Cập nhật nội dung chi tiết về Bà Bầu Nên Ăn Và Không Nên Ăn Thực Phẩm, Hạt Trong Thai Kỳ? mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Dinh dưỡng trong thai kỳ quan trọng thế nào?
Trước khi giải đáp những thực phẩm bà bầu nên ăn và không nên ăn trong thai kỳ. Mẹ bầu cần biết tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối với thai nhi. Thực tế, dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ. Mẹ ăn uống đủ dưỡng chất, bé sẽ phát triển an toàn, khỏe mạnh và ngược lại.
Khi mang thai, mẹ bầu không đủ dinh dưỡng sẽ giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Thậm chí để lại khuyết tật cho trẻ như tim bẩm sinh, sứt môi hở hàm ếch,…
Ngày thứ 18, phôi đã có mầm mống hình thành não. Khi phôi được 3 tháng thì não đã đủ thành phần. Đặc biệt, giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, não bộ tăng trưởng khá nhanh.
Mẹ thiếu dinh dưỡng tháng đầu thai kỳ, trẻ có nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch khi trưởng thành. Mẹ thiếu dinh dưỡng tháng cuối thai kỳ, trẻ có nguy cơ rối loạn khả năng dung nạp glucose.
Những thực phẩm bà bầu nên ăn
Bà bầu nên ăn gì để an thai – Thực phẩm giàu protein
Thực phẩm giàu protein: Trứng, thịt, đậu lăng, đậu xanh, sữa, sản phẩm từ sữa,…
Protein có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể và cơ quan bên trong bé, gồm hệ cơ, hệ thần kinh, não bộ. Protein cũng vô cùng cần thiết trong việc cấu tạo nên da và tóc. Đảm bảo hấp thu lượng protein cân đối còn tránh được hiện tượng thai chết lưu và sinh non.
Những món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu – Thực phẩm giàu sắt
Thực phẩm giàu sắt: Rau có lá màu xanh đậm (rau bina, rau cải xoăn,…), trái cây sấy khô (nho khô, mơ khô, hạt bí ngô, vừng,…), đậu nành, thịt đỏ, thịt gia cầm.
Sắt là thành phần quan trọng cấu tạo máu. Bổ sung sắt giúp thai phụ ngăn ngừa thiếu máu hoặc xuất huyết khi sinh, thậm chí sinh non.
Thực phẩm giàu canxi
Bà bầu nên ăn và không nên ăn trong thai kỳ thực phẩm nào? Thai phụ nên ăn thực phẩm giàu canxi: Sữa cho bà bầu, phô mai, sữa chua,…
Bổ sung canxi đầy đủ giúp hỗ trợ sự phát triển của hệ thống xương cho bé, giúp xương có cấu trúc vững vàng.
Những món ăn tốt cho bà bầu và thai nhi – Thực phẩm giàu magie
Thực phẩm giàu magie: Hạt hạnh nhân, hạt bí đỏ, các loại đậu đặc biệt đậu đen, yến mạch, bơ,…
Magie giúp mẹ bầu thư giãn cơ, giảm nguy cơ sinh non, làm dịu chứng co thắt.
Thực phẩm giàu DHA
Thực phẩm giàu DHA: Các loại dầu cá, cá béo như cá ngừ, cá hồi, quả óc chó, hạt lanh,…
DHA là loại acid béo cần thiết cho sự phát triển trí não trẻ. Bổ sung DHA cần thiết 200mg/ngày giúp não bộ của trẻ phát triển tốt hơn.
3 tháng đầu nên ăn gì để vào con – Thực phẩm giàu Acid folic
Bà bầu nên ăn và không nên ăn trong thai kỳ thực phẩm nào? Thai phụ nên ăn thực phẩm giàu acid folic: Rau có lá màu xanh đậm, cam, bột yến mạch, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt,…
Acid folic giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, hỗ trợ sự phát triển hệ thống thần kinh.
Thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ: Trái cây, quả tươi, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt,…
Chất xơ giúp cơ thể mẹ bầu tránh được tình trạng táo bón, làm sạch mật.
Thực phẩm giàu vitamin C, B6, B12
Thực phẩm giàu vitamin C, B6, B12: Trái cây có múi, chuối, cà rốt, ngũ cốc nguyên hạt, hạt hạnh nhân, đậu quả thận,…
Đây là những loại vitamin hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ và bé, đặc biệt là sự phát triển khỏe mạnh của cơ.
Các loại hạt bà bầu nên ăn
1. Các món ăn vặt bổ dưỡng cho bà bầu
Nếu các mẹ bầu đang cần tìm một món ăn vặt bổ dưỡng thì có thể cân nhắc đến các loại hạt sau đây:
Hạt óc chó: giúp bổ sung Vitamin E, Omega-3, Phốt Pho và các loại Axit hữu cơ. Đặc biệt, các loại axit hữu cơ có trong hạt óc chó có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển đại não của thai nhi.
