Cập nhật nội dung chi tiết về Bé Tiêu Chảy Nên Uống Sữa Gì? mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong những tháng đầu đời chưa hoàn thiện, trẻ rất hay gặp những vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, trước bụng,… và nặng hơn là tiêu chảy. Nếu cha mẹ không kịp thời tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục sẽ dẫn đến tình trạng bé mất nước, suy dinh dưỡng, chậm lớn,…
Với các bé đang bú sữa mẹ, mẹ nên để để bé tiếp tục bú. Trường hợp bé chủ yếu dùng sữa ngoài, mẹ cần bố sung cho bé một loại sữa bột cho bé tiêu chảy. Một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bé hay đi ngoài đó là bất dung nạp lactose.
Lactose là 1 loại đường có nhiều trong sữa. Lactose được tiêu hóa ở ruột non nhờ men lactase. Khi cơ thể bé thiếu hoặc không còn men lactase, lượng đường Lactose này sẽ bị cơ thể bài tiết ra ngoài dưới dạng tiêu chảy. Hiện tượng này thường xuất hiện vài giờ sau khi cho trẻ uống sữa. Trẻ thường bị trướng bụng, buồn nôn, ợ hơi, tiêu chảy và có cảm giác ngứa ngáy ở vùng hậu môn. Tình trạng này sẽ khiến trẻ quấy khóc, chán ăn, mất nước, lâu dài sẽ khiến trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng,…
Trong trường hợp này, mẹ có thể dùng các loại sữa dành riêng cho trẻ bị tiêu chảy để thay thế hoàn toàn các loại sữa công thức khác. Sau đó khi con đã không còn hiện tiêu chảy thì chuyển dần sang sữa công thức thông thường nếu con không có những biểu hiện từ chối loại sữa này nữa.
Các loại sữa dành cho trẻ bị tiêu chảy có những đặc tính như thế nào?
Đầu tiên, các mẹ nên hiểu rõ rằng sữa dành cho trẻ bị tiêu chảy không phải là sữa chống tiêu chảy, nó không có tác dụng chữa bệnh tiêu chảy cho con. Sữa cho trẻ bị tiêu chảy là sữa được đặc chế dựa trên công thức đặc biệt dành cho trẻ bất dung nạp Lactose và dị ứng với thành phần đạm sữa bò có trong sữa công thức thông thường.
Cũng giống như các loại sữa dinh dưỡng khác, sữa dành cho trẻ bị tiêu chảy cũng cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho bé trong từng giai đoạn phát triển như DHA, ARA, Vitamin, khoáng chất, …Sự khác nhau duy nhất giữa loại sữa này với sữa công thức thông thường là không chứa đường lactose ( hoặc chứa rất ít). Lượng đường này sẽ được thay thế bằng những thành phần khác như maltodextrin hoặc hỗn hợp đường có áp lực thẩm thấu để cung cấp glucose cho cơ thể bé. Với nhiều dòng sữa có chất lượng, bố mẹ có thể yên tâm cho bé sử dụng trong thời gian dài mà không lo bé thiếu chất.
Bên cạnh sữa thì mẹ cũng cần xây dựng chế độ ăn hợp lý cho con để tránh tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn. Nên tránh cho bé ăn những thức ăn thô, thức ăn nhiều đường, chất béo và các loại nước uống có ga. Thay vào đó, khuyến khích mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoặc dùng những loại sữa không chứa lactose và bổ sung các loại thức ăn như: gạo, khoai lang dưới dạng bột, cháo, soup và các loại thực phẩm giàu protein, vitamin như thịt, trứng, cá, trái cây,…
Các loại sữa bột cho trẻ hay đi ngoài, trẻ bị tiêu chảy
1. Sữa Nestlé NAN AL110 – Sữa Nan dành cho trẻ tiêu chảy
Sữa Nan AL110 sử dụng Maltodextrin để thay thế lượng đường lactose có trong sữa. Thành phần của sữa chứa đạm Whey đã được khử khoáng với hàm lượng đạm cao, dễ tiêu hóa giúp cơ thể bé hấp thu dễ dàng hơn. Sữa bổ sung Nicleotide có khả năng tái tạo niêm mạc ruột, gia tăng kháng thể IgA huyết thanh và giảm tần suất tiêu chảy, tăng khả năng miễn dịch cho trẻ.
Vitamin A, D, K, C, B6 dồi dào trong Nestle NAN AL 110 giúp bé phát triển thị giác, hấp thụ Canxi, phốt pho đồng thời tăng cường khả năng chống nhiễm khuẩn và miễn dịch cho bé sau tiêu chảy.
