Đề Xuất 6/2023 # Bệnh Cúm Và Thai Kỳ # Top 13 Like | Europeday2013.com

Đề Xuất 6/2023 # Bệnh Cúm Và Thai Kỳ # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bệnh Cúm Và Thai Kỳ mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bệnh Cúm và Thai Kỳ

Các Câu Hỏi Thường Gặp về Vắc-xin Phòng Cúm và Thai Kỳ

Tại sao tôi cần tiêm vắc-xin phòng cúm trong thời gian mang thai?

Các thay đổi thông thường trong hệ miễn dịch của quý vị trong thời gian mang thai có thể khiến quý vị có nguy cơ gặp phải các biến chứng từ cúm nhiều hơn. Vắc-xin phòng cúm là biện pháp bảo vệ tốt nhất để quý vị và con quý vị khỏi mắc bệnh cúm. Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng, phải nhập viện và tử vong nếu họ bị cúm. Nếu quý vị bị cúm khi đang mang thai, nó cũng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho con quý vị, bao gồm sinh non và dị tật bẩm sinh.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng một mũi tiêm phòng cúm khi mang thai có thể giúp bảo vệ con quý vị khỏi bệnh cúm tới 6 tháng sau khi sinh. Cho con bú sữa mẹ sau sinh giúp tăng cường hệ miễn dịch của con nhưng không phải là biện pháp thay thế cho việc tiêm vắc-xin.

Khi nào tôi nên tiêm vắc-xin phòng cúm?

Hãy tiêm vắc-xin phòng cúm ngay khi vắc-xin có sẵn tại khu vực của quý vị. Vắc-xin phòng cúm (PDF) được chứng minh là an toàn, hiệu quả và có lợi cho quý vị và con quý vị tại bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Khi quý vị tiêm vắc-xin phòng cúm trong thời gian mang thai, quý vị tạo ra kháng thể bảo vệ và truyền kháng thể cho con mình. Các kháng thể này bảo vệ con quý vị khỏi bệnh cúm cho đến khi con có thể tiêm được vắc-xin khi trẻ 6 tháng tuổi. Cho con quý vị bú sữa mẹ cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch của con nhưng không phải là biện pháp thay thế cho việc tiêm vắc-xin.

Việc những người khác trong hộ gia đình quý vị tiêm vắc-xin phòng cúm trong thời gian quý vị mang thai cũng rất quan trọng.

Tôi đang mang thai rồi. Việc tiêm vắc-xin phòng cúm có an toàn không?

Có. Việc tiêm vắc-xin phòng cúm vào bất kỳ thời điểm nào trước, trong và sau khi mang thai đều an toàn. CDC và American College of Obstetricians and Gynecologists (các bác sĩ chuyên chăm sóc phụ nữ trong thời kỳ mang thai) khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêm vắc-xin.

Quý vị cũng nên tiêm vắc-xin phòng ho gà (Tdap) trong tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ. Hãy kiểm tra với bác sĩ, y tá hoặc phòng khám của quý vị về những loại vắc-xin quý vị có thể cần. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang vắc-xin ho gà của chúng tôi (chỉ có bằng Tiếng Anh và Tiếng Tây Ban Nha).

Khi nào thì con tôi có thể tiêm vắc-xin phòng cúm?

Trẻ em có thể tiêm vắc-xin phòng cúm khi trẻ 6 tháng tuổi. Điều quan trọng là tất cả mọi người trong hộ gia đình quý vị phải tiêm vắc-xin để giúp bảo vệ con quý vị cho đến thời điểm đó. Trẻ em dưới chín tuổi có thể cần tiêm hai liều mỗi năm để đạt được hiệu quả bảo vệ cao nhất. Hãy kiểm tra với bác sĩ, y tá hoặc phòng khám của quý vị về các loại vắc-xin được khuyến cáo khác mà con quý vị có thể cần (CDC, chỉ có bằng Tiếng Anh).

Tôi có thể bị bệnh cúm do tiêm vắc-xin phòng cúm không?

Không. Vắc-xin phòng cúm không thể khiến quý vị bị cúm. Tuy nhiên, mất khoảng 2 tuần sau khi tiêm vắc-xin để cơ thể quý vị tạo ra kháng thể bảo vệ quý vị chống lại vi-rút cúm. Trong hai tuần đó, vẫn có khả năng quý vị bị lây cúm từ người khác.

Tôi có thể tiêm vắc-xin phòng cúm không có chất bảo quản không?