Hạt sen: trong hạt sen rất giàu canxi, đạm, phốt pho có tác dụng ích tâm, bổ thận, an thần có công dụng dưỡng tâm, ích trí.
Hạt hạnh nhân: giàu Omega 3, folate rất cần thiết cho mẹ bầu và là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho thai nhi.
Hạt dẻ: trong hạt dẻ chứa nhiều protein, canxi, sắt, kẽm, chất béo và các vitamin, bà bầu ăn hạt dẻ giúp lưu thông máu, bổ thận, cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ bắp.
Đậu phộng: trong đậu phộng có tới hơn 10 loại axit amin cần thiết để phát triển cho cơ thể, chúng giúp thúc đẩy sự sản sinh ra các tế bào não, nâng cao khả năng ghi nhớ và tăng cường sự phát triển tư duy rất tốt cho thai nhi.
Hạt Chia: có hàm lượng axit béo omega-3 cao, rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ thai nhi.
Hạt Mắc ca: trong hạt mắc ca có hàm lượng chất béo, protein, muối khoáng, vitamin B6, canxi, sắt, phốt pho rất cao, các bà bầu cũng nên bổ sung trong giai đoạn thai kỳ.
Hạt bí: không chỉ tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi mà hạt bí còn tốt cho thận, dạ dày, giúp cầm máu, nhuận tràng và giúp mẹ bầu giảm bớt nguy cơ bị trầm cảm và cảm thấy tinh thần thoải mái, minh mẫn hơn trong giai đoạn thai kỳ.
2. Dinh dưỡng giúp bà bầu tăng chất lượng sữa
Bên cạnh việc bổ sung những loại hạt tốt cho thai kỳ, bà bầu cũng nên bổ sung vào trong thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày những thực phẩm sau để chuẩn bị nguồn sữa cho bé:
Hạnh nhân: hạnh nhân và các loại hạt khác tốt cho bà bầu như hạt óc chó, hạt điều chứa nhiều chất đạm, vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa rất quan trọng đối với sức khoẻ tổng thể của người mẹ cũng như của trẻ sơ sinh. Mỗi ngày các mẹ bầu nên ăn từ 5-6 hạt hạnh nhân đã ngâm mềm, tránh các loại đã rang và thêm muối.
Cá hồi: rất bổ dưỡng, cung cấp protein và DHA, một loại axit béo omega-3 rất quan trọng đối với sự phát triển của hệ thần kinh của bé, do vậy cá hồi luôn nằm trong danh sách những món có mặt trong chế độ ăn uống của mẹ bầu. Trong thời gian mang thai, bà bầu nên ăn 2 phần cá hồi mỗi tuần để vừa tạo sữa vừa cung cấp axit béo quan trọng cho trẻ.
Cà rốt: cà rốt rất giàu vitamin A giúp hỗ trợ cho sự phát triển lành mạnh của thai nhi. Thêm vào đó, cà rốt chứa alpha và beta-carotene, giúp mô vú khỏe hơn và thúc đẩy tiết sữa. Mỗi ngày mẹ bầu có thể bổ sung cho mình một ly nước ép cà rốt hoặc thêm cà rốt vào các món ăn hàng ngày.
Các loại thực phẩm các bà bầu không nên ăn
Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung trong giai đoạn thai kỳ thì bà bầu cũng cần phải cẩn thận hơn với các loại thực phẩm sau đây để thai nhi luôn được khỏe mạnh.
1. Các loại hạt bà bầu không nên ăn
Các loại hạt chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho bà bầu lẫn thai nhi và là món ăn vặt cực kỳ thân thiện trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, nếu đang mang thai vào mùa nắng nóng, bà bầu cũng cần hạn chế ăn.
Thực tế cho thấy, các loại hạt chỉ gây nóng trong khi ăn quá nhiều. Trong 50g hạt hướng dương chứa một lượng nhiệt tương đương với một tô cơm đầy. Bởi vậy, bà bầu nên hạn chế ăn nhiều họ nhà hạt có vỏ cứng trong những ngày nắng nóng cao điểm để phòng nóng trong.
Ngoài ra, bà bầu cũng nên hạn chế ăn hạt vừng, dù là vừng đen hay vừng trắng. Bởi khi được sử dụng cùng mật ong, hạt vừng có thể gây ra một số vấn đề trong thời kỳ đầu mang thai.
2. Phô mai chưa tiệt trùng
Nếu bà bầu thích ăn phô mai, thì hãy lưu ý bỏ qua những loại phô mai mềm chưa được tiệt trùng như gorgonzola, phô mai xanh và camembert. Bởi những loại phô mai này có thể mang vi khuẩn Listeria, gây ra bệnh listeriosis dẫn đến sảy thai sớm.
3. Thịt sống
Đây cũng là một trong những thực phẩm bà bầu không nên ăn trong giai đoạn thai kỳ. Một miếng thịt bò tái hay bít tết sống hoặc thịt gà chưa được nấu chín kỹ đều mang theo vi khuẩn Listeria không tốt cho thai nhi.
