứng nặng.
Sau khi khỏi cúm, mẹ bầu nên đến bệnh viện thực hiện các sàng lọc trước sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ để yên tâm hơn về tình trạng thai nhi.
Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 5
Cảm cúm là căn bệnh nhiều mẹ bầu gặp phải do sức đề kháng yếu hơn trong thai kỳ. Khi bị cảm cúm trong thai kỳ, mẹ bầu thường có những biểu hiện như: đau rát họng, chảy nước mũi, sốt, ho, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ,… Mẹ bầu cần thận trọng khi cảm cúm ở giai đoạn 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối. Nguyên nhân do trong 3 tháng đầu, thai nhi có nguy cơ bị dị tật sẽ cao hơn rất nhiều so với các tháng khác; còn 3 tháng cuối thai kỳ thì mẹ bầu dễ có khả năng sinh non cao hơn.
Trong khi đó, tháng thứ 5 thai kỳ được coi là giai đoạn thai nhi đang dần ổn định, ảnh hưởng của cảm cúm với thai phụ và em bé sẽ không có nhiều nguy hại. Tuy nhiên chỉ là với những trường hợp cảm cúm thông thường, khi cảm cúm kéo dài, chúng có thể gây ra ảnh hưởng cho mẹ bầu và thai nhi: mang thai thang thu 5
Mẹ bị cảm cúm, mệt mỏi kém ăn sẽ khiến cho thai nhi ít hấp thu được chất dinh dưỡng dễ bị thiếu chất và suy dinh dưỡng.
Virus cúm có thể xâm nhập qua nhau thai tấn công vào thai nhi, ảnh hưởng đến phát triển của bào thai, gây ra các dị tật: tim bẩm sinh, hở hàm ếch,… thậm chí có thể khiến cho thai bị chết lưu hoặc sinh non.
Xử trí với tình trạng bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 5
Nếu chỉ bị các triệu chứng cảm cúm thông thường nên nghỉ ngơi, ăn uống điều độ với những món dễ tiêu như súp, món hầm, cháo,.. tăng cường bổ sung rau quả trái cây giàu vitamin C để tăng đề kháng cho cơ thể. mang thai thang thu 5
Nếu cảm cúm liên tục 3 ngày không khỏi, hoặc sốt cao từ 39-40 độ, nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chỉ định cách điều trị thích hợp tránh những diễn biến xấu do cảm cúm gây ra. Tuyệt đối, không nên tự ý dùng bất kì loại thuốc nào khi không được hướng dẫn của bác sĩ vì các loại thuốc sẽ gây hại cho thai nhi nếu không được dùng đúng.
Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 6 có ảnh hưởng gì?
Mẹ bầu thường bị cảm cúm khi mang thai hơn là những phụ nữ bình thường khác, nguyên nhân là do sức đề kháng của mẹ lúc này trở nên yếu hơn. Tháng thứ 6, thai nhi đã ổn định trong bụng mẹ, mẹ cũng không phải quá lo lắng về nguy cơ biến chứng như cảm cúm 3 tháng đầu hay gần sinh nở. Nếu như triệu chứng cảm cúm chỉ ở mức nhẹ với đau họng chảy nước mũi… thì mẹ chỉ cần nghỉ ngơi, tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung vitamin C, uống nhiều nước, tích cực ăn uống. Tuy nhiên nếu trường hợp sốt cao, kéo dài, nếu không xử trí, để lâu sẽ dẫn đến những biến chứng, virus cúm có thể gây ra dị tật thai nhi, kích thích cổ tử cung co bóp gây sảy thai, sinh sớm…thai 6 thang
Xử trí thế nào nếu bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 6
Nếu cảm cúm kéo dài, sốt cao trên 39 độ, mẹ bầu nên đi khám tại cơ sở y tế để được bác sĩ cho những lời khuyên, chỉ định tốt nhất cách điều trị, mẹ bầu nên tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.bầu 6 tháng
Không tự ý dùng thuốc đặc biệt trong thai kỳ, các loại thuốc có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho thai nhi nếu không dùng đúng.
