Cập nhật nội dung chi tiết về Những Thực Phẩm Trị Táo Bón Cho Bà Bầu mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
NHỮNG THỰC PHẨM TRỊ TÁO BÓN CHO BÀ BẦU
Táo bón là một vấn đề ở đường tiêu hóa xảy ra khá phổ biến trong thời kỳ mang thai, nhất là những tháng cuối.
Theo các nghiên cứu khoa học, khoảng 11-35% số phụ nữ mang thai bị táo bón trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên chỉ có khoảng 1,5% số trường hợp phải dùng thuốc nhuận tràng.
Khoai lang
Trong khoai lang chứa rất ít chất béo, lại không có cholesterol. Vì thành phần có nhiều chất xơ nên cả củ và rau khoai lang đều có thể chế biến thành nhiều món ăn có tác dụng giúp nhuận tràng cho các bà bầu, phòng ngừa bệnh táo bón.
Khoai lang trị táo bón rất hiệu quả
Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải (khoảng 100 g/ngày) rất có lợi thế cho hệ tiêu hóa vì thành phần chứa vitamin C và các acid amin khác giúp kích thích nhu cầu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn.
Tuy nhiên các bà bầu cũng cần lưu ý, tránh việc ăn quá nhiều khoai lang do chứa khá nhiều tinh bột gây ra thừa cân, béo phì hoặc đầy bụng khó tiêu.
Chuối
Chuối là một trong nhưng loại “trái cây vàng” và nhiều chuyên gia đã khuyến khích bà bầu ăn chuối bởi giá trị dinh dưỡng mang lại trong thai kỳ.
Khi mang thai, phụ nữ cần bổ sung nhiều loại trái cây trong khẩu phần ăn của mình và nếu bạn đang tự hỏi việc bà bầu ăn chuối có tốt không thì câu trả lời sẽ là có. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chuối rất giàu dinh dưỡng và khoáng chất tốt cho cơ thể. Do vậy, các bà mẹ mang thai có thể ăn chuối trong thai kỳ bởi việc tiêu thụ loại quả này mà không cần lo ngại về vấn đề sức khỏe nếu như thưởng thức với khẩu phần vừa phải, hợp lý.
Đu đủ chín
Trái ngược hoàn toàn với việc bà bầu ăn đu đủ xanh hay hườm có thể gây sẩy thai hoặc sinh non thì đu đủ chín lại được xem là “thần dược” đối với phụ nữ mang thai. Đu đủ chín có giá trị dinh dưỡng rất cao, trong đó: Nước chiếm 70%, đường 13%, chất béo 0,9 %, carotein, vitamin A, C, canxi…Ngoài ra, bà bầu ăn đu đủ chín còn giúp giảm bớt sự khó chịu do những cơn ốm nghén gây ra.
Ngoài ra đu đủ chín là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, chứa papain – một enzyme tiêu hóa chất đạm, cũng như một số các thành phần có khả năng chống táo bón. Đồng thời, đu đủ chín khá dễ ăn bởi vậy, có khả năng hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
Đu đủ chin rất tốt cho phụ nữ mang thai
Bí đỏ
Với vị ngọt tự nhiên và an toàn, bí đỏ (hay bí ngô) là một trong những thực phẩm hữu ích đối với phụ nữ mang thai. Nó là nguồn dồi dào các vitamin A, E, C và B6. Hơn nữa, bí đỏ rất giàu hàm lượng sắt và kẽm, giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, phòng ngừa bệnh thiếu máu hay gặp ở mẹ bầu.
Ngoài ra, bí đỏ còn dồi dào chất xơ, giúp mẹ bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ – hai chứng bệnh mà nhiều thai phụ phải đối mặt.