Có. Có các loại vắc-xin phòng cúm không có chất bảo quản. Luật của Tiểu Bang Washington yêu cầu phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 3 tuổi tiêm vắc-xin không có chất bảo quản (hoặc không chứa thimerosal). Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang Các Câu Hỏi Thường Gặp về Thimerosal của CDC (chỉ có bằng Tiếng Anh).

Có loại vắc-xin phòng cúm nào mà phụ nữ mang thai KHÔNG nên sử dụng không?

Vắc-xin xịt đường mũi (còn gọi là LAIV) được khuyến cáo không dành cho phụ nữ mang thai. Hãy kiểm tra với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị để tìm hiểu lựa chọn phù hợp nhất cho quý vị.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh cúm nếu tôi đang mang thai?

Viêm phổi

Viêm tai

Viêm xoang

Mất nước

Bệnh lý mạn tính nghiêm trọng hơn (hen suyễn, suy tim sung huyết hoặc tiểu đường)

Nếu quý vị bị bệnh cúm khi đang mang thai, quý vị có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng như chuyển dạ sớm và sinh non. Quý vị cũng có khả năng phải nằm viện và gặp phải nguy cơ tử vong cao hơn nếu quý vị bị cúm khi đang mang thai. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang cúm và thai kỳ của American College of Obstetricians and Gynecologists (chỉ có bằng Tiếng Anh).

Tôi có thể làm thêm điều gì để bảo vệ bản thân khỏi mắc bệnh cúm?

Hãy đề nghị gia đình, bạn bè và những người chăm sóc thường dành thời gian với quý vị và con quý vị tiêm vắc-xin phòng cúm hàng năm. Ngoài ra, hãy làm theo các bước đơn giản sau:

Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi bằng ống tay hoặc khăn giấy

Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước ấm

Khử trùng các bề mặt và đồ vật thường xuyên dùng chung (tay nắm cửa, kệ bệp, vòi nước, v.v…)

Tránh thường xuyên chạm vào mũi, miệng và mắt

Ở nhà, không đi làm hoặc đi học nếu bị ốm

Đeo tấm che mặt bằng vải khi quý vị ra ngoài cộng đồng

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi bị cúm khi đang mang thai?

Mặc dù vắc-xin phòng cúm là cách tốt nhất để ngăn ngừa cúm, nó không đảm bảo rằng quý vị sẽ không bị ốm. Nếu quý vị có các triệu chứng của bệnh cúm, hãy hạn chế tiếp xúc với những người khác và liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị ngay. Bác sĩ của quý vị nên kê toa thuốc kháng vi-rút (PDF) nếu họ nghi ngờ quý vị bị cúm (CDC) (chỉ có bằng Tiếng Anh).

Tôi có thể tìm thêm thông tin về vắc-xin cho bản thân và gia đình ở đâu?

Nếu quý vị cần trợ giúp tìm nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc nếu quý vị không có bảo hiểm y tế, hãy gọi Đường Dây Nóng Help Me Grow Washington theo số 1-800-322-2588 hoặc truy cập trang web của ParentHelp123.

Bệnh Cúm Nguy Hiểm Với Thai Phụ Như Thế Nào?

Thời gian qua, bệnh cúm phát triển mạnh khiến nhiều người mắc, trong đó có cả phụ nữ mang thai. Theo chuyên gia, thai phụ mắc cúm có thể khiến thai nhi dị tật.

Số liệu từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho thấy, tính đến đầu tháng 12-2019, cả nước có trên 400.000 người mắc cúm.

Ghi nhận tại một số bệnh viện như Nhi trung ương, Thanh Nhàn…, số ca mắc cúm nhập viện gia tăng trong những ngày qua. 

Bác sĩ Nguyễn Như Ngọc, Khoa Phụ sản 1, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, những ngày gần đây, khoa tiếp nhận 5 thai phụ mắc cúm A nhập viện điều trị. Các thai phụ có độ tuổi 22-35. Rất may là các ca này vào viện ở tình trạng bệnh chưa chuyển nặng. Các thai phụ đều được điều trị, theo dõi cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn mới được ra viện nhằm bảo đảm an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Chuyên gia này cho hay, bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Các triệu chứng của bệnh gồm: Sốt đột ngột, ho (phổ biến là ho khan), nhức đầu, đau cơ và khớp, đau họng và chảy nước mũi.