4. Các loại thức ăn chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp
Tất cả các loại bánh, kẹo, thịt nguội, xúc xích, bánh mì, thực phẩm đóng hộp… đều là những nhóm thực phẩm mà bà bầu nên hạn chế ăn khi đang trong giai đoạn thai kỳ. Vì các loại thực phẩm này không những có hàm lượng đường cao, dễ dẫn đến tiểu đường trong thai kỳ, mà còn chứa hàm lượng natri cao khiến bà bầu bị cao huyết áp và bị tiền sản giật.
5. Ngũ cốc ăn liền
Một bát ngũ cốc sẽ chứa đủ chất xơ và chất dinh dưỡng cần thiết để thúc đẩy sự tăng trưởng khỏe mạnh cho bé. Tuy nhiên, bà bầu nên kiểm tra và lựa chọn loại ngũ cốc ăn liền có lượng đường thấp, ít ngọt và đồng thời kiểm tra xem thành phần của nó có chứa saccharin (chất gây hại cho bàng quang của thai nhi) hay không.
6. Cà phê, trà thảo mộc
Cà phê luôn nằm trong danh sách những thực phẩm cần tránh của phụ nữ mang thai, bởi cafein trong cà phê có thể làm tăng nhịp tim của thai nhi và khiến mẹ bầu có nguy cơ sảy thai cao hơn so với bình thường.
Trà thảo mộc nghe cái tên có vẻ như là một loại thức uống thích hợp cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, có một số loại trà thảo mộc như cây cọ lùn, trà ngải cứu có thể khiến mẹ bầu chuyển dạ sinh non hoặc thậm chí là sảy thai sớm. Do vậy, trước khi uống các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.
7. Bia rượu
Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu, việc sử dụng bia rượu trong thai kỳ có thể gây ra các khuyết tật về hành vi, thể chất và sự phát triển trí tuệ của thai nhi. Do vậy, các mẹ bầu cần tuyệt đối tránh xa bia rượu trong thời gian mang thai.
Địa chỉ khám thai uy tín Hà Nội
Những thực phẩm bà bầu nên ăn và không nên ăn trong thai kỳ đã có lời giải đáp. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, thai phụ nên đi khám thai theo định kỳ tại địa chỉ y tế uy tín, chất lượng. Vậy địa chỉ nào khám thai an toàn Hà Nội?
Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) là địa chỉ khám thai an toàn, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía chị em phụ nữ.
Đây là địa chỉ có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm,… Tiêu biểu là bác sĩ CKI Sản phụ khoa Lê Thị Nhài với hơn 30 năm công tác trong lĩnh vực này. Chắc chắn, bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn bổ ích nhằm đảm bảo mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết những thực phẩm bà bầu nên ăn và không nên ăn trong thai kỳ. Tuy nhiên, điều quan trọng mẹ bầu cần làm là đi thăm khám bác sĩ theo định kỳ. Nếu còn bất cứ vấn đề thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.
Những thực phẩm bà bầu không nên ăn
Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu
Những đồ uống cần tránh khi mang thai
Những thực phẩm bà bầu nên ăn
Bà bầu nên ăn gì để an thai
Những món ăn tốt cho bà bầu và thai nhi
Những món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
3 tháng đầu nên ăn gì để vào con
5
/
5
(
1
vote
)
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Chương trình tri ân khách hàng tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng với nhiều ưu đãi đặc biệt:
Miễn phí 100k
chi phí khám ban đầu.
Giảm 30%
chi phí thực hiện thủ thuật.
CHỈ 150K
nội soi hậu môn – trực tràng.
Áp dụng cho bệnh nhân đặt lịch trước và đến khám từ ngày 01/12 – 31/1/2021
Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.
Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng – 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.
Bà Bầu Nên Và Không Nên Ăn Những Thực Phẩm Gì ?
Thực phẩm có lợi cho bà bầu
Dịch vụ tắm bé Hà Nội giúp bạn nên chọn 5 loại thực phẩm có lợi cho bà bầu, để bạn có thể đảm bảo sức khỏe của thai nhi cũng như sức khỏe của bạn 1 cách tốt nhất.
Bông cải súp lơ :
– Bông cải xanh là 1 lạo rau có chữa rất nhiều calcium và axit folic, rất tốt và cần thiết cho bà bầu. Ngoài ra nó còn bổ sung cho cơ thể các chất xơ, chất chống ôxy hóa và các vitamin C giúp có thể có thể hấp thu được chất sắt dễ dàng từ các thực phẩm ăn hằng ngày.
Sữa không béo rất tốt cho bà bầu :
– Sữa là thực phẩm không thế thiếu cho tất cả những người đang mang thai, nhưng thường mọi người không chú ý đến các loại sữa dẫn tới sự tăng cân quá nhanh sau khi sinh nở. Chính vì vậy các bà bầu nên chọn lựa kĩ lưỡng các loại sữa không chứa chất béo trước khi mua để tránh tình trạng lên cân quá nhanh, nhiều trường hợp còn có thể dẫn tới béo phì.
