Đề Xuất 6/2023 # Bệnh Tim Là Nguyên Nhân Hàng Đầu Khiến Phụ Nữ Mang Thai Tử Vong # Top 15 Like | Europeday2013.com

Đề Xuất 6/2023 # Bệnh Tim Là Nguyên Nhân Hàng Đầu Khiến Phụ Nữ Mang Thai Tử Vong # Top 15 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bệnh Tim Là Nguyên Nhân Hàng Đầu Khiến Phụ Nữ Mang Thai Tử Vong mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

05/11/2012

Bệnh tim là nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ mang thai tử vong

BS.CK1. Nguyễn Thị Từ Anh (Dịch)K. Sơ sinh – BV Từ Dũ

Theo một nghiên cứu vừa mới được đăng tải ngày 11 tháng 9 năm 2012 trên phiên bản điện tử của Tạp chí tim mạch châu Âu, phụ nữ mang thai mắc bệnh tim tử vong nhiều gấp 100 lần so với phụ nữ mang thai có sức khỏe bình thường. Các tác giả nghiên cứu cũng nhận thấy có khoảng 0,9% phụ nữ mang thai ở Anh có bệnh tim. Theo tiến sĩ Mark Johnson (Đại học Hoàng gia London, Anh), một trong những tác giả nghiên cứu, bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất đối với phụ nữ mang thai. Nguyên nhân này nhiều gấp 3 lần so với nguyên nhân thuyên tắc tĩnh mạch sâu và gấp 6 lần so với nguyên nhân xuất huyết. Vì vậy, cần quan tâm hơn đến vấn đề tim mạch của phụ nữ mang thai và cần tầm soát tốt hơn. Nếu phụ nữ bệnh tim được điều trị và theo dõi bệnh tốt thì tỷ lệ biến chứng rất thấp. Điểm then chốt là các phụ nữ bệnh tim cần được phát hiện bệnh trước khi mang thai để được điều trị ổn định và được theo dõi thường xuyên trong suốt thai kỳ. Trong thai kỳ, việc chẩn đoán bệnh tim rất khó khăn vì các triệu chứng của bệnh tim thường bị nhầm lẫn với những triệu chứng của mang thai như khó thở, mệt mỏi và ợ nóng. Đồng thời, các bác sĩ cũng ít nghĩ đến bệnh lý tim khi khám các phụ nữ mang thai. Vì thế, khi chăm sóc thai phụ có các yếu tố nguy cơ như lớn tuổi, béo phì, đái tháo đường hoặc tăng huyết áp thì các bác sĩ và nữ hộ sinh cần nghi ngờ bệnh tim nếu thai phụ than phiền bị đau ngực hoặc khó thở để chuyển họ đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch kịp thời.

Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập từ năm 2007 đến năm 2011, ghi nhận 1321 phụ nữ mang thai ở 28 quốc gia. Trong số này, bệnh lý tim bẩm sinh chiếm 66%, bệnh lý van tim chiếm 25%, bệnh cơ tim chiếm 7% và bệnh tim thiếu máu chiếm 2%. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong của phụ nữ mang thai bị bệnh tim là 1%, so với tỷ lệ tử vong của phụ nữ mang thai có sức khỏe bình thường là 0,007%. Các phụ nữ bị bệnh cơ tim có dự hậu xấu nhất vì có tỷ lệ suy tim và rối  loạn nhịp tim nhiều hơn. Các phụ nữ bị bệnh van tim thường bị xuất huyết sau sinh hơn, có thể vì dùng nhiều thuốc chống đông máu. Tỷ lệ tử vong giữa các quốc gia đang phát triển cũng cao hơn các quốc gia phát triển, 3,9% so với 0,6%.

Tỷ lệ thai lưu của phụ nữ bệnh tim cũng cao gấp 5 lần và con của họ bị tử vong trong vòng 30 ngày sau sinh cũng cao gấp 1,5 lần. Tuy nhiên, các tỷ lệ này khác biệt rất lớn giữa các quốc gia đang phát triển và đã phát triển.

Kết quả điều  trị của thai phụ bệnh tim so với thai phụ có sức khỏe bình thường.

