Cập nhật nội dung chi tiết về Bà Bầu Có Nên Uống Sữa Đậu Nành – Cẩm Nang Uống Sữa Đậu Nành Đúng Cách! mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bà bầu có nên uống sữa đậu nành – Cẩm nang uống sữa đậu nành đúng cách!
Bà bầu có nên uống sữa đậu nành? Thực tế có đến trên 90% phụ nữ mang thai cảm thấy chưa thực sự an tâm khi sử dụng sữa đậu nành mỗi ngày bởi một số thông tin như: làm lệch lạc giới tính thai nhi, gây ra các hiện tượng đau đầu, dị ứng, chóng mặt, khó thở… Chính vì vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc khi uống sữa đậu nành giúp mẹ bầu khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện.
Hạt đậu nành (đỗ tương) có chứa nhiều chất dinh dưỡng, được coi là “thịt không xương” cung cấp đạm, amino axit cần thiết cho cơ thể, có chứa nhiều protein hơn bất kỳ các loại hạt họ đậu.
Theo nghiên cứu, trong hạt đậu nành có chứa khoảng 8% nước, 5% chất vô cơ, 15 – 20% chất béo, 15 – 25% glucose, 35 – 45% chất đạm với các loại vitamin, amino axit, khoáng chất, nguyên tố vi lượng đa lượng.
Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của hạt đậu nành là dùng để xay tách bã tạo ra sản phẩm sữa đậu nành thơm ngon, hấp dẫn, phù hợp với mọi lứa tuổi.Giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành cho bà bầu có nhiều điểm tương đồng với sữa bò, là nguồn cung cấp protein cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên trong sữa đậu nành lại có chứa nhiều calcium hơn sữa bò, nhiều lecithin hơn trứng, không có chứa lactose, chứa ít chất béo bão hòa hơn sữa bò.
Trung bình một cốc sữa đậu nành sẽ cung cấp 5gr chất béo, 4g carbohydrates, năng lượng là 80 calo, khoảng 30mg natri, 7g protein, vitamin và 25% thiamin, 10% chất xơ, 8% chất sắt, Acid béo omega -3 cho cơ thể bà bầu.
2. Bà bầu uống sữa đậu nành có tác dụng gì?
Như vậy,uống sữa đậu nành sẽ mang lại những tác dụng tích cực cho cả mẹ và bé:
Cung cấp một lượng axit folic cần thiết cho quá trình mang thai, giúp kích thích sự phát triển toàn diện đặc biệt là dây thần kinh não bộ của em bé.
Cung cấp một lượng protein đáng kể, hơn nữa đây còn là protein không chứa nhiều cholesterol xấu như của động vật nên an toàn, tránh được các nguy cơ về bệnh tim mạch.
Thành phần Acid béo omega-3 trong sữa đậu nành cũng có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu.
Cung cấp vitamin, khoáng chất, đặc biệt là vitamin E, A, B1, Riboflavin để mẹ có sức khỏe tốt nhất trong quá trình mang thai. Những thành phần này được đánh giá tương đương với sữa bò nên sẽ là giải pháp tối ưu cho các chị em mang thai mà bị dị ứng với lactose trong sữa bò.
Cung cấp lượng chất xơ để giảm bớt nguy cơ táo bón ở bà bầu.
Trong đậu nành có chứa thành phần Isoflavones (phytoestrogens) là một dạng flavones – một hợp chất hóa thực vật tương tự như hormone sinh dục nữ, hoạt động gần giống với estrogen giới tính. Chất Isoflavones sẽ truyền từ mẹ sang bé. Chính vì thế mà nhiều mẹ bầu lo ngại rằng uống sữa đậu nành sẽ gây lệch lạc giới tính thai nhi, đặc biệt là bé trai.
Năm 1999, trên tạp chí Sức khỏe sinh sản của Mỹ công bố kết quả: uống nhiều sữa đậu nành trong thời gian mang thai có thể gây ảnh hướng đến sự phát triển của thai nhi, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở mẹ bầu. Tuy nhiên kết quả này chỉ nghiên cứu cục bộ trên một nhóm nhỏ.