Chuối là thực phẩm tốt cho bà bầu
– Chuối là 1 loại trái cây cung cấp rất nhiều kali rất tốt cho cơ thể, nó có thể giúp lấy lại năng lượng nhanh chóng giúp cho bà bầu chống lại sự mệt mỏi, căng thẳng trong khi mang thai. Ngoài ra nó còn có tác dụng bổ sung, hỗ trợ trí não phát triển ngay từ trong bụng mẹ .
Thịt là loại thực phẩm tốt cho bà bầu
– Khi mang bầu, người phụ nữ có sự hấp thụ sắt gấp đôi người bình thường, chính vì vậy khi đang mang bầu nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều sắt hơn để có tác dụng bổ sung lượng sắt cho cơ thể, nếu không cung cấp đủ sắt, thiếu sắt sẽ dẫn tới tình trạng mệt mỏi rất không tốt cho người đang mang thai và những vấn đề sức khỏe chăm sóc mẹ sau sinh đối với bà bầu. Nên ăn các loại thịt, thịt nạc, vì trong thịt nạc có chứa rất nhiều chất sắt giúp hấp thụ dễ dàng.
Cam là loại thực phẩm có lợi cho bà bầu
– Cam cũng là 1 loại trái cây rất tốt cho những người mang bầu kể cả những người bình thường. Trong cam có chứa rất nhiều vitamin C, axit folic, chất xơ… Giúp cơ thể có thể phục hồi năng lượng mỗi ngày.
Đây là 5 loại thực phẩm bà bầu nên ăn giúp bà bầu cũng như thai nhi luôn luôn khỏe mạnh, phát triển tốt ngoài ra các bà bầu nên kết hợp với đi dạo và tập thể dục giúp bạn có một tinh thần thoải mái và một sức khỏe tốt ( Video hướng dẫn tập thể dục cho bà bầu )
Thực phẩm có hại cho bà bầu không nên ăn
Đây là 1o thực phẩm bà bầu không nên ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu cũng như đến sự phát triển của thai nhi sau này .
1. Các món gỏi, thịt sống
Bao gồm thịt cá, tôm cua các loại, kể cả nuôi trồng bằng kỹ thuật hữu cơ, cá nước ngọt, nước mặn, ví dụ như gỏi, tiết canh, nộm, sushi hay lẩu tái v.v. Đây là món ăn lạ miệng, khoái khẩu nhưng lại là những thực phẩm rất dễ gây bệnh, nhất là trong bối cảnh an toàn thực phẩm đang diễn ra phức tạp như hiện nay và một khi chưa được nấu chín sẽ có thể chứa nhiều loại khuẩn nguy hiểm, nhất là khuẩn Listeria, Ecoli thủ phạm gây bệnh tiêu chảy mà lâu nay vẫn được dư luận nhắc đến. Cách tốt nhất là không nên ăn sống, thực hiện phương án ăn chín uống sôi và đảm bảo tốt các quy định về an toàn thực phẩm.
Bà bầu không nên ăn gỏi, thịt sống chưa được nấu chín sẽ có thể chứa nhiều loại khuẩn nguy hiểm.
2.Món pa-tê
Theo số liệu thống kê thì Pate là món ăn có chứa rất nhiều khuẩn Listeria, gây các loại bệnh rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ sản phụ và trẻ sơ sinh.
3. Pho mát mềm và bơ
Đây là thực phẩm nên loại bỏ khỏi thực đơn trong giai đoạn 9 tháng 10 ngày vì nó thường nhiễm độc khuẩn Listeria, kể cả những loại pho mát có tiếng như Gruyere và Parmesan. Nếu dùng chỉ nên hạn chế ở những loại bơ có chất lượng đã được kiểm chứng. Đây cũng là những loại thực phẩm chưa qua quá trình triệt khuẩn nên không có lợi trong giai đoạn thai kỳ.
5. Các loại cá biển nước sâu
Đây là nhóm cá chuyên sống ở vùng nước sâu có hàm lượng thuỷ ngân cao như cá kiếm, cá mập, cá ngừ, cá mú… Hàm lượng thuỷ ngân cao có thể gây sẩy thai, khuyết tật khi sinh vì thuỷ ngân được truyền từ người mẹ qua nhau thai, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của đứa trẻ, làm cho não kém phát triển.
6. Lạc (Đậu Phộng)
Trong quá trình mang thai phụ nữ nên hạn chế hoặc không nên ăn lạc vì nó là thủ phạm làm tăng các loại bệnh dị ứng, đặc biệt là dị ứng bào thai, nhất là nhóm người mắc chứng di truyền dị ứng với loại thực phẩm này. Ngoài lạc thì các loại thực phẩm dạng hạt khác lại nên ăn vì nó là nguồn cung cấp protein, manhê, viatamin E và B rất tốt cho cả hai. Đồ hộp, thức ăn nhanh theo nghiên cứu thì đây là nhóm thực phẩm có chứa vi khuẩn Listeria monocytogene.