Ngoài ra, trong chế độ sinh hoạt mẹ nên bổ sung dưỡng chất để tăng sức đề kháng, và đủ dinh dưỡng cho thai nhi. Uống nước nhiều hàng ngày, đặc biệt uống nhiều nước cam chanh, nước bưởi… để cung cấp vitamin C cho cơ thể, giảm sự đau rát, sưng tấy, giảm dịch nhầy ở cổ họng. Dùng nước muối ấm súc miệng hàng ngày vào sáng và tối để tăng cường khả năng chống viêm, giảm sưng tấy.
Cảm cúm khi mang thai mẹ bầu ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi, cảm cúm nhẹ cũng khiến cho mẹ mệt mỏi, chán ăn tác động tiêu cực đến việc bổ sung dưỡng chất cho thai nhi, vì vậy nên phòng tránh cảm cúm thai kỳ, bằng cách hạn chế đến những nơi đông người, không nên tiếp xúc với người đang bị cảm cúm, khi nằm điều hòa nên giữ ấm cổ, nếu ra ngoài, mẹ cần mang theo áo mưa phòng tránh những cơn mưa bất chợt có thể khiến mẹ bị cảm cúm.
Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 7 có sao không?
Phụ nữ mang thai dễ cảm cúm hơn người bình thường do hệ miễn dịch của cơ thể thai phụ bị suy giảm. Thực tế, cảm cúm ở mẹ bầu ảnh hưởng lớn nhất ở tam cá nguyệt đầu tiên vì qua dây rốn, cảm cúm của mẹ có thể gây cơn co thắt tim cho thai, tăng hội chứng tim bẩm sinh. Nhưng đối với những thai phụ mang thai tháng thứ 7, bị cảm cúm cũng nguy hiểm không kém.
Nếu như biểu hiện cảm cúm là sổ mũi, ho… do thay đổi thời tiết đột ngột thì có thể không nguy hiểm. Mẹ chỉ cần nghỉ ngơi, bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể.thai nhi thang thu 7
Nếu cảm cúm nặng sốt cao trên 40 độ, kéo dài hơn 2 ngày sẽ có thể dẫn đến những ảnh hưởng nguy hiểm: Virus cúm có thể khiến cho thai nhi nguy cơ dị hình, khi mẹ sốt cao cộng với độc tính của virus có thể gây co thắt vùng tử cung, tăng khả năng sinh non, thai chết lưu trong giai đoạn tháng thứ 7 này.
Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 7 mẹ cần làm gì?
Điều quan trọng nhất, nếu bị cảm cúm nặng, sốt cao, kéo dài nên đến cơ sở y tế thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của mẹ xem mức độ ảnh hưởng của cảm cúm với thai nhi và có chỉ định điều trị thích hợp.
Tuyệt đối không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc đều có thể dẫn đến sảy thai, dị tật thai nhi, nhiễm độc thai nghén… nếu không dùng đúng cách.
Mẹ nên tăng cường đề kháng, uống nhiều nước cam quýt tăng hàm lượng vitamin C đẩy lùi virus cúm.
Súc miệng bằng nước muối kết hợp chườm ấm.
Duy trì độ ẩm khoảng 40 đến 45% trong phòng nghỉ ngơi.
Mẹ bầu nên phòng tránh cảm cúm bằng cách tránh nơi đông người vì nơi đó dễ dàng có virus cảm cúm phát tán; tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm; không sử dụng nhiều điều hòa, khi nằm điều hòa cần có một cái khăn nhỏ đặt trên cổ; thường xuyên tập thể dục vận động nghỉ ngơi hợp lý; giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, sau khi tắm xong lau khô tóc và người thật nhanh…
Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 8 có sao không?
Phụ nữ mang thai dễ bị bệnh hơn phụ nữ bình thường trong mùa dịch cúm. Nguyên nhân vì hệ miễn dịch của mẹ bầu chịu nhiều áp lực hơn trong thời kỳ thai nghén.
Cảm cúm thông thường như ho sổ mũi khi mang thai ở tháng thứ 8 không còn quá nguy hiểm với mẹ và bé, nhưng nếu bị sốt cao trên 39 độ C kéo dài, mẹ nên cẩn trọng vì cơ thể bị sốt cao cộng với độc tính của virus cúm hoàn toàn có thể gây ra những kích thích co bóp tử cung, dẫn đến sảy thai hoặc sinh sớm.
Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 8 phải làm sao?