Năm 2001, theo kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Daniel Doerge và các đồng nghiệp, không tìm thấy chất Isoflavones được hấp thụ qua nhau thai người. Năm 2002, tiến sĩ Thomas Badger công bố kết quả nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Mỹ , theo đó những đứa trẻ uống sữa công thức làm từ đậu nành nhiều nhưng không có dấu hiệu bị ảnh hưởng, không gây lệch lạc giới tính.
Tiến sĩ Mark Messina đến từ Đại học Loma Linda (California, Mỹ) – Giám đốc Viện Dinh dưỡng Đậu nành Mỹ cũng đã công bố các kết quả nghiên cứu đều khẳng định Isoflavones trong sữa đậu nành và các thực phẩm cung cấp Isoflavones không làm thay đổi hormone Testosterone ở nam giới.
Ngược lại Isoflavones có trong sữa đậu nành còn có tác dụng cải thiện trí nhớ, giúp giảm nguy cơ loãng xương, các bệnh về tim mạch, ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư vú ở phụ nữ.
Như vậy, uống sữa đậu nành có ảnh hưởng giới tính thai nhi không? Câu trả lời là không. Chính vì vậy chị em mang bầu hoàn toàn có thể yên tâm uống sữa đậu nành hàng ngày.
4. Bà bầu uống sữa đậu nành đúng cách như thế nào?
Để đạt hiệu quả tốt nhất, theo lời khuyên của chuyên gia thì bà bầu không nên uống quá 500ml sữa đậu nành/ngày.
Nên chia làm 2 lần uống, mỗi lần 250ml sữa. Nếu uống quá nhiều có thể gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Trong suốt thai kỳ, mẹ có thể uống cốc sữa đậu nành vào bất kể thời điểm nào mình cảm thấy thích, ngoại trừ lúc đói.
Ngoài thời kỳ mang thai thì sau khi sinh, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên chị em nên uống sữa đậu nành giúp kích thích nội tiết tố estrogen để không làm ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa ở mẹ.
6. Tác hại của việc lạm dụng sữa đậu nành trong thai kỳ
Uống sữa đậu nành không đúng cách, uống quá nhiều sữa trong một ngày sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Lạm dụng sữa đậu nành trong thai kỳ khiến mẹ dễ bị đầy bụng, khó tiêu, trướng bụng làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm khác.
Chính vì vậy, dù có ích cho thai kỳ nhưng mẹ chỉ nên uống với một lượng vừa phải theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng.
7. Các lưu ý khác khi uống sữa đậu nành
Các lưu ý quan trọng khi mẹ bầu dùng sữa đậu nành:
Không hòa chung sữa với trứng gà vì men trypsin trong sữa đậu nành và albumin trong lòng trắng trứng sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, làm giảm đi giá trị dinh dưỡng trong sữa.
Sữa đậu nành phải được đun sôi ở nhiệt độ 100 độ C để ngăn chặn các nguy cơ ngộ độc.
Chỉ nên chuẩn bị một lượng sữa vừa đủ cho mỗi ngày, không nên cất trữ trong tủ lạnh sẽ làm biến đổi thành phần chất lượng, thậm chí nhiễm khuẩn, hư hỏng. – Không nên để sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt.- Khi uống, không pha sữa đậu nành chung với đường đỏ vì dễ gây đau bụng, chướng bụng. Muốn tăng độ ngọt, chị em nên hòa cùng với đường cát trắng.
Không uống sữa đậu nành với thuốc kháng sinh. Nếu đang dùng thuốc thì phải cách nhau ít nhất 1 tiếng đồng hồ để không xảy ra các phản ứng hóa học trong cơ thể.
Sau khi uống sữa đậu nành, các chị em không nên ăn cam, quýt vì có thể gây tiêu chảy, đầy bụng…
Nếu mẹ bầu đang bị đầy hơi, đi ngoài thì trong khoảng thời gian đó không nên uống sữa đậu nành.
Đồng thời để tránh những tác dụng phụ không mong muốn thì mẹ bầu trong các trường hợp sau nên tránh dùng sữa đậu nành: bị bệnh viêm dạ dày, viêm thận, sỏi thận, bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng, có tiền sử ung thư vú, buồng trứng, cổ tử cung.