KQ điều trị

Thai phụ bình thường (%)

Bệnh tim bẩm sinh (%)

Bệnh van tim (%)

Bệnh cơ tim (%)

Bệnh tim thiếu máu cục bộ (%)

Tử vong của mẹ

0.007

0.5

2.1

2.4

0

Suy tim

0

8.0

18

24

8.0

Sinh mổ lấy thai

23

38

42

58

60

Tử vong của con

0.35

0.5

3.9

4.5

4.0

Một số phụ nữ không biết mình có bệnh tim và khi mang thai thì bệnh mới biểu hiện rõ. Thí dụ, bệnh cơ tim có thể chỉ biểu hiện triệu chứng khi mang thai. Một số bệnh nhân bị bệnh tim bẩm sinh được chẩn đoán khi còn nhỏ nhưng không còn theo dõi khi trưởng thành. Có nhiều quốc gia, người phụ nữ bị áp lực phải sinh con nên mặc dù bị bệnh tim vẫn mang thai. Bệnh lý van tim do bệnh thấp vẫn còn phổ biến ở các quốc gia đang phát triển nhưng ít gặp ở các quốc gia đã phát triển. Nghiên cứu này còn tiếp tục tiến hành trong vài năm tiếp theo và kết quả nghiên cứu sẽ giúp có những kế hoạch chăm sóc phụ nữ mang thai tốt hơn.

Nguồn:

www.medscape.com

Tắc Tia Sữa Có Mủ: Nguyên Nhân Gây Hoại Tử, U Vú Ở Phụ Nữ

Tắc tia sữa có mủ xảy ra khi mẹ bị tắc tia sữa được khoảng 1 tuần. Nếu không chữa kịp thời, tắc tia sữa có mủ sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm khác.

Tắc tia sữa đã là ác mộng với chị em phụ nữ, nhưng bị tắc tia sữa có mủ còn kinh khủng hơn rất nhiều. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể do bé bú không hết khiến sữa mẹ bị ứ đọng, mẹ còn trẻ chưa có kinh nghiệm thông sữa, do sức khỏe của mẹ yếu hay cũng có thể do yếu tố tâm lý.

Dấu hiệu nhận biết tắc tia sữa có mủ

Mẹ có thế nhận biết sớm tình trạng tắc tia sữa có mủ qua một số triệu chứng điển hình sau:

Sốt nhẹ cho đến sốt cao trên 38ᵒ C

Đầu ti ửng đỏ lan ra cả quầng ti.

Sờ ngực thấy một số cục cứng khắp bầu ngực

Bóp nhẹ ngực xuất hiện dịch mủ

Tắc tia sữa mưng thành mủ diễn biến rất nhanh chỉ từ 5-7 ngày thậm chí có người 3-4 ngày bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, rất nguy hiểm.

Sự khác nhau giữa tắc tia sữa có mủ và tắc tia sữa thông thường

Tắc tia sữa có mủ thường gặp ở mẹ sinh con đầu lòng nhiều hơn, và có thể xảy ra ở bất kỳ thời gian nào khi mẹ còn cho con bú. Hiện tượng này có giống với tắc tia sữa thông thường hay không?

Về bản chất thì tắc sữa mưng mủ là một cấp của tắc sữa nói chung. Khi mẹ bị tắc tia sữa khoảng 1 tuần mà không tìm được biện pháp khắc phục thì sẽ chuyển sang tắc tia sữa kèm mủ. Lúc đó, ngoài cảm giác sưng tức, đau đớn ở bầu ngực, người mẹ còn sốt cao, bầu ngực có các cục sữa vón lại, cơ thể cực kỳ mệt mỏi. Mẹ bị tắc tia sữa có mủ cũng hay được chẩn đoán bị áp xe vú.

Vậy có thể nói tắc sữa có mủ và tắc sữa thông thường là một, chẳng qua là cấp độ nặng hơn và khó chữa hơn.

Mức độ nguy hiểm của tắc tia sữa có mủ

Trong hầu hết các trường hợp, tắc tia sữa xuất hiện mủ không gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ ngay tức khắc. Tuy nhiên về lâu dài, nó không chỉ gây ra những phiền phức nhất định mà còn có thể là cơ hội cho nhiều bệnh lý phát triển.