Họ đậu
Các loại đậu luôn đứng đầu trong danh sách các thực phẩm giàu chất xơ. Một nửa chén đậu nhỏ được nấu chín cung cấp 9,5g chất xơ mỗi ngày. Các loại đậu rất giàu chất xơ hòa tan tự nhiên (một loại chất xơ giúp ngăn chặn tăng nhanh lượng đường trong máu sau bữa cơm, rất tốt cho người mẹ bị đái tháo đường) giúp phòng ngữa và chữa trị táo bón hiệu quả cho phụ nữ mang thai
Súp lơ xanh
Súp lơ xanh có rất giàu chất chống oxy hóa, tốt cho hệ tiêu hóa của phụ nữ mang thai
Ngoài vitamin C, folate, sắt, canxi, beta-caroten, súp lơ xanh còn dồi dào chất xơ.
Súp lơ nấu canh có thể chế biến nhiều món ăn ngon lành: luộc, chiên hoặc xào với các loại thịt rất ngon miệng, lại bổ dưỡng.
Ngoài ra, súp lơ xanh còn rất giàu chất chống oxy hóa, tốt cho hệ tiêu hóa của phụ nữ mang thai.
Bà Bầu Bị Táo Bón Có Sao Không? Cách Trị Táo Bón Khi Mang Thai An Toàn
Táo bón khi mang thai là một triệu chứng chứ không phải là một căn bệnh mà nhiều bà bầu vẫn hay lầm tưởng. Táo bón chính là hậu quả của việc không có chế độ ăn uống đúng đắn, ít vận động hoặc do một số bệnh lý khác gây nên. Vậy với bà bầu thì làm thế nào để trị táo bón một cách tốt nhất?
Nguyên nhân bà bầu bị táo bón khi mang thai
Do bổ sung thêm sắt cho cơ thể
Việc mẹ bầu bổ sung sắt có thể khiến cho mẹ bầu gặp phải tình trạng táo bón, hoặc khiến tình trạng đã táo bón rồi lại trở nên nặng hơn.
Trong khoảng thời gian đầu, các mẹ thường có quan niệm phải thật cẩn thận khi đi lại, nên đã ít vận động hơn, phần lớn thời gian là để dành nghỉ ngơi trên giường. Và đây chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra táo bón khi mang thai.
Thiếu chất xơ trong chế độ dinh dưỡng
Đa phần, trong khoảng thời gian 3 tháng đầu, các mẹ bầu sẽ bị ốm nghén nhiều, dẫn đến việc ăn uống cũng gặp nhiều khó khăn, không ăn theo chế độ thường ăn, cho nên chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể lúc này cũng không được đầy đủ, nhất là chất xơ. Mà việc thiếu chât xơ thì rất dễ gây ra tình trạng táo bón, khó đi vệ sinh.
Do ảnh hưởng tâm lý lúc mới mang thai
Khi mới mang thai, nhiều bà mẹ sẽ thường xuất hiện các tâm lý lo lắng và giữ gìn sao cho không bị sảy thai hoặc suy nghĩ rất nhiều về việc sẽ trở thành một bà mẹ ra sao, nuôi con như thế nào… Chính sự lo lắng kéo dài này sẽ là nguyên nhân gây ra táo bón khi mang thai.
Có nên rặn khi bị táo bón?
Đối với bà bầu thì câu trả lời chắc chắn sẽ là không rồi, bởi:
Nếu rặn mạnh thì sẽ gây ra sự kích thích các cơ co của tử cung, rất dễ dẫn đến bị sảy thai trong những tháng đầu của thai kỳ, hoặc nếu bạn đang trong những tháng cuối thai kỳ thì rất dễ bị sinh non.