– Điều đầu tiên là mẹ cần đến khám bác sĩ khi nhận thấy những dấu hiệu cảm cúm. Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng hiện tại, đưa ra lời khuyên hợp lý nhất, chỉ định đúng đắn sau khi đã khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Mẹ bầu không nên tự ý dùng bất kì loại thuốc nào. Vì các loại thuốc đều có nguy cơ tác động đến thai dễ dẫn đến dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu được dùng không đúng.
– Mẹ bầu nên nghỉ ngơi, tìm cách hạ sốt bằng cách chườm mát, cố gắng ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh.
– Tuyệt đối không nên xông hơi để giải cảm vì nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao, dẫn đến nóng nước ối, gây ảnh hưởng bào thai. Các tế bào có thể bị phá hủy, ngăn cản quá trình đưa oxy đến em bé. Nếu nhiệt độ cơ thể mẹ trên 38 độ C, thai nhi có nguy cơ khuyết tật ống thần kinh và mất nước…
Phòng tránh bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 8
Uống nước tỏi: Trong mùa dịch cúm, nếu xung quanh có người bị cúm, mẹ có thể phòng ngừa với cách giã nhỏ tỏi rồi hòa chung với nước ấm để uống.
Bổ sung vitamin C bằng các loại trái cây (cam,quýt, kiwi…)và các loại rau xanh
Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố.
Súc miệng nước muối sáng và tối.
Hạn chế đến chỗ đông người khi đang vào mùa dịch, hạn chế tiếp xúc với người bị cảm cúm.
Nghỉ ngơi hợp lý, vận động tập luyện thường xuyên tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Tiêm phòng cảm cúm trước khi mang thai khoảng 3 tháng.
Trong khi ngủ, không nên để quạt thốc thẳng vào mặt, nếu phòng bật điều hòa, hãy lấy một chiếc khăn mỏng đặt trên cổ.
Tất tần tật thông tin về cảm cúm khi mang thai tháng thứ 8 hi vọng đã giúp mẹ bầu có được kiến thức hữu ích. Vui lòng liên hệ bệnh viện Thu Cúc Tổng đài 1900 55 88 96 để được giải đáp miễn phí.
Bị Cảm Cúm Trong Lúc Mang Bầu Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Thai Nhi?
Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của cúm (cảm cúm) là gì?Khi bị cúm, chúng ta sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng sau đây:- Sốt cao, có thể lên đến 40°C- Có cảm giác ớn lạnh;- Bị ho (ho khan, ho có đờm)
Hắt hơi, sổ mũi (chảy mũi nước)
Bị đau họng
Đau cơ
Đau đầu;
Cơ thể cảm thấy yếu, mệt mỏi.
Vì sao mẹ bầu dễ bị cảm cúm?
Trong thời kì mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu sẽ trở nên yếu hơn rất nhiều, do vậy cũng dễ nhiễm bệnh hơn so với người bình thường. Triệu chứng bị cảm cúm ở mẹ bầu thường bắt đầu với những cơn sốt, đau nhức và mệt mỏi. Tiếp theo đó là những triệu chứng cảm lạnh, chẳng hạn như là bị chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng, ho hay thậm chí là nôn mửa và tiêu chảy.
Ảnh hưởng của bệnh cảm cúm đối với bà bầu
Khi mang thai, nếu chẳng may bị cảm cúm, tùy vào giai đoạn thai kì mà bệnh sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến mẹ bầu và thai nhi. Cụ thể là:
Trong thời kì mang thai 3 tháng đầu:
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cơ thể mẹ bầu rất dễ bị xâm nhập bởi các loại virus, trong đó có virus cảm cúm trong thời kì đầu mang thai. Và cũng theo các nhà khoa học, việc mẹ bầu bị nhiễm các loại virus khi mang thai ở giai đoạn này sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi. Nếu mẹ bầu dễ bị nhiễm virus gây bệnh Rubella ở giai đoạn đầu mang thai thì virus này có khả năng gây dị tật cao cho thai nhi (khả năng này lên tới 70-80% với những tổn thương ở mắt và hệ thần kinh…). Hoặc nếu như tình trạng bị cảm nghiêm trọng khiến cho mẹ bầu bị sốt cao, ói mửa,… thì rất có thể sẽ làm cho thai bị chết lưu hoặc gây sẩy thai. Như vậy, nếu bà bầu bị cảm cúm trong giai đoạn này thì khả năng thai nhi bị dị tật là rất cao.