8. Chế biến sữa đậu nành an toàn cho sức khỏe
Để sử dụng sữa đậu nành an toàn, sạch sẽ, chất lượng nhất, chị em có thể tự chế biến sữa đậu nành ngay tại nhà với sự hỗ trợ đắc lực của chiếc máy xay sữa đậu nành tách bã tự động 3A.
Hạt đậu nành sau khi ngâm từ 5 – 6 tiếng, rửa lại bằng nước sạch sau đó cho vào máy nghiền. 2 viên đá tròn nhám sẽ nghiền nhuyễn và vắt ly tâm để tách riêng bã và sữa đậu.
Sữa sau khi thu được hoàn toàn không cần lọc qua rây lọc, có thể đem đun sôi và uống ngay, tiết kiệm được rất nhiều thời gian chế biến.
Ngoài ra, chị em cũng có thể sử dụng máy nghiền sữa ngô, sữa gạo, sữa đậu đen… làm rất nhiều loại sữa hạt an toàn sạch sẽ cung cấp dinh dưỡng cho các thành viên trong gia đình.
Mời quý vị và các bạn theo dõi video giới thiệu Máy xay đậu nành 3A
Bà Bầu Uống Sữa Đậu Nành Fami Có Tốt Không?
Trong giai đoạn thai kỳ, rất nhiều bà bầu thích uống sữa Fami, bởi vậy mà vấn đề bà bầu uống sữa đậu nành fami có tốt không rất được chị em đang mang thai quan tâm.
Sữa đậu nành Fami chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, được nhiều người sử dụng hàng ngày.
Tuy vậy, có nhiều người cho rằng bà bầu uống sữa đậu nành không tốt, có thể ảnh hưởng tới giới tính thai nhi.
Vậy, bà bầu uống sữa đậu nành Fami có tốt không?
Có thai uống sữa đậu nành Fami được không?
Theo nhiều nghiên cứu, đậu nành hay sữa đậu nành cung cấp rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe cùa bà bầu. Điều này thì trong bài viết Bà bầu có nên uống sữa đậu nành không? đã nói khá rõ.
Vậy còn sữa đậu nành Fami thì sao?
Đầu tiên, sữa đậu nành Fami có nguồn gốc thực vật nên có thể giải quyết được vấn đề dị ứng lactose mà các bà bầu hay mắc phải khi uống sữa động vật.
Trong khi đó, lượng protein, vitamin A, D, Riboflavin và B12 và các dưỡng chất khác lại không thua kém gì các loại sữa khác, thậm chí còn tốt hơn khi hạn chế gây béo phì do thừa cholesterol.
Sữa đậu nành Fami cung cấp cho mẹ bầu lượng canxi lớn, không chỉ hỗ trợ hình thành xương, cột sống cho thai nhi mà còn giúp mẹ bầu khỏe mạnh, chống loãng xương khi mang thai.
Uống sữa đậu nành Fami đều đặn còn giúp bà bầu chống tiểu đường thai kỳ, hạn chế các bệnh tiêu hóa như táo bón, đồng thời giảm nguy cơ ung thư vú hiệu quả.
Loại sữa này còn giúp chị em làm đẹp da rất hiệu quả.
Rất nhiều lợi ích đúng không nào, ta có thể thấy, sữa đậu nành Fami không những không có hại mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và thai nhi.
Sữa đậu nành Fami có ảnh hưởng tới giới tính thai nhi?
Có nhiều lời đồn xung quanh việc uống sữa đậu nành Fami có thể ảnh hưởng tới giới tính thai nhi.
Nguyên nhân từ đâu?
Có nhiều thông tin cho rằng chất isoflavone trong đậu nành có thể làm giảm chức năng sinh sản của bé trai, do đó mẹ bầu không nên uống sữa đậu nành.
Tuy nhiên, trước tới nay chưa có bằng chứng xác thực nào khẳng định điều này, và trên thực tế thì nhiều người vẫn uống sữa đậu nành đều đặn mà không gặp triệu chứng gì.
Không chỉ vậy, tiến sĩ Daniel Doerge và các đồng nghiệp đã chứng minh rằng chất isoflavone không thể hấp thụ qua nhau thai, do đó không thể nào gây ảnh hưởng tới thai nhi được.
Và việc uống sữa đậu nành Fami gây ảnh hưởng tới giới tính thai nhi là hoàn toàn vô căn cứ.
Bà bầu uống sữa đậu nành Fami sao cho đúng cách?