Đồng thời, việc cố rặng để đẩy phân ra ngoài cơ thể có thể sẽ dẫn đến tình trạng bà bầu bị nứt kẽ hậu môn, gây viêm và đi kèm theo triệu chứng là đi đại tiện ra máu…
Cách điều trị táo bón khi mang thai
Táo bón khi mang thai thật sự gây ra rất nhiều đau đớn, khó chịu cho mẹ bầu, dễ khiến các mẹ gặp căng thẳng, áp lực tâm lý lớn khi mang thai. Cho nên, khi gặp hiện tượng này, bạn cần phải biết phương pháp để điều trị bệnh tốt nhất:
Để cải thiện tình hình, cách tốt nhất là mẹ bầu nên thiết lập một chế độ ăn thật cân bằng, bổ sung thêm nhiều chất xơ như các loại ngũ cốc, các loại rau xanh, trái cây tươi, cám, đậu…
Uống nhiều nước (ít nhất là 2l nước mỗi ngày) và đặc biệt tránh xa những loại đồ uống có chứa chất kích thích.
Có chế độ, các bài tập thể dụng nhẹ nhàng, thường xuyên luyện tập
Rèn luyện và tập cho mình thói quen đi vệ sinh đúng giờ, thời điểm tốt nhất là buổi sáng và sau các bữa ăn trong ngày bởi lúc này trực tràng có nhu động mạnh nhất
Nếu bạn cần đến sự hỗ trợ của thuốc hay các loại thực phẩm chức năng thì hãy tuân thủ theo các chỉ dẫn của bác sĩ rồi mới được dùng
PHƯƠNG PHÁP DÂN GIAN TRỊ TÁO BÓN KHI MANG THAI HIỆU QUẢ TỪ CỦ GAI TƯƠI
Đối với bà bầu bị táo bón, mỗi ngày dùng 100-150g củ gai tươi rửa sạch đun lấy nước uống ngày 2-3 lần. Đây là phương pháp dân gian được nhiều bà bầu sử dụng bởi tính hiệu quả và an toàn, ngoài ra củ gai còn giúp an thai dưỡng thai tốt sử dụng trong nhiều trường hợp như:
Cách phòng chống táo bón khi mang thai
Tốt hơn hết vẫn là việc phòng bệnh táo bón khi mang thai để có thể chuẩn bị một sức khỏe tốt nhất trong suốt quá trình thai kỳ. Vậy phòng chống bằng cách nào đây?
Trong khi mang thai, nên uống nhiều nước những không được uống các loại đồ uống lợi tiểu như cà phê, trà, hay các loại nước có ga, chất kích thích vì nó sẽ khử nước trong cơ thể, khiến táo bón nặng càng thêm nặng
Lập chế độ ăn uống với đầy đủ dưỡng chất, nhất là chất xơ, và đặc biệt chú ý nên nhai chậm, nhai kỹ, có thể chia bữa ăn ra làm 5 – 6 bữa/ngày
Hạn chế nhịn đại tiện, rèn thói quen đi vệ sinh đúng giờ
Tích cực tìm tòi và tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga…
Top Thực Phẩm Giàu Chất Xơ Giúp Mẹ Bầu Hết Ngay Táo Bón
Táo, chuối, cam… là những thực phẩm hàng đầu giúp bổ sung chất xơ, phòng ngừa táo bón cho mẹ bầu. Táo bón, trĩ là triệu chứng phổ biến trong thai kỳ khiến mẹ bầu vô cùng khó chịu. Tuy nhiên nếu mẹ thường xuyên bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giảm thiểu tối đa triệu chứng này.
Quả chuối Chuối là loại quả cung cấp kali và axit folic tuyệt vời. Bên cạnh đó, chuối còn giàu vitamin B6, đảm bảo cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Một quả chuối cỡ vừa có 3g chất xơ. Chuối còn chứa pectin – một loại chất xơ được chứng minh giúp thức ăn co bóp tốt trong đường tiêu hóa (lê và táo cũng có chất xơ này).Quả lê Một quả lê nhỏ có 4,3g chất xơ, sánh ngang lượng chất xơ có trong mận khô. Lê còn bổ sung folate, kali, vitamin C cho chế độ ăn uống của người mẹ. Mang theo một quả lê nhỏ tới công sở như một bữa ăn phụ dễ dàng. Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu thường bị phù nề mặt và tay chân, xuất hiện triệu chứng huyết áp cao, ăn lê thường xuyên sẽ khắc phục tình trạng này.Quả táo Táo và vỏ quả táo có nhiều chất xơ hơn các loại hoa quả khác như đào, nho, bưởi. Lượng chất xơ hòa tan trong táo còn giúp điều chỉnh lượng cholesterol cho những người có lượng cholesterol cao. Lưu ý cho mẹ bầu một điều là khi ăn táo hãy ăn cả vỏ để không bỏ phí lượng chất xơ.Atiso Một bông atiso có chứa 10 gam chất xơ nhưng lại chỉ có 120 gam calo nên giúp mẹ bầu không bị tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai.