Khi bị cảm cúm, chúng ta thường dùng các loại thuốc để nhanh chóng thoát khỏi các triệu chứng khó chịu do nó gây ra. Nhưng việc mẹ bầu sử dụng thuốc trong thời kỳ đầu mang thai cũng được khuyến cáo là phải hạn chế, bởi vì việc uống thuốc khi mang thai 3 tháng đầu rất nguy hiểm. Thuốc nào cũng đều có tác dụng phụ và có thể gây dị tật thai nhi. Cho nên, việc sử dụng thuốc của mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai cần có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ để an toàn hơn cho thai nhi.
Trong thời kì mang thai 3 tháng giữa:
Mẹ bầu cũng thường bị cảm cúm ở giai đoạn 3 tháng giữa mang thai, đặc biệt là những lúc chuyển mùa, thay đổi thời tiết. Mẹ bầu có thể bị bị cảm thông thường hoặc bị cảm nặng. Nếu là cảm cúm thông thường, mẹ bầu thường có những triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ớn lạnh,… Cảm cúm thông thường như thế ít ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nếu như mẹ bầu tập trung phòng tránh các tác nhân gây hại từ môi trường, bổ sung thêm các loại dinh dưỡng thiết yếu từ tự nhiên, các vitamin từ các loại rau, củ, quả tươi sạch để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Còn đối với cảm cúm nặng, mẹ bầu phải rất cẩn trọng, bởi các loại virus cảm cúm có thể phát triển rồi thông qua nhau thai xâm nhập vào cơ thể thai nhi, gây nên các bệnh như: bệnh tim bẩm sinh, bệnh sứt môi, não tụ huyết, không có não hoặc dị dạng đầu nhỏ. Thậm chí, vi rus cũng có thể gây sảy thai ngoài ý muốn nếu mẹ bầu không được chăm sóc kĩ lưỡng là cho tình trạng bệnh nặng hơn.
Trong thời kì mang thai 3 tháng cuối:
3 tháng cuối trong thai kì là thời gian mà cơ thể mẹ bầu đang chuẩn bị tích cực cho việc sinh nở. Do vậy, đây cũng là lúc mẹ bầu dễ bị cảm do nhiễm các loại virus. Nhìn chung, ở giai đoạn này, thai nhi đã hình thành gần như toàn diện và khoẻ mạnh nên việc mẹ bị cảm cúm sẽ không bị ảnh hưởng nhiều đến em bé. Tuy vậy, nếu như mẹ bầu có những biểu hiện nghiêm trọng như sốt quá cao, bị nôn mửa hay chóng mặt,…thì mẹ bầu cần đến thăm khám bác sĩ để có được hướng dẫn chữa trị phù hợp và kịp thời nhất, tránh khả năng gây ra những biến chứng nguy hiểm sau này như viêm phổi, sẩy thai, sinh non.
Cách phòng bệnh cảm cúm cho mẹ bầu
– Rửa tay sạch sẽ bằng nước ấm, xà phòng diệt khuẩn hoặc các loại nước rửa tay chuyên dụng khác để hạn chế tối đa virus có hại xâm nhập vào cơ thể
– Cần hạn chế việc chạm tay lên mặt: Hạn chế tiếp xúc da mặt với tay hay những tác động khác tuy hiệu quả nhưng rất ít người để ý. Các loại virus rất dễ xâm nhập vào bên trong cơ thể chúng ta qua các bộ phận trên mặt như miệng, mũi, mắt , vì vậy, nên hạn chế ít nhất sự tiếp xúc của mặt với tay ít nhất là sau khi đã rửa tay sạch sẽ. – Súc miệng với nước muối: Mỗi sáng sớm thức dậy, mẹ bầu hãy dùng nước muối để súc miệng, sau đó uống nửa cốc nước lọc hoặc một cốc nước chanh mật ong pha với nước ấm. Như thế, mẹ bầu không những phòng được bệnh cảm cúm khi mang thai mà còn rất có ích cho sức khỏe của răng, lợi.