7. Đồ hộp và thực phẩm ăn nhanh
Theo nghiên cứu thì đây là nhóm thực phẩm có chứa vi khuẩn Listeria monocytogene, nhất là đồ hộp, rủi ro thường gặp là tăng hiện tượng đẻ non và sẩy thai. Lý do, có chứa nhiều mỡ gây bất lợi cho cơ thể, đặc biệt là mỡ tranfat (mỡ chuyển tiếp hay mỡ dùng lại nhiều lần) không có lợi cho thời gian thai kỳ.
8. Caffein
Đồ ăn đồ uống có chứa nhiều caffein được xem là bất lợi cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nó là chất kích thích có nhiều trong chè, cà phê, coca, nước tăng lực vv… Hậu quả làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp dẫn đến mất ngủ, đau đầu, căng thẳng thần kinh và dễ gây các biến chứng nguy hiểm như sẩy thai hay đẻ non.
9. Rượu bia
Từ lâu giới dinh dưỡng thường khuyến cáo phụ nữ khi mang thai và cho con bú không nên uống rượu bia vì nó gây chứng nhiễm độc cồn bào thai (FAS) làm suy giảm sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần của đứa trẻ.
10. Khoai tây mọc mầm xanh
Đây là thực phẩm rất độc vì có chứa một chất độc có tên là Solanin có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng mà người ta chưa lường hết, nhất là rủi ro gây sẩy thai.
Ngoài ra, thai phụ cần tránh những thực phẩm nhiều “năng lượng rỗng” như nước ngọt, kẹo, bánh ngọt… Chú ý lựa chọn thực phẩm tươi sống, giàu dinh dưỡng; các loại thực phẩm vừa giàu chất đạm vừa giàu canxi như cá cơm, tôm, cua, trứng, thịt gia cầm…; ăn thêm nhiều rau củ, trái cây để cung cấp vitamin và khoáng chất.
Những Loại Trái Cây Bà Bầu Không Nên Ăn Trong Thai Kỳ
1 Tổng hợp những loại quả bà bầu không nên ăn khi mang thai
2 Những loại quả tốt cho bà bầu vào thai kỳ
3 Khẩu phần hoa quả, trái cây cho bà bầu hàng ngày
4 Cách rửa trái cây, rau củ quả sạch hóa chất tại nhà
4.1 Với những trái cây, rau củ chứa ít thuốc bảo vệ thực vật như: kiwi, bơ, xoài, nhãn, dưa hấu…
4.2 Với các loại trái cây có chứa nhiều hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật như: nho, dâu tây, đào, lê,…
Tổng hợp những loại quả bà bầu không nên ăn khi mang thai
Với hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất, trái cây đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu. Tuy nhiên với các loại trái cây sau đây bà bầu không nên ăn trong thai kỳ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe:
Trái nho – Gây ngộ độc cho phụ nữ mang thai
Tính đến thời điểm hiện tại, việc xếp nho vào danh sách các loại quả không tốt cho bà bầu vẫn chưa có lời giải đáp chính xác. Bởi trong nho cung cấp một hàm lượng lớn vitamin A, vitamin C, đặc biệt tốt cho sức khỏe của bà bầu.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho biết, quả nho có chứa một hàm lượng Resveratrol cao. Đây là hợp chất chống oxy hóa. Nếu bà bầu ăn nhiều nho trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ rất dễ bị ngộ độc.
Vì là loại quả ngon, ngọt và hấp dẫn, lượng thuốc trừ sâu được phun lên loại quả này khá nhiều. Dù là ngâm nho bằng nước muối hay rửa sạch thì vỏ nho vẫn chứa đựng một hàm lượng thuốc sâu, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Bà bầu ăn nho đen có tốt không? Trong nho đen có hàm lượng axit cao. Vì thế, nếu ăn nhiều nho đen không chỉ gây suy yếu hệ tiêu hóa mà còn dẫn đến tình trạng tiêu chảy cho phụ nữ mang thai.
Bà bầu không nên ăn dứa (trái thơm) trong thai kỳ
Nghe có vẻ vô lý song đây là loại trái cây được liệt kê vào danh sách những quả không tốt cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ. Qua tìm hiểu, Bảo Hà Spa được biết trong loại quả này có chứa Bromelain. Đây là loại enzyme sẽ làm mềm tử cung.
Nếu bà bầu ăn nhiều dứa trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất dễ gây co bóp tử cung. Thậm chí với những mẹ gần cuối thai kỳ sẽ rất dễ bị chuyển dạ, dị ứng và gây tiêu chảy.
Các bác sĩ luôn khuyến cáo, phụ nữ mang thai tuyệt đối không ăn dứa hoặc uống nước ép dứa ít nhất là 3 tháng đầu tiên để tránh sảy thai, dị ứng thai kỳ. Vì thế, cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cả mẹ và thai nhi, bạn không nên ăn loại trái cây này.