Như đã nhắc tới ở phần đầu bài viết, sữa đậu nành Fami chỉ phát huy đúng tác dụng của nó khi bà bầu uống đúng, uống đủ. Việc lạm dụng và uống quá nhiều sữa đậu nành trong ngày có thể gây những triệu chứng nguy hiểm.
Điều quan trọng nhất, mỗi ngày bạn không được uống quá 500ml sữa đậu nành Fami, mỗi lần cũng không nên uống quá nhiều mà nên chia ra làm 2 hoặc 4 lần mỗi ngày.
Không nên khui và dự trữ sữa đậu nành Fami quá lâu vì sữa khá dễ hư hỏng, nên mua hộp nhỏ và uống hết.
Không pha sữa đậu nành Fami với đường đỏ vì dễ gây đầy hơi, chướng bụng.
Không uống và ăn chung, hoặc gần thời điểm ăn cam, quýt bởi dễ gây đầy bụng, tiêu chảy.
Không uống sữa đậu nành chung với trứng gà vì sẽ gây khó hấp thu, làm lãng phí dưỡng chất trong sữa.
Không uống khi đói bụng, vì như vậy dưỡng chất trong sữa sẽ chuyển thành nhiệt, không bổ sung vào cơ thể.
Các bà bầu có vấn đề về hen suyễn và viêm mũi dị ứng không nên uống sữa đậu nành Fami.
Tương tự là các bà bầu có vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu cũng không nên uống sữa đậu nành Fami.
Trong sữa đậu nành Fami có Oxalat cũng không phù hợp với những bà bầu đang có vấn đề về thận, do đó nếu bị bệnh về thận thì cũng không nên uống.
Bà bầu uống sữa đậu nành có tốt không?
Qua những thông tin trên, có lẽ các mẹ bầu cũng đã trả lời được câu hỏi bà bầu uống sữa đậu nành Fami có tốt không rồi.
Chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh.
Sữa Đậu Nành Mè Đen Có Tác Dụng Gì? Bà Bầu Có Nên Uống?
Sữa đậu nành mè đen là một trong những thức uống gần gũi với ẩm thực Việt. Sữa không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng, béo ngậy nhưng vẫn thanh nhẹ mà còn chứa hàm lượng các chất cần thiết cho sức khỏe.
Xét về giá trị dinh dưỡng, trung bình 100ml sữa đậu nành mè đen có chứa khoảng 6g đường, 2.6g đạm đậu nành, 47.9Kcal, 1.7g chất béo, 400mg khoáng chất thiết yếu, 12mg chất Isoflavones và đặc biệt trong sữa đậu nành mè đen hoàn toàn không chứa Cholesterol có hại. Trong sữa đậu nành mè đen chứa hầu hết các vitamin nhóm B, E, D, vi khoáng như sắt, kẽm, magie…cùng lượng canxi vượt trội hơn cả sữa bò.
Với nguồn dinh dưỡng nêu trên, sữa đậu nành mè đen có tác dụng thanh nhiệt, bổ gan, dưỡng huyết, đặc biệt tốt với phụ nữ trong làm đẹp da, chăm sóc giúp đen mượt tóc tự nhiên. Ngoài ra, thức uống này cũng có công dụng tương đối tốt với ngũ tạng, giúp bổ máu, sáng mắt, mạnh gân cốt, tốt cho hệ tim mạch, hệ xương khớp,…Thức uống này đặc biệt tốt với người thiếu máu, thận hư, người cao tuổi phụ nữ sau sinh rất cần thiết.
Vậy, đối với bà bầu có nên sử dụng sữa đậu nành mè đen hay không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa đậu nành mè đen không chỉ tốt cho người già mà còn đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai. Theo nhiều nghiên cứu nếu phụ nữ mang thai sử dụng sữa đậu nành mè đen thường xuyên, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ có tác dụng lợi sữa, bổ sung các dưỡng chất, đặc biệt là canxi rất tốt cho mẹ và sự phát triển của bé.
Như vậy, bà bầu mang thai có thể sử dụng sữa đậu nành mè đen. Tuy nhiên, cần sử dụng sản phẩm chất lượng, có thể tự chế biến hoặc chế biến công nghiệp đảm bảo chất lượng.