– Uống đủ nước: Thời kì mang thai, lượng nước mẹ bầu nạp vào cho cơ thể cần nhiều hơn hoặc bằng lúc không mang thai. Việc uống nhiều nước có hiệu quả rất tốt trong việc phòng chống cảm và viêm họng, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Uống khoảng từ 2 lít nước trở lênmỗi ngày là lý tưởng để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể cũng như phòng cảm cúm khi mang thai
– Có chế độ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên: Điều này không những là cách phòng cảm cúm khi mang thai mà còn đối với cả những người không mang thai. Tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là tập ngoài trời giúp tăng cường hấp thụ vitamin D, cải thiện tâm trạng…
– Sử dụng thực phẩm giúp mẹ bầu phòng cảm cúm: Cùng với những cách chung để phòng cảm cúm khi mang thai như đã kể trên, việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cũng nên được mẹ bầu chú trọng:
+ Mẹ bầu hãy tăng cường sử dụng các loại thảo dược như gừng, tỏi, tía tô,… trong các bữa ăn để giảm nguy cơ bị cảm cúm. Các loại thảo dược này không chỉ giúp cho món ăn dậy mùi và hấp dẫn mà tỏi còn được xem như là một thứ vũ khí lợi hại giúp bảo vệ sức khỏe , bởi vì trong tỏi chứa các hoạt chất chống viêm nhiễm, phòng được cảm cúm khi mang thai và tăng cường hê miễn dịch.
+ Mẹ bầu cần biết là các loại thực phẩm giàu vitamin C Bổ sung vitamin C thông qua các loại rau củ quả khác nhau như cam, chanh, bưởi, ổi, cải…được xem là cách phòng cảm cúm khi mang thai rất tốt. Vitamin C là một trợ thủ đắc lực trong việc phòng ngừa bệnh cảm cúm vì nó có khả năng loại trừ các loại chất có hại, oxy hóa trong cơ thể, đồng thời vitamin C còn có chức năng nâng cao vận động lông tơ, mao mạch đường hô hấp.
+ Mẹ bầu phải bổ sung Omega 3. Đây là một loại dưỡng chất quan trọng cho cơ thể, nhưng không thể tự tổng hợp mà phải bổ sung từ bên ngoài. Omega 3 đặc biệt có nhiều trong các loại cá. Nó không chỉ có lợi cho tim mạch mà còn củng cố hệ miễn dịch, vì vậy có tác dụng tích cực trong việc phòng cảm cúm cho các mẹ bầu.
+ Cần bổ sung vitamin A. Các loại thực phẩm giàu vitamin A là cà rốt, bí ngô, khoai lang, cà chua, ớt đỏ,…, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung cho cơ thể. Vitamin A giúp cơ thể cải thiện được hệ miễn dịch vì chúng giúp tăng cường sức mạnh của các tế bào. Đó cũng chính là cách phòng cảm cúm khi mang thai vì trong thời kì này hệ miễn dịch của các mẹ bầu bị suy giảm rất nhiều. Hơn nữa, vitamin A còn tốt cho mắt – bộ phận vốn thường bị yếu đi trong thời kì mang thai.
+ Mẹ bầu cũng cần bổ sung kẽm, vì kẽm có biệt danh là khắc tinh của vi-rus, do đó kẽm được xem là một trong những chất phòng cảm cúm khi mang thai. Kẽm sẽ được bổ sung khi mẹ bầu dùng các loại thực phẩm giàu sắt như thịt nạc, các loại cá, lòng đỏ trứng,…
Cách trị cảm cúm không dùng “thuốc tây”
Nếu đã phòng ngừa rồi mà mẹ bầu vẫn bị cảm cúm, lúc này, mẹ bầu chắc sẽ rất lo lắng, vì nếu dùng thuốc thì sợ tác dụng phụ, mà không dùng thuốc thì bệnh lại kéo dài, càng nguy hiểm… Nhưng mẹ bầu hãy yên tâm! Chúng ta có rất nhiều cách trị cảm cúm hoàn toàn không lo tác dụng phụ, an toàn cho thai nhi và hiệu quả trong việc đẩy lùi cảm cúm.