Quả chuối dễ khiến bà bầu bị dị ứng thai kỳ
Chắc hẳn khi đọc đến đây nhiều thai phụ sẽ bất ngờ vì không hiểu lý do vì sao quả chuối lại nằm trong danh sách các loại quả bà bầu không nên ăn trong thai kỳ? Bởi lẽ, trong chuối có chứa hàm lượng Chitinase cao. Đây là hợp chất rất dễ khiến bà bầu bị dị ứng, mẩn ngứa.
Bà bầu ăn quả me dễ bị sinh non, sảy thai
Bà bầu không nên ăn quả gì trong thai kỳ? Hàm lượng lớn vitamin C có trong quả me sẽ ngăn chặn việc sản xuất Progesterone. Khi thiếu hợp chất này, thai phụ rất dễ bị sảy thai, sinh non hoặc thai nhi sinh ra sẽ bị dị tật. Do đó, trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, bà bầu tuyệt đối không nên ăn loại quả này.
Ăn đu đủ non hoặc đu đủ sắp chín có hại cho bà bầu không? Ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Pakistan cho thấy nhiều phụ nữ đã sử dụng đu đủ non hoặc đu đủ sắp chín để phá thai. Bởi, trong đu đủ có chứa nhiều nhựa mủ. Hợp chất này sẽ làm co thắt cổ tử cung, gây sinh non hoặc sảy thai.
So với đu đủ non và đang chín, phụ nữ mang thai ăn đu đủ chín có tốt không? Chắc chắn câu trả lời là có. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trong đu đủ chín có hàm lượng lớn vitamin C. Loại vitamin này vừa hỗ trợ điều trị cảm giác ốm nghén, táo bón và ợ nóng.
Đặc biệt với những mẹ sau sinh thiếu sữa lựa chọn các món ăn từ đu đủ vừa tốt cho sức khỏe vừa lợi sữa. Kết hợp đu đủ chính với mật ong nguyên chất được xem là món ăn bổ dưỡng vô cùng cho mẹ bầu và cả mẹ sau sinh.
Quả chà là không tốt cho bà bầu
Bà bầu không nên ăn hoa quả gì? Chà là cũng là một trong số những loại quả bà bầu không nên ăn trong thai kỳ. Bởi, khi ăn quá nhiều chà là, cơ thể của phụ nữ mang thai sẽ nóng dần lên. Thậm chí, ăn chà là liên tục sẽ khiến co thắt tử cung, gây sảy thai hoặc dọa sinh non.
Các loại trái cây đóng hộp – đông lạnh
Tiếp tục nằm trong danh sách những loại trái cây bà bầu không nên ăn phải kể đến các loại quả đóng hộp – đông lạnh. Các bác sĩ sản khoa, dinh dưỡng luôn khuyến khích bà bầu nên ăn hoa quả tươi thay vì tích trữ đông lạnh trong tủ lạnh.
Quả nhãn gây táo bón, nóng trong cho bà bầu
Từ lâu, nhãn được coi là loại trái cây có tính ôn nhiệt, thơm ngon vào mùa hè. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai, loại quả này lại không hề tốt.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, bà bầu nếu ăn nhãn thường xuyên sẽ bị nóng trong, ợ hơi và táo bón. Đặc biệt, nhãn sẽ gây đau tức bụng dưới, tổn thương cho thai nhi, thậm chí là sảy thai. Vì thế, dù loại quả này có ngon ngọt, hương vị thơm ngon bà bầu cũng không nên ăn quá nhiều, nhất là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.
Các loại trái cây bà bầu không nên ăn? Trái cây chưa rửa sạch
So với người bình thường sức đề kháng cũng như sức khỏe của phụ nữ mang thai sẽ yếu hơn. Do đó, việc bổ sung các loại thực phẩm tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho phụ nữ mang thai rất quan trọng.
Trong các loại trái cây, rau củ quả có chứa nhiều ký sinh trùng gây bệnh như Toxoplasma. Vì thế, bà bầu cần đặc biệt lưu ý chỉ nên ăn những loại trái cây, rau củ quả đã tiệt trùng, rửa sạch với nước muối.
Không nên chọn mua các loại trái cây đã bị bầm dập, thâm tím. Cũng lưu ý không sử dụng bất kỳ loại hóa chất làm sạch hoa quả, trái cây, rau củ nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé.
Bà bầu không nên ăn hoa quả gì trong thai kỳ? Khuyến cáo trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ bà bầu không nên ăn hạt mè. Bởi lẽ, loại hạt này được cho là tác nhân gây ra các cơn co thắt tử cung.
Lưu ý nếu phụ nữ mang thai ăn bất kỳ những món ăn nào chế biến từ hạt mè sẽ gây ra tình trạng đau đớn, bụng khó chịu, thậm chí là sảy thai. Vì thế, bà bầu tuyệt đối không nên ăn hay sử dụng hạt mè ít nhất là 3 tháng đầu thai kỳ.