Một bông atiso có chứa 10 gam chất xơ.
Các loại đỗ Các loại đỗ luôn đứng đầu trong danh sách các thực phẩm giàu chất xơ. Một nửa bát đỗ nhỏ nấu chín cung cấp 9,5g chất xơ mỗi ngày. Đỗ giàu chất xơ hòa tan tự nhiên (một loại chất xơ giúp ngăn chặn tăng nhanh lượng đường trong máu sau bữa cơm, rất tốt cho người mẹ bị đái tháo đường).Súp lơ xanh Ngoài vitamin C, folate, sắt, canxi, beta-caroten, súp lơ xanh còn dồi dào chất xơ. Một phần súp lơ nấu canh, luộc hoặc xào với thịt gà rất ngon miệng, lại bổ dưỡng. Ngoài ra, súp lơ xanh còn rất giàu chất chống oxy hóa, tốt cho hệ tiêu hóa của phụ nữ mang thai.Bí ngô Ngoài chất xơ, bí ngô còn chứa nhiều dinh dưỡng quan trọng khác như beta-caroten, vitamin E, vitamin B6, folate, sắt, magiê. Bí ngô đem hầm nhừ hoặc nấu canh đều rất tốt. Không những thế bí ngô còn được chứng minh chứa chất chống stress, giúp bà bầu có tinh thần phấn chấn.
Theo Phong Thư (Theo Women’s Health) (Khám phá)
Những Thực Phẩm Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu
Sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu
Ba tháng đầu mang thai được tính từ tuần đầu tiên cho đến tuần thứ 13 của thai kỳ. Tuần đầu tiên trong ba tháng đầu thai kỳ, thường bắt đầu khi bạn ở giữa chu kỳ kinh nguyệt , đó là thời gian bắt đầu diễn ra quá trình rụng trứng. Đối với đa số phụ nữ thì hiện tượng này diễn ra ở khoảng ngày thứ 14 kể từ sau ngày cuối của kỳ kinh trước. Tuy nhiên, cũng còn phụ thuộc vào chu kỳ dài ngắn khác nhau của mỗi người.
Một số chuyên gia về vấn đề mang thai đã chỉ ra sự khác biệt giữa tuổi thai và độ tuổi của thai nhi. Tuổi thai là số tuổi của thời gian mang thai phải có và số tuần kể từ kỳ kinh cuối cùng. Trong khi độ tuổi của thai nhi thiên về số tuổi thực tế của một bào thai cụ thể. Trong loạt bài này về ba tháng đầu tiên của thai kỳ, chúng ta sẽ nói về tuổi thai bởi lẽ các thông tin này rất hữu ích khi mang thai.
Trong 3 tháng đầu, thai phụ chỉ cần tăng 0,9 kg tới 2,3 kg. Riêng các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân. Đây là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy dù mẹ kém ăn nhưng cũng phải chú ý tới việc ăn uống, cần tẩm bổ những thực phẩm giàu dinh dưỡng, khoáng chất cho cơ thể.