– Tắc tia sữa có mủ là nguyên nhân phổ biến dẫn đến áp xe vú. Nếu đã bị áp xe mà còn không được phát hiện và chữa trị thì sẽ tạo thành khối viêm mãn tính, dễ dàng tái phát. Một số trường hợp xấu hơn, mẹ bị tổn thương tuyến sữa nên không thể tiết sữa nữa hoặc bầu ngực có nguy cơ hoại tử.

– Mang đến cảm giác cực kỳ tồi tệ cho người mẹ, bao gồm đau buốt ngực, không thể nghỉ ngơi và dễ bị suy nhược cơ thể, trầm cảm sau sinh.

– Đối với em bé, khi mẹ bị tắc sữa, con không có sữa bú nên chậm lớn, nhẹ cân, thấp còi. Việc này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí não của con sau này.

Những điều mẹ nên và không nên làm khi bị tắc tia sữa có mủ

Tìm hiểu về cách xử trí khi bị tắc tia sữa có mủ sẽ giúp mẹ giảm bớt sự đau đớn và tránh được những hậu quả đáng tiếc về sau.

– Vệ sinh sạch sẽ hai bầu ngực.

– Tắm bằng nước ấm dưới vòi hoa sen.

– Không lo lắng quá mức, thay vào đó hãy nghỉ ngơi và dành thời gian cho cơ thể thư giãn.

– Uống đủ nước và ăn uống đủ chất.

– Chườm nóng bầu ngực bằng nước ấm.

– Dùng tay massage làm mềm bầu ngực.

– Dùng máy hút sữa để hút bớt sữa ra khỏi bầu ngực.

– Cố cho con bú để đả thông đường dẫn sữa vì bé có thể nuốt phải mủ rất có hại cho sức khỏe.

– Tắm nước lạnh sẽ làm cho ống dẫn sữa càng bị co lại, tình trạng bị tắc tia sữa mưng mủ sẽ trầm trọng hơn.

– Bóp mạnh vào bầu ngực nhằm đánh tan các cục sữa, trên thực tế việc này có thể làm tổn thương các nang và mô tuyến vú.

– Uống ít nước vì sợ càng uống nhiều nước thì bầu ngực càng căng tức. Sự thật là khi bị tắc tia sữa, mẹ sẽ bị sốt và toát nhiều mồ hôi, do đó phải uống đủ nước để đảm bảo cơ thể vẫn tiết sữa đều đặn và đảm bảo năng lượng cho các hoạt động.

Biện pháp phòng ngừa tắc tia sữa có mủ

– Ăn uống đủ chất, uống đủ nước, giữ tinh thần vui vẻ lạc quan.

– Thường xuyên massage bầu sữa để sữa xuống đều và không bị vón cục.

– Khi cho trẻ bú xong, dùng hai tay nặn hết sữa thừa và làm sạch đầu ti để tránh viêm nhiễm và ứ tắc sữa.

– Khi trẻ không bú hết lượng sữa mẹ tiết ra, hãy chắc chắn rằng mẹ sẽ duy trì lượng sữa tiêu thụ bằng cách dùng máy hút sữa.

– Cho bé bú đều cả hai bên đầu ngực.

– Mẹ nên mặc áo ngực, nhưng là loại dành cho phụ nữ sau sinh, mềm mại và không có gọng.

LỜI KHUYÊN CỦA MABIO

Khi bị tắc tia sữa có mủ mẹ nên nhanh chóng chữa trị để tránh những tác động xấu đáng tiếc kể trên. Bên cạnh đó phòng tránh cũng là điều cần thiết. Sau khi chữa trị tắc tia sữa phần lớn các mẹ sẽ lâm phải tình trạng ít sữa, thiếu sữa cho con. Mẹ đừng lo lắng và vội vàng cho con dùng sữa ngoài ngay. Hãy để con được bú mẹ trọn vẹn ít nhất 6 tháng đầu đời và nếu có thể, hãy cho con bú hoàn toàn sữa mẹ đến 24 tháng tuổi.

Sữa mẹ giúp trẻ hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh.

Sữa mẹ về đều và nhiều sẽ giúp thông tuyến sữa, hạn chế được tối đa tình trạng tắc tia sữa.