Khi bị cảm cúm, mẹ bầu có thể sử dụng cách xông hơi để giúp cảm thấy thoải mái hơn. Hay chuẩn bị một vài loại lá như: lá bưởi, húng quế, tía tô, bạc hà, rau tần, ngổ, riềng, gừng, hành, chanh… Mỗi một lần chọn khoảng 5 – 7 loại, trọng lượng khoảng 50 – 100 gam. Sau đó, rửa sạch cho vào nồi đổ ngập nước, đậy nắp thật kín. Đun sôi nồi lá xông chừng 3 – 5 phút. Sau đó, mẹ bầu hãy trùm chăn kín, mở hé nắp nồi cho hơi nóng thoát ra dần dần, hãy hít thở thật đều, thật nhiều.
Mẹ bầu nên xông trong khoảng 5 – 10 phút cho tới khi mồ hôi ở cơ thể toát ra, sau đó, dùng khăn lau cho khô người. Xông hơi xong, mẹ bầu hãy uống một ly nước chanh cho thêm vào một ít muối.
Để có thể hết được bệnh cảm cúm, mẹ bầu hãy xông hơi khoảng 2 -3 lần mỗi ngày. Mỗi lần xông hơi xong, chắc chắn mẹ bầu sẽ thấy thoải mái dễ chịu và bệnh cảm cũng sớm từ biệt mẹ bầu luôn đấy.
Ăn cháo bí đỏ giúp điều trị cảm cúm
Quả bí đỏ cung cấp vitamin và các khoáng chất giúp cơ thể mau lấy lại sức đề kháng, giải ho, làm ấm cổ họng, tiêu đờm. Chất pectin có trong bí đỏ có thể loại bỏ vi khuẩn và các chất độc hại khác. Vì thế, ăn cháo bí đỏ sẽ giúp nhanh chóng dứt các dấu hiệu khó chịu của bệnh cảm cúm.
Cách nấu cháo bí đỏ như sau: Chuẩn bị 100g bí đỏ, gọt vỏ, bỏ hạt rồi rửa sạch, cắt miếng thật mỏng cho vào nồi. Vo 1 nắm gạo rồi cho vào nồi cùng bí đỏ. Đổ khoảng 50ml nước, đun sôi lại cho thêm nước cho đến khi bí và gạo chín mềm. Nêm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Nên ăn cháo khi còn nóng để có hiệu quả tốt nhất.
Mẹ bầu chỉ cần cho vài lát gừng vào ấm nước, đun sôi rồi cho thêm ít đường phèn hay ít mật ong vào để uống. Uống 3 lần/ ngày sẽ giúp mẹ bầu giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm mà không cần phải dùng đến các loại thuốc kháng sinh.
Cách chữa cảm cúm bằng hành ta
Hành ta có tính sát khuẩn mạnh giúp trị cảm cúm hiệu quả. Đây cũng là một vị thuốc chống động thai (Lấy 60g hành tươi sắc kỹ cùng với một bát nước, lọc bỏ bã rồi uống). Cách đơn giản nhất để chữa bệnh cảm cúm bằng hành là nấu cháo gạo tẻ, cho thêm nhiều hành, ăn lúc còn nóng rồi đắp chăn để cho mồ hôi toát ra là giải được cảm.
Cách chữa cảm cúm bằng cúc tần
Cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Cây cúc tần có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, được dùng để chữa cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, cơ thể đau nhức. Cách chữa cảm cúm bắng cúc tần như sau: Hái lá và cành non đem rửa sạch. Ssau đó đun lên, lấy nước uống, hoặc cũng có thể đun lên để xông. Khi uống vào thấy mồ hôi ra đầm đìa là được. Nếu mẹ bầu bị cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu có thể lấy 20g lá cúc tần tươi, 10g lá sả một phần, 10g lá chanh đem nấu với nước, uống khi còn nóng. Sau đó, cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông cho ra mồ hôi để giảm sốt và giải cảm.
Cách chữa cảm cúm bằng cây tía tô
Nếu như mẹ bầu bị cảm lạnh hoặc cảm cúm không ra mồ hôi, ho tức ngực, nôn đầy thì mẹ nên dùng 20g lá tươi giã nhỏ, chế thêm nước sôi, khuấy đều rồi gạn lấy nước và uống khi còn nóng. Hoặc là dùng lá cắt nhỏ trộn với cháo nóng, ăn rồi nằm nghỉ cho mồ hôi toát ra. Ngoài ra, ,mẹ bầu cũng có thể thêm hành sống giã nhỏ 5g, gừng tươi giã nhỏ ba lát, muối vừa đủ để nấu cháo giải cảm.