Các khoáng chất thiết yếu có tác dụng tích cực đối với quá trình tổng hợp protein, hệ xương và trí não để bé phát triển khỏe mạnh và thông minh.
Sữa với 100% glucose polymer – là nguồn đường dễ tiêu hóa, giúp bé hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Bên cạnh đó, công thức không chứa đường lactose & sucrose phù hợp cho trẻ tiêu chảy và không dung nạp lactose.
Ngoài ra sữa Enfamil A+ LactoFree còn chứa hàm lượng cao DHA (17mg/100kcal), ARA (34mg/100kcal) hỗ trợ phát triển, hoàn thiện trí não và võng mạc. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhũ nhi do não trẻ phát triển rất nhanh trong 12 tháng đầu đời.
Đặc biệt lượng đạm sữa toàn phần trong sữa có chỉ số sinh học cao, hỗ trợ phát triển hệ cơ và các mô, cho trẻ một cơ thể khỏe mạnh sau tiêu chảy.
Cũng tương tự những loại sữa dành cho bé bị tiêu chảy, sữa Modilac SL không chứa Lactose và được bổ sung nucleotic trong sữa nhằm đẩy mạnh tốc độ phục hồi niêm mạc ruột, giúp trẻ tiêu hóa tốt và phát triển khỏe mạnh sau tiêu chảy.
Bên cạnh đó, tăng hàm lượng nucleotide trong sữa cũng đồng thời giúp bé có sức đề kháng tốt hơn đối với những bệnh nhiễm khuẩn thông thường như tiêu chảy, bạch hầu, viêm màng não, .v.v.
Mặc dù công thức không chứa lactose nhưng sữa vẫn cung cấp 68 kcal/100ml, đảm bảo đầy đủ các nhu cầu dinh dưỡng để bé phát triển toàn diện.
Bên cạnh đó trong công thức sữa rất giàu bifidus và hàm lượng vitamin A cao góp phần làm giảm tình trạng tiêu chẩy cấp.Bổ sung tối ưu các chất Natri và Kali giúp phục hồi sự cân bằng nước & điện giải. Đồng thời bổ sung lượng Vitamin C giúp bảo vệ sự miễn dịch tự nhiên của bé sau tiêu chảy.
Khi nhắc tới các loại sữa là giải pháp dành cho trẻ bị tiêu chảy của hãng Abbott, chúng ta sẽ có 2 loại sữa “đặc trị” đó là Similac total comfort và Similac Alimentum.
Similac Total Comfort được xem là sản phẩm đặc trị dành cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi, có hệ tiêu hóa kém, trẻ dễ bị đầy bụng, khó tiêu và tiêu chảy,…Bên cạnh đó, với công thức sữa đặc biệt, sữa Similac Total Comfort còn mang đến cho trẻ sự phá triển toàn diện về hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa và trí não.
Similac Alimentum: là giải pháp hoàn hảo cho trẻ sinh non, trẻ dị ứng với sữa bò hoặc thức ăn, mẫn cảm với thành phần protein hoặc có hệ tiêu hóa kém.
Trẻ Bị Tiêu Chảy Có Nên Uống Sữa?
Khi bé yêu bị tiêu chảy mẹ thường rất lo lắng, câu hỏi tường gặp nhất khi mẹ nhờ chuyên gia tư vấn đó là: trẻ bị tiêu chảy có nên uống sữa ? Chúng ta đều biết khi trẻ bị tiêu chảy cơ thể sẽ mất đi lượng nước khá nhiều. Vì vậy nên bù nước. Nhưng có nên uống sữa để bù nước không lại là một vấn đề khác các mẹ càn lưu ý.
Tiêu chảy là gì ?
Tiêu chảy là một trong những chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ. Biểu hiện của tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng trên 3 lần 1 ngày và kéo dài không quá 14 ngày được gọi là tiêu chảy cấp. Đây là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, nguy cơ gây suy dinh dưỡng, thậm chí có thể gây tử vong do tình trạng mất nước, muối. Bé thường có các biểu hiện như: mệt mỏi, kém ăn, không chịu chơi, đột ngột nôn trớ, tiêu chảy phân lỏng nhiều lần trong ngày. Một số có thể sốt, chướng bụng, tiêu chảy phân có nhày, có máu. Ai cũng biết sữa rất tốt cho cơ thể của con người đặc biệt là trẻ nhỏ. Trong sữa có làm lượng các chất dinh dưỡng cao, khi trẻ bị mắc bệnh nào đó không ăn uống được nhiều, bác sĩ thường khuyên cho bé uống thêm sữa. Tuy nhiên khi trẻ bị tiêu chảy có nên uống sữa không? Đây là câu hỏi mà các mẹ rất quan tâm.