Những loại quả tốt cho bà bầu vào thai kỳ
Bà bầu nên ăn quả trong thai kỳ? Kiwi được xem là trái cây đầu tiên trong danh sách này. Nhiều nghiên cứu ra, kiwi có chứa hơn 80 dưỡng chất, vitamin có tác dụng tốt cho sức khỏe.
Đặc biệt, trong kiwi có hàm lượng lớn axit folic, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi hiệu quả. Bà bầu ăn trái kiwi đều đặn vừa tăng cường hệ thống miễn dịch vừa ngăn ngừa tình trạng hen suyễn trong thai kỳ.
Trái bơ – Thúc đẩy sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi
Thật đáng tiếc nếu bỏ qua trái bơ trong thai kỳ. Trong bơ chứa nhiều vitamin A, vitamin B, vitamin C, folate, kali. Đây đều là những chất cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
Hơn hết hàm lượng chất béo trong quả bơ giúp bà bầu hấp thu được nhiều dinh dưỡng vào cơ thể. Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn quá nhiều bơ. Chỉ ăn ở mức độ vừa phải từ 1-2 quả mỗi tuần là tốt nhất.
Thuộc họ trái cây mọng nước, cherry cung cấp nhiều khoáng chất và vitamin, giúp tăng cường sức đề kháng, giải nhiệt hiệu quả. Bà bầu ăn cherry thường xuyên giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, nhiễm trùng bàng quang.
Là một trong những loại quả tốt cho bà bầu trong thai kỳ, táo cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin. Trong thai kỳ, phụ nữ mang thai thường xuyên ăn táo có tác dụng giữ dáng, tránh thừa cân hiệu quả.
Khởi động một ngày mới bằng trái táo giúp tăng cường sức đề kháng cho bà bầu. Bạn có thể thay đổi khẩu vị của mình bằng cách làm nước ép táo hoặc kết hợp cùng với những loại trái cây tốt cho phụ nữ mang thai khác như: kiwi, dâu, xoài…
Với những mẹ bầu có hệ tiêu hóa không tốt thì ăn lê là sự lựa chọn tuyệt vời. Trái lê rất giàu chất xơ cực tốt cho hệ tiêu hóa, thanh lọc cơ thể và giải độc hiệu quả. Thường xuyên ăn lê cũng là cách cải thiện tình trạng táo bón trong thai kỳ.
Hàm lượng lớn vitamin C có trong loại quả này giúp tăng cường sức đề kháng. Vì thế, khi có bất kỳ dấu hiệu cơ thể mệt mỏi hay sốt nhẹ, bà bầu có thể ăn hoặc uống 1 cốc nước ép lê.
Quả việt quất (Blueberry)
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, mỗi ngày bà bầu ăn việt quất 2 quả sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng lớn vitamin C (tương đương với 20 quả táo). Ngoài ra, Omega 3 dồi dào trong quả việt quất sẽ giúp phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi.
Hương vị ngọt dịu nhẹ, mỗi quả dâu tây lại cung cấp rất nhiều vitamin B, vitamin C, cacbonhydrat, chất xơ, kali… Những chất này vừa có tác dụng tăng cường sức đề kháng vừa hỗ trợ làm đẹp da an toàn, lành mạnh. Hằng ngày, mẹ bầu ăn dâu tây có thể lựa chọn theo hình thức xay sinh tố, ăn tươi hay ép lấy nước đều được.
Họ hàng nhà cam
Quýt, cam,…. là những loại trái cây bà bầu nên ăn trong thai kỳ. Nổi tiếng cung cấp nhiều vitamin C, các loại quả thuộc dòng họ cam giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho bà bầu.
Với những mẹ bầu thường xuyên bị ốm nghén trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, có thể sử dụng cam, quýt để ngăn ngừa các triệu chứng buồn nôn.
Gần dịp Tết Nguyên Đán, chắc hẳn nhiều mẹ sẽ sợ cảnh đi tàu, xe khách, ô tô? Ngửi vỏ quýt, vỏ cam chính là cách chống say tàu xe cho bà bầu hiệu quả không cần dùng thuốc.
Một số loại trái cây tốt cho phụ nữ mang thai khác
Bên cạnh những loại trái cây bà bầu không nên ăn, bạn có thể bổ sung vào chế độ dinh dưỡng thai kỳ hàng ngày cho mình với quả lựu, đu đủ chín, ổi, xoài, hồng xiêm, mãng cầu ta,…
Khẩu phần hoa quả, trái cây cho bà bầu hàng ngày
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày bà bầu nên ăn từ 500 gram đến 700 gram trái cây, hoa quả tươi. Đặc biệt, nên ưu tiên các loại trái cây màu vàng, cam, đỏ và những loại rau xanh đậm.
Lưu ý chỉ nên ăn những loại trái cây, hoa quả tươi mua trong ngày sẽ tốt cho sức khỏe. Hạn chế ăn và lựa chọn các loại quả bị bầm dập hay để tủ lạnh quá lâu.