Bệnh cúm thông thường diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người già, người có bệnh mãn tính, phụ nữ mang thai có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Riêng với phụ nữ mang thai, do có nhiều thay đổi về cơ thể, đặc biệt là có sự thay đổi về nội tiết, hệ thống miễn dịch bị suy giảm khiến sức đề kháng trước dịch bệnh cũng bị yếu đi, cơ thể thai phụ lại đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, phụ nữ mang thai mắc cúm thường kéo dài hơn.

Đáng chú ý, phụ nữ mang thai mắc cúm có thể khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật như hở hàm ếch, tim bẩm sinh, một số khiếm khuyết trên cơ thể, rối loạn tâm thần. Bên cạnh đó, sự gia tăng thân nhiệt của người mẹ khi bị bệnh là yếu tố tác động xấu đến não bộ của thai nhi. Ngoài ra, thai phụ có thể bị sảy thai, sinh non hoặc thai lưu nếu mắc cúm.

Chưa kể, bệnh cúm tiến triển nặng có thể gây viêm phổi cho thai phụ. Tình trạng viêm phổi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn người thường bởi thai phụ có nhu cầu về ô xy lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu.

Bác sỹ Nguyễn Anh Tuấn, nguyên trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Phụ sản trung ương chia sẻ, khi phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu thai kỳ mà bị mắc cúm, khả năng thai nhi dị tật là rất cao. Tuy vậy, không phải tất cả các loại vi rút cúm đều gây dị tật. Khi có dấu hiệu bị cúm, thai phụ nên đi khám để được xét nghiệm định tuýp vi rút cúm, bác sĩ sẽ tư vấn khi có kết quả cụ thể. 

“Không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị triệu chứng vì có nhiều loại thuốc gây dị tật cho thai trong 3 tháng đầu”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Về chế độ dinh dưỡng, theo các chuyên gia, thai phụ khi mắc cúm nên ăn nhiều trái cây nhằm bổ sung vitamin C; uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố; uống nước ấm pha mật với gừng hoặc chanh nhằm làm sạch vùng họng; ăn làm nhiều bữa; hạn chế ra ngoài trời khi mưa nắng thất thường. Đặc biệt, thai phụ nên nghỉ ngơi, tránh suy nghĩ nhiều.

Để phòng bệnh cúm, biện pháp tốt nhất là hằng năm tiêm vắc xin cúm mùa. Phụ nữ có kế hoạch mang thai nên đi tiêm phong vắc xin phòng bệnh. Cùng với đó là đảm bảo vệ sinh cá nhân; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối; giữ ấm cơ thể; ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng; hạn chế đến nơi đông người.

Lê Hòa (Theo Hà nội mới)

ad syt ad

Cảm Cúm Khi Mang Thai

CẢM CÚM KHI MANG THAI

BS. Liêu Tấn Hưng

Cảm cúm xuất hiện với đặc trưng thời tiết giao mùa thường gặp ở mọi người và cả phụ nữ khi mang thai. Đặc biệt, khi mang thai, những thay đổi về nội tiết làm cho hệ miễn dịch suy yếu càng khiến chúng ta lo ngại nhiều hơn về ảnh hưởng của bệnh đối với hai mẹ con.

* CẢM CÚM Ở PHỤ NỮ KHI MANG THAI NHƯ THẾ NÀO?

Cảm cúm là bệnh do nhiễm virus cấp tính đường hô hấp gây ra.

Thời gian mắc bệnh trung bình ở phụ nữ mang thai có thể lâu hơn người bình thường (từ 7 đến 10 ngày). Hầu hết mọi người sẽ tự bình phục hoàn toàn. Đối với người có hệ miễn dịch kém thì bệnh có thể gây chuyển biến nghiêm trọng do biến chứng gây ra.

Tiến triển nặng của cảm cúm ở thai phụ có thể dẫn đến viêm phổi, thường đáng lo hơn người thường do nhu cầu oxy ở họ lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu đi.

Tuy vậy, các triệu chứng khác như: sốt, ho khi bị cúm ở thai phụ không nặng hơn những người bình thường.

* MỘT SỐ DẤU HIỆU ĐỂ NHẬN BIẾT CẢM CÚM Ở MẸ BẦU NHƯ:

– Ho khan

– Sốt khi mang thai (từ từ rồi đến sốt cao)

– Viêm họng

– Cảm thấy ớn lạnh

– Đau cơ 

– Đau đầu

– Nghẹt mũi, chảy nước mũi

– Tình trạng mệt mỏi kéo dài

* CẢM CÚM CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI KHÔNG?