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu
Protein rất cần thiết cho thai nhi Protein là chất cần cung cấp cho sự phát triển của thai nhi và sự “sản xuất” sữa của bà mẹ chuẩn bị cho việc đón chào trẻ ra đời.Protein có nhiều trong cá, thịt gà, sữa, đậu, hạt hướng dương, hạt bí, hạnh nhân…Nhưng cần hạn chế tối đa các loại thực phẩm có chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát, cá ngừ đóng hộp…
Sắt và canxi giúp cho xương trẻ phát triển Ở 3 tháng đầu thai kỳ, mỗi ngày mẹ bầu cần khoảng 1.500mg canxi. Để có được canxi, mẹ nên uống nhiều sữa, ăn tép nhỏ, cá nhỏ lẫn xương. Trong suốt quá trình mang thai, người mẹ sẽ phải thiếu hụt một số lượng lớn sắt và canxi để giúp cho sự phát triển khung xương của trẻ và nuôi dưỡng trẻ. Ngay cả trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cũng vẫn cần thiết cung cấp canxi và sắt cho các mẹ bầu và thai nhi. Ngoài việc bổ sung canxi và sắt thông qua các thực phẩm tự nhiên, mẹ bầu có thể uống thêm các viên sắt folic hoặc canxium bổ sung sắt và canxi theo chỉ định của bác sĩ.
Chất béo tốt cho não bộ của trẻ Chất béo giúp cho sự phát triển của não và hệ thần kinh khỏe mạnh của trẻ ngay từ trong bụng mẹ. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu đừng sợ lên cân mất dáng sau này mà hạn chế lượng chất béo nạp vào cơ thể. Thai phụ cần 70-80g chất béo/ngày. Chất béo có nhiều trong dầu ô liu, bơ, các loại hạt, đậu phộng tự nhiên …Hạn chế thực phẩm có chứa chất béo bão hòa đã qua chế biến như khoai tây chiên, thịt rán…
Cung cấp đầy đủ Acid Folic cho cơ thể Trong tình trạng bình thường, cơ thể chúng ta cần khoảng 400mg acid folic mỗi ngày. Đến giai đoạn thai kỳ, việc cung cấp đủ lượng acid folic cần thiết sẽ giúp làm giảm các khuyết tật ống thần kinh của thai nhi từ 50% – 70%. Vì vậy một lưu ý quan trọng về dinh dưỡng khi mang thai là bạn nên tăng lượng acid folic cho cơ thể trong khoảng thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ khoảng 600mg mỗi ngày bằng cách uống viên thực phẩm chức năng hoặc ít nhất cần tăng cường các loại thức ăn giàu acid folic như các loại đậu hạt, các loại rau có lá xanh thẫm, gan và trái cây họ cam, chanh.
Vitamin, khoáng chất, chất xơ tăng sức đề kháng Hãy tăng cường cung cấp các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, yếu tố vi lượng và chất xơ như rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc, khoai mì…để bà bầu hấp thu canxi, sắt một cách tốt hơn, dễ dàng hơn, đồng thời cần uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày, tránh việc bị táo bón và tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Bà bầu 3 tháng đầu nên kiêng gì?
– Không nên ăn thịt gia súc, gia cầm sống hoặc tái, thức ăn để lạnh, các loại thực phẩm có chứa thành phần trứng sống, phô mai mềm chưa tiệt trùng, pate đông lạnh vì chúng có chứa vi khuẩn gây hại đến sự phát triển của thai nhi. – Tránh tối đa các loại cá mập, cá kiếm, cá thu và cá kình vì chúng có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao, ảnh hưởng đến sự phát triển não của thai nhi. – Không nên ăn thực phẩm chứa nhiều muối – Không nên ăn nhiều rau răm, ngải cứu trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. – Không nên uống rượu, bia hoặc các loại nước uống có caffein – Kiêng leo trèo, làm việc nặng vì thai nhi trong giai đoạn này còn khá “mỏng manh” – Kiêng gập người lên xuống thường xuyên để tránh tình trạng chóng mặt, choáng váng do máu tụ lên não. – Kiêng bắt chéo chân và gập gối vì sẽ làm hạn chế lưu thông máu xuống chân. Đồng thời có thể gây suy , triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Thực Phẩm Trị Táo Bón Cho Bà Bầu trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!