Có thể mẹ chưa biết

Sữa mẹ chỉ có thể tiết ra nhiều hơnkhi hàm lượng hoocmon Prolactin (hooc môn sản xuất sữa) trong cơ thể tăng lên và chất lượng sữa tăng lên chỉ khi cơ thể mẹ chuyển hóa dinh dưỡng tốt nhất.

➡ Nếu mẹ không thể ăn ngon, ngủ ngon, càng lo lắng vì không có sữa cho con. Hàm lượng Prolactin trong cơ thể càng giảm.

➡ Nếu cơ thể mẹ không thể hấp thụ hoặc chuyển hóa chất dinh dưỡng vào sữa thì có ăn bao nhiêu chất lượng sữa mẹ cũng không được cải thiện.

ĐỪNG ĐỂ THIẾU SỮA, ÍT SỮA CHO CON TRỞ THÀNH CƠN ÁC MỘNG ÁM ẢNH CÁC MẸ VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO Nguồn: chúng tôi

Hành Khách Là Phụ Nữ Có Thai

Dịch vụ khách sử dụng bình oxy (OXYG)(*)

Hành khách sử dụng bình oxy:

Giá vé: Áp dụng như khách thông thường.

Hành lý miễn cước: được mang hành lý với trọng lượng bằng 02 lần mức hành lý miễn cước tương ứng với hành trình sử dụng dịch vụ.

Mức phí áp dụng cho dịch vụ sử dụng bình oxy bao gồm:

Phí sử dụng bình oxy:

+ Chặng bay nội địa: 2.000.000VND/1bình oxy (giá tịnh chưa bao gồm VAT)

+ Chặng bay quốc tế: 200USD/1bình oxy.    

Phí vận chuyển bình oxy: Bằng mức giá áp dụng cao nhất cho người lớn và phụ thu cho mỗi ghế lắp đặt bình oxy.

Người đi cùng khách OXYG: Áp dụng giá vé và mức hành lý miễn cước như khách thông thường.

Tiếp viên đi cùng nếu khách yêu cầu.

Dịch vụ khách nằm cáng (STCR)

Hành khách nằm cáng:

Giá vé: Áp dụng như khách thông thường.

Hành lý miễn cước: được mang hành lý với trọng lượng bằng 06 lần mức hành lý miễn cước tương ứng với hành trình sử dụng dịch vụ.

Phí vận chuyển cáng: Bằng 6 lần mức giá áp dụng cao nhất cho người lớn và phụ thu.

Người đi cùng khách nằm cáng (**): Áp dụng giá vé và mức hành lý miễn cước như khách thông thường.

Tiếp viên đi cùng nếu khách yêu cầu.

Dịch vụ khách nằm cáng sử dụng bình oxy (STCR/OXYG)

Hành khách nằm cáng và sử dụng bình oxy:

Giá vé: Áp dụng như khách thông thường.

Hành lý miễn cước: được mang hành lý với trọng lượng bằng 06 lần mức hành lý miễn cước tương ứng với hành trình sử dụng dịch vụ.

Phí dịch vụ khách nằm cáng và sử dụng bình oxy:

Phí sử dụng bình oxy (*):

+ Chặng bay nội địa: 2.000.000VND/1bình oxy (giá tịnh chưa bao gồm VAT).

+ Chặng bay quốc tế: 200USD/1bình oxy

Phí vận chuyển bình oxy: Bằng mức giá áp dụng cao nhất cho người lớn cho mỗi ghế lắp đặt bình oxy và phụ thu.

Giá vận chuyển cáng: Bằng 6 lần mức giá áp dụng cao nhất cho người lớn và phụ thu.

Người đi cùng khách nằm cáng sử dụng bình oxy(**): Áp dụng giá vé và mức hành lý miễn cước như khách thông thường.

Tiếp viên đi cùng nếu khách yêu cầu.

Dịch vụ trẻ em đi một mình (UM)

Vé UM: Áp dụng như khách trẻ em/người lớn thông thường, tương ứng theo độ tuổi quy định.

Phí dịch vụ UM: 500.000VND (giá tịnh chưa bao gồm VAT) đối với chặng bay nội địa; 50USD đối với chặng bay quốc tế.