Nếu trong trường hợp bị cảm do gặp mưa gió, thân thể đau mỏi, nhức đầu sổ mũi, nôn, có thể lấy lá tía tô, vỏ quít cũ, củ gấu (hương phụ), gừng sống và hành trắng cả cây xắt uống lúc thuốc còn nóng.
Nếu mẹ bầu cảm cúm ớn rét, không ra mồ hôi thì lấy tía tô, lá chanh, bạc hà, lá sả, mỗi thứ một nắm nấu nước xông.
Chữa cảm cúm bằng kinh giới hấp đường phèn
Cách làm: Mẹ hãy lấy một nắm lá kinh giới, giã nát, cho thêm đường phèn hay mật ong vào, hấp chín, ăn nóng sẽ nhanh chóng khỏi cảm cúm. Vì kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm toát mồ hôi nhanh, do đó, khi ăn kinh giới hấp mật ong hoặc đường phèn sẽ giúp giảm cảm sốt nhanh chóng. Ngoài ra , bài thuốc này còn có tác dụng làm mát họng, thông mũi nhanh chóng.
Lời kết
Giữ gìn sức khỏe trong thời gian mang thai là điều rất quan trọng. Bệnh cảm cúm dù rất dễ bị nhiễm nhưng cũng không quá khó để phòng ngừa và điều trị bằng các phương pháp dân gian, không dùng kháng sinh. Chúc mẹ bầu có một thai kì mạnh khỏe!
563 views
Mang Thai Tháng Thứ 8 Bị Đau Lưng Phải Làm Sao?
Mang thai tháng thứ 8 bị đau lưng, cách giảm đau nhanh bằng các bài tập cho bà bầu như: các cơ vùng bụng bị yếu đi, ngồi sai tư thế, thay đổi hormone khi mang thai…
5 nguyên nhân khiến bà bầu mang thai tháng thứ 8 bị đau lưng
Đau lưng là một trong những rắc rối sức khỏe phổ biến khi mang thai. Khoảng 50-70% thai phụ phàn nàn rằng, họ bị đau lưng trong cả 3 quý. Những cơn đau thường xuất hiện ở phía dưới ở một hoặc cả hai bên lưng
1. Thay đổi hormone thai nghén khiên đau lưng
Progesterone (một loại hormone thai nghén) khiến các dây chằng – kết nối giữa khung xương chậu và vùng lưng phía dưới bị “nhão”. Thỉnh thoảng, nó sẽ gây nên những cơn đau nhói vùng lưng.
2. Các cơ vùng bụng bị yếu đi
Lúc chưa mang thai, các cơ vùng bụng đảm nhiệm một số nhiệm vụ như chịu sức ép từ cơ thể trong tư thế bạn nằm sấp, co giãn linh hoạt khi bạn muốn gập người lại, nhặt một đồ vật dưới đất… Trong khoảng thời gian mang bầu, các cơ này hầu như không được giữ những vai trò vừa kể trên. Các cơ vùng bụng trở nên “yếu ớt” và bị giãn mạnh do tác động tự sự phát triển của thai, khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép, gây đau lưng.
Một số phụ nữ trong lần mang thai thứ hai thường cảm nhận thấy sự lỏng lẻo của các cơ vùng bụng. Đó là vì các cơ này đã bị mềm đi ở lần mang thai đầu tiên.
3. Vị trí của thai gây đau lưng
Điều này có thể gây nên những cơn đau lưng vào giai đoạn cuối thai kỳ. Nếu bé nằm trong bụng với vị trí lưng của bé ngược lại lưng của mẹ thì nó sẽ gây sức ép lên vùng xương lưng của người mẹ.
4. Ngồi sai tư thế
Không ít thai phụ ưa chuộng cách ngồi bệt, cố định gót chân xuống sàn nhà, chống hai tay ra phía đằng sau để giữ trọng lượng cơ thể. Kết quả, kiều ngồi này sẽ khiến vùng lưng phía dưới bị đặt trong tình trạng căng thẳng và gây đau.