Về nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy là: Không cho trẻ ăn uống các loại thức ăn làm tăng tiêu chảy như thức ăn chứa nhiều đường và chất béo nhưng vẫn phải cung cấp được đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cho bé như protein, vitamin, các yếu tố vi lượng tái tạo để phục hồi tổn thương của niêm mạc.
Vậy có loại sữa nào đáp ứng được các tiêu chí trên? Một tin vui cho các mẹ là đã có sữa y tế đặc trị dành cho trẻ từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi bị tiêu chảy cấp tính, trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ cộng hòa Pháp .Công thức sữa chứa Prebiotic , Whey Protein và không chứa lactose , giúp hỗ trợ tiêu hóa và bổ sung dinh dưỡng, bổ sung năng lượng cho bé.
Modilac Expert SL – Là sản phẩmđặc trị dành cho trẻ từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi bị tiêu chảy cấp tính, trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ cộng hòa Pháp .Công thức sữa chứa Prebiotic , Whey Protein và không chứa lactose , giúp hỗ trợ tiêu hóa và bổ sung dinh dưỡng, bổ sung năng lượng cho bé.
Vậy có loại sữa nào đáp ứng được các tiêu chí trên?Một tin vui cho các mẹ là đã có sữa đặc trị cho các bé bị tiêu chảy.
Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Nên Uống Thuốc Gì Để Mau Khỏi Bệnh?
Nguyên nhân chủ yếu khiến chị em bị tiêu chảy là do chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của chị em giảm nên việc ăn uống phải vô cùng cẩn trọng. Nhiều mẹ bầu không biết rằng, trong 9 tháng mang bầu, hệ tiêu hóa của mình có phần yếu đi nên vẫn hồn nhiên ăn những món ăn vặt bán ngoài đường, vẫn lê la hàng quán ăn những món sống sít, những món “khoái khẩu” như hồi chưa mang thai. Đây chính là nguyên nhân khiến chị em dễ mắc tiêu chảy nhất.
Ngoài ra, chị em cần biết rằng, khi uống phải nguồn nước bị ô nhiễm, ăn phải những thực phẩm ôi thiu, nhiễm khuẩn, lại thêm sức đề kháng không “mạnh” như bình thường thì vi khuẩn sẽ dễ dàng thâm nhập vào cơ thể, gây nên tình trạng “tào tháo đuổi”. Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp đặc biệt, ăn uống vệ sinh nhưng thực phẩm đó lại chứa một số chất không phù hợp với thể trạng và sức hấp thu của cơ thể, ví dụ như một số thai phụ dị ứng với sữa tươi, cũng sẽ bị xảy ra tình trạng bị tiêu chảy.
Đây là thắc mắc của phần lớn chị em bị tiêu chảy khi mang thai. Hiện tượng tiêu chảy thường ít gặp hơn so với táo bón, tuy nhiên nếu bị tiêu chảy nặng bà bầu dễ bị mất nước ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Theo bác sĩ CKI Nguyễn Thị Song Hà (Nguyên bác sĩ bệnh viện Từ Dũ – Hiện công tác tại phòng khám Sản Phụ khoa Song Hà), với phụ nữ đang mang thai khi mắc tiêu chảy thường bị nặng hơn những người bình thường và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn. Bị tiêu chảy không chỉ gây nguy hại đối với cơ thể mẹ, mà vấn đề này ảnh hưởng đến thai nhi như có thể làm bé bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển và nặng hơn có thể làm thai chết ngay trong bụng mẹ. Khi mẹ bầu bị tiêu chảy, số lần đi đại tiện và nôn mửa nhiều khiến cơ thể kiệt nước, suy sụp rất nhanh. Nếu không được điều trị kịp thời rất dễ tử vong. Do vậy, bác sĩ nhấn mạnh rằng chị em bầu không nên coi thường tiêu chảy, cần đi khám tại bệnh viện càng sớm càng tốt, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng và đủ thời gian để sớm khỏi bệnh.
Khi bị tiêu chảy, các bà bầu và người nhà không nên coi thường mà cần đi khám càng sớm càng tốt để được điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng và đủ thời gian cho nhanh khỏi bệnh. Đặc biệt lưu ý không nên tự mình mua thuốc uống hoặc dùng thuốc do mách bảo của những người không có chuyên môn vì nhiều loại thuốc điều trị tiêu chảy có thể gây hại cho thai.