Hy vọng những thông tin chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế, địa chỉ 12 Kim Mã- Ba Đình- Hà Nội đã giúp bạn có thông tin bổ ích về vấn đề sữa đậu nành mè đen có tác dụng gì? Bà bầu có nên uống, từ đó giúp bạn có những thông tin bổ ích từ đó bổ sung các chất dinh dưỡng để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Bệnh được kiếm nhiều:
uống sữa đậu vừng đen lâu dài có tốt không
thức uống làm đẹp bà bầu
ba bau uong sua dau nanh me den tot khong
co bau uong sua dau nanh me den duoc khong
sua dau nanh me den cho ba bau
About The Author
Uống Sữa Đậu Nành Có Giảm Cân Không Và Cách Nấu Sữa Đậu Nành Giảm Cân
Uống sữa đậu nành có giảm cân không? Uống sữa đậu nành không đường có giảm cân không? Uống sữa đậu nành buổi sáng có giảm cân không? MarryBaby sẽ giải đáp các thắc mắc này của bạn cũng như chỉ bạn cách nấu sữa đậu nành giảm cân tại nhà.
Để giảm nửa kg cân nặng thì bạn phải đốt 3.500 calo, do đó việc cắt giảm calo trong khẩu phần ăn là vô cùng quan trọng. Đậu nành là một thực phẩm ít calo nên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày của bạn.
Uống sữa đậu nành có giảm cân không? Vì sao sữa đậu nành giúp giảm cân?
Đậu nành có hàm lượng protein cao, giúp bạn tăng cơ, giảm mỡ. Protein cũng giúp bạn no nhanh và no lâu, ngăn ngừa thói quen ăn vặt khi buồn miệng.
Đậu nành cũng giúp điều tiết lượng insulin trong cơ thể, tốt cho người bị béo phì.
Các axit béo không bão hòa đơn trong đậu nành giúp ngăn ngừa ruột hấp thụ chất béo.
Sữa đậu nành cũng giàu riboflavin và vitamin B12, cần thiết cho việc sản xuất năng lượng và chuyển hóa chất béo.
Một lợi ích khác của đậu nành là chữa mất ngủ. Hàm lượng magie cao trong đậu nành giúp bạn dễ ngủ, ngủ thẳng giấc, không còn cảnh trằn trọc thèm ăn khuya.
Muốn giảm cân thì chỉ kiêng ăn thôi chưa đủ, bạn còn phải tập luyện thể thao. Trước và sau khi tập thể thao, bạn có thể uống chút sữa đậu nành để tăng tuần hoàn máu đến cơ bắp. Đậu nành rất giàu chất sắt và đồng. Đây là 2 khoáng chất thiết yếu trong việc sản xuất hồng cầu. Nếu các cơ quan nội tạng và tứ chi nhận được lượng máu dồi dào oxy, thì hệ trao đổi chất cũng sẽ hoạt động hết công suất.
Đậu nành rất giàu chất xơ, đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa, kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa tình trạng táo bón, bệnh trĩ và thậm chí là ung thư đại trực tràng. Đậu nành còn giàu oligosaccharide, một loại carb giúp tăng cường các lợi khuẩn trong ruột, giúp hấp thụ tốt nhất chất dinh dưỡng và đẩy hết độc tố ra ngoài. Bạn không chỉ giảm cân mà làn da cũng mịn màng hơn.
Uống sữa đậu nành vào buổi sáng có giúp giảm cân không?
Bạn không nên uống sữa đậu nành khi bụng rỗng lúc sáng sớm, vì protein sẽ bị chuyển hóa thành nhiệt tiêu hao, không hấp thụ được vào cơ thể. Như vậy thì công dụng tăng cơ, giảm mỡ của sữa đậu nành cũng không còn.
Tuy nhiên, bạn có thể uống sữa đậu nành cùng với bữa ăn sáng, lúc này cơ thể sẽ hấp thu được nhiều dưỡng chất từ đậu nành.
Ngoài ra, bạn còn có thể uống sữa đậu nành cách giờ đi ngủ vào buổi tối khoảng 1-2 tiếng. Điều này giúp kiểm soát sự tái tạo mỡ vào ban đêm, giúp bạn giảm cân trong giấc ngủ.