Ngoài ra, tư thế đứng, di chuyển hoặc nhấc đồ vật không đúng cách cũng có khả năng gây tổn thương đến các cơ chằng vùng lưng. Nếu đứng, ngồi sai tư thế liên tục thì khả năng bị đau lưng của bạn càng lớn hơn; chẳng hạn, bé sẽ cảm nhận những cơn đau lưng rõ nét hơn khi bạn nhấc một vật nặng hoặc thực hiện những động tác xoắn lưng.
Cách giảm đau lưng nhanh chóng cho bà bầu khi mang thai
Lý giải: Khi mang thai, bụng to ra lên làm thay đổi trọng lực trung tâm ra khỏi cơ thể của bạn. Do không nhận ra điều này, bạn thường để lưng dưới kéo về phía trước thành tư thế võng lưng, làm cho các cơ lưng bị hụt, căng và gây đau đớn. Đứng thẳng người giúp các cơ kéo dài và căng ra một cách tự nhiên, biến tư thế tốt trở thành một trong những “bài tập” dễ nhất để giảm đau lưng khi mang thai.
Thực hiện: Gập vai lại và nâng lồng ngực lên. Giữ vị trí đầu của bạn sao cho tai thẳng hàng với vai. Co cơ bụng lại (cảm giác như đưa rốn đến gần với cột sống) và thẳng lưng với hông. Để hỗ trợ và cân bằng tốt hơn, đứng với đầu gối hơi gập lại. “Duy trì tư thế này bằng cách tưởng tượng một sợi dây đang kéo bạn từ phía trên,” Armanda Larson, một nhà vật lý trị liệu và hướng dẫn yoga cho phụ nữ trước khi sinh tại thành phố Portland, Maine (Mỹ) gợi ý.
Duỗi thẳng vùng lưng dưới
Lý giải: Các cơ của bụng và lưng thường làm việc với nhau để hỗ trợ phần giữa cơ thể bạn. Khi cơ bụng trở nên lỏng leo do phải thích nghi với tử cung đang phát triển, các cơ lưng phải hoạt động nặng nề hơn nhằm bù lại. Duỗi thẳng vùng lưng dưới có thể giúp tăng cường các cơ lưng một cách an toàn trong suốt thai kỳ, biến công việc nặng nề của chúng vận hành dễ dàng hơn một chút (và ít đau đớn hơn cho bạn).
Thực hiện: Quỳ xuống bằng tay và đầu gối. Larson khuyến cáo đặt một tấm thảm tập bên dưới để hỗ trợ và giúp bạn thoải mái. Giữ khuỷu tay hơi gập lại (không khóa) và lưng thẳng. Duỗi tay phải ra phía trước ngang vai. Duỗi chân trái về sau ngang hông. Co cơ bụng lại. Giữ tư thế này trong thời gian bạn đếm đến năm, Larson khuyên. Lặp lại 10 đến 20 lần ở cả hai bên. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên bắt đầu tập động tác này từ đầu thai kỳ.
Nghiêng vùng khung chậu
Lý giải: Nghiêng vùng khung chậu (còn gọi là “lắc khung chậu”) tăng cường các cơ bụng, giảm đau lưng và giúp cải thiện tư thế. ” Các cơ bụng thư giãn phần nào trong suốt thai kỳ, nhưng giữ chúng săn chắc vẫn là một đoạn đường dài trong việc làm giảm đau cho lưng hoạt động quá sức “, Larson nói.
Thực hiện: Quỳ bằng cả tay và chân. Giữ khuỷu tay hơi cong và lưng thẳng (hình dung lưng bạn như cái bàn cà phê). Co cơ bụng và xoay vùng khung chậu sao cho xương cụt của bạn hướng về phía sàn nhà. Giữ tư thế, đếm đến năm và thả ra. Lặp lại 10 đến 20 lần. Bạn cũng có thể thực hiện bài tập nghiêng vùng khung chậu bằng cách đặt lưng nằm ngửa xuống (cho đến tuần thứ 20 của thai kỳ) và dựa vào tường, sử dụng cùng động tác lắc và giữ.
từ khóa
mang thai tháng thứ 8 bị đau lưng
mang thai tháng cuối bị đau xương mu
đau mu vùng kín khi mang thai tháng cuối
thai tháng thứ 8 đạp nhiều
Bài viết Mang thai tháng thứ 8 bị đau lưng phải làm sao? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bị Cúm Khi Mang Thai Tháng Thứ 8 Có Tác Hại Như Thế Nào? trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!