Phí cho Tiếp viên đi kèm (trong trường hợp bắt buộc phải áp dụng): Là giá áp dụng cho người lớn và phụ thu tương ứng với khoang dịch vụ mà khách yêu cầu dịch vụ sử dụng.

Dịch vụ phục vụ khách có khổ người quá cỡ (EXST)

Vé hành khách: Áp dụng như khách thông thường.

Hành lý miễn cước: được mang hành lý với trọng lượng bằng 02 lần mức hành lý miễn cước tương ứng với hành trình sử dụng dịch vụ.

Phí áp dụng cho ghế mua thêm: Bằng 100% mức giá áp dụng cho người lớn và phụ thu cho mỗi ghế mua thêm tương ứng với hạng đặt chỗ tại thời điểm phát sinh đặt dịch vụ.

Tiếp viên đi cùng nếu khách yêu cầu.

Dịch vụ xe lăn trên cabin (WCHC)

Phí dịch vụ: Miễn phí

Xe lăn của khách (nếu có) được chuyên chở miễn phí.

Vé hành khách: Áp dụng như khách thông thường.

Tiếp viên đi cùng nếu khách yêu cầu.

Dịch vụ xe lăn trên cabin (WCHC)

Dịch vụ xe lăn lên xuống máy bay (WCHS)

Dịch vụ xe lăn trên sân đỗ (WCHR)

Phí dịch vụ: Miễn phí

Xe lăn của khách (nếu có) được chuyên chở miễn phí.

Vé hành khách: Áp dụng như khách thông thường.

Tiếp viên đi cùng nếu khách yêu cầu.

Dịch vụ phục vụ khách khiếm thính (DEAF)

Dịch vụ phục vụ khách khiếm thị (BLND)

Phí dịch vụ: Miễn phí

Vé hành khách: Áp dụng như khách thông thường.

Tiếp viên đi cùng nếu khách yêu cầu.

Người lớn đi cùng từ 2 trẻ em dưới 2 tuổi (INF) trở lên

Vé hành khách (người lớn và trẻ em dưới 2 tuổi): Áp dụng như khách thông thường

Phí cho Tiếp viên đi kèm: Là giá áp dụng cho người lớn tương ứng với khoang dịch vụ mà khách yêu cầu dịch vụ sử dụng.

Tiếp viên đi cùng nếu khách yêu cầu.

Đau Lưng Ở Phụ Nữ Mang Thai

 1. Tăng cân:

2. Thay đổi trọng tâm:

Bình thường vị trí thắt lưng của cột sống người đã cong và ưỡn ra phía trước. Khi mang thai tử cung lớn đổ về phía trước (đặc biệt những người sanh con rạ, thành bụng nhão), làm cho cột sống thắt lưng bị ưỡn nhiều hơn.

3. Nội tiết tố thai kỳ:

Những nội tiết tố của thai kỳ làm cho các dây chằng và khớp xương của cột sống (đặc biệt là cột sống thắt lưng) và vùng chậu dãn ra và căng hơn. Điều này làm suy yếu chức năng của các dây chằng khiến phụ nữ đau lưng, đau khớp vệ và đau vùng chậu.

4. Sự tách của cơ thẳng bụng:

Khi tử cung lớn lên làm bụng căng ra có thể làm cho 2 cơ thẳng bụng bị tách ra (là cơ thẳng đi từ đầu của các xương sường đến xương mu), điều này khiến cho người phụ nữ bị đau lưng và có nguy cơ thoát vị thành bụng nếu tình trạng tách cơ nhiều và không hồi phục.

5. Stress:

khi mang thai tâm trạng của người phụ nữ rất nhạy cảm, dễ tổn thương, dễ bị stress. Khi bị stress các cơ dựng sống (cơ phía sau lưng bên cạnh các cột sống) co cứng gây đau lưng.