Người mẹ khi mang thai sẽ có những lo lắng về ảnh hưởng lên thai nhi:

– Nguy cơ bị dị tật thai nhi (hở hàm ếch, tim bẩm sinh, đại tràng co thắt, hở đốt sống, một số khiếm khuyết trên cơ thể), nhất là trường hợp mắc cảm cúm trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

– Nguy cơ ảnh hưởng não bộ thai nhi (dưới 05 tháng tuổi). Nguyên nhân của các bất thường này là các kháng thể cúm của mẹ có khả năng lọt qua nhau thai và tác động xấu đến hệ miễn dịch còn non nớt của bào thai. Kết hợp với sự gia tăng thân nhiệt của mẹ khi bị bệnh (nhiệt độ tăng kéo dài ở mức cao từ 39 độ C thì phải thận trọng) là những yếu tố tác động xấu đến não bộ của thai nhi, các thuốc trị bệnh cúm cũng tác động xấu đến hệ thần kinh trung ương của bào thai.

– Sốt cao kết hợp độc tính của virus cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây sẩy thai, lưu thai, sinh non.

* CÙNG BÁC SĨ CHUYÊN KHOA TÌM HIỂU CÁCH PHÒNG NGỪA CẢM CÚM: 

– Hiện chưa có thuốc chủng ngừa cho chứng bệnh cảm cúm thông thường. Cách tốt nhất để ngăn ngừa cúm là tiêm ngừa vacxin cúm. Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm để bảo vệ cho chính mình và con yêu.

– Nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc nơi đông người bởi các virus gây cảm cúm có thể lây lan qua không khí hoặc khi tiếp xúc, nói chuyện.

– Nên rửa tay sạch sẽ bởi cảm cúm có thể lây lan bằng tay khi sử dụng chung đồ dùng với người bị bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai cần tuân thủ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước ấm hoặc sử dụng chất rửa tay có chất cồn.

– Tránh đưa tay lên mũi, mắt và miệng.

– Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên lựa chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp để nâng cao thể trạng.

Thời gian qua, Đa Khoa phối hợp với Sản Khoa Phương Châu đã điều trị an toàn, hiệu quả cho nhiều thai phụ mắc các bệnh lý nội, ngoại khoa trong thời gian mang bầu. Qua đó, sứ mệnh bảo vệ và chăm sóc toàn diện người phụ nữ khỏe mạnh trước, trong và sau khi mang thai tại Phương Châu càng được phát huy tối đa.

Tổng đài 1900 54 54 66 hỗ trợ thông tin dịch vụ các chuyên khoa

Mẹ Bầu Cần Cảnh Giác Với Căn Bệnh Viêm Gan B Trong Thai Kỳ

Viêm gan B là một bệnh quen thuộc hiện nay, chứng bệnh gan truyền nhiễm có nguyên nhân từ virus HPV. Viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm vì nếu không chữa trị kịp thời có thể biến chứng thành xơ gan, ung thư gan thậm chí là tử vong…

Viêm gan B là gì?

Viêm gan là tên gọi khi phù (viêm) gan. Có nhiều loại viêm gan khác nhau. Viêm gan B là do 1 loại virus gây nên. Nó được truyền từ người này sang người khác qua các loại dịch trong cơ thể, như máu, tinh dịch hoặc dịch âm đạo.

Hệ thống miễn dịch của mẹ có thể bảo vệ mẹ chống lại viêm gan B. Hầu hết những người trưởng thành khỏe mạnh có thể chống lại sự ảnh hưởng của viêm gan B trong vòng vài tháng mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, có tới 1/10 người trưởng thành bị nhiễm và tiếp tục mang vius viêm gan B. Điều này được gọi là viêm gan mãn tính hoặc kéo dài. Theo thời gian, nó có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho gan. Thật không may, không có thuốc để chữa viêm gan B mãn tính, nhưng chăm sóc sức khỏe tốt và có lối sống lành mạnh có thể hạn chế được sự phát triển của bệnh.

Nếu mẹ bị viêm gan B trong khi mang thai, mẹ có thể truyền virus sang con. Đó là lí do tại sao tất cả phụ nữ mang thai được xét nghiệm máu định kỳ để phát hiện viêm gan B. Không giống như người lớn, phần lớn trẻ nhỏ không thể tự kháng lại bệnh.

Nếu mẹ nhiễm virus, tiêm phòng và điều trị sau khi sinh có thể bảo vệ bé. Nếu nồng độ virus trong máu của mẹ cao, bác sĩ cũng có thể khuyên mẹ dùng thuốc trong khi mang thai để bảo vệ bé tốt hơn.