Cách rửa trái cây, rau củ quả sạch hóa chất tại nhà
Với những trái cây, rau củ chứa ít thuốc bảo vệ thực vật như: kiwi, bơ, xoài, nhãn, dưa hấu…
Pha nước sạch dùng để rửa trái cây, rau củ quả theo công thức 3: 1 (3 nước, 1 giấm)
Ngâm trái cây, rau củ trong hỗn hợp nước giấm vừa pha từ 10 đến 20 phút. Sau đó rửa bằng nước sạch.
Ngoài cách sử dụng nước giấm, để làm sạch rau củ quả bạn có thể áp dụng các cách sau:
Cách 1: 1 thìa nước cốt chanh + 2 thìa baking soda + 1 chén nước (tùy vào số lượng rau củ quả sẽ tăng dần hỗn hợp lên).
Cách 2: 1 thìa nước cốt chanh + 2 thìa giấm táo + 1 chén nước.
Áp dụng 2 cách trên cũng ngâm rau củ, trái cây tươi trong 10 – 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Với các loại trái cây có chứa nhiều hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật như: nho, dâu tây, đào, lê,…
Sử dụng giấm loãng để loại bỏ hóa chất trong các loại trái cây này là điều hoàn toàn không thể. Vì thế, bà bầu có thể áp dụng cách sau:
Cách 1: 1 chén nước + ½ giấm táo + 1 thìa backing soda + 1 thìa tinh dầu hạt bưởi. Ngâm hoa quả, rau củ trong 1 giờ.
Cách 2: 5 thìa nước nghệ xay nguyên chất (đã bỏ bã) hòa với nước. Ngâm trong 15 phút và rửa lại hoa quả, rau củ bằng nước sạch.
Mẹ Bầu Không Nên Ăn Rau Sam Trong Thai Kỳ
Bà bầu ăn rau sam có được không? là nỗi băn khoăn của nhiều người. Tuy nhiên, các bà mẹ đang mang bầu cần lưu ý tuyệt đối không được ăn rau sam để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Theo Đông y, rau sam là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao mà đồng thời còn là một loại dược liệu rất tốt. Trong rau sam có protein, chất béo, magie, vitamin nhóm B, kali, canxi…Đặc biệt là rau sam có hàm lượng omega 3 cao hơn các loại thực vật khác khá nhiều. Rau sam có tính hàn, vị chua, dễ ăn, có tính giải nhiệt tốt và trừ giun…
Có hai loại rau sam, loại mọc hoang và loại được trồng. Loại mọc hoang thường mọc bò và chỉ cao dưới 50cm, lá xanh, cọng đỏ tím. Loại nuôi trồng lá có kích thước lớn hơn và thường màu vàng xanh. Rau sam có công dụng làm lành vết thương, chống lão hóa, điều trị bệnh sỏi thận, trị trướng bụng,… đối với phụ nữ còn có công dụng điều trị khí hư, bạch đới ở phụ nữ.
Ăn rau sam thực sự không tốt cho bà bầu
Nhiều bà bầu trong quá trình thai kỳ đã sử dụng rau sam như một món ăn thanh nhiệt. Loại rau này có thể chế biến ở dạng luộc, nấu canh, ăn có vị mát, rất tốt trong mùa hè oi ả. Rau sam cũng rất tốt cho tim nhờ có nhiều omega-3.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, do rau sam mang tính hàn nên trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhất là những người đã từng phá thai, bà bầu cần tránh ăn rau sam. Rau sam sẽ khiến co cơ trơn tử cung, nên thai phụ cần hạn chế sử dụng. Tuy nhiên, nếu đang trong giai đoạn sắp sinh, bạn có thể ăn nhiều một chút, vì sẽ có lợi cho việc sinh đẻ.
Rau sam giúp diệt giun sán
Thời điểm uống rau sam tốt nhất để diệt trừ giun sán đó là buổi sáng, khi bạn chưa ăn uống gì. Không nên dùng rau sam chữa khi đang bị tiêu chảy. Khi mắc sán xơ mít, tốt nhất nên dùng rau sam tươi sắc lấy nước đặc. Sau đó hòa nước sam với một ít giấm và muối để uống.
Chữa lành một số các vết thương
Nếu bạn bị thương, dùng lá rau sam giã nhỏ và đắp lên vết thương sẽ giúp vết thương nhanh lành hơn. Lá của rau sam giúp thúc đẩy quá trình kéo da non. Đối với những vết nhẹ, các chấn thương ở xương có thể lấy nước chắt rau sam thoa lên vết thương, đắp lá tươi giã nhuyên hoặc sắc nước đặc để uống.
Theo Phunutoday
Cùng Chuyên Mục
Bình Luận Facebook
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bà Bầu Nên Ăn Và Không Nên Ăn Thực Phẩm, Hạt Trong Thai Kỳ? trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!