Cách nấu sữa đậu nành giảm cân tại nhà
200g đậu nành hạt nhỏ, vỏ màu vàng, hạt chắc tay. Không dùng đậu nành hạt to vì nấu sữa sẽ kém thơm ngon.
Rửa sạch đậu nành, ngâm trong nước khoảng 6 giờ. Để tăng vị béo của đậu nành, bạn có thể cho vào 10g đậu xanh lột vỏ, ngâm chung với đậu nành. Chỉ cần dùng ít đậu xanh để không át mùi đậu nành.
Đậu ngâm xong đem đi rửa sạch. Không ngâm lâu hơn 6 tiếng vì sẽ làm đậu nành bị chua, giảm đi vị béo.
Bắc nồi lên bếp, cho vào 500ml nước. Cho đậu vào, đun vừa sôi thì tắt bếp. Mục đích nấu để giảm mùi hăng của đậu nành và sữa để được lâu hơn mà không bị hỏng.
Cho tiếp 1.250ml nước nguội vào nồi. Chờ cho nồi nước còn hơi âm ấm thì đem đi xay.
Bạn có thể xay đậu nành nguyên vỏ hoặc bóc vỏ.
Vớt hết đậu nành vào máy xay sinh tố, đổ vào một nửa lượng nước từ trong nồi. Xay nhuyễn. Trút hỗn hợp thu được vào túi vải, bóp mạnh tay để ra hết vị béo.
Xác đậu nành tiếp tục cho vào máy xay, đổ lượng nước còn lại trong nồi vào xay cùng. Sau đó trút ra túi vải rồi vắt thêm một lần nữa.
Sữa đậu nành thu được, bạn bắc lên bếp đun lửa vừa.
Cho một bó lá dứa vào để tạo mùi thơm.
Khi sữa sôi, bạn vặn nhỏ lửa và tiếp tục khuấy thêm 5 phút.
Gắp lá dứa ra khỏi nồi, không để lâu trong nồi sẽ làm cho sữa bị đắng.
Với 200g đậu nành, bạn chỉ nấu với 1.750ml nước. Lượng nước ít như vậy sẽ giúp sữa đậu nành sánh và béo hơn so với mua ngoài tiệm.
Bạn để sữa đậu nành nguội, trên cùng sẽ đóng một lớp màng. Bạn vớt lớp màng này ra, có thể ăn cũng được. Lớp màng có vị béo dai lạ miệng.
Nếu thích ăn ngọt, bạn có thể cho vào 80g đường (tương đương 5 thìa súp). Cho đường lúc sữa còn ấm sẽ giúp sữa có vị ngọt thanh. Không nên cho đường lúc đang nấu, sữa sẽ không ngon bằng.
Nếu thích uống đá thì bạn tăng thêm lượng đường. Rắc 1 nhúm muối vào là xong. Sữa uống vào có vị ngọt dịu nhẹ, rất thanh tao, đồng thời có mùi thơm dịu nhẹ của lá dứa và đậu nành.
Những lưu ý khi uống sữa đậu nành
Không pha đường phèn vào sữa đậu nành, vì axit hữu cơ trong đường phèn sẽ làm protein kết tủa, làm mất hết dưỡng chất.
Không đồng thời ăn trứng và uống sữa đậu nành, vì protein trong trứng và trypsin trong sữa có thể tạo ra các hợp chất khó tiêu hóa.
Thuốc kháng sinh và đậu nành có tính chất đối kháng. Do đó nên uống sữa và thuốc cách nhau hơn 1 giờ.
Sữa đậu nành có tính hàn, không tốt cho người bị viêm loét dạ dày, sỏi thận hoặc bệnh gout.
Dù sữa đậu nành rất tốt nhưng bạn cũng chỉ nên uống tối đa 500ml/ngày và chia làm 2 lần uống.
Sữa đậu nành giàu dưỡng chất không thua gì sữa bò ít béo. Đậu nành giàu protein, vừa phải chất béo và carb, giúp bạn giảm cân mà không lo đói. Bạn có thể uống sữa đậu nành không đường hàng ngày để đạt mục tiêu cắt giảm calo của mình.
Xuân Thảo
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bà Bầu Có Nên Uống Sữa Đậu Nành – Cẩm Nang Uống Sữa Đậu Nành Đúng Cách! trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!