Phụ nữ từ một số cộng đồng dân tộc có nguy cơ mắc cao hơn. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sắp làm mẹ là người da đen châu Phi, Pakistan và Trung Quốc thường xuyên mắc viêm gan B nhất. Những người da trắng không phải người Anh có tỷ lệ mắc cao hơn.

Bất cứ ai đi du lịch đến các nơi dễ mắc viêm gan B đều nên tiêm vắc-xin để bảo vệ chống lại virus.

Biểu hiện của mẹ bầu bị viêm gan B

Vàng da

Xuất hiện các cơn đau bụng dữ dội

Chán ăn và cơ thể luôn mệt mỏi.

Tuy đã trải qua 3 tháng ốm nghén nhưng mẹ bầu bị viêm gan B vẫn có cảm giác buồn nôn.

Khi mang thai thì mẹ bầu bắt buộc phải xét nghiệm viêm gan B nếu như không chắc chắn vì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con của viêm gan B khá cao.

Viêm gan B lây lan như thế nào?

Bởi vì viêm gan B cần 1 thời gian dài để ủ bệnh, nên khó có thể nói 1 người mắc phải nó như thế nào. Chúng ta biết virus lây lan phổ biến theo những con đường sau:

Quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm virus.

Lây qua đường máu, chẳng hạn như việc dùng chung kim tiêm khi chích thuốc hoặc thông qua vết thương nếu làm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Trong khi mang thai và sinh nở, từ mẹ sang con.

Máu bị nhiễm bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể mẹ thông qua vết xước hoặc vết cắt, điều đó có nghĩa là mẹ có thể nhiễm bệnh từ:

Kim đã nhiễm bệnh được sử dụng để xăm hoặc xỏ khuyên.

Dùng chung bàn chải đánh răng hoặc dao cạo râu với người nhiễm virus.

Được chữa bệnh hoặc điều trị nha khoa khi các dụng cụ chưa được khử trùng đúng cách hoặc truyền máu tại các nơi mà máu chưa được kiểm duyệt virus. HIện nay, tất cả máu được sử dụng truyền máu đều được sàng lọc viêm gan B.

Mẹ bị viêm gan B có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Có thể viêm gan B sẽ không ảnh hưởng đến việc mang thai hay việc sinh nở. Tuy nhiên, có thể có 1 vài rủi ro gia tăng, điều đó có nghĩa việc chăm sóc tiền sản là rất quan trọng.

Nếu mẹ mắc viêm gan B cấp tính, có thể dễ bị sảy thai hoặc sinh non.

Có nguy cơ biến chứng thai kỳ khác, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường thai kỳ và con bị nhẹ cân. Tuy nhiên, có những điều được cho là tổn thương gan do viêm gan B gây ra không phải là do nhiễm trùng.

Nếu mẹ nhiễm virus viêm gan B, con cần được tiêm vắc-xin viêm gan B khi sinh. Một số bé cũng cần được tiêm kháng thể (còn gọi là immunoglobulin) chống lại viêm gan B.

Nếu tải lượng virus của mẹ cao con sẽ cần tiêm kháng thể, nhưng nếu con bị thiếu cân, con cần được tiêm ngay cả khi tải lượng virus của mẹ thấp. Con cần được theo dõi và xét nghiệm máu, và điều quan trọng là phải hoàn thành những việc trên để được bảo vệ tuyệt đối.

Con cần được tiêm vắc-xin sau đó 1 tháng, sau đó tiêm thêm 1 liều khác sau 2 tháng và 1 liều khác nữa sau 12 tháng. Khi được khoảng 1 tuổi con cần được kiểm tra máu để xem virus đã biến mất chưa. Khi được 5 tuổi con nên tiêm thêm 1 liều vắc-xin nữa.

Con cần được tiêm chủng và xét nghiệm máu đúng lúc, đặc biệt nếu mẹ sinh non. Nếu không có vắc-xin tỷ lệ là 1 trong 10 trẻ nhiễm viêm gan B lây truyền từ mẹ bị viêm gan mãn tính.

Nếu mẹ mắc viêm gan B, mẹ có thể nuôi con bằng sữa mẹ miễn là con đã được tiêm phòng.

Chẩn đoán viêm gan B cho mẹ bầu

Mẹ sẽ được khuyến nghị xét nghiệm máu sớm trong thai kỳ để kiểm tra viêm gan B. Thường mẹ sẽ không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ.