6. Ngoài ra đau lưng ở người phụ nữ mang thai còn có thể do tư thế sai trong sinh hoạt, làm việc hàng ngày: đứng quá lâu, ngồi lâu sai tư thế, cúi nhiều,…

Triệu chứng đau lưng có thể từ nhẹ xuất hiện khi đứng hoặc ngồi lâu cho đến nặng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, thậm chí không thể đi hoặc đứng được. Nhiều phụ nữ bị đau lưng và nghĩ rằng đây là vấn đề đương nhiên có trong thai kỳ, nên cố gắng chịu đựng. Tuy nhiên chứng đau lưng trong thai kỳ có thể hết sau khi sanh, nhưng cũng không ít trường hợp kéo dài sau sanh và trở thành mãn tính. Như vậy cần phải có cách giải quyết triệu chứng đau lưng trong thai kỳ, giúp chất lượng cuộc sống người phụ nữ mang thai tốt hơn, cũng như không dẫn đến tình trạng đau lưng mãn tính sau sanh.

1. Luyện tập thể dục:

Việc luyện tập thường xuyên và đều đặn trong thai kỳ giúp làm giảm bớt tình trạng đau lưng trọng thai kỳ. Đối với những trường hợp đau nhiều tốt nhất nên được tập luyện với huấn luyện viên hoặc các chuyên gia vật lý trị liệu chuyên cho người phụ nữ mang thai.

2. Nóng và lạnh:

Việc chườm nóng hoặc lạnh cũng có thể làm giảm triệu chứng đau lưng. Việc dùng một khăn lạnh (có thể dùng túi lạnh chuyên dụng) chườm vào vùng lưng trong 20 phút và thực hiện vài lần trong ngày. Sau khi chườm lạnh 2-3 ngày, triệu chứng giảm bớt chuyển sang chườm nóng. Dùng khăn ấm hoặc túi nước ấm chuyên dụng chườm vào vị trí đau. Tuyệt đối không chườm nóng lên vùng bụng trong suốt thời kỳ mang thai.

3. Massage:

xoa bóp vùng lưng (đặc biệt vùng thắt lưng) giúp giảm đau. Thai phụ ngồi ngồi áp mặt vào lưng ghế hoặc nằm nghiêng (giữ lưng thẳng) và nhờ người massage hai bên cột sống, tập trung vào vùng thắt lưng.

4. Tư thế đúng:

để tránh áp lực và gây tổn thương cột sống người phụ nữ cần:

– Tư thế đi, đứng, ngồi đúng:

lưng thẳng, kéo thẳng hai vai về phía sau. Tư thế ngồi phải thật vững sao cho hai chân có thể nâng lên nhẹ nhàng. Chọn ghế ngồi có phần tựa và đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng. Hãy chú ý thay đổi tư thế, vị trí thường xuyên, tránh đứng quá lâu. Nếu phải đứng, hãy đứng trụ trên một chân để chân còn lại có thể nghỉ ngơi và đổi chân trụ thường xuyên. Thương xuyên thay đổi tư thế để tránh bị ứ trệ tuần hoàn và căng cứng các cơ: nếu ngồi lâu thì khoảng 30-60 phút đứng dậy đi lại hoặc đứng lâu thì 30-60 phút ngồi nghỉ ngơi

– Nâng đỡ bụng:

Có thể sử dụng đai nâng bụng hoặc mặc quần lưng thun dày nâng đỡ phần bụng để tránh bụng bị đổ về phía trước làm cột sống thắt lưng ưỡn quá mức. Nên đeo đai sau 20 tuần tuổi thai và đeo khi đi làm, sinh hoạt, tối về có thể tháo đai ra.

5. Tư thế ngủ:

khi ngủ nên nằm nghiêng và thay đổi tư thế thường xuyên để tránh bị mỏi. Mỗi lần thay đổi tư thế từ ngồi sang nằm, từ ngồi sang đứng hoặc ngược lại cần nhẹ nhàng, tránh thay đổi tư thế đột ngột. Nằm và ngồi trên mặt phẳng, không nên dùng nệm quá mềm.

Tóm lại đau lưng là triệu chứng khá thường gặp ở phụ nữ mang thai. Người phụ nữ mang thai cần duy trì chế độ luyện tập phù hợp để có thể giảm triệu chứng đau lưng. Nếu triệu chứng đau lưng nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày người phụ nữ cần đi khám để có thể phát hiện những bất cần điều trị sớm như thoát vị đĩa đệm.

Leave a reply →

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bệnh Tim Là Nguyên Nhân Hàng Đầu Khiến Phụ Nữ Mang Thai Tử Vong trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!