Trong thời gian chưa thể đến cơ sở y tế khám bệnh, người nhà có thể cho bà bầu bị tiêu chảy liên tục uống dung dịch Oresol. Oressol không phải thuốc diệt vi khuẩn đường ruột mà là thuốc chống tình trạng kiệt nước cơ thể do tiêu chảy gây ra, có thể dùng cho mọi trường hợp mang thai bị tiêu chảy. Lưu ý là khi dùng phải pha đúng liều lượng, nếu pha đặc quá thì sẽ gây nguy hiểm. Đây là loại thuốc được đánh giá rất cao trong việc cứu sống nhiều trường hợp tiêu chảy nặng trên thế giới
Lời khuyên của bác sĩ Song Hà là chị em bầu vẫn nên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để phòng bệnh, bà bầu cần giữ gìn vệ sinh ăn uống, luôn thực hiện “ăn chín, uống nước đun sôi”, không ăn rau sống chưa được rửa sạch, tuyệt đối không ăn tiết canh, gỏi hay thịt tái… Chú ý không ăn uống ở những hàng quán không đảm bảo vệ sinh. Thực phẩm chế biến xong cần được ăn ngay, không để sang ngày khác, phải đảm báo kỹ thuật an toàn khi chế biến thực phẩm sống và chín.
Mẹ Bầu Nên Làm Gì Khi Bị Tiêu Chảy ?
1. Những việc mẹ bầu nên làm khi bị tiêu chảy
Uống nhiều nước: để giữ cơ thể không bị mất nước. Tuy nhiên, tránh các loại nước hoa quả, nước ngọt có ga.
Tránh những loại thực phẩm có thể làm tiêu chảy nghiêm trọng hơn: thực phẩm béo hoặc cay, sữa (đặc biệt khi bạn không dung nạp đường sữa)
Sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa: cháo, súp, bánh mì nướng, chuối, cà rốt nấu chín… Sữa chua, đặc biệt với các loại sữa chua còn men sống giúp cung cấp những lợi khuẩn cho ruột cũng có hiệu quả trong việc điều trị tiêu chảy.
Tránh xa các loại thuốc tiêu chảy có chứa natri hoặc natri bicarbonate. Chúng là những loại không nên sử dụng trong thai kỳ.
Khi tiêu chảy không giảm nhẹ hơn sau 1 ngày: tiêu chảy kéo dài có thể nhanh chóng dẫn đến mất nước; một yếu tố nguy cơ chính của chuyển dạ sớm.
Khi tiêu chảy trở nên nặng hơn, hoặc phân có máu, có chất nhầy hoặc hoàn toàn là chất lỏng.
Khi bạn bị tiêu chảy kèm sốt hoặc xuất hiện những cơn đau bụng dữ dội.
Khi bạn có những dấu hiệu mất nước: khô môi, choáng váng, chóng mặt…
Khi bé yêu trong bụng bạn ít vận động hơn, hoặc vận động mạnh mẽ hơn thường ngày. Hoặc khi bạn có những dấu hiệu như: Co thắt thường xuyên, dịch tiết âm đạo nhiều hơn, dịch tiết như nước và có kèm máu.
Theo chuyên gia, nếu tình trạng tiêu chảy không hết sau 2 – 3 ngày; mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế, để bác sĩ tiến hành khám sức khỏe; xác định nguyên nhân khiến bạn bị tiêu chảy.
Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định. Mẹ không được dùng bất kỳ một loại thuốc điều trị tiêu chảy nào nếu không được kê đơn để tránh gây ảnh hưởng tới thai nhi.
Uống đủ nước: Mẹ cần đảm bảo cơ thể không bị mất nước. Hãy bù lại nước, một số chất điện giải, vitamin và khoáng chất.
Ăn chín uống sôi, không ăn các loại rau sống, thịt sống…
Ăn uống đảm bảo vệ sinh, hạn chế ăn uống ở hàng quán
Tránh ăn thức ăn ôi thiu, chỉ sử dụng thực phẩm còn tươi mới, có xuất xứ rõ ràng.
Đặc biệt cần đi khám ngay nếu có hiện tượng nước tiểu có màu vàng sẫm, cảm buồn nôn, đau đầu, miệng khô, đau bụng, đi ngoài phân có lẫn máu…
Bà bầu bị tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp, bởi vậy mẹ không nên quá lo lắng. Trong trường hợp cần thiết, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị để khỏi bệnh sớm.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bé Tiêu Chảy Nên Uống Sữa Gì? trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!