Bác sĩ cần được biết nếu mẹ mắc viêm gan B để họ có thể chăm sóc tốt nhất cho mẹ và bé. Nếu xét nghiệm sàng lọc của mẹ là dương tính, chồng và người thân trong gia đình cần được sàng lọc hoặc tiêm phòng nếu cần thiết. Mẹ cũng cần được sàng lọc HIV và các bệnh gan khác, chẳng hạn như viêm gan C.

Các triệu chứng của bệnh viêm gan B thường được phát hiện sau 2 đến 3 tháng kể từ khi phơi nhiễm. Có 2 giai đoạn của bệnh:

Các triệu chứng giống như cúm, chẳng hạn như mệt mỏi, nhức và đau đến 10 ngày.

Các triệu chứng tiếp theo có thể là vàng da (vàng da và tròng mắt trắng), chán ăn, buồn nôn và mệt mỏi trong vòng 1 đến 3 tuần.

Các mẹ có thể cảm thấy không khỏe trong vài tháng và có các triệu chứng vàng da khác, bao gồm ngứa da, nước tiểu có màu đậm và phân có màu nhạt.

Những người khác có thể hoàn toàn không biết họ bị viêm gan B mãn tính, vì các triệu chứng duy nhất của họ là mệt mỏi và ăn không ngon miệng. Tuy nhiên, nhiều năm sau khi mắc bệnh viêm gan B, chúng phát triển thành viêm gan mãn tính.

Mẹ bầu được điều trị viêm gan B như thế nào?

Nếu xét nghiệm máu trước sinh cho thấy mẹ mắc viêm gan B, mẹ sẽ được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ nói chuyện với mẹ về các xét nghiệm và điều trị thêm.

Bác sĩ hoặc y tá sẽ xét nghiệm để đo nồng độ virus viêm gan B trong máu của mẹ. Đo nồng độ virus viêm gan B được gọi là tải lượng virus. Nếu tải lượng virus cao, mẹ có thể được khuyến nghị điều trị bằng 1 loại thuốc gọi là Tenofovir (Viread) để giảm nguy cơ lây bệnh cho bé.

Tiêm thuốc giúp mẹ không truyền bệnh sang con.

Việc điều trị có thể bắt đầu trong tam cá nguyệt thứ ba, tùy thuộc vào nồng độ tải lượng virus. Mẹ nên điều trị liên tục trong vòng 4 đến 12 tuần sau khi sinh con. Bác sĩ có thể khuyên mẹ dùng thuốc lâu hơn nếu có lợi cho sức khỏe của mẹ.

Nếu tải lượng virus thấp hơn, có khả năng bác sĩ sẽ không khuyến nghị mẹ bắt đầu điều trị trong thời gian này, trừ khi mẹ mắc các bệnh lý về gan.

Có nhiều loại thuốc điều trị viêm gan B khác nhau, và 1 số loại được biết không an toàn khi mang thai. Vì lí do này, nếu mẹ đã biết mình bị viêm gan B mẹ nên nói chuyện với bác sĩ trước khi có em bé.

Nếu mẹ đã điều trị khi mang thai, hãy chắc chắn rằng mẹ nói với bác sĩ trong trường hợp bác sĩ cần thay đổi thuốc.

Nếu mẹ mắc viêm gan B khi mang thai, nhiễm trùng có thể tái phát sau khi sinh.

Thai kỳ hạnh phúc cho mẹ bầu

Các ông chồng có thấu hiểu được những khó khăn, vất vả mà người vợ phải trải qua trong giai đoạn bầu bí suốt 280 ngày ròng rã?

Vai trò của người bố trong gia đình là rất quan trọng. Tuy nhiên trước đến giờ nhiều ông bố vẫn giữ quan niệm việc nuôi dạy con là trách nhiệm của phụ nữ, còn chồng là trụ cột chỉ cần kiếm tiền lo cho gia đình.

Do đó, cần phải có một công cụ nào đó để khơi gợi lên tình yêu và trách nhiệm hơn nữa của Chồng bạn trong việc nuôi dạy con cái. Và Thai giáo 280 ngày yêu thương chính là điều POH muốn nói đến. Đây là cơ hội để người chồng tạo ra những giây phút vui vẻ bên vợ, và có những trải nghiệm thú vị, hạnh phúc cùng vợ và con yêu.

Khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương giúp mẹ bầu luôn duy trì tâm trạng vui vẻ, cảm xúc tích cực, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho con yêu. Đồng thời, các nghiên cứu khoa học còn cho thấy việc áp dụng các phương pháp thai giáo đúng thời điểm giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bệnh Cúm Và Thai Kỳ trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!